Hai siêu cường tranh bá |
*Đại tá Bùi Văn Bồng
Dù muốn hay không thì Mỹ vẫn công nhận Trung Quốc nay đã trở thành siêu cường với sự manh nha từ cuối thế kỷ 20, rõ nhất là bước sang thế kỷ 21. Tổng thống Obama cũng thừa nhận như vậy. Trong hơn một thập niên qua, Mỹ rất chú ý đến những cuộc đối thoại với Trung Quốc, về một lĩnh vực, hay một nội dung chiến lược nào đó trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi. Sự đối đầu trong quan hệ Mỹ-Trung nay khác xa với sự đối đầu Mỹ-Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Trong khi khó vực dạy vị thế siêu cường đáng gờm xưa kia, Nga không còn là nước mà Mỹ phải trần thân trước nhiều mối quan ngại như thời Liên Xô chưa bị sụp đổ. Khối VACSAVA xưa (1990 khối này có trên 4,8 triệu quân - riêng Liên Xô đã góp 3.7 triệu 'tinh nhuệ' quân), tồn tại gần 40 năm đối trọng với NATO cũng khép lại danh sách trong chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ.Từ những năm 1940 của thế kỷ 20, sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân Pháp bị thất sủng tại chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ đã nỗ lực lớn với chính sách rõ ràng hơn cho sự hiện diện làm chủ khu vực châu Á-Thái bình Dương. Đế quốc Mỹ chớp nhanh “thời cơ” đã đến, không bỏ qua nguồn lợi ích sống còn trong việc duy trì sự kiểm soát khu vực, mong tạo được ổn định, tự do hàng hải và quyền hoạt động thương mại hợp pháp trong khu vực Đông Nam Á. Muốn vậy, không đâu hơn là phải đứng chân được tại Đông Dương, mà Việt Nam là tâm điểm. Trong hàng thế kỷ qua, Mỹ tham gia hoạt động trong khu vực cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á, bao gồm cả sự hiện diện từ chiến thắng của phe “đồng minh” trong thế chiến thứ 2 với nhiều căn cứ quân sự và lực lượng chiến đấu tại Nhật Bản, cùng với những bước chuyển tiếp triển khai các lực lượng Mỹ trong thời kỳ xảy ra cuộc chiến tranh Triều tiên, vừa chủ động tấn công, vừa làm hậu thuẫn, trở thành một nhân tố trung tâm của liên minh Nhật-Mỹ-Hàn trong việc giữ gìn hòa bình và bảo vệ những lợi ích của khối này.
Từ thập niên 60 của thế kỷ trước, Mỹ gia tăng chiếm giữ thế mạnh quân sự ở Đông Nam Á, tăng cương đối đầu với Liên Xô, trong đó có việc xây dựng các căn cứ quân sự ở Philippines, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc, nhằm hỗ trợ cho thế chiến lược và đánh chiếm cho kỳ được 'cái bàn đạp' Đông Dương. Trước bối cảnh đó, Trung Quốc hô to đối đầu với Mỹ như một sự tung hỏa mù dư luận thế giới, nhưng mặt khác lại lén ngầm bắt tay với Mỹ để cùng triệt hạ Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, cũng là để Mỹ không đụng đến Trung Quốc.
Giới quan sát đã sớm có nhận định và bình luận rằng, chính Trung Quốc là gián điệp nằm ngay trong phe XHCN. Để lấp liếm, che đậy cái vỏ bọc hai măt đó, Trung Quốc không ngừng rêu rao: "Xây dựng CNXH, chủ nghĩa cộng sản theo màu sắc Trung Quốc". Từ cái nền "ngấm ngầm", ngoéo giò, ngoắc tay đó đã hơn nửa thế kỷ qua, trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ Mỹ Trung càng thêm chặt chẽ theo giao thức kiểu mới. Chủ nghĩa thực dụng Trung Quốc đã bộc lộ rõ trong đúc kết của Đặng Tiểu Bình: "Mèo trắng hay mèo đen đều được cả, miễn là bắt được chuột" (!?).
Sau khi “lừa miếng” bằng mọi cách, Mỹ đã thắng trong chiến lược đối đầu với Liên Xô, làm sụp đổ Liên Xô và các nước Đông Âu cách đây hơn 20 năm. Từ đó, hệ thống “phe XHCN” coi như không còn gì phải lo ngại với Mỹ. Trung Quốc từ sau thế chiến thứ 2 hơn nửa thế kỷ đã quan hệ khá chặt chẽ, những cái bắt tay, thỏa thuận ngầm và cả những cuộc viếng thăm công khai. Nay Mỹ thấy vai trò Trung Quốc không thể nằm ngaoì chiến lược ngoại gai. Và Mỹ coi Trung Quốc với Mỹ là hai siêu cường hiện nay. Ông Putin đã bước sang thập niên thứ hai cầm quyền, nhưng vẫn không thể “tự nắm tóc mình” vượt qua vũng lội. Vì thế, trước sự hình thành một thế giới lưỡng cực, Mỹ không thể mặc kệ Trung Quốc. Mối quan hệ hai nước từ những năm cuối thế chiến thứ hai nay càng chặt chẽ hơn, dưới phương thức mới, trong bối cảnh mới toàn cầu. Mỹ vẫn nuôi hy vọng các cuộc đối thoại ấy sẽ hóa giải các tranh chấp giữa hai quốc gia có hai nền kinh tế và hai nền quốc phòng lớn nhất thế giới. Nhưng thời đại hiện nay đã khác, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: "Thời đại hôm nay không còn là thời mà quốc gia này có thể ỷ trên sức mạnh áp đặt ý chí lên một quốc gia khác, đặc biệt khi đụng chạm tới vấn đề thiêng liêng là chủ quyền quốc gia".
Đặt giữa quan hệ Mỹ-Trung, Việt Nam đang gặp bất phương trình khó giải, khó đi đến nghiệm số. Bởi vì cái thế chiến lược toàn cầu thời kinh tế thị trường hiện nay, Việt Nam rơi vào 'thế kẹt đối ngoại", khó khăn trong việc xác định đối tác, đối trọng, đối tượng. Mảnh đất có hình chữ S, như một người đàn bà gầy guộc oằn người dưới hai gánh nặng ở hai đầu, sẽ có nguy cơ lại đẫm đầy máu và nước mắt. Với sự 'lôi kéo tâm điểm Việt Nam" của hai siêu cường, Việt Nam như một cỗ xe song mã, nhưng hai con ngựa không song hành mà kéo về hai phía như sự giành giật thế mạnh có lợi. Nếu như "Cỗ xe VN" không vững chắc, không đủ lực và tài để tự chủ, mất cảnh giác và thiếu tỉnh táo thì 'cõ xe' đó có thể bị phá banh bất cứ lúc nào. Đi hẳn với Mỹ cũng không ổn, chỉ ngả về phía Trung Quốc cũng không xong, trong khi đó khả năng vẫn đặt ra là nơi chia lợi quyền của hai siêu cường. Cho nên, trong bố cảnh đó, Việt Nam cần giữ vững lập trường gắn độc lập, tự do dân tộc với quyền tự chủ, tự quyết. Từ xưa đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam một cách vô tư, càng không có "tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, tình huynh-đệ" như lời lẽ đối ngoại và báo chí tung hô. Những trò đó không dễ lừa mị được nhân dân và dư luận quốc tế. Mọi hậu họa chỉ riêng Việt Nam gánh chịu. Trung Quốc luôn luôn xúi giục Việt Nam làm những việc có lợi cho Trung Quốc. Việt Nam đã trả giá đắt cho những vận dụng các bài học về phương pháp cách mạng kiểu Tàu-Mao.
Trong thế chiến lược mới toàn cầu hiện nay, đặt trong xu thế tạm thời hòa hoãn giữa đa cực và phân cực, Việt Nam cần gạt bỏ tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, nhờ sự che chắn vào siêu cường như giai đoạn từ sau thế chiến thứ 2 đến năm 1975. Độc lập, tự chủ của Việt Nam trong thời đại ngày nay càng đặt ra nhu cầu Bản lĩnh nội tại của Việt Nam. Có thể xu thế một Việt Nam trung lập, không nghiêng ngả về ai, cũng không cần động tác giả, giữ bề ngoài đối ngoại với ai lại rất cần thiết chăng? Bản lĩnh độc lập, tự tôn dân tộc, thái độ dứt khoát, rõ ràng để tự khẳng định, đoàn kêt toàn dân tộc phát huy mạnh nội lực kết hợp mở rộng quan hệ quốc tế lúc này là rất quan trọng. Không có một thứ chủ nghĩa nào có sức mạnh và độ bền vững bằng chủ nghĩa yêu nước. Sức mạnh đó nhiều nước không thể có được như Việt Nam. Trong lúc này, phát huy truyền thống tự lập, tự cường, nuôi dưỡng và tiếp tục phát huy cao độ lòng yêu nước của mỗi người dân Việt là vô cùng cần thiết.
Trong thế chiến lược mới toàn cầu hiện nay, đặt trong xu thế tạm thời hòa hoãn giữa đa cực và phân cực, Việt Nam cần gạt bỏ tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, nhờ sự che chắn vào siêu cường như giai đoạn từ sau thế chiến thứ 2 đến năm 1975. Độc lập, tự chủ của Việt Nam trong thời đại ngày nay càng đặt ra nhu cầu Bản lĩnh nội tại của Việt Nam. Có thể xu thế một Việt Nam trung lập, không nghiêng ngả về ai, cũng không cần động tác giả, giữ bề ngoài đối ngoại với ai lại rất cần thiết chăng? Bản lĩnh độc lập, tự tôn dân tộc, thái độ dứt khoát, rõ ràng để tự khẳng định, đoàn kêt toàn dân tộc phát huy mạnh nội lực kết hợp mở rộng quan hệ quốc tế lúc này là rất quan trọng. Không có một thứ chủ nghĩa nào có sức mạnh và độ bền vững bằng chủ nghĩa yêu nước. Sức mạnh đó nhiều nước không thể có được như Việt Nam. Trong lúc này, phát huy truyền thống tự lập, tự cường, nuôi dưỡng và tiếp tục phát huy cao độ lòng yêu nước của mỗi người dân Việt là vô cùng cần thiết.
Dù Mỹ đã nhiều nỗ lực theo phương thức bắt tay cùng có lợi, lấy cái gọi là “mềm hóa, tránh căng thẳng, tránh đối đầu”, hoặc kiên trì kế sách kêu gọi thiện chí hòa bình để làm nền nhằm hóa giải các vấn đề đang đặt ra liên quan đến quan hệ hai nước siêu cường. Có lẽ coi đó là “thượng sách” với Trung Quốc, ông Obama tưởng như kìm bớt được sự hung hăng, lấn lướt trong quyết tâm tranh chấp của Trung Quốc, nên ở năm cuối của nhiệm kỳ thứ nhất, ông đã chọn một chính sách khác hẳn: Trở lại châu Á để kiềm chế Trung Quốc, chủ yếu về phương diện chính trị và quân sự. Nhưng, sau Đại hội 18, với sự bộ lộ cứng rắn hơn và gia tăng các âm mưu, thủ đoạn độc chiếm Biển Đông, những động thái vì mục đích nếu trên của ông Obama coi như hết hy vọng.
Trong cuộc tranh chấp Mỹ-Trung ở khu vực đông Nam Á hiện nay, nếu như Mỹ và Trung Quốc tránh bớt sự đối đầu (hiện ít xảy ra khả năng này, vì ráng buộc quyền lợi của cả hai nước, vì bối cảnh toàn cầu hóa), Mỹ-Trung đang cố gắng thu xếp các tranh chấp một cách hòa bình. Trong xu thế đó, Việt Nam có nguy cơ trở thành một món hàng để hai bên trả giá và đổi chác với nhau. Lại cũng giống thời Chiến tranh lạnh.
Theo học giả Nguyễn Hưng Quốc, chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc: Ngày xưa, người ta hay nói Việt Nam may mắn có một vị trí thật tuyệt vời để có thể đón nhận được nhiều luồng văn minh trên thế giới. Nay, mới thấy nhận định và niềm tự hào ấy hoàn toàn sai. Từ góc độ địa-chính trị, Việt Nam là một túi thuốc nổ. Với một viễn ảnh rất đáng lo.
Theo học giả Nguyễn Hưng Quốc, chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc: Ngày xưa, người ta hay nói Việt Nam may mắn có một vị trí thật tuyệt vời để có thể đón nhận được nhiều luồng văn minh trên thế giới. Nay, mới thấy nhận định và niềm tự hào ấy hoàn toàn sai. Từ góc độ địa-chính trị, Việt Nam là một túi thuốc nổ. Với một viễn ảnh rất đáng lo.
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến cả thế giới. Nhưng nước chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất có lẽ là Việt Nam. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Việt Nam rất dễ có nguy cơ trở thành một tiền đồn. Như thời Chiến tranh lạnh...
Ông Quốc cũng cho rằng: Trước mắt, Mỹ tiến hành biện pháp kiềm chế Trung Quốc trong hai lãnh vực chính trị và quân sự bằng hai biện pháp chính:
Thứ nhất, họ thay đổi cấu trúc quân sự ở tầm vĩ mô: Trước, các chiến hạm của Mỹ được phân bố đồng đều 50/50 trên hai vùng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nay, họ chuẩn bị để đến năm 2020, tỉ lệ ấy sẽ là 60/40, nghiêng về phía Thái Bình Dương.
Thứ nhất, họ thay đổi cấu trúc quân sự ở tầm vĩ mô: Trước, các chiến hạm của Mỹ được phân bố đồng đều 50/50 trên hai vùng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nay, họ chuẩn bị để đến năm 2020, tỉ lệ ấy sẽ là 60/40, nghiêng về phía Thái Bình Dương.
Thứ hai, Mỹ cũng ráo riết củng cố và phát triển quan hệ quân sự với các đồng minh cũ cũng như tìm kiếm các đồng minh mới trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kể cả các đảo quốc nhỏ nhoi và xa xôi như Solomon Islands. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ vẫn là các quốc gia gần với Trung Quốc nhất như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Singapore, Myanmar và Việt Nam.
Cả hai biện pháp này vừa mới manh nha, không thể biết được là chúng thành công hay thất bại. Tương lai của vùng châu Á - Thái Bình Dương và từ đó, của cả thế giới, tùy thuộc vào Trung Quốc và tình hình chính trị trong khu vực.
Ở khu vực, các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số nước khác, từ Nhật Bản đến Philippines và Việt Nam cũng có thể làm thay đổi bàn cờ chính trị của Trung Quốc và Mỹ. Đó là chưa kể đến việc Mỹ có vượt qua khỏi các cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay hay không.
Đối với TQ, từ lâu sự can thiệp của Mỹ ở châu Á đã là cái gai khó chịu mà TQ muốn nhổ cho nhanh. Thì nay những ý định và nỗ lực cạnh tranh với Mỹ vẫn đang là mục tiêu không thể xa rời. Nhưng trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, phúc tạp trong khu vực và toàn cầu, TQ vẫn coi việc tìm kiếm hợp tác qua lại là thượng sách, tránh được xung đột là trung sách, chiến tranh và phá hoại là hạ sách. Đối với Mỹ, hiện nay việc kiềm chế Trung Quốc vẫn nằm trong những toan tính và kế hoạch của chiến lược toàn cầu. Sự trỗi dậy của TQ đang là thách thức cho nước Mỹ.
Trong các kế hoạch kinh tế đối ngoại và tạo thế chủ động về nhiều mặt, dù đang cơn suy thoái kinh tế, khó khăn tài chính, nhưng Mỹ đang ra sức tăng cường các nỗ lực để tiếp tục can dự, hợp tác và bênh vực các nước ASEAN, nhất là các nước có chung biển Đông với Trung Quốc, nhằm chứng tỏ rõ “trách nhiệm” và thể hiện sự hậu thuẫn cho các nước trong khu vực này phát triển. Mỹ khẳng định rằng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng duy trì sự hiện diện để còn nhằm mục đích phát triển các nguồn lực kinh tế do nhu cầu đặt ra khi tranh chấp thị trường toàn cầu ngày càng gay gắt, cũng là kiềm chế sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc. Cho nên, Mỹ càng tỏ rõ quyết tâm trong việc khẳng định vai trò duy trì hòa bình và ổn định tại chấu Á-Thái Bình Dương. Cũng do vậy, Trung Quốc vẫn coi Mỹ là “đối thủ” đáng gờm, rào cản con đường tiến về phương Nam trong khu vực này, có chính sạch vừa hoạnh họe, bắt nạt các nước láng giềng, vừa tỏ ra mềm dẻo và linh hoạt đối với quan hệ thương mại và quân sự tránh đụng chạm hay "đối đầu" với siêu cường quốc Hoa Kỳ phản ánh qua các cuộc hội đàm chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh, các cuộc thăm của Trung Quốc đến nước Mỹ với nhièu động thái mới trongnăm 2012.
BVB
BVB
Đây là bài viết mà tôi rất thích. Đại tá Bùi Văn Bồng đã xoáy vào bản chất vấn đề, truy nguyên hiện tượng đưa nó vào đúng bản chất, gọi đúng tên của nó, hệ thông hóa và phân tích sâu sắc, rất có lý. VN phải tự vượt lên, giữ vững độc lập-tự chủ, tự quyết dân tộc, đừng là 'cỗ xe" thụ động để hai siêu cường, hai con ngựa kéo ngược hướng nhau, bị banh xe như chơi!. Cảm ơn tác gia đã nói hộ điều trăn trở lâu nay!
Trả lờiXóaRất đúng, rất hay!
Trả lờiXóaTàu chi phối VN trong quan hệ Việt-Xô, Tàu dẫn dắt VN về Hiệp định Giơ-ne-vơ va Hiệp định Pa-ri, cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản theo kiểu Tàu đều bị sai lầm tai hại. Chưa kịp đổi mới đã nghe theo chỉ giáo của Hội nghị Thành Đô, chống “diễn biến hòa bình” cũng theo chỉ giáo của Tàu…Tóm lại, càng quan hệ phụ thuộc với Tàu chỉ thêm có hại.
Trả lờiXóaTrung Quốc như “đi guốc” trong bụng VN, cho nên mọi động tác ôm hôn, cảm ơn sự giúp đỡ, rồi gương mẫu 16 chữ vàng-4 tốt chẳng là gì với nó. Nó thừa biết chỉ là ngoại giao, động tác giả. Chừng nào Đông Dương, trước hết là VN chưa là tỉnh dân tộc thiểu số thuộc Tàu thì chưa yên với nó đâu!
Trả lờiXóaTôi tán thành chỗ này, Đại tá viết rất chuẩn, có chính kiến rõ ràng: "Không có một thứ chủ nghĩa nào có sức mạnh và độ bền vững bằng chủ nghĩa yêu nước. Sức mạnh đó nhiều nước không thể có được như Việt Nam. Trong lúc này, phát huy truyền thống tự lập, tự cường, nuôi dưỡng và tiếp tục phát huy cao độ lòng yêu nước của mỗi người dân Việt là vô cùng cần thiết.". Ai làm thui chột hay mờ nhạt lòng yêu nước, dân tộc bị ly tán, phân rã, không kết tụ được sức mạnh thì người đó có tội với dân tộc VN.
Trả lờiXóaMuốn tự lập-tự cường thì phải đoàn kết được đại bộ phân dân chúng , mà muốn đại đoàn kết như thế phải thực hiện dân chủ. Nói đến đây , ai là người Việt cũng đều thấy "người ta" đang thực hành ngược lại. Vậy nên ,chẳng thể nào có tự lập-tự cường được. Họ đã và đang thực hiện chủ trương "cúi gập" vì quyền lợi của nhóm họ rồi. Còn quyền lợi của dân chúng?Dân tộc?...quên đi. NHÁ!!!!
Trả lờiXóaMôt bài chính luận khách quan có giá trị hơn hẳn nhiều tờ báo "lề phải".
Trả lờiXóa"Sự trỗi dậy của TQ đang là thách thức cho nước Mỹ" và nhân loại. Đọc những bài viết của Trịnh Tất Kiên thấy rõ nhận định trên là hoàn toàn chính xác.
Thuc ra nuoc Nga hien nay khong con kha nang banh chuong theo cai goi la quoc te cong san,dieu do lam cho My do lo hon. Trung quoc bay gio dang la luc luong banh truong va co muu do chiem dat dai cua cac nuoc khac, dac biet TQ dang tien hanh theo chu nghia thuc dan kieu TQ ( bien cac nuoc co quan he voi trung quoc thuc hien theo che do chinh tri cua TQ - nha nuoc la tap doan cai tri doc tai). Cai chu nghia thuc dan cua Trung quoc la mau thuan doi khang voi che do dan chu nhan quyen cua My. Con duong TQ di tiep can bang quan su de ho tro cho CNTD kieu TQ la duong bien, vi vay TQ muon banh truong tren bien. My thi da la cuong quoc tren bien. My-TQ doi dau nha thi ca hai ben deu khong co loi cho nen My van phai xu nhe voi trung quoc, bat tay than thien,nhung My van canh giac vi My biet thua cai van hoa han xam luoc co tinh truyen thong cua bon Han.
Trả lờiXóaDoi voi VN, TQ khong danh chiem( Xam luoc) ma chung tim moi cach bien VN la cai bong cua TQ. Thuc vay xem nen giao duc cua TQ nhu the nao thi nen giao duc viet nam nhu the, cach tham nhung cu TQ nhu the nao thi VN cung nhu the. Vay VN dang la cai bong cua bon tau ma thoi.
"quả đấm thép" của đảng nhà nước đã làm oằn lưng, vỡ mặt; làm khốn khổ bao nhiêu người? Hỏi BCT và thủ tướng Việt Nam hiện nay đã có bao nhiêu doanh nghiệp phá sản?
Trả lờiXóaViệt Nam có bao nhiêu triệu người thất nghiệp? Việt Nam có bao nhiêu triệu tỉ nợ xấu? Tái cơ cấu và Bỏ phiếu tín nhiệm chỉ là thủ đoạn chính trị mà thôi.
Mỹ lấy miền Nam. Trung quốc lấy miền Bắc. Hai siêu cường chẳng có ai mất phần cả. Và lúc đó "một bộ phận không nhỏ" sẽ được làm tay sai cho ngoại bang công khai, đắc lực hơn bây giờ.