* MINH DIỆN
BVB - Từ Láng The chúng tôi đi về Phú Mỹ Hưng, địa đạo Củ Chi.
Đêm khuya, sương dày, rất lạnh. Thỉnh thoảng một loạt đạn pháo từ căn cứĐồng Dù bắn tới tấp, nổ vu vơ giữa đồng hoang. Trên trời chấp chới ánh hỏa châu. Chiến tranh có những giờ phút vừa bi ai vừa lãng mạn tột cùng!
Chúng tôi đi cách nhau mỗi người gần chục mét, lặng lẽ như những chiếc bóng. Út Nhài đi trước, nhỏbé, liêu xiêu, chìm lẫn vào trong màn sương. Cô gái giao liên mới mười bảy tuổi, đang học lớp mười, bỏ học ra căn cứhơn một năm. Hôm qua chèo ghe chởtôi và Mịch trên kinh Tham Lương, Út Nhài tâm sự: “Em đi theo cách mạng vì hai câu thơ: Từ ấy trong tim bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói trong tim, của nhà thơTố Hữu”. Dạo đó đọc những câu thơ ấy, tôi thấy có một sự phấn khích, tuy mơ hồ, nhưng bây giờ ngồi suy ngẫm, tôi cũng không hiểu cái "mặt trời chân lý" ấy ở đâu, hình thù nó ra sao, tỏa sáng được bao xa?
Thì ra không chỉ ở miền Bắc mà cả trongNam , giữa Sài Gòn, nhiều thanh niên cũng "đi theo lời thơ Tố Hữu". Khi hành quân trên đường Trường Sơn, một chiến sĩ trong trung đội tôi sốt rét kiệt sức, vứt hết gạo muối, cuốc xẻng, quân trang, nhưng vẫn giữ tập thơ Tố Hữu đến lúc chết. Chúng tôi mê thơ TốHữu vì nghĩ lý tưởng ông chọn, con đường đã qua và phía trước đẹp như thơ ông, những người dẫn đường có trái tim rực sáng như Đam San! Lời hào hùng làm sôi máu trong tim. Thời đó, ánh hào quang quá "chói lòa" đã làm lóa mắt những người như chúng tôi. Bây giờ mới nhận ra rằng, chúng tôi đã hào hứng đến nhiệt huyết mà chưa có thực tế phân định. Phải mấy chục năm sau chúng tôi mới thấy đó là một giọng thơ đầy chất hiệu triệu, nhiều khi đến giáo điều.
Đến khu địa đạo Phú Mỹ Hưng lúc gần sáng.
Thì ra không chỉ ở miền Bắc mà cả trong
Đến khu địa đạo Phú Mỹ Hưng lúc gần sáng.
Đường làng rậm rịch tiếng chân người. Dân công tải thương từ nội đô ra, từ Hóc Môn, Gò Vấp và các vùng ven khác tới, vượt sông Sài Gòn chuyền lên Bình Dương, Tây Ninh. Những người lính quấn băng trắng nằm trên cáng, trên xe bò, cả ởvệ đường, kiệt sức không còn rên la nữa.
Nhà chịNăm Thu, gần bờ sông Sài Gòn, chất đầy vũ khí súng đạn và chiến lợi phẩm, chuẩn bị chuyển về cứ. Chị Năm nói:
- Hai đồn dân vệ MỹLợi và Thạnh Tây, tụi nó tự động ra hàng giao nộp vũ khí mình không tốn viên đạn nào !
Mùng một, mừng hai tết nhiều trường hợp như vậy. Trước khí thế tấn công nổi dậy bất ngờ, nhiều đồn bốt tựđộng ra hàng, nhiều binh lính bò vềphía cách mạng. Bấy giờ tình hình đã đảo xoay, yếu tố bí mật bất ngờ của ta hết tác dụng, lực lượng bộc lộ, binh lực, hỏa lực yếu, thê đội hai không tiếp ứng kịp, từtấn công chuyền sang phòng thủhoàn toàn bất lợi, đối phương lật ngược thế cờ, chuyển sang bao vây. Một chuẩn úy trẻ như tôi cũng hiểu được sựmạo hiểm của đoạn đường đã đi qua và đoạn đường phía trước...
Út Nhài bàn giao chúng tôi cho chị Năm Thu. Lúc chia tay, Út Nhài rươm rướm nước mắt: “Mấy chú mấy anh đi mạnh giỏi!”.
Chị Năm Thu trong ban chỉ huy huyện đội. Chị khoảng ba mươi tuổi, người dong dỏng cao, mặt trái xoan, da trắng mịn hồng hào. Chị búi tóc sau gáy, mặc bộbà ba bó sát thân hình cân đối, nhìn trẻtrung tràn đầy sức sống. Chị nói:
- Tình hình CủChi hết sức căng. Chiều 30 tết anh Năm Chẵn trong ban chỉ huy đã huy sinh, các anh Chín Tiền, Tư Hải, Tư Tiếng thoát chết trong gang tấc nhờtuông hầm chạy thoát. Hiện tại phải giải quyết gấp đưa thương binh vượt sông và chuẩn bị chống càn.
Chị bảo chúng tôi:
- Sẵn bánh trái, đồ cúng trên bàn thờmọi người ăn đi. Tình hình sao rồi tính!
Cũng như con dâu má Bảy, chịNăm Thu nhanh nhẹn tháo vát nhưng kiệm lời. Chịnhanh tay bóc bánh tét và dọn cỗtrên bàn thờ xuống. Tôi ngạc nhiên thấy trên bàn thờ, có hai tấm hình, khuôn mặt giống nhau, một người mặc quân phục quân giải phóng, một người mặc quân phục quân đội Việt Nam cộng hòa. Tôi hỏi chịNăm Thu, chị nói:
- Anh Hai sỹquan quân đội Việt Nam cộng hòa là anh trai anh Năm, chồng chị. Anh Hai mất cách đây ba năm, chồng chịmới hy sinh năm rồi.
Gương mặt chịNăm Thu đượm buồn. Chịcho chúng tôi hay vợchồng chị có đứa con gái 5 tuổi, chị gửi bà ngoại ởnội thành nuôi. Bố mẹchồng chị cũng chuyển vào nội đô sau khi chồng chịhuy sinh, giao ngôi nhà này cho chị. Chịnói rân rấn nước mắt:
-Thật trớtrêu! Anh em một mẹ sanh ra, lớn lên mỗi người một chiến tuyến, giờ ngổi bên nhau trên bàn thờ!
Ngừng một lát, chị Năm nói tiếp:
-Ở đây nhiều gia đình như gia đình chị em à! Anh em, thậm chí ba con bắn lẫn nhau!
Tôi đã từng chứng kiến một chiến sỹ trong đơn vị tôi, sau mỗi trận chiến đấu lại đi lật từng cái xác bên đối phương xem có xác em mình không?. Sao cuộc chiến tranh này tàn nhẫn thế! Không hiểu khi chồng chịNăm Thu và người anh trai gặp nhau dưới suối vàng sẽ nói gì với nhau, có ân hận và có oán trách những kẻ đã dẫn dắt họ và cà dân tộc vào cảnh éo le này?
Mười giờsáng, đúng như chịNăm Thu nói, địch mở cuộc càn. Pháo từĐồng Dù, từ Phú Hòa Đông cấp tập dội tới, rồi máy bay ném bom. Dứt ném bom máy bay trực thăng óc nóc, đầm già tới quần đảo, vòng xiết. Hàng chục chiếc xe ủi, xe bọc thép như những con bọhung đen trũi lổn nhổn bò tới. Chúng ủi tung từng bụi tre, lùm cây,san phẳng từng ụmối. Thấy chỗ nào nghi ngờlà bắn rồi hăm hởlao tới san ủi. Máy bay trực thăng rà sát mặt đất, cánh quạt quay tít , lốc xoáy cuốn lên trời từ mảnh tôn đến thân ấy xơ tướp. Một bầu trời mù mịt cát bụi, ầm ĩ tiếng máy bay, tiếng xe ủi, tiếng súng và tiếng gió, âm thanh hỗn độn khủng khiếp tràn ngập sự chết chóc. Ngôi nhà chị Năm Thu bị cơn lốc cuốn phăng hết mái, tấm ảnh hai người lính hai phe bịxé nát bay như bươm bướm .
Theo sựchỉ huy của chịNăm Thu, chúng tôi rút hết xuống địa đạo. Đường hầm tối đen, ẩm ướt, ngạt thở, đất rơi lả tả, muỗi như trấu. Đường hầm càng vào sâu càng tối, phải dùng đèn pin để soi. Mấy chục con người bíu vào nhau mò mẫm. Phải cõng thương binh lê từng bước. Tiếng la lối cất lên. Chị Năm Thu nói:
- Đừng la, địch ở ngay trên miệng hầm rồi!
Tiếng địch la lối hốt hoảng, văng tục.
- Trời ơi im đi!
- Thằng nào la đấy, bắn bỏ!
- Câm miệng lại đi !
ChịNăm Thu nói:
- Chuẩn bị nước xà bông đềphòng nó phun hơi độc...
Tôi bỏ nhúm xà bông bột vào bi đông nước xóc mạnh, đưa cho chị Năm Thu. Chịcởi chiếc khăn rằn đưa cho tôi:
- Em xé ra nhúng nước xà bông phát cho mỗi người một mảnh. Nói khi nào tôi ra lệnh thì bít vô miệng!
- Dạ!
Chúng tôi bám vào nhau mò mẫn bó trong bóng tối. Đường hầm nóng hừng hực. Mổ hôi chảy đầm đìa, đất cát lạo xạo trong miệng, cổ đắng ngắt, mùi ẩm mốc ngạt thở. Muỗi, kiến và ruồi trâu thi nhau cắn, hút máu. Càng vào sâu càng ngột ngạt. Hai thương binh một nữ một nam kiệt sức đã tử vong, tiếng rên xiết như từ địa ngục vọng lên!
Càng đi sâu và càng xuống sâu càng thiếu dưỡng khí. Tôi có cảm giác như mình đang sống trong thế giới người âm. Trước mắt tôi những đốm sáng lân tinh chập chờn, những hình hài chao đảo , những hàm răng của quỷ dữnhe ra,cùng những tiếng vỗvề. Ảo giác đó xâm chiếm làm con người mất tự chủ, buông trôi sốphận. Tôi cầm khẩu súng AK, tỳ nòng súng vào cằm. Tôi muốn kết thúc cuộc đời, đi theo Kiên, theo Mịch . ChịNăm Thu không hiểu sao lại biết ý định của tôi. Lính tính mách bảo chị, hay tấm lòng nhân hậu của người phủ nữ, người mẹ mách bảo chị? Chị nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi:
- Đừng em!
Chịgỡ khẩu súng và ôm lấy tôi:
- Đừng dại thế em !
Tôi gục đầu vào ngực chị, khóc nấc lên như đứa trẻ.
Thời gian chậm chạp trôi qua, trời sẩm tối, quân Mỹ rút khỏi cuộc càn, chúng tôi ngoi lên mặt đất.
Đêm ấy cũng như đêm trước, chúng tôi chôn cất những người chết. Chôn cất xong khoảng ba giờ, chị Năm Thu đưa chúng tôi ra bờ sông , nơi có con đò chờ sẵn. Chị nói với tôi:
- Tìm được đơn vịthì báo tin cho chí nghe!
- Dạ!
- Em còn trẻđừng dại dột!
- Dạ!
Pháo vẫn bắn từng chập, từng chập. Ánh hỏa châu vẫn đỏ ối trên bầu trời, in hình xuống dòng sông lấp loáng.
Người cùng đi với chúng tôi mở đài phát thanh tiếng nói Việt Nam , tiếng ngâm thơ của nghệ sỹTrần Thị Tuyết ngân nga: “Năm qua thắng lợi vẻvang, năm nay tiền tuyến chắc càng thắng to...”. Trần Thị Tuyết ngâm xong bài thơ của HồChủ tịch, ông TốHữu tự đọc thơ của ông bằng cái giọng nặng trịch: “Anh giải phóng quân con người đẹp nhất! Mỗi bước anh đi cả thế giới nhìn theo!...”.
Bấy giờ tôi đã đủ trí khôn đểhiểu chẳng ai trên thếgiới nhìn theo mình cả. Có chăng, trên Bến Củi kia có một người chị mới quen nhìn theo, hy vọng và tuyệt vọng.
Tôi tìm vềđơn vịở làng 17 Dầu Tiếng. Trước khi vào chiến địch đơn vịtôi hơn một trăm người, sau chiến dịch cỏn 35 người. Ba phần tư quân số đơn vị đã thương vong trong tết Mậu Thân ấy.
Ngày 30-4 -1975, giải phóng Sài Gòn, tôi tìm vềPhú Mỹ Hưng, được tin chị Năm Thu đã hy sinh đợt 2 Mậu Thân. Tôi đứng lặng người trên nền ngôi nhà cũ của chị, đứng lặng người trên Bến Củi nhìn dòng nước trôi xuôi. Tôi muốn tìm lại hình bóng chị trong màu xanh da trời của dòng sông mênh mang, nhưng vô vọng.
Chị Năm Thu ơi, năm mới em xin cắm một nhành mai vàng tưởng nhớchị.
M.D
... để được cái gì ?
Trả lờiXóavụ gía lương tiên năm 85 là tố hữudã làm cho dất nước nghèo khổ
Trả lờiXóaBao nhiêu máu xương của quân dân, không thể để bọn quan tham nhũng bán rẻ tổ quốc. Chúng đang định bằng cách gây mất đoàn kết dân tộc làm suy yếu quốc gia ( Sống chết mặc bay- Vinh thân phì gia bòn thiên hạ) - Tất yếu sẽ bị xâm lược lịch sử có lập lại trong thời đại Hồ Chí Minh Không ?.
Trả lờiXóakhi xem một trận cầu mà có hai anh em ruột ở hai đội,tôi đã thấy cái bi hài, bởi không lẽ thằng em nhường thằng anh sút vào cầu môn đội mình? Không! vì màu cờ sắc áo, hay còn vì cái gì nữa, nhất thiết họ phải ngáng chân nhau trong những pha dành bóng, có khi gây chấn thương cho nhau...
Trả lờiXóaĐọc bài viết trên đây của Minh Diện, tôi thấy cái bi kịch của cuộc chiến trên quê hương VN đã đi qua 37 năm, nhưng nỗi đau của nó không biết đến bao giờ mới nguôi ngoai! Một trong nỗi đau đó là việc anh em bắn giết lẫn nhau. Hai anh em ở hai đội cầu khác nhau đều có lý do xác đáng để sút vào cầu môn của nhau; và vì nó là thể thao thuần túy, khi họ không nhường nhau, ấy là họ cống hiến cái đẹp cho thể thao, và họ là những cầu thủ chân chính. Còn hai anh em, một ở bên kia chiến tuyến, một bên này, chĩa sũng vào nhau... Xét đến cùng, họ, chẳng ai sai. Nhưng những "ông bầu" của họ, thì nhất định phải có người sai, hay là người có tội. Lịch sử đang cho thấy bộ mặt kẻ cố tội đó... Cám ơn bác Bùi Văn Bồng. Cám ơn nhà báo Minh Diện. Cảm ơn anh bởi những bài báo sắc lẹm, đọc mà thấm thía, những truyện anh viết với văn phong quá hay đem đến những chuyện thật trên quê hương khốn khổ này, thật cảm động vô cùng. Ước gì những bài báo, bài văn của anh được đưa vào "trích giảng văn học" cho các em nhỏ của nước Việt học. Bổ ích cho các em vô cùng. Đọc anh, đọc giả yêu mến, kính trọng. "chúng nó" nể sợ anh nữa. Cám ơn. Cám ơn các anh thật nhiều!...
TÔi đợi từng bài của anh. Rất cám ơn Anh Diện và Anh Bồng. Bài nào của anh cũng hay, gần gủi như anh viết cho tôi và cho những người bà con thân thuộc của tôi. 1968, anh đã là người lính,còn tôi chỉ là một thằng bé lên 10 nhưng những gì mà "cuộc tiến công nỗi dậy" ở dãy đất Miền Trung mang lại là nước mắt của những người Dì, người Cô khóc cho những người con ở hai bên chiến tuyến. Và đến bây giờ họ vẫn sống một cuộc đời cơ cực của cuộc đời người nông dân không có đất,sự phân biệt của chế độ XHCN vì những Bà Mẹ có những người con vừa là Liệt sỹ vừa là Tử sỹ.
Trả lờiXóaÔi, cuộc chiến ủy nhiệm, chúng ta chỉ là nạn nhân tàn sát nhau. Quốc gia nhược tiểu nó vậy, bây giờ phải kêu gọi mọi người với tinh thần quật khởi mới hy vọng thay đổi được. Nêu không thì cũng sẽ có cuộc chiến tranh nhi syria, hay lybi còn khác nghiệt hơn.
Trả lờiXóaChỉ cần xem lại những trang lịch sử Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương năm 1954 là có thể biết được nguyên nhân sâu xa và ai là kẻ đã gây ra sự chia cắt và cuộc chiến tranh tàn khốc 1954-1975 ở Việt Nam. Máu người Việt Nam mình đã đổ nhiều quá, quê hương đất nước điêu tàn...
Trả lờiXóaGần đây tôi thường xuyên tìm đọc bài của anh Minh Diện, viết rất chân thực vì tác giả là người có lương tâm. Đọc xong mỗi bài, tôi suy nghĩ rất nhiều.
Sau ngày 30-4-1975, Minh Diện có về Phú Mỹ Hưng tìm chị Năm Thu nhưng chị đã hy sinh, chỉ còn nền nhà cũ. Đến bây giờ chắc cái nền nhà ấy cũng không còn nữa... Buồn quá, anh Diện ạ!
Cựu chiến binh Phan Liên Khê
Đọc bài của anh Minh Diện đăng trên Blog của anh Bùi Văn Bồng tôi càng thấm thía cho hiện tình đất nước. Bởi vì, cả hai nhà báo chẵng những có tâm, có tầm nên cống hiến những bài có giá trị. Cám ơn các anh, mong đọc bài của các anh đều đều.
Trả lờiXóaKhông biết bác Minh Diện là người miền Nam hay Bắc mà sao tôi cứ có
Trả lờiXóacảm tưởng như bác là Võ Đắc Danh từng viết về những mảnh đời nông
dân khốn khổ,dù trong qúa khứ họ hy sinh hết cho cộng sản để được
đổi đời nhưng rốt cuộc đất đai nhà cửa của mình cũng bị...cướp đoạt !
Ông Nặc danh 17:49 Ngày 06 tháng 2 năm 2013, ơi! Võ Đắc Danh người Cà Mau; Còn nhà báo Minh Diện người Quỳnh Phụ - Thái Bình đấy ạ!
Xóa