Tuổi hai mươi trên thành cổ Quảng Trị 'mùa hè đỏ lửa' 1972 |
* Bùi Văn Bồng
Trong bài nói chuyện mới đây với các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội, Đại tá Trần Đăng Thanh đã ào ào tuôn ra tràng giang đại hải một bài nói hơn 20.000 từ. Khi nói đến nội dung liên quan đến Triều Tiên, ông đưa ra ví dụ minh họa để nhắc tới trận chiến ác liệt 81 ngày đêm giữa các đơn vị quân giải phóng với quân Mỹ-ngụy và lính Park Chung Hee.
Ông Thanh nói: “Nếu tính 5.000 năm trở lại đây thì thế giới đã trải qua 15.000 cuộc chiến tranh lớn nhỏ và làm chết nhiều tỉ người. Và trong tháng 7 vừa qua có lẽ nhiều đồng chí đã từng tri ân Nghĩa trang Đường 9, (?), Nghĩa trang Trường Sơn và đặc biệt là Nghĩa trang Thành cổ Quảng Trị. Tháng 7 vừa rồi, tôi có quay lại thành cổ Quảng Trị, 40 năm về trước tôi từng chiến đấu ở đó. Thành cổ Quảng Trị nay chúng ta vẫn chưa biết rằng cả Thành cổ Quảng Trị 15.000 m2 ấy có bao nhiêu liệt sĩ hy sinh, chúng ta mới giám định lại có khoảng hơn 10.000 liệt sĩ”. Liệt sĩ mà ông dùng từ “giám định”, lẽ ra là xác định. Nếu còn “giám định" được, đâu có hy sinh? Ông nói tiếp: “Bây giờ ta không biết chính xác là bao nhiêu cả. Một mảnh đất 15.000 m2 đất, tôi xin nói với các đồng chí các nhà khoa học ở đây, 15.000 m2 đất mà trong 81 ngày đêm phải chịu đựng 328 nghìn tấn bom đạn, có lẽ sắt thép cũng chảy ra hết. Nhưng chỉ có con người Việt Nam , trí tuệ Việt Nam và lớp lớp sinh viên Việt Nam của rất nhiều trường Đại học thời đó là tòng quân...Cho nên tôi phải nói với các đồng chí toàn bộ Thành cổ Quảng Trị không có một nấm mồ riêng, không có một tấm bia riêng mà cả Thành cổ Quảng Trị, 15.000 m2 ấy là một tấm mồ chung của hơn 10.000 cán bộ chiến sĩ ta. Một cựu chiến binh Lê Tỉnh Dương từ Nha Trang ra thả hoa cho đồng đội của mình xúc động phải viết 4 câu thơ:
“Đỏ lên Thạch Hãn ơi sầu nhé.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc.
Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”…
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc.
Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”…
Sông Thạch Hãn |
> Thứ nhất, bài thơ trên đây là của tác giả Lê Bá Dương, không phải “Lê Tỉnh Dương” như ông Thanh nó. Lê Bá Dương (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1953), quê Nghệ An, còn có các danh: Tư Lê, Lý Quảng Trịnh, Triệu Gio Cam, là chiến sĩ quân giải phóng tại thành cổ Quảng Trị, dũng sĩ diệt Mỹ cấp II tại Thành cổ Quảng Trị. Hiện là nghệ sĩ nhiếp ảnh thuộc, phóng viên thường trú của báo Văn hóa tại Nha Trang. Là tác giả bài thơ 4 câu nổi tiếng mang tên Lời gọi bên sông (còn được biết đến với tên gọi Đò xuôi Thạch Hãn), Lê Bá Dương cũng là người đã khởi xướng nên phong trào kết bè thả hoa thường niên trên dòng sông Thạch Hãn vào ngày 27-7 để tưởng niệm vong linh đồng đội, những người đã ngã xuống mảnh đất Quảng Trị trong cuộc chiến khốc liệt của Mùa hè đỏ lửa.
Thứ hai, đây là bản gốc bài thơ của tác giả Lê Bá Dương đã in ở nhiều tờ báo, tập thơ và báo mạng:
Đò lên Thạch Hãn ơi... chèo nhẹ
Vậy, ông Thanh đã lấy bài thơ này ở đâu để đọc trích dẫn khi nói chuyện với bàn dân thiên hạ? Hay ông cố tình biên tập lại, hoặc ông bị quên, đọc tùm lum, gây phản cảm? Ông hiểu về thơ quá kém thì càng phải đọc nhiều, cải biến bồi bổ thêm tâm hồn. Trong bài thơ, tác giả viết “xin chèo nhẹ”,tức là lướt nhẹ nhàng trên sóng nước để lắng sâu kỷ niệm với những người đồng đội đã ngã xuống năm xưa, và để yên nghỉ cho những hài cốt đồng đội còn chìm dưới đáy sông sâu. Thế mà ông “biên tập” làm hỏng ý nghĩa câu thơ: “ơi sầu nhé!” (ơi sầu nhé! thì chẳng có ý nghĩa gì!) - vậy theo ông, với người CCB trở lại chiến trường xưa đi đò trên dòng Thạch Hãn, với tâm trạng tác giả lúc đó ắp đầy kỷ niệm, thương cảm, làm sao còn tâm trí để “kêu gọi” con đò, bắt con đò phải “sầu nhé!” là thế nào?
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm
Câu thơ của người ta là: “Có tuổi đôi mươi hòa sóng nước”. Thế mà ông lại biên tập trậ lấc, mất hết ý nghĩa: “Góp tuổi hai mươi thành sóng biếc”.
Lê Bá Dương viết: “Vỗ yên bờ-bãi, mãi ngàn năm”. Thế mà ông Thanh lại đọc ra thành: “Mộ yên bờ bãi mãi ngàn năm”. Của người ta là sóng “vỗ yên”, nhẹ nhàng, như ru hời hồn thiêng những liệt sĩ, mà ông “quyết liệt” đổi chữ “vỗ” thành chữ “mộ”. Tác giả dùng hình tượng con sóng vỗ, ông lại dùng từ "mộ". Thế ông chưa vào viếng nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị à? Nhà nước đưa hài cốt vào nghĩa trang, đâu có bỏ mặc tung tóe ngoài bờ bãi? Ông còn bỏ đi cái “dấu phảy nhấn ý” của tác giả, thêm một chữ “bãi” vô duyên lại vô cảm!
Ngoài bài thơ nói trên, một bài thơ hai câu của Lê Bá Dương đã xuất lộ trong một tình huống khác khi ông trả lời câu hỏi của một cô bé trong nhà dân "chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng trị?". Hai câu thơ viết vội trong trang sách học trò của cô bé và cũng là hai vế đối:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.
Thế nên, ông Thanh cần xem lại những phát ngôn và đọc thơ nêu trên!
BVB
Đại tá Trần Đăng Thanh đã ào ào như vậy là thiếu tôn trọng mọi người và ông đã coi thường chính mình.
Trả lờiXóaRất tâm đắc với ý kiến anh Bồng!
Đại tá Trần Đăng Thanh đã ào ào như vậy là thiếu tôn trọng mọi người và ông đã coi thường chính mình.
Trả lờiXóaRất tâm đắc với ý kiến anh Bồng!
Đúng bài Thơ mà chúng tôi đã chep là
Trả lờiXóaĐò qua Thach Hãn ...Xin chèo nhẹ ,
Dưới đáy sông sông sâu Bạn tôi nằm...
Nguễn Quang Sán có một Bài về Mùa hè Rát Bỏng ,có nói sơ về những cuộc vươt sông Thach hãn của cánh lính trẻ hầu hết là Hoc sinh sinh viên... để chiêm và chi viên cho Thành cổ Quảng tri mùa hè năm 72 , Cánh Thanh niên SV miền Bắc máy người biêt bơi đâu ,Mà phải vượt sông Thạch hãn dưới làn bom đạn của đối phương. nên cánh lính trẻ số bị chết vì Bom đạn ,số bị chết đuối xác chim dưới đáy sông Thạch Hãn nhiều vô kể... số Vươt lên bờ , quay lại phỉa Bắc quì lạy Tế Sao vĩnh Biệt Quê hương
Nên trong Thành cổ QT có hơn 10 000 bị giết thì dòng sông Thạch hãn cũng dấn chìm xuống đáy sông hàng ngàn mạng người con miền băc . Để đươc cái gọi là Chiến thắng Thành cổ năm 1972
Có ai có biết và có nhớ hay ko
Sao cái Thằng Thanh này trình độ Thấp hèn thế nhỉ. Toàn bộ bái của nó ko thể chấp nhận đươc.Thế mà cho nó lên Đai tá ,Tuyên huấn... mới xấu hổ chứ!!!
Cục Tuyên huấn nên lôt lon thằng này ,đuổi cổ nó ra khỏi QĐ để lai cái danh dự cho các cán bô Đã và đang làm cong tac Tuyên huấn trong QĐ
(Lính Chiến Trường).
MANG HƯU RA DỌA
Trả lờiXóa( Tặng đại tá PGS-TS Trần Đăng Thanh )
alt
Có một thằng tuổi còn non choẹt,
Nói với các cụ già giữ lấy sổ hưu !
Cái sổ hưu do chế độ này mang lại ?
Nên mọi người phải biết nâng niu.
Có một thằng tuổi còn non choẹt,
Chẳng biết có qua chiến trân ngày nào ?
Trên bục nó hô hào hết thảy :
Hãy trung thành để mai nhận sổ hưu ?
Có một thằng tuổi còn non choẹt
Chắc chưa từng biết lịch sử Việt Nam ta:
Khát khao tự do, khát khao độc lập
Dù chẳng hưu vẫn quyết chí xông pha (*)
Có một thằng tuổi còn non choẹt
Có biết rằng khi nhà nước giảm biên
Chẳng có sổ hưu vẫn về cùng thôn xóm
Đời lại vui, vui với những mảnh vườn.
………
Những người đó Tổ quốc cần nếu gọi
Sẽ xông pha đâu tiếc máu xương mình
NHƯNG KHÔNG ĐỂ MỘT TÊN …MỌI RỢ
DÙNG CÁI SỔ HƯU ĐỂ LÀM NHỤC TẤM THÂN
Một hạ sỹ quan ( 1969 - 1976 )
Viết nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam - 40 năm Điện Biên Phủ trên không )
Đúng là nhà giáo u tối, cứ tưởng người nghe là dạng què quặt ngu dốt, học mẫu giáo để tha hồ mà ông chém. Thế mà vẫn cứ ba hoa, kể cũng hay nhỉ. Tôi cũng từng nghe nhiều ông chính trị viên "giảng" về các bài chính trị, cũng cái khẩu khí y chang như vậy: dạy đời, hiểu biết, trịch thượng như cha người ta nhưng kỳ thực nói trớt quớt hết. Nên phong cho ông này thêm chức danh "Tiến sĩ chém gió" cho đủ bộ dông dài của ông.
Trả lờiXóaBưa trước đọc bài của lão phó giáo sư đểu ni mà tui tức anh ách. Bài thơ hay rứa, xúc động rứa mà lão không thuộc,dám chèn câu câu chữ thúi hoắc của lão vô.
Trả lờiXóaĐò lên Thạch hãn xin chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi đôi mươi hòa sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm.
Hồi năm trước nghe nói một loạt sĩ quạn quan đội được phong phó giáo sự, tiến sỹ.Té ra phó giáo sư, tiến sỹ vừa ngu, vừa đểu như ri.
Ông Thanh là Phá GS TS mà! Phá GS thì cái gì cũng biết, nhưng mà cũng chẳng biết cái gì!
Trả lờiXóaBữa trước nghe qua bài giảng của lão ni, thấy lão dẫn chứng thơ mà tức ói máu. Cả bài thơ hay rứa, xúc động rứa mà lão hông thuộc. lại dám chèn câu chữ thúi hoắc của lão vô.
Trả lờiXóaĐò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Hồi năm trước có nghe một loạt sỹ quan quân đội được phong phó giáo sự, tiến sỹ. Té ra là lũ ngu dốt như lão Thanh ni
Không một báo cáo viên nào đi báo cáo mà không có sự chỉ đạo của cấp trên, còn phải duyệt từng câu từng chữ, ông đại ta này cũng vây, nhất dịnh phải có sự chỉ đạo của tổng cục chính trị, bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo, ban bí thư Bộ chính trị. Cứ đổ hết tội cho mình ông cũng không phai.
Trả lờiXóaNhục hơn con cá nục!!!
Trả lờiXóa328000 tấn/ 15000 = 21.86 tấn/m2! Bác Thanh này "thả bom" kinh quá!
Trả lờiXóaCó một đoạn văn lần đầu tiên tôi được đọc mà nước mắt cứ giàn giụa, bây giờ mỗi khi nhớ lại đoạn văn đó sống mũi vẫn cay cay…
Trả lờiXóa“Năm 1987, lần đầu tiên sau hòa bình Lê Bá Dương về lại huyện Triệu Hải (thị xã Quảng Trị) và rạng sáng ngày 27 tháng 7, ông ra chợ mua hết hoa rồi thuê người chở xuống bến sông. Tại đây, ông thuê một con đò của một bà mẹ ngư dân với giá 8.000 đồng/giờ để đi thả hoa trên sông. Thả hoa xong, vừa đúng 4 giờ thuê đò, ông lấy tiền trả cho bà mẹ thì bất ngờ mẹ quỳ sụp xuống lạy và khóc: “Mi làm rứa, răng mệ lấy tiền mi…”. Rồi hai mẹ con cùng khóc trước sự sững sờ của những người bạn của ông vừa ào ra bến thuyền. Thì ra hôm đó tại hội trường, trong lễ kỷ niệm Ngày thương binh liệt sĩ mọi người bàn nhau đi mua hoa để viếng nghĩa trang. Khi ra chợ thì hoa không còn, hỏi thì mấy chị bán hoa nói có anh bộ đội nào đó đã mua hoa rồi vừa đi vừa khóc ra phía bờ sông, mấy người bạn đoán ngay là Lê Bá Dương liền vội lao ra sông.”
Bốn câu thơ xúc động đến nghẹn ngào, đến giàn giụa nước mắt của anh Lê Bá Dương ra đời trong hoàn cảnh đó, chỉ đọc một lần là đã thuộc, vậy mà không hiểu ông đại tá TĐT có trái tim gì mà lại đọc ra như thế.
Thanh có vẻ là một kẻ ngớ ngẩn nhỉ. Chắc cũng kiếm chút cháo đây.
Trả lờiXóaTác giả mong "đò" lên Thạch Hãn hãy nhẹ mái chèo vì còn biết bao đồng đội của mình còn nằm lại nơi lòng sông, đó là sự thành kính để tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ đã ngã xuống nơi này thì ông Thanh lại phịa ra là "đỏ"-lên sông(Thạch Hãn)ơi,để rồi"sầu nhé".
Trả lờiXóaỞ các câu tiếp theo ý TG là sự hy sinh của các LS và tuổi trẻ của các Anh biến thành sóng nước để mãi mãi vỗ yên bờ(vì sự trường tồn của Tổ quốc)thì ông Thanh lại phịa thành"sóng biếc" và" mộ yên bờ".Xin thưa với ông Thanh là các Anh làm gì có mộ mà yên bờ.
Có lẽ nên gọi là thơ của "tạ đái(đại tá nói ngược)Thanh hi! hi!
Cho cháu xin lỗi Đại tá Bùi Văn Bồng(mặc dù Chú đã về hưu), nhưng thế mới là"Bộ đội cụ Hồ" chứ còn ngữ kia thì...ứ thèm nói nữa.
Đại tá Thanh: dốt về thơ, ngu về sử, mà muốn thầy thiên hạ ko biết xấu hổ.
Trả lờiXóaCŨNG CHIM CÔNG
Trả lờiXóaKhéo sinh một lũ chỉ ngồi trông
Phét lác nói năng chẳng khác rồng
Nửa chữ bẻ ra ngu cả biết
Đôi lời gom lại dốt như không
Ngọng thì “cháo chó” khoe rằng tốt
Mù chớ “ngây ngô” cãi nó hồng
Đen trắng nhập nhèm cho hổ lốn
Cũng mào cũng mỏ cũng chim công
29/8/2011
Nguyễn Thạc Điền