Tổ kén |
Lối sống co lại là một phản xạ tự nhiên. Một ông Chủ tịch tỉnh ký nhiều quyết định thu hồi đất sai trái, dân khiếu kiện nhiều lần không giải quyết. Vì né tránh ‘tội”, thấy dân là co lại. Thậm chí ngó cửa sau, chuồn!
Một vị giám đốc bất tài, nhưng vì bỏ tiền mua bằng cấp, mua chức, ai cũng biết. Mỗi làn gặp cán bộ nhân viên là co lại. Vì họ biét mình còn khuyết điểm nặng hơn họ, chẳng dám nghiêm khắc với ai.
Một vị giám đốc bất tài, nhưng vì bỏ tiền mua bằng cấp, mua chức, ai cũng biết. Mỗi làn gặp cán bộ nhân viên là co lại. Vì họ biét mình còn khuyết điểm nặng hơn họ, chẳng dám nghiêm khắc với ai.
Một vị quan tòa xử nghiêng lệch về phía bị đơn, khiến cho công lý về phía nguyên đơn bị vùi dập, co lại.
Một người đứng đầu cơ quan tham nhũng, thủ đoạn, khi họp chi bộ, họp đảng ủy, co lại.
Một cán bộ sắp đến kỳ lên lương, hoặc trong nguồn bồi dưỡng đào tạo, thấy Bí thư Đảng ủy, Thủ trưởng sai sờ sờ, nhưng vì nghĩ cái lợi trước mắt cho mình, co lại…vv. Sống ép, sống nén, co lại, đối phó để giữ cái ghế quyền lực, ôm khư khư quyền lợi.
Đó là sự co lại của các vị quan chức phạm sai lầm. Họ biết sai chứ không phải là vô tình. Họ cố ý làm sai, chứ không phải là do trình độ năng lực yếu kém, hoặc do thiếu thông tin gì cả. Vì họ tự biết điều đó là vi phạm đạo đức, phẩm chất cán bộ đảng viên, vi phạm pháp luật, nhưng vì tham tiền, vì ôm cái cục cá nhân chủ nghĩa quá to, họ cứ làm. Làm sai, làm liều rồi, khi gặp bối cảnh, tình huống, con người nào đụng đến, hoặc ai đó có khả năng lôi mặt ra, buộc họ phải co lại. Chính họ đã làm mất cái giá trị quý nhất của con người là lòng tự trọng và quyền được sống tự do thoải mái.
Còn người dân và cán bộ nhân viên thấp cổ bé họng cũng sống co lại.
Họ sợ đấu tranh-tránh đâu, nên co lại, không muốn đụng đến chuyện đấu tranh phê bình ai cả. Họ tặc lưỡi: “Thôi, chả dại! Chuyện của cả cơ quan, của làng xóm, của toàn xã hội, đụng đến làm gì? Không khéo chẳng phải dầu cũng phải tai, sinh vạ”.
Một thanh niên đang phấn đấu vào Đảng, thấy các đảng viên làm sai, họp chi đoàn mặc dù được khuyến khích đoàn viên góp ý với đảng viên, nhưng co lại: “Thôi, đụng đến, nó đì, nó trù úm, mất phiếu, vào đảng sao được!”. Tốt nhất là co lại!
Một người dân được chính quyền mời họp, mời góp ý “xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh”. Nhưng kinh nghiệm qúa nhiều rồi, các ổng (ông ấy) nói dzậy mà hổng phải dzậy, phê bình các ổng, hôm nào lên xã (phường) xin chứng giấy đi học cho con cháu, nó đì, nó sinh chuyện chậm chạp, rắc rối, thêm bất lợi. kệ nó. Và co lại!
Một người rõ ràng thấy kẻ cắp, định la lên, nhưng bọn trộm giơ nắm đấm dọa, đành im miệng co lại, nhìn mà ngậm tức.
Một người dân được công an mời làm chứng về việc có mặt ở hiện trường cuộc ẩu đả, vụ tai nạn. Nhưng khi nói sự thật thì công an ngăn lại, vì họ muốn bảo vệ cho bên phạm sai lầm, cũng co lại.
Một nhân viên muốn mở trang mạng đọc tham khảo thông tin, nhưng nghĩ đến qy định của Thủ tường cấm cán bộ, nhân viên đọc “mạng lề trái”, cũng co lại: “Mình đọc trang báo “lề phải online” nhưng biết đâu kẻ xấu bụng đi “mét” thủ trưởng là thấy đọc trang mạng cấm, thôi tắt máy, khỏi đọc, sinh phiền”…
Đó là lối sống dễ tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, làm yếu sức mạnh đoàn kết. Cái "tôi" qúa bao trùm, mình chỉ vì bản thân, gia đình mình, không dễ mà vì người khác, chưa nói đến cái "vì" lớn hơn là dân tộc, đất nước. Về đề tài này, nhà văn Vương Trí Nhạn đã phân tíh có lý:
... “Người Việt xưa tới giờ khổ quá, đến khi ra với thế giới thì mắt như bị chói, cái gì cũng thèm thuồng. Hết gồng mình lên chiến đấu nay lại gồng mình lên để hưởng thụ. Trong gia đình, ta cúi mặt xuống chiều chuộng nhau mà không dám đặt ra yêu cầu cao với nhau. Theo tôi, căn nguyên của cái cách ứng xử này là cảm giác tự ti, nhìn thấy cái sung sướng vừa đến với mình nó mong manh quá, còn thế giới vẫn xa lạ quá. Che mắt mình lại, không muốn lộ ra ở mình cái phần bất lực, bởi tận thâm tâm, tin rằng không bao giờ đạt được cái phần nhân loại hôm nay đã tới. Nghịch lý là ở chỗ do mang tâm thức tự ti đó, khi quay lại nhìn bản thân, ở nhiều người - không ai bảo ai - sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc. Rằng so ra ta cũng ghê gớm lắm;... Đã đến lúc đặt vấn đề là tồn tại sẽ như thế nào, thế nhỡ sự thích nghi làm cho chúng ta mòn mỏi, kém cỏi, tầm thường và hư hỏng đi thì sao?”.
Đó là lối sống dễ tách cá nhân ra khỏi cộng đồng, làm yếu sức mạnh đoàn kết. Cái "tôi" qúa bao trùm, mình chỉ vì bản thân, gia đình mình, không dễ mà vì người khác, chưa nói đến cái "vì" lớn hơn là dân tộc, đất nước. Về đề tài này, nhà văn Vương Trí Nhạn đã phân tíh có lý:
... “Người Việt xưa tới giờ khổ quá, đến khi ra với thế giới thì mắt như bị chói, cái gì cũng thèm thuồng. Hết gồng mình lên chiến đấu nay lại gồng mình lên để hưởng thụ. Trong gia đình, ta cúi mặt xuống chiều chuộng nhau mà không dám đặt ra yêu cầu cao với nhau. Theo tôi, căn nguyên của cái cách ứng xử này là cảm giác tự ti, nhìn thấy cái sung sướng vừa đến với mình nó mong manh quá, còn thế giới vẫn xa lạ quá. Che mắt mình lại, không muốn lộ ra ở mình cái phần bất lực, bởi tận thâm tâm, tin rằng không bao giờ đạt được cái phần nhân loại hôm nay đã tới. Nghịch lý là ở chỗ do mang tâm thức tự ti đó, khi quay lại nhìn bản thân, ở nhiều người - không ai bảo ai - sinh ra tâm lý tự huyễn hoặc. Rằng so ra ta cũng ghê gớm lắm;... Đã đến lúc đặt vấn đề là tồn tại sẽ như thế nào, thế nhỡ sự thích nghi làm cho chúng ta mòn mỏi, kém cỏi, tầm thường và hư hỏng đi thì sao?”.
Nghĩa là: Từ kẻ quyền cao chức trọng, đến trung gian nịnh thần, rồi cả người dân ai cũng phải nơm nớp, thủ thế, tự giữ cho mình, an phận thủ thường. Ai cũng có ly do để sống co lại cho riêng mình. Xã hội vậy gọi là tự do được à? K.Mác nói: “Hạnh phúc là đấu tranh”. Nhưng ai cũng chỉ quanh quẩn nghĩ rằng: “Im lặng là vàng, đấu tranh-tránh đâu? Hạnh phúc chưa biết sao, nhưng bị trả thù, bị trù úm, bị gây phiền bất an cho cuộc sống là thực tế cứ sờ sờ ra đấy”!
Ngay đến việc nói thẳng sự thật, nêu lên đúng bản chất vấn đề, gọi thẳng tên người sai phạm cũng né tránh: “Đồng chí X”…
Người Việt Nam rất dũng cảm chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay, làm nên truyền thông anh hùng của dân tộc. Nhưng chỉ quyết liệt, khí phách khi bối cảnh đặt ra giữa cái sống và cái chết, khi “nước đến chân mới nhảy”. Nhưng tầm nhìn xa, bản lĩnh phản vệ, tư duy độc lập, thể hiện chính kiến và tác phong phản biện xã hội lại bị tâm lý (như là thực dụng, lối sống tiểu nông xa xưa) co lại, "mũ ni che tai, đèn ai nấy rạng".
Thế nên, cứ lặp di lặp lại: Giành độc lập, lại mất độc lập. Thắng giặc này xong, lại bị giặc khác xâm lăng. Suốt cả mấy nghìn năm rồi, một dân tộc chưa bao giờ hết bóng giặc, một dân tộc quan lại đè cổ dân rất khắc nghiệt. Dù cho thế hệ âm X (-X) trước Công nguyên đến Xo (Ếch không) rồi X1 đến X…đời sau nữa cùng chr loanh quanh cái vòng nô lệ hết kẻ này đến kẻ khác. Sự nhịn nhường thái quá đến mức tự đánh mất ý chí, bản lĩnh sống, không mạnh dạn bày tỏ quan điểm, chính kiến. "Đối phương" thấy vậy lợi dụng sự nhân nhượng lấn tới mà vẫn nhu nhược rồi cuối cùng tự mình gánh lấy kết cục nhục nhã. Do mình phản ứng chậm trong cuộc sống thường nhật, nghe nói sai, nói bậy, nói sảng rất khó chịu mà không dám phản ứng tức thì, không “huýt sáo” rời ghế cử tọa mà cứ im re ngồi, nghe xong ra ngoài mới bàn luận “vuốt đuôi” rồi ngậm tức dài dài. Ôi, ai cũng an phận thủ thường, ai cũng co lại, cho nên thành miếng đất mỡ màu cho cái xấu, cái ác phình to rồi hại đến chính mình, đến đời con cháu mình!
BVB
Tại cái gương "anh hùng Núp"lớn quá nên toàn đảng toàn quân lại càng kiếm chổ núp che thân..giáo dục toàn dân phải núp vào...tư tưởng chú, đạo đức chú, tượng đài chú...ăn theo cái xác khô của chú...!
Trả lờiXóaBây giờ chúng lại kéo cả dân tộc núp vào "16 vàng,4 tốt" hòng tiếp tục ..giử cái ghế,mà không phải ghế tệ lắm cũng còn cái.... "sổ hưu" hay "sổ chó" dẫu phải làm kiếp chó...Tàu !(GSTS TĐ Thanh hụych tẹc cả rồi)...
Bài viết đơn giản nhưng sắc bén .
Trả lờiXóaVâng, đấu tranh thì tránh đâu, một ông bố đi làm nuôi cả nhà, bây giờ vì đấu tranh mà bị người ta đuổi, vợ công tác cũng bị hoạnh họe, con cái nheo nhóc, không có tiền chạy ăn từng bữa, con đau không có tiền mua thuốc chữa bệnh, bản thân không có cái sổ hưu về già v.v và v.v, một cuộc sống nặng về vật chất như hiện nay gò bó con người ta trong tổ kén, tặc lưỡi mà thu lại. Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Đúng là trên cái hoang đảo của người gù, thằng đứng thẳng tự nhiên xa lạ và muốn tồn tại nó phải làm gù lưng mình đi.
Trả lờiXóaCó một số điều "co lại" của bác, tôi chưa đồng ý hẳn. Bởi vì hành động "co lại" là còn có chút tự trọng, biết sợ. Còn đàng này, không ít trong bọn họ chẳng hề sợ để "co lại" bác ạ!
Trả lờiXóaBản năng phòng thủ để tự vệ là điều cần thiết.
Trả lờiXóaBác nói hơi nặng lời về các sếp tồi đó...
Thu hồi đất Nông nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho các đại gia và các quan chức chính quyền, vì vậy họ đã rất quyết liệt trong việc thu hồi đất ...người ta vẽ ra nhiều chiếc bánh thật ngon thật đẹp từ đất để thuyết phục cấp trên phê duyệt kế hoăch thu hồi đất. (Không từ cả thủ đoạn mua chuộc hối lộ) để được phê duyệt thu hồi đất. đê xây dựng các dự án sân gôn...Khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái ...vv Các dự án này chẳng qua là việc tạo điều kiện cho cá nhân đầu cơ tích trữ đất đai, kiếm chác trục lợi từ đất ...không tạo ra của cải và không đem lại lợi ích gì đáng kể cho đời xã hội mà con góp phần bần cùng hóa một số đông Nông dân do mất đất sản xuất và làm nghèo thêm cho đất nước, những người phê duyệt dự án biết rõ điều này nhưng vẫn nhắm mắt ký bừa. phê duyệt dự án tràn lan, rõ ràng là người duyệt dự án ở đây đã được lại quả nhiều lắm...
- Ký quyết định đề bạt, thăng quan tiến chức cho cấp dưới thiếu năng lực, bằng dổm họ biết cả chứ!! ăn đời ở kiếp cùng nhau, biết rõ tông ti họ hàng biết cả mả tổ của nhau táng ở đâu? Vì tiền , hàng...vàng, gái...OK.
Chả ai thèm xem. Em tăng thơ cho 1 quan quan chức...Bà vợ nói ngay. Làm gì có thời gian mà đọc...Thơ với chả văn, đem về mà nhóm bếp...
Hu hu buồn.
Gió lào xứ Thanh cảm ơn bài viết của anh BVB, thật chí lý.
Dân tộc này bao phen "giành độc lập, lại mất độc lập. Thắng giặc này xong, lại bị giặc khác xâm lăng. Suốt cả mấy nghìn năm rồi, một dân tộc chưa bao giờ hết bóng giặc, một dân tộc quan lại đè cổ dân rất khắc nghiệt".
Trả lờiXóaBác BVB nói rất đúng. Vì cứ thắng giặc xong vua quan lại quay lại bóc lột nhân dân, khiến cho dân nghèo nước yếu, thế là lại như "mời gọi" quân xâm lược vào (Cái tường thấp mời kẻ trộm - tục ngữ Anh)
Người mài mực cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô
Quang Trung trên bành voi, Người cầm giáo xông lên phía trước
Quang Trung lên làm vua, Người về nhà cày ruộng
Bị lão Trương tuần bắt nạt cũng run
(Lưu Quang Vũ)
Bác Bồng ơi, cháu rất thích đoạn mà bác trích của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhạn. Bác lấy ở bài viết nào vậy ạ? Nếu có thể, bác cho cháu đường link xem toàn bộ bài nghiên cứu của bác Nhạn kọ ạ? Cảm ơn bác về blog này, cháu rất tâm đắc với 1 số bài trong blog của bác. Kính chúc bác sức khỏe!
Trả lờiXóa