Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

SINH VIÊN VÀ 'KẾ SINH NHAI'

                
              BVB - Hai chữ ‘sinh viên’ tưởng như có nét thư sinh, đài các, sang trọng, nhàn nhã, 'ăn trắng mặc trơn'... không phải vậỵ! Một đứa trẻ từ bi bô mẫu giáo, lên lớp 1, rồi đằng đẵng suốt 12 năm mới hết PTTH. Lúc đó, mỗi học sinh phải đấu với ít nhất 30 bạn đồng môn mới vào được đại học.
Sự trần thân cơ khổ học hành không riêng (cậu, cô ta) phải gánh, mà cũng là gánh nặng của gia đình. Trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nhất là nông dân, lo cho con học hết PTTH, phúc đức con được vào đại học, quả là đổ mồ hôi, sôi nước mắt.
Thế nhưng, nhà nghèo, đi học đại học phải tiền thuê phòng trọ, điện nước, xe đi lại, tiền mua sách vở, tài liệu tiền học thêm và tất nhiên cả ăn uống, không đơn giản chút nào.
                >>  Sinh viên thất nghiệp – những con số…
Biết bao sinh viên nông thôn lên thành thị, nhà nghèo, chu cấp của cha mẹ không được bao nhiêu, sinh viên phải vừa học vừa đi làm thuê, làm mướn để lấy tiền trụ lại  học cho hết đại học.
Có bằng đại học rồi, xin việc không dễ. Bây giờ một thực tế phải ghi nhận rằng: Không có chuyện xin việc, mà phải lo đi mua việc. Tức là muốn có việc làm phải đút tiền cửa này ngách kia, ông nà bà nọ…
Vì thế, làm mướn, làm thuê là vì cái tấm bằng tốt nghiệp đại học, lại vì lo có công ăn việc làm, khỏi ‘ăn bám’ cha mẹ. Đó là nỗi khổ sinh viên.
Làm thêm thì đủ nghề: Chạy bàn ăn, bưng cà phê, gác cổng, làm vệ sĩ nửa mùa, ‘bỏ’ hàng bán sỉ, bán  lẻ,  tiếp thị hàng  hóa, chạy quảng cáo … và cả chạy xe ôm.
Về hiện trạng này, tác giả Thanh Thu trên ‘Trí thức trẻ’ có bài: “Xe ôm sinh viên: Đồng tiền đi liền nước mắt”: Vừa phải đảm bảo việc học trên lớp, vừa mướt mải cho những “cuốc xe”, đôi lần mệt mỏi thấy mọi chuyện dường như quá sức, chàng sinh viên Nguyễn Văn Phóng làm nghề xe ôm sinh viên đã không cầm nổi nước mắt khi nhấc điện thoại nghe giọng mẹ… Với những xe ôm lão làng, việc nhìn mặt khách để “hét giá” hoặc lựa những cung đường nguy hiểm để từ chối vốn không phải việc khó khăn. Nhưng với một xe ôm sinh viên kinh nghiệm còn non nớt, đường xá chưa biết nhiều thì những câu chuyện bi hài sau mỗi “cuốc xe” là điều rất thường gặp…
                                  >>   Đọc tiếp/Nguồn 
----------------

4 nhận xét:

  1. Học có được một cái nghề mới là quan trọng. VN ta cứ mê nhãn mác SV là tư duy sáo mòn đấy. Tấm gương to tướng: Bill Gate không thèm học hết ĐH nhưng quá thành công có vẻ chẳng thuyết phục nhiều người. Họ vẫn đi theo lối mòn, nhưng nay đã quá gập ghềnh, mịt mù.

    Trả lờiXóa
  2. LỤC BÁT SINH VIÊN
    (Tiêu để do người sưu tầm đặt)

    Đầu đường Xây dựng bơm xe.
    Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen.
    Ngoại thương mời khách ăn kem.
    Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma.

    Ngân hàng ngồi dập đô la.
    In giấy vàng mã, sống qua từng ngày.
    Sư phạm trước tính làm thày.
    Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.

    Điện lực chẳng dám bô bô,
    Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
    Lập trình chả hiểu thế nào,
    Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui.

    Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi,
    "Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
    Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
    Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn...

    Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
    Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài.
    Báo chí buôn bán ve chai.
    Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.

    Bách khoa cũng gặp đôi lần
    Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng.
    Mỹ thuật thì đang chổng mông
    Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời.

    Mỏ địa chất mới hỡi ôi
    Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than.
    Thuỷ sản công việc an nhàn
    Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!

    Hàng hải ngồi gác chân cao
    Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi.
    Bác sĩ, y tá có thời
    Học xong về huyện được mời chích heo...
    Sưu tầm

    Trả lờiXóa
  3. Học ngành dầu khí thật oai
    Chỉ mong còn biển để mà được khoan.

    Trả lờiXóa
  4. Trong những năm qua có nhiều bài viết về sinh viên và sinh viên ra trường không đúng hướng.
    Cần có những bài viết hướng nghiệp cho sinh viên.Con người phải lao động từ khi biết đi,qua lao động tưởng như bình thường sẽ có bài học bổ ích cho thu nhập tương lai.
    Ra trường,các bạn đi tìm nơi có ngề làm như mình học,tình nguyện làm không lương 2 năm...lúc đó mới thật là kĩ sư,cử nhân.Hãy cắn răng làm như vậy,tôi tin rằng làm tốt chủ doanh nghiệp sẽ trả tiền công cho bạn.
    Tôi sinh ra trong giòng họ LÊ CÔNG,rất giàu có,nhưng cũng rất lang bạc kì hồ...Trung cấp diện tử,cơ khí nhưng chưa có bằng cấp 3,phải trở lại học và thi đậu vào đại học,các thầy biết và rất thương.Ra trường,phải làm bài thi cho họ chọn,bài thi đạt đến mức mà chuyên viên cao nhất của họ không bằng,họ ngạc nhiên,vì họ không biết và cũng không cần biết trước kia tôi làm gì.Để nhất là họ xếp lương tôi thấp,cắn răng chịu...
    Nay con tôi cũng sinh viên làm mọi thứ,từ nấu ăn lau dọn tiệm phở tại quân 1,đến PR tận AN LỘC vào hè...dù cho tôi hơi giàu.
    Hãy lao động khi học,ngề nào cũng quí,ngề cạo giấy và đục khoét tiền nhà nước mói là cái ngề kinh tởm,hậu họa khôn lường cho đời sau.
    Học cho kĩ thì ở tù cũng sướng cái thân đấy.Anh đã như vậy đấy.mong các em hãy đứng lên và xông ra tiền tuyến lao động ngày nay.

    Trả lờiXóa