Quốc lộ 18 tắc nghẽn do dân phản đối thu hồi đất
(PL)- Trưa 21-12, tại khu vực dự án khu đô thị Kim Sơn (xã Kim Sơn, huyện Đông Triều, Quảng Ninh) xảy ra vụ xô xát giữa người dân và lực lượng chức năng của xã, huyện khiến một số người bị thương.
Các hộ dân này phản đối thu hồi đất làm dự án vì cho rằng giá đền bù không thỏa đáng. Theo người dân, lực lượng chức năng của xã có sự hỗ trợ của nhân viên Công ty Bảo vệ Đông Hải 27-7 mang theo máy xúc tới để phá bỏ các căn lều, tháo dỡ băng rôn, biểu ngữ của họ. Giữa hai bên đã xảy ra xô xát. Hậu quả có một số người bị thương, trong đó có khoảng bốn người dân, một vệ sĩ Công ty Đông Hải và một cán bộ Công an huyện Đông Triều.
Người dân đã tràn cả ra quốc lộ 18, ngăn cản không cho các xe ô tô đi qua khiến tuyến giao thông qua huyện Đông Triều bị tê liệt mấy cây số. Tới cuối chiều, lực lượng cảnh sát cơ động đã được điều tới để giải tán đám đông. Ông Vũ Kiên Cường, Phó Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh, xác nhận giữa lực lượng chức năng của xã Kim Sơn, huyện Đông Triều và người dân đã xảy ra xô xát khi xã tổ chức tháo dỡ lều lán, băng rôn. Việc người dân đưa quan tài ra đường gây ách tắc giao thông và ném đá vào lực lượng chức năng là hành vi vi phạm pháp luật. Công an tỉnh đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, tạm giữ hai người để điều tra.
Cũng theo ông Cường, dự án khu đô thị Kim Sơn có diện tích hơn 40 ha được UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định thu hồi đất của hơn 800 hộ giao cho Công ty TNHH Thành Tâm 668 (trụ sở tại thị trấn Mạo Khê, Đông Triều) làm chủ đầu tư từ năm 2009. Tuy nhiên, tới nay còn 82 hộ dân chưa đồng ý nhận tiền đền bù vì không chấp thuận mức giá bồi thường 38.000 đồng/m2. Ông Cường cho biết cơ quan chức năng tổ chức đối thoại nhưng người dân không chấp thuận nên đã ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Số tiền bồi thường của các hộ chưa nhận đã được gửi vào ngân hàng cho người dân.
K.LINH
Cưỡng chế đất có đụng độ ở Quảng Ninh
BBC Cập nhật: 15:35 GMT - thứ sáu, 21 tháng 12, 2012
Tại Việt Nam lại vừa xảy ra một vụ cưỡng chế diện nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án đô thị Kim Sơn ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012.
Các hình ảnh truyền tải trên mạng Internet trong này cho thấy một đơn vị cảnh sát cơ động đã tràn vào giải phóng khu đất mà báo chí Việt Nam nói là còn 82 hộ dân chưa chịu nhận đền bù giải toả cho dự án kéo dài từ tám năm nay.Một số trang ngoài luồng cũng chạy tựa "Cưỡng chế đất Đông Triều Quảng Ninh hôm nay 21/12/2012, có tiếng kẻng của dân, tiếng la hét, kêu khóc ...trong khói lửa mù mịt", và hình ảnh về vụ việc đã được truyền tải trên mạng Youtube.
Các hình ảnh này cũng cho thấy các nhân viên cảnh sát lôi đi một số người dân.
Một quan chức tỉnh Quảng Ninh khi được hỏi về vụ việc này đã ngưng trả lời BBC qua điện thoại.
Tuy nhiên, một cán bộ xã đã xác nhận hôm nay chính quyền "đã giải tỏa xong đám quan tài" để dọn lối vào khu đất.
Theo cán bộ này, hiện có "trên 60 hộ dân" còn chưa chịu giải phóng mặt bằng.
Cán bộ này cho hay kế hoạch giải tỏa phải tới 23/12 mới kết thúc và chừng ngày 6-7 tháng 1 tới, chính quyền sẽ cho nhà đầu tư vào thực hiện dự án.
Ông cũng phê phán "một số người dân quá khích" có chống đối và cho hay công an đã "bắt giữ bốn người".
KÉO DÀI NHIỀU NĂM
Chuyện ở dự án Khu đô thị Kim Sơn (hay Kim Sen, Cổ Giản) đã được báo chí địa phương và các trang bất động sản nói đến từ lâu như một ví dụ Ủy ban Nhân dân huyện đã nhận được lệnh từ tỉnh mấy năm qua nhưng chưa ‘giải phóng mặt bằng’ xong xuôi.Có vẻ như khúc mắc nằm ở chỗ giá đền bù bị phía người dân cho là quá thấp: 38.000 đồng/m2, theo chính trang web của tỉnh Quảng Ninh hồi giữa năm.
Nhưng trang web này, trong bài Bấm Chuyện ở dự án Khu đô thị Kim Sơn (25/06/2012) cũng phê phán các hộ dân “chưa hiểu thấu đáo được luật hay cố tình không hiểu luật đề đòi hỏi những quyền lợi không chính đáng”.
"Câu chuyện về sự 'cố ý hay vô ý' này nếu ra tới pháp luật chắc chắn sẽ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ"
Báo Quảng Ninh
Công ty luật Hưng Giang đã kết luận các quyết định từ năm 2004, 2008 và 2009 của tỉnh và huyện về dự án và chuyện giải phóng mặt bằng đều là “đúng luật”.
Trang báo của tỉnh đảng bộ và chính quyền Quảng Ninh đã cảnh báo các hộ dân:
Tỉnh Quảng Ninh và huyện Đông Triều muốn dùng công trình đô thị mới Kim Sơn để phát triển nâng cấp khu vực này nhằm nâng Đông Triều lên làm thị xã vào năm 2015.
Một số ý kiến đăng tải trên các diễn đàn mạng cho rằng tiền bồi thường quá thấp, chưa tới 40 nghìn đồng một mét vuông, "chỉ được một bát phở" nên người dân không chịu di dời.
Theo báo chính thống, tờ Bấm Lao Động hôm 29/7 năm nay, sau nửa ngày 'đối thoại' với dân chính quyền tỉnh xem xét chi hỗ trợ cộng cả đền bù ở con số cao hơn là là 133.000 đồng/m2 (tương đương 48 triệu đồng/sào).
Nhưng cuối cùng thì hai bên không còn đối thoại được và chính quyền đã cử đội cảnh sát cơ động vào cuộc để cưỡng chế đất như sự việc diễn ra hôm nay.
Tại Việt Nam, trong quá trình đô thị hóa thường diễn ra các vụ cưỡng chế đất của dân mà lớn nhất là vụ Văn Giang hồi tháng 4 năm nay.
Báo Cựu chiến binh:
QUẢNG NINH: Áp giá quá thấp để thu hồi đất của dân 01/09/2011
Cần làm đúng quy định của pháp luật, không để “con sâu làm rầu nồi canh” 01/12/2011
Báo Quảng Ninh:
Chuyện ở dự án Khu đô thị Kim Sơn 25/06/2012
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đối thoại với các hộ dân xã Kim Sơn, (Đông Triều) 28/07/2012
Báo Lao động:
82 hộ dân Đông Triều chưa chịu nhận tiền, giao đất 29/07/2012
(Theo Tranhung09 )
Không còn nhận xét gì.
Trả lờiXóaChỉ có một câu hỏi: Nhân quyền ở đâu? Độc lập tự do là thế sao?
Trả lờiXóaMột chiến công oanh liệt!
Lực lương CS trong thời gian ngắn đã làm chủ trận điạ!
Bắt sống được nhiều tù binh (Nông dân giữ đất)
Thu được nhiều chiến lợi phẩm, đất đá, khẩu hiệu… (xem ảnh)
vậy có thơ rằng:
Hoan hô các đ/c anh hùng
Vì doanh nghiệp quên mình
Vì nhà thầu hy sinh
Không để mất đất
Vào tay nông dân.
Cong Hoa XHCN Doc Lap Tu Do Hanh Phuc !!!!!
Trả lờiXóaLa The Nay Day ?????
Nhân dân thiếu hiểu biết,trống người thi hành lệnh,ném đá,hất phân lợn,bôi nhọ công an, cản trở giao thông quốc gia là sai,nhưng thử hỏi ở đâu có cái kiểu một số công an xúm vào cùng đám xã hội đen đánh người dân là sao,mà đánh chủ yếu là phụ nữ và vào lúc đấy còn đá,hất cả nồi cơm của dân là ông già,bà già đang ăn xuốg ruộng...thử hỏi công an gương mẫu là thế à. Dân sai nhưng công an cũng sai. . .qua lần bạo động này mới cho thấy sự thiếu hiểu biết của người dân, tình trạng tham nhũng của cán bộ xã Kim Sơn nói riêng và toàn huyện ĐT nói chung.
Trả lờiXóaCon đường nào bảo vệ đất đai của từng gia đình người dân mà bản thân họ, vả cả ông bà tổ tiên đã đổ công sức, máu, mồ hôi và nước mắt...mới có? Làm sao để bảo vệ được cái cần câu cơm cho ho và con cháu họ mai sau? Làm sao để chống lại sức mạnh của đảng cướp nhân danh "toàn dân" nầy? Con đường bạo động tự phát bằng đất đá..bom xăng,bộc phá, ...súng đạn là tất yếu! Dân sai chổ nào? Hết năm này tháng nọ ..đi khiếu kiện củ khoai à?
XóaCon đường chống đối của nhân dân đúng,..và con đường cuối cùng là chọn cái chết để nói lên nguyện vọng chính đáng của mình: mang quan tài ra đấy là thể hiện ý chí tột cùng hết lối thoát: chỉ còn đường chết quyết tử ..!
"Thiếu hiểu biết..?" chỉ có cái đảng cướp kia là thiếu hiểu biết mà thôi!
Chỉ khổ dân thoi.hjx
Trả lờiXóaGiá đất không thỏa đáng. Nông dân sống nhờ đất mất đất là mất việc, trong khi nhà nước đang tìm mọi biện pháp chống thất nghiệp và tạo việc làm cho mọi công dân.Chính sách của nhà nước kiểu tát bùn sang ao và luẩn quẩn.
Trả lờiXóa