Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

> TRÊN 1.000...VỊ XUYÊN


TRÊN 1000 CÁN BỘ, CHIỄN SĨ ĐÃ HY SINH
TRONG TRẬN 12/7/1984 - ĐÁNH TRUNG QUỐC
XÂM LƯỢC VỊ XUYÊN 

* PHẠM VIẾT ĐÀO
                    Sáng nay 30/12/2012 Cựu chiến binh Đặng Việt Châu, từ Nghĩa Đàn Nghệ An gọi điện cho chủ blog cung cấp thêm thông tin, đề nghị đưa lên mạng về những tổn thất của đơn vị của anh, Trung đoàn 876, Sư 356 trong trận 12/7/1984 mà anh trực tiếp tham chiến…

Vào thời điểm đánh Cao điểm 772, Đặng Việt Châu là Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư 356 trực tiếp dẫn một mũi tấn công cao điểm này…Về trận đánh này, một nguồn tin từ trang mạng Trung Quốc đưa theo thông tin của một trungđoàn trưởng pháo binh Trung Quốc thì phía ta hy sinh 3700 chiến sĩ; Thông tin này đã được trao đổi, tranh luận trên mạng một thời gian dài về độ xác thực của thông tin…
Theo CCB Đặng Việt Châu cho biết, trong trận đánh này, Trung đoàn 876 đã huy động 3 tiểu đoàn ước tỉnh khoảng 1000 quân trực tiếp đánh 771; Ngoài ra Trung đoàn cònđược trên điều động cho một đội đặc công khoảng 70 chiến sĩ có nhiệm vụ đánh vào các trận địa pháo của Trung Quốc và một đơn vị đặc nhiệm có nhiệm vụ tiếp nhận kết quả trận đánh, bắt tù binh…
Trong trận đánh này theo CCB Đặng Việt Châu thì Trung đoàn 876 đã hy sinh 549 chiến sĩ trong đó có 3 cán bộ cấp tiểu đoàn; Trong trận này Trung đoàn 876 đã huy động 3 tiểu đoàn thì 3 cán bộ đã hy sinh, đó là: Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Hữu Thanh, Tiều đoàn trưởng Phạm Minh Ký và Tiều đoàn trưởng Bạch Văn Kết; Ngoài ra có 20 cán bộ cấp trung đội trưởng, đại đội trưởng đã hy sinh…Như vậy, Trung đoàn 876đã hy sinh gần một nửa số quân tham chiến…
Trong trận đánh này toàn bộ đội đặc công 70 chiến sĩ đánh vào các trận địa pháo Trung Quốc đã không một ai trở về…
Sư đoàn 356 được điều về Hà Giang từ 1/5/1984 trụ lại đây đến 1988; số liệt sĩ được báo tử là 1200 cán bộ chiến sĩ, khoảng 200 người mất tích…
Cùng nổ sung trận 12/7/1984 có 3 sư đoàn tham chiến:
-Trungđoàn 174 Sư 316 đánh cao điểm 316 đã hy sinh khoảng 200 cán bộ chiến sĩ;
-Trungđoàn 141 Sư 312 đánh Cao điểm 1030 hy sinh khoảng 200 cán bộ chiến sĩ;
- Sư đoàn 314 dưới quyền chỉ huy của Sư trưởng Nguyễn Đức Soát, (nguyên phi côngđánh B.52 tại Hà Nội, hiện nay là Trung tướng ) đánh Yên Minh, Quảng Bạ chưa có số liệu tổn thất..
Nhưvậy trong trận 12-7-1984 số liệu tồn thất của 3 sư đoàn 356, 316 và 312 khoảng gần 1000 chiến sĩ; Có thể nói đây là một tổn thất nặng nề trong chiến tranh biên giới, một ngày chúng ta đã hy sinh hơn 1000 cán bộ chiến sĩ, nếu tính cả Sư314 nhưng trận đánh này đang có nguy cơ bị lãng quên, không ai nhắc tới…
Trong một lần vào thăm Nghĩa trang Vị Xuyên Hà Giang nơi tập kết trên 1700 ngôi mộ của các liệt sĩ trong cuộc chiến tranh biên giới ở Vị Xuyên Hà Giang, chúng tôi chỉchụp được trên 80 bia mộ ghi lại phần mộ của 80 liệt sĩ hy sinh trong trận 12/7/1984…Chúng tôi đã liên hệ với Ban Quản trang để hỏi về chi tiết: Có phải do các gia đình các liệt sĩ đã chuyển hài cốt liệt sĩ về quê không ? Một cán bộcủa ban quản trang cho biết: Nếu gia đình đưa về thì bia mộ vẫn còn…
Tháng 3/1985 chủ blog đã trực tiếp lên Hà Giang thì được nghe anh em chiếu phim của Rạp chiếu bóng Hạ Long cho biết: Trong trận đánh 12/7/1984 người dân Hà Giang đã chứng kiến cảnh xe chạy 4-5 đêm liền đưa hài cốt liệt sĩ từ Thanh Thủy về?
Thực tế thì có nhiều liệt sĩ đã không quy tập được thi hài về nhưng con số 80 bia mộghi lại dấu tích của một trận đánh trong một ngày hy sinh trên 1000 chiến sĩ quảlà một con số đáng ngờ?
Một dấu hỏi đặt ra: Có ai đó đã tìm cách xóa dấu vết trận đánh 12/7/1984 thảm khốc này không; hay đây là kết quả của việc làm tác trách, quan liêu ?
Theo một số cựu chiến binh tham gia trận đánh 12/7/1984 tâm sự thì đây là dấu hiệu trận đánh bị bại lộ từ trước; Sự hợp đồng tác chiến trục trặc khiến cho pháo binh ta nện vào đội hình quân ta; Khi tiếp cận Cao điểm 772 thì ở mũi cử mở của Tiều đoàn 1, thông tin liên lạc bị vô hiệu hóa hoàn toàn…
P.V.Đ

9 nhận xét:

  1. Lần đầu tiên tôi mới được nghe nói tới trận đánh này. Tôi đề nghị tác giả (nếu biết) cung cấp thêm một số chi tiết: Ta đánh với Tàu trong hoàn cảnh nào? Báo chí đã bao giờ nói đến trận đánh này chưa? Nếu báo chí chưa đưa tin là vì sao?

    Trả lờiXóa
  2. Trà lời bạn Lê Thanh.Báo lề phài không bao giờ đưa những tin đại loại như vậy.Bạn tìm đọc những tin nầy ở blog của bác Đào sẽ có nhiều thông tin về cuộc chiến tranh giử biên giới,biễn đảo cua nhân dân bị cố tình lãng quên.

    Trả lờiXóa
  3. Đau đớn quá: pháo binh ta lại nện vào đội hình quân ta... là sao? Một trận đánh, một ngày mà có đến gần 1 ngàn liệt sỹ? Khủng khiếp quá!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi có một người bà con tên là Việt - Trần Văn Việt quê ở xóm 6, xã Thanh Mỹ huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Anh Việt nhập ngũ năm 1983, sau đó được tăng cường lên chốt ở Vị Xuyên, Hà Giang. Sau khi xuất ngũ, khi kể chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc anh Việt có kể rằng: Thực ra, trong cuộc chiến biên giới phía Bắc thì giao đoạn 1984 -1988 bộ đội ta hy sinh rất nhiều, nhiều hơn giai đoạn 1979 - 1983. Có những trận Trung Quốc giã pháo giấy (loại pháo nổ như pháo thật nhưng không sát thương) đồng thời cho quân tràn sang trận địa ta. Thông thường, mỗi khi có pháp kích của địch là bộ đội ta phải xuống hầm trú ẩn. Dứt đợt pháo kích thì toàn bộ chốt của ta đã bị giặc chiếm từ bao giờ, chúng tàn sát bộ đội ta từ hầm trú ẩn vừa lên rất dã man. Anh Việt sau này vì nghèo khổ quá phải đưa vợ con đi kinh tế mới ở Lâm Đồng. Ai muốn tìm hiểu thêm thì đến ngã 3 Mắm Ruốc, xã Lộc An, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng hỏi thăm nhà anh Việt chị Vân, dân Thanh Chương, Nghệ An vào làm kinh tế mới để gặp trực tiếp anh Việt, tôi nghĩ anh là nhân chứng sống cho cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc những năm 1984.

    Trả lờiXóa
  5. Sự ác liệt của trận Vị xuyên năm 84 còn chưa được thống kê đầy đủ về số chiến sĩ bị thương(?). Sau này vào những năm 80 của thế kỷ trước Phòng chính sách quân khu một đã lập hồ sơ truy tặng vô số kể các hạng tương tật cho bộ đội nhờ trận đánh ấy.(?)

    Trả lờiXóa
  6. Mong cho linh hồn các liệt sĩ hy sinh vì đất nước được siêu thoát,phù hộ cho dấn tộc Việt đủ sức bảo vệ đất nước khỏi bọn xâm lược phương bắc

    Trả lờiXóa
  7. Hôm 29/6/2014 tôi có qua nghĩa trang Ba dốc Đồng hới, Quảng Bình có vào thăm bia mộ anh Nguyễn Hữu Thanh
    Bia mộ có ghi
    Liệt sỹ
    Nguyễn Hữu Thanh
    Sinh ngày 20/12/1954
    .Phường Bắc Lý TP Đồng Hới
    Nhập ngũ tháng 5 -1972
    Chức vu Tiểu đoàn trưởng
    D3-E876-F356
    Hy sinh 12-7-1984
    Nếu đồng đội nàằm356 qua Quảng bình ghé vào thăm hàng mộ thứ nhất gần cuối bên phải hoặc hỏi quản trang họ hiết

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mình có bác là liệt sỹ hi sinh trong trận này.nhưng ko biết làm cách nào để tìm thấy phần mộ của bác c11-d3-e876-f356.bác mất ngày 12/7/1984.Ai biết giúp mình với ! sđt 0973605593
      01655353295

      Xóa
    2. Mình cũng có bác đã hi sinh nhưng ko biết làm cách nào để tìm lại được phần mộ của bác
      Nguyễn Văn Huy
      sinh 1983
      quê phúc thọ-hà tây (cũ)
      đi ngày 23/8/1983
      mất ngày 12/7/1984
      tại mặt trận biên giới phía bắc
      C11-D2-E876-F356
      Ai biết giúp mình với !
      0973605593
      01655353295

      Xóa