Được chính thức thành lập ngày 5/1/1966 (với tên gọi ban đầu là Ban Pháp chế TW), 40 năm qua, Ban Nội chính TW đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nhưng chỉ bằng một Công văn số 1836-CV/BTCTW ngày 15-5-2007 của Ban Tổ chức TƯ, thu lại teo nhỏ quyền lãnh đạo Nội chính của Đảng, tập trung quyền lực này cho Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làmTtrưởng ban. Đó là cơ sở sinh ra cơ chế “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
Công văn số 1836-CV/BTCTW hướng dẫn việc lập tổ chức đảng các ban đảng TƯ sau khi hợp nhất. Cụ thể: tổ chức lại Đảng bộ cơ quan Văn phòng TƯ Đảng (bao gồm các tổ chức đảng, đảng viên của các đảng bộ cơ quan: Ban Kinh tế TƯ, Ban Nội chính TƯ, Ban Tài chính - Quản trị TƯ, Văn phòng TƯ Đảng);…
Vào thời điểm trước đó, Ban Nội chính Trung ương đi vào công cuộc đổi mới, Ban Nội chính TW đã có nhiều đóng góp to lớn: Tham mưu, nghiên cứu, trình Bộ Chính trị và Ban Bí thư ban hành các Nghị quyết, chỉ thị quan trọng, như Nghị quyết 08-2/1/2002 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp”; Chỉ thị 09-6/3/2002 “Về một số việc cần thực hiện trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay”; Nghị quyết 49-2/6/2005 “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”…
* * *
Sáng nay (4.2) Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN) sẽ chính thức ra mắt và có phiên họp đầu tiên. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN sẽ chủ trì phiên họp.
Theo kế hoạch, buổi họp này sẽ công bố các phó trưởng ban và các thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Theo đó, có 5 phó ban (thành phần gồm một số vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội), trong đó phó ban thường trực sẽ do trưởng ban nội chính đảm trách. Một số uỷ viên là các đồng chí trong một số ban của Đảng, Bộ Công an, VKS, tòa án, kiểm toán, thanh tra, Ủy ban Tư pháp của QH, Mặt trận Tổ quốc. Tổng số có 16 thành viên Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN.
Theo kế hoạch, buổi họp này sẽ công bố các phó trưởng ban và các thành viên của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN. Theo đó, có 5 phó ban (thành phần gồm một số vị lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quốc hội), trong đó phó ban thường trực sẽ do trưởng ban nội chính đảm trách. Một số uỷ viên là các đồng chí trong một số ban của Đảng, Bộ Công an, VKS, tòa án, kiểm toán, thanh tra, Ủy ban Tư pháp của QH, Mặt trận Tổ quốc. Tổng số có 16 thành viên Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN.
Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN xây dựng chương trình công tác trọng tâm trong năm 2013 gồm một số nội dung:
1. Công tác kiện toàn tổ chức, ổn định hoạt động của các cơ quan PCTN theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa XI). Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như xây dựng và hoàn thiện các quy định về chế độ báo cáo công tác PCTN; sớm thành lập các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy; chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với các ban Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương trong công tác PCTN.
Trước mắt, tập trung xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, các ban cán sự đảng, Viện KSNDTC, Tòa án Nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trong thực hiện công tác PCTN. Đồng thời chỉ đạo kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng (Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộc Viện KSNDTC).
2. Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN tham mưu cho Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn QH và Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý KT- XH để PCTN, lãng phí; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội về phòng ngừa tham nhũng, hạn chế tính hình thức của một số giải pháp phòng ngừa hiện nay...
3. Chú trọng kiểm tra, giám sát công tác xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên có thẩm quyền trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, các thông tin qua báo chí về tham nhũng.
4. Chỉ đạo, đôn đốc xử lý các vụ việc tham nhũng: Chỉ đạo, đôn đốc Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng VKSNDTC, TANDTC và các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các thông tin về tham nhũng.
5. Các kỳ họp chính của tập thể Ban Chỉ đạo PCTN: Ngoài các phiên họp định kỳ, còn có các cuộc giao ban công tác PCTN với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; các cuộc họp đột xuất bàn chủ trương xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp./.
1. Công tác kiện toàn tổ chức, ổn định hoạt động của các cơ quan PCTN theo tinh thần Nghị quyết T.Ư 5 (khóa XI). Theo đó, có một số nội dung đáng chú ý như xây dựng và hoàn thiện các quy định về chế độ báo cáo công tác PCTN; sớm thành lập các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy; chỉ đạo xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với các ban Đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc trung ương trong công tác PCTN.
Trước mắt, tập trung xây dựng quy chế phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với Đảng ủy Công an Trung ương, các ban cán sự đảng, Viện KSNDTC, Tòa án Nhân dân Tối cao, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước trong thực hiện công tác PCTN. Đồng thời chỉ đạo kiện toàn tổ chức nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng (Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng thuộc Bộ Công an; Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng thuộc Viện KSNDTC).
2. Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN tham mưu cho Bộ Chính trị chỉ đạo Đảng đoàn QH và Ban Cán sự Đảng Chính phủ trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý KT- XH để PCTN, lãng phí; chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội về phòng ngừa tham nhũng, hạn chế tính hình thức của một số giải pháp phòng ngừa hiện nay...
3. Chú trọng kiểm tra, giám sát công tác xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên có thẩm quyền trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, các thông tin qua báo chí về tham nhũng.
4. Chỉ đạo, đôn đốc xử lý các vụ việc tham nhũng: Chỉ đạo, đôn đốc Đảng ủy Công an Trung ương, Ban Cán sự đảng VKSNDTC, TANDTC và các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ và xử lý nghiêm các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung đẩy mạnh công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và các thông tin về tham nhũng.
5. Các kỳ họp chính của tập thể Ban Chỉ đạo PCTN: Ngoài các phiên họp định kỳ, còn có các cuộc giao ban công tác PCTN với các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc trung ương; các cuộc họp đột xuất bàn chủ trương xử lý các vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét