Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Ngôi nhà chung của 582 linh hồn bất tử

THƯ CỦA TRUNG TƯỚNG LÊ NAM PHONG
                  Kính thưa: Toàn thể các đồng chí, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, doanh nhân, mạnh thường quân, các tổ chức – cá nhân, các gia đình thương binh liệt sĩ, các CCB Sư đoàn 7, CBB Quân giải phóng miền Nam cùng toàn thể các đồng chí, đồng bào trên khắp mọi miền Tổ Quốc!
Lời nói đầu cho phép tôi thay mặt các vị tướng lĩnh và cá nhân cùng toàn thể CCB Sư đoàn 7 miền Đông Nam Bộ, xin gửi đến các đồng chí lời thăm hỏi sức khỏe, lời chúc an khang – thịnh vượng và gia đình hạnh phúc.
Thưa các đồng chí và đồng bào!
                Đã 37 năm trôi qua, cuộc kháng chiến tàn khốc mà đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai gây ra đã lui vào quá khứ. Non sông, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. Trong mỗi chúng ta – những người lính của Sư đoàn 7, CCB Quân giải phóng miền Nam đều có quyền tự hào về những chiến công oanh liệt, sự hy sinh anh dũng của các thế hệ CBCS đã góp phần vào sự nghiệp độc lập tự do của Tổ Quốc. Trong đó biết bao máu và xương thịt của đồng chí, đồng bào đã góp phần xây nên truyền thống của Sư đoàn 7 hai lần anh hùng LLVT nhân dân.
                Dấu ấn của một thời đạn bom với biết bao hy sinh, gian khổ vẫn còn đọng lại trong tâm khảm của chúng ta. Riêng đối với tôi hôm nay và mãi về sau không bao giờ được yên tâm khi mà biết bao đồng đội của chúng ta đang còn nằm lại trong rừng, trong suối, trong khe vẫn chưa tìm thấy mộ - hài cốt ở đâu? Chưa có nơi thờ phụng? chưa được chăm sóc trong các nghĩa trang liệt sĩ ở quê hương, vẫn còn nằm lại đâu đó trong lòng đất lạnh lẽo? Năm 2006 – 2011 Ban liên lạc CCB Sư đoàn 7 chúng ta đã hoàn thành việc xây dựng Tượng đài chiến thắng Tàu Ô – di tích lịch sử cấp Quốc gia tri ân hàng ngàn liệt sĩ đã hy sinh trong chốt chặn 150 ngày đêm năm 1972 trên Quốc lộ 13 thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
                Đối với một vị tướng già như tôi luôn mong muốn được cùng đồng bào, đồng chí, đồng đội thân yêu góp sức tri ân các liệt sĩ với đạo nghĩa "Uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Tôi mong muốn và kêu gọi mọi người cùng hỗ trợ một phần kinh phí dù "của ít lòng nhiều” hay gửi về tài khoản của BLL truyền thống CCB Tiểu đoàn 28 đặc công, Sư đoàn 7 để xây dựng Tượng đài – Bia tưởng niệm – Phòng truyền thống tri ân 582 liệt sĩ Tiểu đoàn 28 đặc công anh hùng (1967 – 1975) tại khu di tích lịch sử Chiến khu Đ – di tích cấp Quốc gia, thuộc xã Đất Cuốc, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, để có nơi hội tụ linh hồn đồng đội là nơi các đồng chí, đồng bào cả nước đến thường xuyên thắp nhang thơm tưởng nhớ đến những người đã hy sinh quên mình vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
                Với Tôi không bao giờ quên các đồng đội, anh em đã hy sinh trong chiến tranh vẫn không hề nguôi ngoai. Đồng đội ơi! Hãy để một vị tướng già như tôi được khóc về các anh hùng liệt sĩ! Có lẽ tôi và các CCB trên khắp mọi miền của Tổ Quốc đều chung một ý nghĩ rằng: Chỉ có những người lính đã vào sinh ra tử, đi qua cuộc chiến tranh tàn khốc, gian khổ mới nặng tình đồng đội đến cao độ để bật lên tiếng gọi chân thành mà không bao giờ nguôi ngoai trong ruột gan "Đồng đội ơi! Các anh em còn đang nằm nơi đâu! Bây giờ tìm anh em ở đâu!
                Tôi kêu gọi các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, mạnh thường quân. Doanh nhân, cá nhân, các nhà hảo tâm, các CCB Sư đoàn 7, CBB Quân giải phòng miền Nam và các đồng chí, đồng bào trên mọi miền của Tổ Quốc hãy góp công sức và hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng thành công Tượng đài – Bia tưởng niệm – Phòng truyền thống tri ân 582 liệt sĩ Tiểu đoàn 28 đặc công anh hùng của Sư đoàn 7 hai lần anh hùng.
Đây là lời tâm huyết và cũng là nỗi lòng day dứt của tôi một vị tướng già và mong các đồng chí, đồng bào anh em hãy hỗ trợ.
Hồ sơ có đính kèm thư ngỏ của BLL CCB Tiểu đoàn 28 đặc công
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thân ái
Trung tướng Lê Nam Phong   -  / Nguồn
 -----------------------------

Ngôi nhà chung của 582 linh hồn bất tử

Khi bài báo này đến tay bạn đọc thì công trình khu tưởng niệm 582 liệt sĩ Tiểu đoàn 28 Đặc công anh hùng cũng được khởi công. Công trình là nén tâm nhang, là tâm nguyện cháy bỏng suốt hơn 30 năm qua của những cựu chiến binh (CCB) Tiểu đoàn 28 Đặc công, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 đối với những đồng đội đã hy sinh mà đến nay, chưa ai biết hài cốt của họ đang nằm ở đâu…
Ngôi nhà chung cho linh hồn đồng đội
Đó là ý niệm, là khát vọng cháy bỏng của những cán bộ, chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn 28 trên khắp mọi miền đất nước. Ý niệm ấy có từ khi đất nước sạch bóng quân thù, 582 đồng đội mãi mãi không trở về, nhưng rồi cuộc sống mưu sinh giữa dòng đời bươn chải sau chiến tranh khiến món nợ tâm linh với đồng đội đã bao năm vẫn chưa được thực hiện. Những năm gần đây, nhiều người trong số đó gặp may mắn, ăn nên làm ra, trở thành những doanh nhân tiêu biểu. Từ khắp các vùng quê trên cả nước, họ kết nối nhau lại, mỗi người một việc, tùy theo khả năng, cùng góp công, góp sức, vận động góp tiền của để thực hiện nghĩa cử tri ân đồng đội.
Theo thiết kế, khu tưởng niệm bao gồm cụm tượng đài, phù điêu, bia ghi danh tưởng niệm, phòng truyền thống tri ân 582 liệt sĩ… Bên cạnh cụm công trình là mái nhà chung cho 582 linh hồn bất tử mãi mãi tuổi hai mươi, những CCB hôm nay sẽ chung tay xây dựng quỹ để hỗ trợ cho những đồng đội chẳng may bị thương, hoặc có hoàn cảnh khó khăn; bố trí công ăn việc làm cho con em đồng đội...
                                               >>  Đọc tiếp / Nguồn 
--------------

7 nhận xét:

  1. Càng biết ơn các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh bao nhiêu, chúng ta càng căm thù bọn khoác áo Đảng cường hào,tham nhũng, gian ác trong chế độ XHCN bấy nhiêu

    Trả lờiXóa
  2. Càng biết ơn các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh bao nhiêu, chúng ta càng căm thù bọn khoác áo Đảng cường hào,tham nhũng, gian ác trong chế độ XHCN bấy nhiêu

    Trả lờiXóa
  3. Càng biết ơn các liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh bao nhiêu, chúng ta càng căm thù bọn khoác áo Đảng cường hào,tham nhũng, gian ác trong chế độ XHCN bấy nhiêu

    Trả lờiXóa
  4. ấCàng biêt ơn các anh hùng tử sĩ, chúng tôi càng đau đớn báy nhiêu.Bản thân tôilà thương binh từ hôi chông pháp, tôi có hai em hy sinh cho tổ quốc, một trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, mọt tromg cuộc chiến tranh chống bọn xâm lược Trung quốc. Trung quốc xâm lược thì rất rõ ràng, còm Mỹ giúp đỡ miền Nam cũng như Trung quốc và Liên Xô giúp đỡ miền Bắc>Vậy ai là kẻ xâm lược, ai là kể hiếu chiên điều này càng ngày càng rõ như ban ngày. Nhưng những gia đình thương binh liệt sỹ cang ngày càng tủi thân.Tai sao lại gọi là liệt, chúng tôi mạnh khỏe đi bộ đội anh dũng chiến đấu ngoài mật trận chứ có liệt đâu.Còn thương binh mỗi tháng được vài đồng phu cấp không đủ sông nhưng suôt ngày năm này qua năm khác ca ngợi công ơn của Đảng, Tiền đó là của nhân dân đống góp Đảng làm gì có tiền, Đảng chỉ giỏi tuyên truyền cho chủ nghĩa dùng võ lưc cướp chính quyền và dùng võ lực giải phóng miên nam thôi, hay dọc Bên Thăng cuộc đi, tác giả của nó đã khuyên Đảng như thế, đừng đọc Mác Lê Nin nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Tượng đài ghi công liệt sỹ cũng cần, nhưng cái cần hơn là đánh đổ bọn phản động đội lốt cộng sản hiện nay để những xương máu đồng đội ta đã hy sinh đừng trở lên vô nghĩa

    Trả lờiXóa

  6. Vô cùng xúc động trước tiếng gọi và những giọt nước mắt khóc đồng đội của Trung tướng Lê Nam Phong. Chúng tôi trào mắt lệ:
    Ở đâu trên trái đất này
    Người khóc người mắt ướt cay
    Khóc người sống và khóc người đã chết
    Thương yêu nào đau đớn thế hỡi non cao.

    Trả lờiXóa
  7. Những chiến sĩ đặc công hy sinh phơi thân chỉ có chiếc quần lót trên hàng rào , trên bãi trống. Những chiến sĩ đặc công nước hy sinh chìm trong biển và sông nước......Nhiều lắm , các binh chủng , các đơn vị......Mang xác thịt đọ với B52 .........Để hôm nay? Chúng ta có quá nhiều nghĩa trang , nhà tưởng niệm . Giải quyết vấn đề gì? Hãy để các Anh yên nghỉ trong lòng đất Mẹ.Họ đang xây chùa , xây biệt thự , cho hôm nay và cho mai sau của Họ . Nếu tâm linh là có thật thì sự hy sinh của các Anh , Chị đâu phải là những dãy số không.

    Trả lờiXóa