Với bản tính tham lam của Trung Quốc, "lưỡi bò" và còn hơn thế nữa! |
* Bùi Văn Bồng
Khát khao nhất của bành trướng Bắc Kinh là nguồn lợi mỏ dầu trên Biển Đông, cận kề nhất là vùng tài nguyên dầu khí của Việt Nam đã bị Trung Quốc khoanh lại trong "đường lưỡi bò". Qua sự kiện diễn ra gần đây của phía Trung Quốc ngang nhiên mới thầu 9 lô mỏ dầu, thành lập thành phố tam Sa, nhiều lần xâm khu vực dầu khí nằm trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, in đường lưỡi bò vào hộ chiếu phổ thông, lần thứ 2 cắt cáp thăm dò địa chấn tàu Bình Minh 2, cần nhận diện rõ hơn “Thực chất của đường lưỡi bò” là gì?
Sự vin cớ vô căn cứHôm thứ Ba mới rồi (11-12-2012), báo Hoàn Cầu, tờ báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài viết cố tình tranh giành khu vực mỏ dầu Thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đe dọa rất ngạo mạn, xấc xược: "Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ hành động của phía Trung Quốc nhằm bảọ vệ chủ quyền lãnh thổ”. Tờ báo này còn viết rằng: Việt Nam so với các nước khác thì "bạo dạn hơn cả trong việc khai thác dầu ở Nam Hải (Biển Đông)", và luôn luôn tìm cách mở rộng hoạt động dầu khí bên trong đường chín đoạn. Thậm chí trắng trợn vơ của hàng xóm nói là của mình mà còn mạnh miệng lu loa vu cáo: "Việt Nam có thể đã quên là đang ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc” (?!). Bài báo này lại thẳng thừng hơn nữa để nêu lên sự báo trước động thái buộc "Việt Nam muón yên" thì phải ngừng khai thác, thăm dò dầu khí trên vùng biển chủ quyền của mình: "" Việt Nam cần phải hành xử đúng mực, điều này chỉ có lợi về lâu dài...Cuối cùng thì Việt Nam sẽ thấy việc khai thác dầu khí chỉ mang lại phiền hà" ...
Những lời lẽ trên báo Hoàn Cầu là minh chứng rõ ràng Trung Quốc có chủ trương cố tình gây ra những hành động phá hoại, răn đe, ngăn chặn việc thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp, chính đáng, công khai của Việt Nam. Tài nguyên của Việt Nam thì Việt Nam có quyền chủ động khai thác, hoàn toàn không phải "ăn cắp" như báo Hoàn Cầu đã nêu trên đây. Vì động cơ, ý đồ buộc VN ngừng khai thác dầu khí trong đường lưỡi bò xảo quyệt ấy, không thể coi vụ mới rồi tàu Trung Quốc lần thứ 2 cắt cáp thăm dò địa chấn tàu BM 2 chi là do vô tình, không cố ý! Chỉ là không may bị vướng chân vịt!
Cái lý sự cùn và kém hiểu biết về kỹ thuật cáp thăm dò địa chấn đến như vậy, hay là sự cố tình "nói lấy được" đã làm cho nhiều bạn đọc phản ứng: “Tàu cá” không có thiết bị chuyên dụng không thể cắt được cáp. Một tàu cá bình thường chỉ có lưới, không thể “vô tình” làm đứt cáp được. Các nhà chuyên môn nghe vậy mới thấy sự trơ trẽn bênh vực TQ quá dáng. Người có mặt hôm ấy trên biển biết rõ là tàu hải quân TQ giả làm tàu cá, có vũ khí và thiết bị chuyên dụng, hơn 100 chiếc, có chiến thuật rõ ràng, đánh lạc hướng, bao vây 3 tàu bảo vệ nhỏ của ta và có hai tàu chuyên dụng đi về phía sau, cắt cáp một cách chuyên nghiệp, thành thạo.
Những lời lẽ trên báo Hoàn Cầu là minh chứng rõ ràng Trung Quốc có chủ trương cố tình gây ra những hành động phá hoại, răn đe, ngăn chặn việc thăm dò, khai thác dầu khí hợp pháp, chính đáng, công khai của Việt Nam. Tài nguyên của Việt Nam thì Việt Nam có quyền chủ động khai thác, hoàn toàn không phải "ăn cắp" như báo Hoàn Cầu đã nêu trên đây. Vì động cơ, ý đồ buộc VN ngừng khai thác dầu khí trong đường lưỡi bò xảo quyệt ấy, không thể coi vụ mới rồi tàu Trung Quốc lần thứ 2 cắt cáp thăm dò địa chấn tàu BM 2 chi là do vô tình, không cố ý! Chỉ là không may bị vướng chân vịt!
Cái lý sự cùn và kém hiểu biết về kỹ thuật cáp thăm dò địa chấn đến như vậy, hay là sự cố tình "nói lấy được" đã làm cho nhiều bạn đọc phản ứng: “Tàu cá” không có thiết bị chuyên dụng không thể cắt được cáp. Một tàu cá bình thường chỉ có lưới, không thể “vô tình” làm đứt cáp được. Các nhà chuyên môn nghe vậy mới thấy sự trơ trẽn bênh vực TQ quá dáng. Người có mặt hôm ấy trên biển biết rõ là tàu hải quân TQ giả làm tàu cá, có vũ khí và thiết bị chuyên dụng, hơn 100 chiếc, có chiến thuật rõ ràng, đánh lạc hướng, bao vây 3 tàu bảo vệ nhỏ của ta và có hai tàu chuyên dụng đi về phía sau, cắt cáp một cách chuyên nghiệp, thành thạo.
Báo Hoàn Cầu đăng bài viết ngang ngược, liều lĩnh này là nằm trong âm mưu của nhà cầm quyền Trung Nam Hải, đang nỗ lực đưa cái “lưỡi bò” ra muốn nhanh chóng chiếm trọn Biển Đông. Chẳng qua, thèm thuồn lớn nhất của Trung Quốc không riêng đường lưỡi bò mà là cả Đông Nam Á, cả nhiều khu vực khác ở Châu Á và trên thế giới. Nhưng, khát khao nhất của bành trướng Bắc Kinh là nguồn lợi mỏ dầu trên Biển Đông, cận kề nhất là vùng tài nguyên dầu khí của Việt Nam . Qua sự kiện này, cần nhận diện rõ hơn “Thực chất của đường lưỡi bò” là gì?.
Đường lưỡi bò (đường lưỡi lợn, đường lưỡi quỷ, đường chữ U, đường yêu sách 9 đoạn hay ranh giới lưỡi bò) là tên gọi của một đường vạch do Trung Quốcđưa ra lần đầu tiên vào năm 1947 trong bản đồ các đảo trên Nam Hải do Bộ Nội vụ nước Trung Hoa Dân Quốc ấn hành. Ban đầu là vạch liền và thay đổi dần theo thời gian thành vạch gián đoạn 11 nét, 9 nét, xác lập chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông (Trung Quốc tự đặt tên là biển Nam Trung Hoa!).
Lưỡi bò, từ Hộ chiếu liếm ra Biển Đông |
Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, Pratas và Macclefield, với khoảng 80% diện tích mặt nước của biển Đông; thế thì với 20% còn lại 5 nước: Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, coi như không có biển!?
Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới lưỡi bò vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: Nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: Nội thủy, thềm lục địa, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. Dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới lưỡi bò, thí dụ như: Khảo sát vùng James Shoal sát bờ biển Malaysia (năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính của Việt Nam với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới lưỡi bò (năm 2006), Trung Quốc công bố năm 2009.
Sau vụ Hải quân Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo Trường Sa năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới lưỡi bò là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc (?!). Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới cái gọi là chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Đông hay cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới lưỡi bò.
Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hoà ND Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độcũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.
Tại cuộc Hội thảo Lần thứ Nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực “đường lưỡi bò” theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ 9 đường gián đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.
Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippinesgửi thư ngoại giao lên Liên hợp quốc phản đối yêu sách đường lưỡi bò đầy tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế". Nhiều học giả của Trung Quốc cũng tranh luận, dẫn liệu thẳng thắn nói lên sự bất hợp lý và thiếu quá nhiều căn cứ về đường lưỡi bò.
Việt Nam khai thac đàu khí ở mỏ Đại Hùng |
Theo thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên nghiên cứu về vấn đề Biển Đông đã nêu rõ quan điểm về đường lưỡi bò khi trao đổi với báo Tuổi trẻ:
> Trong bản đồ của Trung Quốc vẽ biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), "đường lưỡi bò" này được thể hiện bao trùm xung quanh cả bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Ðông, đó là các quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratlys), Pratas (Trung Quốc gọi là Ðông Sa) và bãi cạn Macclesfield (Trung Quốc gọi là Trung Sa).
Năm 1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã phê chuẩn việc bỏ hai đoạn đứt khúc, một đoạn nằm giữa đảo Hải Nam và bờ biển VN trong vịnh Bắc bộ, một đoạn nằm giữa Ðài Loan và các đảo Lưu Cầu (Ryukyu) của Nhật Bản, như vậy "đường lưỡi bò" từ giai đoạn này trở đi là một đường đứt khúc chỉ còn 9 đoạn.
Khó biểu thị là đường biên giới
Ðặc tính quan trọng nhất của một đường biên giới quốc tế là sự ổn định và dứt khoát. "Ðường lưỡi bò" lại không có tính ổn định và xác định. Nói như Du Khoan Tứ, giáo sư luật ÐH Quốc lập, Ðài Loan: "Ðường ranh giới chữ U không những được xác định trước khi Công ước Geneva 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và UNCLOS 1982 xuất hiện, mà còn không có điểm cơ sở, cũng không có mốc kinh độ, vĩ độ, vì thế nó khó mà biểu thị là một đường biên giới được".
Nhiều học giả Trung Quốc khác cho rằng vùng nước do con đường này bao bọc là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy của Trung Quốc. Theo đó, tất cả đảo, đá, bãi ngầm, vùng nước nằm trong "đường lưỡi bò" đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc (?!).
"Ðường lưỡi bò" bị phản đối bởi vì nó quá vô lý. Thứ nhất, Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng nào có sức thuyết phục về việc họ đã thực thi chủ quyền trên toàn bộ vùng biển rộng lớn này một cách liên tục, hòa bình từ thời xa xưa. Các chính quyền phong kiến Trung Quốc cũng không thiết lập hoặc duy trì một sự độc tôn nào trong vùng biển này.
Mặt khác, các văn kiện chính thức của nhà nước phong kiến Trung Quốc, như Ðại Nguyên nhất thống chí (1294), Ðại Minh nhất thống chí (1461), Ðại Thanh nhất thống chí (1842), trước năm 1909 đều khẳng định "cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là Nhai huyện, đảo Hải Nam".
Các bản đồ lãnh thổ Trung Quốc của người nước ngoài cùng thời đều vẽ và giải thích phù hợp với cách hiểu này của người Trung Quốc. Bản đồ Trung Quốc thế kỷ 17 của Peter de Goyer và Jacob de Keyzer thuộc Công ty Ðông Ấn (Hà Lan) cũng có lời giải thích rất rõ: nơi xa nhất của Trung Quốc bắt đầu từ phía nam đảo Hải Nam ở 18O vĩ bắc, rồi từ đó ngược lên phía bắc đến vĩ độ 42O.
Trung Quốc bước chân lên quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo này từ lâu đã thuộc VN, không còn là đất vô chủ. Về Trường Sa, cho tới tận năm 1932, công hàm ngày 29-9-1932 của phái đoàn ngoại giao Trung Hoa dân quốc tại Paris vẫn còn khẳng định các nhóm đảo Amphitrite (Lưỡi Liềm) và Croissant (An Vĩnh) của quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) "tạo thành phần lãnh thổ Trung Quốc nằm tận cùng ở phía nam" (tức là Trường Sa chưa xuất hiện trên bản đồ chủ quyền của Trung Quốc).
Về mặt luật pháp quốc tế, ngay cả các học giả và chính quyền Trung Quốc cũng đưa ra những giải thích trái ngược nhau. Chẳng hạn Phan Thạch Anh cho rằng các vùng nước nằm bên trong "đường lưỡi bò" là vùng nước theo chế độ nội thủy của Trung Quốc, nhưng tuyên bố năm 1958 về lãnh hải của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lại nhấn mạnh rằng: "Chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều khoản này áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của lục địa cũng như các đảo Ðài Loan và xung quanh đó, quần đảo Penghu (Bành Hồ)... cùng tất cả đảo khác thuộc Trung Quốc bị phân cách với đất liền và các đảo ven bờ biển của nó bởi biển cả".
Như vậy, tuyên bố năm 1958 của Trung Quốc xác định rõ ràng các đảo bị tách biệt với lục địa bởi biển cả (vùng biển tự do của quốc tế), chứ không phải là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thủy (vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc). Ðiều này mâu thuẫn với sự giải thích của các học giả Trung Quốc, vì không thể tồn tại vùng biển tự do của quốc tế nằm trong nội thủy của Trung Quốc.
Không hợp quy định của luật pháp quốc tế
Theo các học giả Ðài Loan như Tống Yến Huy, Du Khoan Tứ, vùng nước bên trong "đường lưỡi bò" đều không thể áp dụng quy chế nào theo thông lệ quốc tế vì nó không đủ các yếu tố để có thể chứng minh một cách hợp pháp dưới các quy định của luật pháp quốc tế.
Về phản ứng của quốc tế, tại hội nghị San Francisco tháng 9-1951, các quốc gia tham gia đã khước từ đề nghị trao trả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Quốc. Và thực tế tranh chấp về chủ quyền trên Hoàng Sa giữa VN và Trung Quốc hay tranh chấp chủ quyền đối với toàn bộ hay một phần quần đảo Trường Sa giữa VN, Malaysia , Philippines , Brunei , Ðài Loan và Trung Quốc cho thấy không thể nói "đường lưỡi bò" được các quốc gia khác công nhận. Như vậy, có thể nói yêu sách này chưa bao giờ có được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế.
Vùng nước nằm trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn vào loại nhất, nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.
Yêu sách về "đường lưỡi bò" này không chỉ vi phạm quyền lợi của VN mà còn đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các quốc gia liên quan. Nếu yêu sách chiếm gần 80% toàn bộ biển Ðông được chấp nhận, tất cả tàu thuyền qua lại vùng biển này đều phải được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mới được phép lưu thông. Chưa kể tất cả tài nguyên trong vùng biển này từ tài nguyên sinh vật đến tài nguyên không sinh vật đều thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Quyền tự do lưu thông trên biển cả sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, thương mại quốc tế qua vùng biển này sẽ bị Trung Quốc khống chế.
----------------
***3 điều kiện của “vịnh hay vùng nước lịch sử”
Khái niệm “vịnh lịch sử” hay “vùng nước lịch sử” mà ở đó một quốc gia thực hiện quyền lực thuộc chủ quyền của mình đã được luật pháp quốc tế chấp nhận trong một số hoàn cảnh hạn chế.
Năm 1962, Ủy ban Pháp luật quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu với tựa đề: “Quy chế pháp lý của vùng nước lịch sử, bao gồm cả vịnh lịch sử”, trong nghiên cứu này đã có những câu trả lời cho câu hỏi những tiêu chuẩn nào sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp của một yêu sách chủ quyền lịch sử.
Theo đó, một vịnh hay một vùng nước được coi là lịch sử, căn cứ theo tập quán quốc tế và các án lệ quốc tế phải thỏa mãn tối thiểu ba điều kiện sau: 1. Quốc gia ven biển thực thi chủ quyền của mình đối với vùng được yêu sách; 2. Sự liên tục của việc thực thi quyền lực đó theo thời gian; 3. Quan điểm của các quốc gia khác với yêu sách đó. Ngoài ra, một quốc gia yêu sách danh nghĩa lịch sử phải có trách nhiệm đưa ra bằng chứng đối với các vùng nước có vấn đề đang tranh cãi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét