Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2012

> Từ LƯỠI MAO đến LƯỠI BÒ


Những điểm tô đỏ là nơi hiện tại Trung Quốc
đang gây ra tranh chấp biển và đất liền
với các nước láng giềng
* MINH DIỆN
               Ngày 9-9-1976, tại căn phòng đặc biệt, được thiết kế như một bệnh viện, trong Điện Càn Long, khu Trung Nam Hải, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Mao Trạch Đông, trút hơi thở cuối cùng sau nửa đêm 10 phút, kết thúc 864 ngày ngắc ngoải vì căn bệnh xơ cứng teo cơ, 11.880 ngày  làm Chủ tịch Đảng cộng sản Trung quốc và 31.184 ngày sống trên thế gian.
Trước đó 579 ngày, cũng trong căn phòng này, 17-1-1974, con người đó  đã  phê vào bản Kế hoạch đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam do Đặng Tiểu Bình và Diệp Kiếm Anh dự thảo hai chữ “đồng ý” và nói thêm “Trận này không thể không đánh!”.
               Trước đó 124 ngày, khi những  ngón tay co quắp không còn có thể cầm được cây bút, Mao cào cào vào  tấm bản đồ thế giới, ra hiệu cho Vương Hồng Văn, kẻ đứng đầu nhóm cách mạng văn hóa được Mao tin tưởng nhất lúc đó, ý nói phải chiếm  Biển Đông.
                Tham vọng nuốt hết thiên hạ của Mao Trạch Đông quằn quại đến phút cuối cùng của cuộc đời ông như vậy.
                 Hơn 150 năm trước Trung Quốc chìm đắm trong khinh rẻ và nhục nhã vì thất bại trong cuộc chiến tranh nha phiến, phải mở đường cho  phương Tây vào lục địa rộng lớn đông dân này buôn bán, phải cầm cố bán đảo Hồng Công cho Anh Quốc và  Ma Cao cho Bổ Đào Nha.
                 Rồi cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn cầm đầu dựng đô Nam Kinh xưng Thái Bình Thiên Quốc, làm 50 triệu người thiệt mạng.
                 Cuộc cách mạng Tân hợi lóe lên như một tia chớp  mang mầu sắc dân chủ tư sản do Tôn Trung Sơn làm Tổng thống có tầm ảnh hưởng rất lớn, nhưng  rồi rơi vào tay Viêm Thế Khải và bị lật chìm, nhường chỗ cho cuộc tranh dành đẫm máu cùa Đảng cộng sản Trung Quốc và Quốc dân đảng, giữa Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch.
                  Cuộc nội chiến có một khoảng lắng từ năm 1938-1945,  hai bên  bắt tay nhau “Đả Nhật phò Trung” sau đó tái diễn ác liệt hơn. Năm 1951 Tưởng Giới Thạch thua chạy ra Đài Loan, toàn bộ Trung Hoa lục địa và đảo Hải Nam thuộc quyền  đảng cộng sản Trung Quốc, dưới sự dẫn dắt của “Người thầy vĩ đại, lãnh tụ vĩ đại, thống soái vĩ đại, người cầm lái vĩ đại” Mao Trạch Đông, với triết lý cuộc sống “Bất tạo phản bất khả thành danh” và “Chính trị là chiến tranh không đổ máu, chiến tranh là chính trị có đổ máu, súng đẻ ra chính quyền!”.
                Mặc du Mỹ giúp sức cho Tưởng Giới Thạch đóng đô, xây thủ phủ lập vương quốc riêng ở Đài Loan, Trung Nam Hải sợ Mỹ đành chấp nhận “phương án” đó, không dám lmf gì, nhưng dưới sự lãnh đạo của “lãnh tụ vĩ đại” Mao Trạch Đông, về đối ngoại Trung Quốc coi Mỹ là “Con hổ giấy” và Liên Xô là “Kẻ phản bội nhục nhã”, về đối nội triệt tiêu các tư tưởng ngoài Maoist bằng các cuộc thanh trừng đẫm máu, về kinh tế phát động cuộc cách mạng “Đại nhảy vọt”.
                 Mở đầu cho bước “Đại nhảy vọt” là cuộc “Đả tước vận động”, quyết tiêu diệt hết loài chim sẻ, vì chim sẻ  ăn hết thóc của nông dân, phá hoại mùa màng. Cuộc chiến  ấy thắng lợi hoàn toàn, trên đất nước Trung Hoa mênh mông không còn bóng dáng một con chim sẻ.
                Nhưng sau khi diệt hết chim sẻ, sâu tự do phát triển thành đại dịch tàn phá mùa màng, đẩy Trung Quốc vào nạn đói khủng khiếp 1959-1961, đến nỗi phải ăn thịt người “Thị tuế Giang Namhạn, Cù Châu nhân thực nhân!”…Chẳng qua một việc nhạt nhéo, vô bổ, nhưng đó là cái trò “thu hút công luận”, “pha loãng rối ren” để Trung Nam Hải rảnh tay giải quyết vấn đề nội bộ.  
               Mặc dù dân chết đói, đất nước rối loạn trong tạo phản tranh giành quyền lực, nhưng ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn đồng nhất với tư tường bành trướng bá quyền của Mao Trạch Đông. Một trong những kẻ hung hăng nhất là Đặng Tiểu Bình.
               Quay lại  ngày 17-1-1974, Đặng Tiểu Bình khi đó mới vừa ngóc đầu dậy sau một thời gian dài bị đẩy đi cải tạo, đã nhận lệnh Mao Trạch Đông, trực tiếp ra lệnh cho viên tướng Ngụy Minh Thâm  phó đô đốc vùng hải quân Du Lâm cùng Vương Khắc Cường chỉ huy tàu 271, Lý Phúc Trương, chỉ huy tàu 274, Lưu Hỷ Trung, chỉ huy tàu 281, Dương Phúc Vinh, chỉ huy tàu 289, cùng 9 tướng tá khác đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam.
                Với lực lượng hùng hậu ấy, bọn chúng tưởng nuốt trửng Hoàng Sa trong nháy mắt, nhưng chúng đã vấp phải sức chiến đấu vô cùng oanh liệt của lực lượng Hải quân Việt Nam cộng hòa trên Tống hạm Nhật Tảo, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt, tàu Hải quân HQ10. Chúng chỉ chiếm được Hoàng Sa khi phải điều thêm hai chiến hạm 282, 396 ra thay thế cho bốn chiến hạm  271, 274, 281, 289 đã bị trọng thương, và về phía Việt Nam, thiếu tá Ngụy Văn Thà đã tử tiết vì Tổ quốc.
               Trong thời điểm lịch sử vừa hào hùng vừa bi tráng cùa dân tộc Việt Nam1975, đến tận giờ phút cuối cùng của thời điểm ấy, Mao Trạch Đông còn tung nanh vuốt  ra với Việt Nam.
              Trong dịp kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam1976, tôi đã viết bài đăng nhiều kỳ trên báo Tiền Phong nhan đề “Những giờ phút cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa”. Trong bài  báo đó chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh kể: “Trước khi  ông Dương Văn Minh lên làm Tổng thống, đại sứ Pháp là Joan Marie Merillon  đã đến gặp ông ở biệt thự Hoa Lan, trình bày với ông một hướng giải pháp cho Việt Nam cộng hòa với sự can thiệp của Trung Quốc, ông Dương Văn Minh không nghe, ngày 29 -4 , Merillon tới một lần nữa,  cũng với mục đích đó,  ông Dương Văn Minh vẫn từ chối. Đến  9 giờ sáng ngày 30-4, viên thiếu tướng hồi hưu  Pháp, Vannuxem, đến gặp Dương Văn Mính nói thẳng: “Tôi vừa bay từ Pari qua, sau  khi gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Pari. Trung Quốc đề nghị ngài trì hoãn lại trong vòng 24 tiếng, Trung Quốc sẽ gây sức ép với Hà Nội dừng cuộc tấn công, Chính phủ Việt Nam cộng hòa sẽ tồn tại dưới sự bảo trợ của Trung Quốc”. Ông Dương Văn Minh nói: “Đã lỡ đi với Mỹ rồi, bây giờ lại bán nước cho Trung cộng sao!?”.
              Trung Quốc muốn một “Geneva” thứ hai về Việt Nam, và lần này Trung Quốc nhảy hẳn vào Việt Nam, nối dài thêm “nghìn năm Bắc thuộc” nhưng không thành, lập tức xúi dục Khơ me đỏ đánh phía Nam, Trung Quốc trực tiếp đánh phía Bắc trên bộ, đồng thời mang thủy binh đánh chiếm  bãi đá Cô lin, Len Đao, Gạc Ma thuôc đảo Hoàng Sa của Việt Nam , ngày 14-3-1988.
                Sau Hội nghị Thành Đô 1991,dù mối quan hệ hai nước được bình thường hóa, mối quan hệ hai đảng được thắt chặt thêm với 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và “Bốn tốt”, nhưng Trung Quốc  chẳng những vẫn chiếm biển đảo và cả đất liền của Việt Nam nhưvNúi Đất, Hoàng Sa, Gạc Ma, Chữ Thập..., mà còn liên tục gây hấn, xâm lược Việt Nam.
                Trung Quốc ngày càng thịch ứng xử một cách kiêu căng, hùng hổ theo kiểu thiên hạ là ta, ta là thiên hạ, đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, mục nhân sở thị, coi các quốc gia dưới góc nhìn của một “ đại cường quốc”.
                 Gần hai thập kỷ trở lại đây Trung Quốc tăng trường đột biến, dù chỉ là sự tăng trường không bền vững dựa vào ưu thế bóc lột sức lao động của người dân, nhưng Trung Quốc vẫn đang là nền kinh tế thứ 2 thế giới. Sự lớn mạnh về kinh tế càng kích thích tham vọng bành trướng. Những gì mà cả một triều đại nhà Thanh không làm được, Mao Trạch Đông rồi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào chưa làm được sẽ là công việc Tập Cẩm Bình tiếp  tục. Không chỉ đối với Việt Nam mà cả với Nhật Bản, Philipine, Indonesia, Ấn độ. Những chiếc vòi bạch tuộc muốn quơ hết thiên hạ vào cái bụng không đáy  tham vọng.
                   Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, Sankaku của Nhật, Scarborough cùa Philipine đang là những điển nóng.
                  Không thể giải quyết vấn đề chủ quyền với Trung Quốc nếu chỉ dùng biện pháp ngoại giao, sự hợp tác, nhất là sự hợp tác một phía, bởi Trung Quốc thực lòng không muốn như vậy. Nếu Nhật không đưa tàu ra chặn đứng cái gọi là “tàu đánh cá” của Trung Quốc bắt viên thuyền trưởng, nếu Mỹ không tuyên bố hợp tác hải quân với Philipine, thỉ tình hình Scarbough và Sankaku nay đã khác!
                Đừng đừa giỡn, coi thường với ngọn lửa không ngừng nung nấu lòng tham bánh trướng, bá quyền của Trung Quốc.
                  Cách đây không lâu, tôi lên Tây Tạng, càng có nhiều cứ liệu thực tế để khẳng định: Bài học còn nguyên giá trị khi Đức Đạt Lai Lạt Ma mấy tháng trời ngồi thiền ở Bắc Kinh, cầu nguyện cho Tây Tạng được hưởng quyền tự trị, nhưng khi gặp Mao Trạch Đông, ông ta nói “Không chỉ riêng Tây Tạng mà tất cả chỉ có một vòm trời Trung Quốc!”. Ngay như cái “đường lưỡi bò” muốn liếm hết 80% Biến Đông cũng từ lưỡi Mao thò dài ra, chưa nuốt được Biển Đông và Đông Nam Á, thậm chi scả thiên hạ thì cái lưỡi còn la liếm khát thèm.
              Tôi viết bài báo này không nhắm mục đích nói xấu, bôi bác, kích  động ai. Bằng sự hiểu biết hạn hẹp của mình tôi chỉ muốn thống kê lại vài nét của lịch sử, nếu có sai sót xin các bạn bỏ qua và góp ý chân thành, tôi cảm ơn!
     M D
----------------------
(Bản thảo MD gửi BVB)

4 nhận xét:

  1. Đọc toàn bài chỉ thấy rặt một màu Trung Quốc, nhưng còn Việt Nam, phản ứng của Việt Nam ra sao? Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đâu mất hết rồi trước sự lộng hành của Trung Quốc?

    Trả lờiXóa
  2. Anh Diện, Mao chỉ sống có 30.182 ngày thôi. Nếu ông ấy có số ngày sống như anh tính - hơn 1000 ngày nữa thì chưa biết VN ta phải chịu đựng thế nào đâu.
    Dũng_Ninh Thuận

    Trả lờiXóa
  3. ĐẾN LÚC SẮP CHÊT MAO CÒN THAM VỌNG XÂM LƯỢC NƯỚC KHÁC LÀM CHO TRUNG QUỐC GIÀU MẠNH HƠN, NGHĨA LÀ MAO RẤT COI TRỌNG CHỦ NGHĨA DÂN TỘC, KHÔNG COI CHỦ NGHIA VÔ SẢN QUỐC TẾ RA GỈ CẢ. NGƯỢC LẠI BÁC HỒ LẠI DI GẶP KAK MAX LÊ NIN KHÔNG NGHĨ ĐẾN DẤT NƯỚC MÌNH ?

    Trả lờiXóa
  4. Me cua Nguyen Tat Trunglúc 18:12 20 tháng 12, 2012

    Co chet nhuc,hay cui dau lam no le cung duoc.Mung vi da co dang va nha nuoc lo.Duoc song nhu the cung man nguyen lam roi.Bac da dua duong chi loi,suot doi nay em nguyen mang on.

    Trả lờiXóa