Thành cổ Quảng Trị |
Cám ơn anh đã giành sự ưu ái cho một người lính như tôi. Anh đã kịp thời cải chính giúp tôi sau khi Đại tá Trần Đăng Thanh đọc sai bài thơ của tôi trong cuộc nói chuyện mới đây về Biển Đông ở một trường Đại học tại Hà Nội.
Hiện tại tôi đang ở Nha Trang, ngày ngày vẫn phải làm công việc bài vở của cơ quan. Và cũng ngày ngày bạn bè quen và chưa hề quen biết vẫn rỉ rả gọi điện hỏi thăm “nhà thơ” và nhiều khi lại đề nghị tác giả bài thơ làm “ trọng tài” để phân xử thơ và dị bản thơ của chính tác giả. May mắn hơn và vui hơn, tôi lại được tạp chí với những nhà thơ, nhà văn chính hiệu để mắt tới và hỏi thăm về nguyên bản bài thơ. Và để các anh chị có đủ thông tin quanh bài thơ, tôi gửi luôn cả phần thư tôi viết trả lời phỏng vấn của các nhà báo. Tuy nhiên cũng cách trả lời này, bởi những lý do nào đó nên mỗi người khai thác một cách. Ví như Báo Thanh Niên, do bị khống chế “đất” trên trang nên Hà Đình Nguyên đã không thể khai thác hết. Hơn thế khi nói về bài thơ có nhiều “dị bản”, nhưng cuối cùng chính bài của Hà Đình Nguyên lại tạo thêm một dị bản bằng cái “tựa” bài thơ từ “lời người bên sông” thành “lời gọi bên sông”.
Lê Bá Dương
Hiện tại tôi đang ở Nha Trang, ngày ngày vẫn phải làm công việc bài vở của cơ quan. Và cũng ngày ngày bạn bè quen và chưa hề quen biết vẫn rỉ rả gọi điện hỏi thăm “nhà thơ” và nhiều khi lại đề nghị tác giả bài thơ làm “ trọng tài” để phân xử thơ và dị bản thơ của chính tác giả. May mắn hơn và vui hơn, tôi lại được tạp chí với những nhà thơ, nhà văn chính hiệu để mắt tới và hỏi thăm về nguyên bản bài thơ. Và để các anh chị có đủ thông tin quanh bài thơ, tôi gửi luôn cả phần thư tôi viết trả lời phỏng vấn của các nhà báo. Tuy nhiên cũng cách trả lời này, bởi những lý do nào đó nên mỗi người khai thác một cách. Ví như Báo Thanh Niên, do bị khống chế “đất” trên trang nên Hà Đình Nguyên đã không thể khai thác hết. Hơn thế khi nói về bài thơ có nhiều “dị bản”, nhưng cuối cùng chính bài của Hà Đình Nguyên lại tạo thêm một dị bản bằng cái “tựa” bài thơ từ “lời người bên sông” thành “lời gọi bên sông”.
Lê Bá Dương
Bài thơ được “viết” vào chiều 27/7/1987. Xin được đóng ngoặc kép chữ “viết” vì cái cách làm thơ, hoặc làm vế đối bất chợt trong đầu và nhớ nhập tâm rồi sau này tiện lúc nào thì viết thành chữ vào nhật ký, hoặc in sách báo...Theo cách viết này, nếu in tôi có thể in vài tập đầy đặn, và bài thơ “Lời người bên sông” cũng cùng một cách viết như vậy.
Về nguyên bản bài thơ đầu tiên được thốt ra như thế này:
Đò lên Thach Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Tan chợ chiều, xuôi đò có vội
Xin, xin đừng khuấy đục dòng trong.
Viết vậy bởi hôm đó, sau lễ hương hoa cho đồng bào, đồng đội. Tôi, một mình ngồi lặng lẽ bên bờ Thạch Hãn, chợt thấy từng chiếc thuyền của cô bác ngược giòng lên chợ Quảng Trị. Nhìn những mái chèo hối hả khuấy tung bọt nước, chạnh lòng khi nghĩ đến bạn bè, đồng đội vẫn còn gửi thân xác vào đáy sông mà xót xa. Cứ vậy từng lời như từ trong ngực tôi mà thốt ra thành câu, thành chữ như vậy thành bài thơ – đúng hơn là lời nhắn gửi, thỉnh cầu của một người lính với mọi người trong cả giòng đời xuôi ngược.
Bài thơ “viết” để trải lòng mình nên tôi không gửi in ở đâu, ngoại trừ một lần cuối năm 1987 khi cùng nhà văn Thế Vũ đi dự đại hội Văn nghệ thừa thiên Huế trở về Nha Trang, nằm trên tàu tôi có đọc cho Thế Vũ nghe. Sau này vào khoảng đầu năm 1990, trong một lần chuyện trò với 2 người bạn là nhà văn Đỗ Kim Cuông và nhà văn Thế Vũ tại hội văn nghệ Nha Trang, Thế Vũ bỗng gợi lại chuyện bài thơ và nói với nhà văn Đỗ Kim Cuông rằng: Lê Bá Dương không chỉ là nhà nhiếp ảnh mà còn viết ký và thơ “đọc được” lắm. Nhân đó Thế Vũ bảo tôi đọc lại bài thơ Đò lên Thạch Hãn với ý định giới thiệu trên tạp chí Cánh Én (tạp chí của hội Văn Nghệ Nha Trang nơi Thế Vũ đang phụ trách biên tập). Đỗ Kim Cuông nghe xong nói ngay: Bài thơ rất cảm động, nhưng xót xa quá. Và về câu chữ, từ xin cứ lặp đi lặp lại nhiều lần có nên không? Nghe Đỗ Kim Cuông nhận xét, tôi giải thích là bài thơ chỉ là lời thỉnh cầu xuất phát từ tâm trạng xót xa của một người lính với đồng bào, đồng đội đã hi sinh, đó chính là cảm xúc, là tâm trạng của tôi. Nói vậy nhưng sau đó, khi ngẫm lại ý kiến của Đỗ Kim Cuông về từ từ xin, vậy nên khi chép lại cho Thế Vũ và Đỗ Kim Cuông, tôi đã sửa lại từ xin trong câu đầu tiên thành từ ơi… Đây là thán từ gọi đò theo phương ngữ Quảng Trị. So với từ xin thì từ ơi đò… bớ đò… hoặc đò ơ… khi gọi lên có tiếng đồng vọng nên nghe thắt thẻo hơn. Riêng 2 câu sau được viết lại thành hai câu: Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm. Với bản thơ này, anh Đỗ Kim Cuông đã biên tập sử dụng in trên tạp chí Khoa học công nghệ Khánh Hoà số kỷ niệm ngày TBLS 27/7/1990 với bản mới:
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
Bẵng qua năm 1992, tôi được mời về dự kỷ niệm 20 năm giải phóng Quảng Trị (2/5/72-2/5/92). Trong dịp này, nghe có cuộc hành hương về nguồn của đoàn thanh niên Quảng Trị về chiến khu Ba Lòng, tôi đã nhập cuộc với các bạn trẻ làm chuyến bộ hành về nguồn. Cùng đi có nhà báo Đào Tâm Thanh, nhà báo Lê Đức Dục ( cùng ở Báo Quảng Trị) và nhạc sỹ Thế Hùng.
Trong chặng đường về chiến trường xưa đầy ắp cảm xúc, cùng với những bài hát tếu táo hồi chiến tranh, tôi đã đọc một vài bài thơ ngẫu hứng viết trong một thời trận mạc, trong đó khi Lê Đức Dục hỏi về “sự tích” tôi thả hoa trên sông Thạch Hãn đã được nhà báo Văn Thuần viết cho chương trình Văn Nghệ mừng xuân của đài phát thanh Quảng Trị phát trong đêm 30 tết 1987. Kể lại cho Lê Đức Dục nghe câu chuyện trên, tôi buột miệng đọc lại bài thơ thay cho việc lý giải cả một câu chuyện dài về việc tôi về thắp hương, thả hoa cho đồng đội trên núi, trên gò đồi và sông suối ở Quảng Trị. Bẵng đến tháng 7 năm 1995, theo ý của Lê Đức Dục muốn “viết một cái chi đó” cho tạp chí Cửa Việt… Tôi đọc lại cho Lê Đức Dục bài thơ và sau đó không lâu, bài thơ được in thay cho phần mở đầu và được nhắc lại ở phần viết về tác giả bài thơ trong Tuỳ bút của Lê Đức Dục trên tạp chí Kiến thức ngày nay, số 180, nhân kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7(Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh) với tựa bài: Thành cổ Quảng Trị- Khúc tưởng niệm của lau trắng và phượng hồng. Và không chỉ một lần in trên KTNN, sau này từ mối quan hệ anh em, ngưỡng mộ và quý trọng nhau giữa tôi và Lê Đức Dục, bài thơ đã nhiều lần được Lê Đức Dục giới thiệu qua nhiều bài viết về Quảng Trị, và cả viết về chân dung nhân vật, sự kiện trên báo Tuổi Trẻ… Có thể nói, Lê Đức Dục là người đầu tiên và là người có nhiều bài viết rất sâu sắc, cảm động về tôi cũng như bài thơ của tôi. Trong đó đặc biệt là bài tuỳ bút: Sử thi về một giòng sông in trên Tuổi Trẻ chủ nhật số 29 (số ra tháng 7/1998) được nhiều bạn đọc quan tâm. Cũng trong bài viết này, Lê Đức Dục đã nhắc lại bài thơ:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Như vậy, cũng như bài thơ in trên KTNN, từ lên và ơi… trong câu đầu đã được viết thành từ xuôi và xin. Ở câu cuối từ mãi mãi được viết thành từ bãi mãi. Ngay trong bản thơ xuất hiện một cách khiêm nhường tại bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, cũng có hai từ chưa chính xác. Đó là từ xuôi và từ xin vốn dĩ nguyên bản là từ lên và từ ơi.. Sở dĩ dùng từ lên bởi có ngược lên thì người ta mới phải vất vả khuấy mái chèo đến độ người lính phải xót xa. Và từ ơi là thán từ gọi đò ơ...ơi... đò. Ơ...ớ... đò ... nghe có tiếng đồng vọng... và là phương ngữ Quảng Trị nghe thắt thẻo hơn, da diết và âm vọng hơn trong không gian Thạch Hãn nhạy cảm và linh thiêng.
Nói vậy, nhưng có lẽ do bài thơ là tiếng lòng chung cho mọi người, đặc biệt là bài thơ còn được gắn với việc một người lính hàng năm một đôi lần về thắp hương thả hoa cho đồng bào, đồng đội. Vì vậy, từ khi xuất hiện trên báo bài thơ đã được mọi người chú ý. Người này nhớ một vài câu, người khác nhớ cả bài 4 câu, nhưng thường thì mọi người nhớ và thuộc hai câu đầu trong cả bài thơ 4 câu… Và ngay cả 2 câu đầu đó cũng vẫn có vài từ khác nhau. Vì vậy nếu nói như vậy là dị bản thì đây là một dị bản đầu tiên trong những dị bản được nhiều người ở Quảng Trị nói riêng và của cả nước nói chung đọc và ai cũng khẳng định đó mới chính là thơ... Lê Bá Dương. Các dị bản như vậy thường chỉ khác nhau một vài từ như:
DB1:
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm.
DB2 khác với DB1 ở từ ơi thay cho từ xin trong câu đầu:
Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
DB3 khác với DB3 ở từ lên thay cho từ xuôi trong câu đầu và từ mãi thay cho từ bãi trong câu 4:
Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm
Cũng có bản từ hai mươi trong câu thứ 3 được đổi thành từ đôi mươi… Như vậy, ngoại trừ nguyên bản ban đầu với “nguyên bản” thứ 2 do tác giả sửa thì các dị bản được truyền miệng trong nhân gian không khác nhau bao nhiêu. Tuy nhiên cho dù đọc với chính bản hoặc bất cứ một dị bản nào đều cảm nhận đó chỉ là tiếng lòng vẹn nguyên của tác giả gửi gắm vào những dòng thơ xót xa hòa lẫn máu và nước mắt, thấm đậm tình đồng đội, nghĩa đồng bào. Bởi vậy có lẽ cũng không nên đem các bản thơ đặt lên bàn cân săm soi chẻ từ, chiết nghĩa từng chữ trong một bài thơ dồn nén cảm xúc như vậy làm gì. Với tôi, tuy là tác giả, nhưng tôi vẫn coi bài thơ là tiếng lòng của mọi người. Và nói cho cùng, bài thơ không chỉ là bài thơ được viết bằng xương máu đồng bào, đồng đội. Hơn thế, đó còn là tấm lòng, và là sự tri ân của cả một thế hệ được sống trong hòa bình nhưng vẫn day dứt khôn nguôi khi nhớ về những đồng đội thân yêu đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho đất nước.
Nói như nhà báo Nguyễn Chính trong một buổi giao lưu với các bạn van nghệ sỹ khi nhắc đến các bài thơ nổi tiếng rằng: Lịch sử dân tộc ghi nhận nhiều bài thơ, câu thơ nổi tiếng thời đại. Riêng bài thơ Lời người bên sông của Lê Bá Dương không những nổi tiếng mà còn là bài thơ có mạnh lực đánh thức mọi thời đại.
Tuy nhiên không chỉ có dị bản. Xung quanh bài thơ cũng xuất hiện nhiều giai thoại.
Do bài thơ là tiếng lòng lại được viết và xuất hiện từ mảnh đất thiêng, nhạy cảm là Quảng Trị nên được rất nhiều người trên cả nước biết đến. Hiện tại bình quân mỗi ngày tác giả cũng có một cuộc điện thoại từ đâu đó trên cả nước gọi hỏi về bài thơ. Thậm chí khách hàng tại Phú Yên còn gọi lên tổng đài 108 đề nghị cung cấp thông tin bài thơ, tên, số điện thoại tác giả…Ngay cả tựa bài thơ “Lời người bên sông” cũng là một trong những dai thoại đó. Do là một cảm xúc được biểu đạt như một lời thỉnh cầu, bởi vậy lúc đầu bài thơ không có tựa đề, cho dù chỉ là cái tựa “vô đề “ như những bài thơ khác. Sau này khi người biên tập tạp chí đưa bài thơ đi nhà in, thấy thiếu cái tựa bài liền gọi điện hỏi xem tựa bài thơ thế nào? Nghe hỏi vậy, tôi giải thích: Đó chỉ là lời người bên sông… Không ngờ người biên tập cứ nghĩ đó là câu trả lời của tác giả và thế là “lời người bên sông” bỗng thành tên bài thơ…
Nhưng tất cả các dị bản mà tôi là tác giả đã biết thì không có bản nào bị sai do "biên tập lại" nhiều và mất nghĩa như bài thơ mà Đại tá Trần Đăng Thanh đã đọc. Ông ta nói là của Lê Tỉnh Dương, nhưng chắc là bài thơ tôi đã "tự truyện" trên đây. Ông ta đã quên thơ và quên tên tác giả nên mới nói như vậy!
Nhưng tất cả các dị bản mà tôi là tác giả đã biết thì không có bản nào bị sai do "biên tập lại" nhiều và mất nghĩa như bài thơ mà Đại tá Trần Đăng Thanh đã đọc. Ông ta nói là của Lê Tỉnh Dương, nhưng chắc là bài thơ tôi đã "tự truyện" trên đây. Ông ta đã quên thơ và quên tên tác giả nên mới nói như vậy!
Trở lại với bài thơ, có nhiều người cứ tưởng bài thơ còn nhiều câu nữa nên điện hoặc trực tiếp đề nghị tôi cho biết trọn vẹn cả bài thơ. Nhưng thực sự do lối viết thơ ngẫu hứng như viết nhật ký bằng văn vần, nên các bài thơ của tôi thường rất ngắn. Dài nhất cũng chỉ chục câu như bài Cha con. Tôi viết như một nén nhang thắp cho hai cha con đồng đội tôi cùng hy sinh trong một ngày. Chuyện xảy ra vào một đêm giữa năm 1969. Đêm đó bọn đang ngồi nghỉ trước khi vượt sông vào đường 9 thì từ bên bờ Nam có một đoàn ra. Bất ngờ trong đoàn có người hỏi “Có ai người Cẩm Xuyên không?” Lúc đó thằng Duyên ngồi cạnh tôi bảo là có! Người kia hỏi mi con ai?, Duyên nói tên mẹ nó ra thì người kia nói: rứa là mi con tao à! Té ra họ là hai cha con, bố Duyên là Cục phó Cục hậu cần mặt trận. Hai cha con hàn huyên được vài phút rồi chia tay nhau... Không ai có thể ngờ đó cuộc gặp gỡ cuối cùng của cha con họ. Đêm đó Duyên hy sinh. Sau này tôi tìm đến Cục hậu cần định để báo tin, thì người ta bảo cũng ngay đêm hôm đó bố Duyên về đến cứ gặp B52, ông cũng hy sinh! Tôi thẫn người, ngồi phịch xuống, rồi không hiểu sao lại làm được một bài thơ “Cha Con” vừa đúng 10 câu, rất nhanh.
Xưa cha đi đánh Pháp
Con còn nhỏ chạy nhìn theo
Nay mái tóc hoa râm vui vành mũ tai bèo
Cha gặp con giữa chiến hào đánh Mỹ
Nghĩa nặng tình sâu cha gọi con là đồng chí
Rồi mỉm cười nghe kể chuyện quê hương
Bỗng vang lên một phát súng trường
Con vừa bắn theo hướng đường cha chỉ
Hai cha con cùng cười khi bóng bên giặc Mỹ
Phải gục đầu vì hai thế hệ…cha con.
Đọc thế thôi, rồi thất thểu vác balô về đơn vị ....
Về bài thơ ngắn nhất là “bài thơ” vỏn vẹn có …2 câu được viết trong một tình huống khác. Hôm chuẩn bị vào sâu về phía nam mặt trận, cô bé trong nhà dân chợt hỏi: Chú ơi, tại sao lại gọi là quân giải phóng Bắc Quảng Trị. Vội quá, tôi lấy bút viết vội vào trang sách học trò của cô bé hai câu thơ và cũng là hai vế đối:
Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc
Một dấu chân in màu đất hai miền.
Mãi mới đây, nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị, cô bé bây giờ đã là cựu du kích trao lại cho tôi tờ giấy kẻ ngang đã úa vàng nhưng vẫn nguyên nét chữ của tôi viết 2 câu thơ. Hôm mới rồi đi cùng đồng đội lên cao điểm 544, anh Đoàn Công Tính đã đề nghị một nhà thư pháp viết hai câu thơ mà anh nói là tuyên ngôn hay nhất bằng thơ về quân giải phóng Bắc Quảng Trị của Lê Bá Dương.
Kính
L.B.D
________________________________________________
CÁI ĐÚNG CÁI SAI ,CỐT LỎI AI LÀ NGƯỜI PHÁT NGÔN.CỞ PGS-TS NHƯ ÔNG THANH THÌ PHẢI CHUẨN VÌ MIỆNG ÔNG TA CÓ GANG, CÓ THÉP
Trả lờiXóaXin đừng ném đá ông Thanh!
Trả lờiXóaCác bác ơi, xin đừng ném đá ông Thanh, dù ông thanh nói sai hoàn toàn.
Xin đừng ném đá các ông GS, TS, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, đến các Ths, CN, giảng viên quèn... của bộ Môn Mác - Lê nin, bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh..., dù các ông bà ấy nói sai hoàn toàn.
Xin đừng ném đá các sinh viên học ngành mác - Lê - Hồ không phải đóng học phí lại còn được học bổng, rằng đó là "hàng đại hạ giá", cũng như đừng ném đá các thày cô dạy các môn Mác - Lê - Hồ được hưởng "phụ cấp độc hại" mấy chục % lương hơn các thày cô dạy các môn học khác.
Tất cả họ chỉ là nạn nhân thôi các bác ạ.
Họ chỉ là người phát ngôn.
Họ chỉ là cái loa.
Hãy lên án kẻ để ra những người phát ngôn ấy
hãy lên án kẻ đẻ ra và sử dụng những cái loa ấy
Đó mới là gốc rễ của vấn đề
Nếu chúng ta chỉ lên án những cái "loa phường lưỡi gỗ" ấy thì sao hết được chúng. Hết cái này thì có cái khác.
Hãy thương hại những cái loa phường lưỡi gỗ đó,
Hãy thương hại hàng trăm, hàng nghìn các GS, TS, GV, SV ngành Mác - Lê - Hồ đang ngày đêm phí đời trong môi trường độc hại đó, là công cụ tiếp tay đày đọa tinh thần dân tộc. Nhưng bọn tội đồ quyết không phải là họ, hay chí ít họ không phải là thủ phạm.
Hãy lên án, phỉ nhổ, và đánh đuổi bọn tội phạm dân tộc đã tạo ra những công cụ nô dịch đó.
BUỒN THAY...ĐẠI TÁ, GIÁO SƯ, / NGÔN TỪ LŨNG CŨNG, TƯ DUY THẤP TÈ./ THƯƠNG AI ĐÃ PHẢI NGỒI NGHE, / ĐỂ KHEN CHẢ THẤY,MÀ CHÊ HẾT LỜI. / MONG SAO THẤY Ở TRÊN ĐỜI,/ KHÔNG PHƯỜNG SÂU MỌT, KHÔNG PHƯỜNG LOẠN NGÔN.
Trả lờiXóaông Thanh cũng vì sổ lương mà phải nói theo lệnh cấp trên thôi! Và khi cảm xúc thái quá thì thường hay sai. Tôi cho rằng nồng độ cồn trong hơi thở của ông Thanh lúc đó cao vượt mức cho phép rất nhiều
Trả lờiXóaHồ Chí Minh là Hồ Tập Chương? Nếu thế thì nguy hiểm quá?
Dkm lũ phản động, làm được cái gì mà cứ sủa như chó dại
Trả lờiXóaVà đại diện là con này đây.
XóaÔng T chức Đại nhưng xem ra kiến thức lại là Tiểu.Chuyện này xem ra khó đếm...
Trả lờiXóa