Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

> ĐỐI NGOẠI ĐA CHIỀU, KHÔNG ĐƠN TUYẾN

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì kinh nghiệm quản lý và xử lý khủng hoảng, giải pháp tái cấu trúc kinh tế cùng các phương thức kinh tế mới của các nước đối tác là rất cần thiết với chúng ta.

Trăn trở với chuyện… mô hình kinh tế
Ông bình luận gì về mô hình của nền kinh tế Việt Nam hiện nay?
Trong thế giới đương đại hình thành ba mô hình kinh tế chính. Một là mô hình kinh tế tập trung, hai là mô hình kinh tế tân tự do, và thứ ba là mô hình kinh tế thị trường xã hội.
Theo tôi thì từ khi triển khai công cuộc đổi mới, Việt Nam theo đuổi mô hình kinh tế thị trường xã hội, nghĩa là tăng trưởng đi đôi với công bằng xã hội.
Dù gặp không ít khó khăn nhưng Việt Nam vẫn đang cố gắng hoàn thiện. Tuy nhiên, cho đến nay, thực tế cho thấy, tiêu chí tăng trưởng kinh tế đi đôi với công bằng xã hội vẫn chưa được đảm bảo toàn diện.

Biểu hiện của điều đó là sự phân hoá giàu nghèo chưa có khuynh hướng giảm, liều lượng trong quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội vẫn là một câu hỏi lớn.
Điều này có nghĩa là nếu Việt Nam đầu tư nhiều vào các khu vực kinh tế phát triển thì lượng đầu tư sẽ hụt dần ở các khu vực khác, dẫn đến mất cân đối vùng miền. Thứ ba là mâu thuẫn giữa đẩy mạnh xuất khẩu, hội nhập quốc tế với khả năng cạnh tranh và kích thích thị trường nội địa. Sẽ rất khó khăn để chúng ta đảm bảo cho cả hai phát triển đồng bộ và cùng theo chiều hướng tốt.Khi theo đuổi mô hình kinh tế thị trường xã hội mà ông vừa đề cập, đâu là những khó khăn phải đối diện và theo quan điểm của ông, chúng ta phải làm gì trong thời gian tới?

Hiện nay, chí ít có ba mâu thuẫn về mặt kinh tế. Thứ nhất là mâu thuẫn giữa tăng trưởng và lạm phát. Chúng ta đã và đang ra sức hạn chế mức lạm phát, tuy nhiên hệ quả đi kèm là tổng cầu và tốc độ tăng trưởng thuyên giảm. Thứ hai là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển các khu vực tiềm năng làm động lực kéo toàn bộ nền kinh tế lên và các khu vực khác.

Thế nên, theo quan điểm cá nhân của tôi, khi chúng ta phải đối diện hai vấn đề: năng lực ít và khó khăn trong chọn lựa, trước hết chúng ta nên “nhịn cái gì đáng nhịn”. Nghĩa là hạn chế các mức tiêu xài chỉ phục vụ cho các nhóm lợi ích, hoặc nằm ngoài mục tiêu mang lại phúc lợi và công bằng cho người dân.
Muốn thế, chúng ta cần đưa ra các cơ chế và Quốc hội nhất thiết phải giám sát các vấn đề liên quan ngân sách, chính sách và việc phân bố nguồn lực cho các lĩnh vực, các khu vực. Đồng thời, chuyển hướng tập trung ổn định, đảm bảo công bằng xã hội thông qua xây dựng tốt các hệ thống y tế, giáo dục…

Đối ngoại: giữa ngã ba đường?

Ông đánh giá thế nào về chính sách đối ngoại Việt Nam trong năm 2012 xét trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập?

Hội nhập quốc tế là yếu tố thuận lợi cho Việt Nam trong quan hệ đối ngoại. Chúng ta biết rằng khi chấp nhận vào cuộc chơi của hệ thống quan hệ quốc tế, Việt Nam đã và đang tiếp xúc với cả một mạng lưới các quốc gia, chứ không phải đơn tuyến.
Thế nên, trong quan hệ chồng chéo, nhiều tầng, nhiều mức độ, nhiều cấp, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội và nhiều lựa chọn hơn. Điều đó đóng vai trò quan trọng để Việt Nam phát huy nội lực của mình một cách mạnh mẽ.

Năm 2012 là một năm khó khăn không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn là một năm đầy thách thức trong thực thi chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, xét cơ bản Việt Nam đã có những thành công nhất định. Thứ nhất phải kể đến việc Việt Nam tiếp tục duy trì được khuôn khổ quan hệ quốc tế, không bị đảo lộn tuy có xáo động. Thứ hai, Việt Nam vẫn duy trì được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong việc giải quyết hoà bình vấn đề Biển Đông.

Trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là vấn đề Biển Đông, có ý kiến cho rằng Việt Nam nên thành lập liên minh quân sự hoặc tìm một đối tác để “chống vai”. Liệu đó có phải là một giải pháp?

Tôi muốn nhắc tới câu nói nổi tiếng: “Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn”. Trong bối cảnh tình hình quốc tế hiện nay, việc lựa chọn bạn thân hay đồng minh, hoặc đối tác đều phải tham chiếu lợi ích quốc gia. Và những lợi ích này cần phải được đánh giá ở góc độ tổng thể, đa chiều, xem xét cả trước mắt lẫn lâu dài.

Trên cơ sở những thành công của chính sách đối ngoại 2012, quan điểm xây dựng của ông cho chính sách đối ngoại Việt Nam 2013 là như thế nào?

Theo tôi, năm 2013 Việt Nam nên tập trung vào ba hướng chính. Thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy và triển khai tốt chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ 11 về “Hội nhập toàn diện” chứ không phải chỉ hội nhập kinh tế. Toàn diện ở đây có nghĩa là hội nhập cả về mặt kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, đương nhiên ở mức độ và dưới các hình thức khác nhau.
Thứ hai, vừa nỗ lực bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vừa cố gắng duy trì hoà bình ổn định, đặc biệt là trên Biển Đông. Vấn đề Biển Đông hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên chúng ta vẫn cần cố gắng giữ vững hoà bình, ổn định, đưa tranh chấp vào các kênh đàm phán song phương và đa phương.
Thứ ba, lấy hoạt động đối ngoại hỗ trợ cho việc tái cấu trúc, phát triển nền kinh tế quốc gia. Bởi xét cho cùng, đối ngoại là sự tiếp nối của chính sách đối nội, phản ánh mục tiêu chính trị mà chính sách đối nội đặt ra. Nền kinh tế hiện nay đang gặp phải những khó khăn nội tại lẫn tác động không thuận của kinh tế quốc tế.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay thì kinh nghiệm quản lý và xử lý khủng hoảng, giải pháp tái cấu trúc kinh tế cùng các phương thức kinh tế mới của các nước đối tác là rất cần thiết với chúng ta.
  • HK (Theo SGTT)
  • -------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét