Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Những điều không lô-gíc của Đảng

* BÙI VĂN PHÚ
Truyền thông quốc tế cũng như truyền thông Việt ngữ khắp nơi đang chú ý đến Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam vì quốc gia với hơn 90 triệu dân này đang đứng trước ngã ba đường, chọn lối mòn chính trị xưa cũ với định hướng xã hội chủ nghĩa hay bước sang cải cách thể chế để đưa đất nước ra khỏi những bế tắc, phát triển nhanh hơn.
Sau Đại hội XII, nếu Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức tổng bí thư thì Việt Nam vẫn không có nhiều thay đổi. Trong báo cáo đọc hôm khai mạc đại hội ngày 21/1, ông Trọng tái xác nhận kiên định với chủ nghĩa Mác-Lê, với tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo và Việt Nam tiếp tục theo mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã được ghi trong Hiến pháp. Như thế chính sách kinh tế của Việt Nam trong tương lai sẽ có những xung đột với Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP, quan trọng nhất là sự giới hạn của vai trò của nhà nước trong kinh doanh, về tính minh bạch trong kinh tế, về công đoàn độc lập và quyền lợi công nhân mà Việt Nam phải tuân thủ.
Ông Trọng tái xác nhận 'kiên định chủ nghĩa Mác-Lê, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo
và Việt Nam tiếp tục theo mô hình “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
đã được ghi trong Hiến pháp
Cải cách kinh tế được Hà Nội khởi xướng từ sau Đại hội VI năm 1986, đến nay đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định cho đất nước sau những năm chiến tranh, nhưng đến nay tăng trưởng kinh tế đã giảm quán tính và cần một lực đẩy mới. Luật kinh doanh của Việt Nam còn nhiều nhiêu khê đưa đến nạn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền nên dù kinh tế tăng trưởng trên dưới 10% trong nhiều năm mà vẫn chưa đưa Việt Nam lên hàng những quốc gia phát triển, dù so sánh tiềm năng thì không thua các nước trong vùng như Nhật, Nam Hàn, Malaysia hay Thái Lan, Philippin. So sánh sức mua tính theo đầu người, một chỉ số về phát triển kinh tế, Malaysia đạt 26 nghìn đô một năm, Nam Hàn 36 nghìn đô và Nhật 38 nghìn đô, trong khi Việt Nam có sức mua 6 nghìn đô, còn thua cả Thái Lan, 16 nghìn đô và Philippin, hơn 7 nghìn đô.
Vì chính sách kinh tế lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo nên Việt Nam vẫn chưa được công nhận có nền kinh tế thị trường. Một khi đã chính thức phê chuẩn Hiệp định TPP, Việt Nam không thể không có những cải cách sâu rộng về chính sách kinh tế cũng như về mặt chính trị để có thể hòa nhập và cạnh tranh trên thương trường quốc tế.
Ba mươi năm trước, với Đại hội VI đưa ra chính sách đổi mới đã đem đến cho dân những quyền tự do về kinh tế, sinh hoạt xã hội, tự do đi lại. Nhưng đến nay dân vẫn chưa có tự do phát biểu quan điểm chính trị, chưa có tự do báo chí. Các tổ chức xã hội dân sự không nằm trong Mặt trận Tổ quốc vẫn không được phép công khai hoạt động. Nhiều người có quan điểm bất đồng với chính sách nhà nước vẫn bị bắt giam, sách nhiễu hay hành hung. Truyền thông báo chí vẫn do nhà nước kiểm soát. Các quyền tự do lập hội, ứng cử vẫn bị ngăn cấm.
Sinh hoạt chính trị tại Việt Nam là dân chủ tập trung trong nội bộ Đảng Cộng sản, nay có tên gọi mới là “dân chủ xã hội chủ nghĩa” do Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đề xuất trong ngày khai mạc Đại hội XII.
Sách tài liệu về Đại hội Đảng trong thư viện Đại học U.C. Berkeley
                                                                                                (ảnh Bùi Văn Phú)
Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều điều bất cập. Trước hết, đã không có một bộ luật quốc gia quy định sinh hoạt đảng vì chưa bao giờ có luật về đảng chính trị. Nội bộ đảng chỉ có Điều lệ Đảng. Tuy nhiên Ban Chấp hành Trung ương vẫn có thể đưa ra những quyết định, như Quyết định 244 về ứng cử và đề cử vào các chức vụ lãnh đạo cao nhất mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký năm ngoái để nhằm loại bỏ đối thủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngay trong nội bộ đảng đã không có quyền tự do ứng cử hay đề cử.
Tại Đại hội Đảng, những lãnh đạo cao nhất là tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội được bầu chọn. Sau đại hội vài tháng có bầu quốc hội để chọn 500 đại biểu mà kết quả chắc chắn phải có những người đã được Đảng chọn làm lãnh đạo trước đó. Như thế ai đã được Đảng chọn làm lãnh đạo, khi tranh cử vào quốc hội chắc chắn sẽ thắng. Gọi là “đảng cử dân bầu” là không sai.
Điều 4 Hiến pháp dành độc quyền lãnh đạo cho Đảng Cộng sản nên đảng bao trùm trong mọi sinh hoạt quốc gia, từ nhà nước, quân đội, công an cho đến các cơ quan giáo dục, kinh tế, xã hội. Cũng theo Điều lệ Đảng, ngân sách dành cho sinh hoạt đảng cũng là từ ngân sách nhà nước. Ngân sách quốc gia do quốc hội thông qua, mà hơn 90% đại biểu quốc hội lại là đảng viên cộng sản, như thế có xung đột quyền lợi nghiêm trọng.
Những năm gần đây đã có nhiều kiến nghị với chữ ký của hằng nghìn trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi tách đảng ra khỏi guồng máy nhà nước, quân đội và công an; đòi cải cách chính trị.
Theo báo Tuổi Trẻ Online ngày 16/6/2014, khi bàn về luật tổ chức bầu cử quốc hội, Đại biểu Huỳnh Nghĩa từ Đà Nẵng đã đòi xóa bỏ cơ chế “đảng cử dân bầu”. Đại biểu Trần Du Lịch từ Tp. Hồ Chí Minh nhận định bầu cử quốc hội vẫn còn theo cơ chế Mặt trận, nghĩa là ai muốn ứng cử phải được sự chấp thuận của Mặt trận Tổ quốc, là cơ quan ngoại vi của đảng kiểm soát mọi sinh hoạt hội đoàn.
Phát biểu tại Đại hội Đảng hôm 22/1 Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh đã kêu gọi cần có đổi mới chính trị song hành với đổi mới kinh tế. Trong một phỏng vấn hồi tháng 9/2015 với BBC Việt ngữ, ông Vinh cho biết Việt Nam đang nghiên cứu về cơ chế để dân có thể chọn và hạ bệ lãnh đạo cao nhất khi họ không làm được việc.
Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cả hai phe đều cho là mình có được sự ủng hộ của dân. Khi hơn 1500 đại biểu họp hành, bầu chọn thì dân vẫn chỉ đứng ngoài xem. Nếu có cạnh tranh, có phát huy dân chủ cũng là “dân chủ tập trung” hay “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, còn người dân vẫn không được quyền chọn, dù là chọn ông Trọng hay ông Dũng.
Những bế tắc ở Việt Nam ngày nay là vì chủ thuyết cộng sản đã đưa đến một chế độ độc tài đảng trị. Mà độc tài dễ dẫn đến tha hoá, tham ô, cửa quyền. Đã đến lúc đất nước cần có một thể chế chính trị tự do dân chủ, cần có một nhà nước do dân bầu chọn qua các cuộc bầu cử tự do, đa đảng.
Một nền dân chủ pháp trị sẽ ít tham nhũng vì các đảng trông chừng nhau, thi đua làm tốt hơn để đáp ứng nguyện vọng của dân. Các chế độ tự do dân chủ trên thế giới có nhiều hình thức. Chế độ tổng thống như ở Hoa Kỳ, Pháp, Mexico, Nam Phi, Nam Hàn, Đài Loan, Indonesia, Philippin là nơi người dân bầu chọn tổng thống. Chế độ quân chủ lập hiến như ở Anh quốc, Nhật, Thái Lan hay chế độ đại nghị như ở Canada, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Myanmar là nơi người dân bầu chọn đại biểu quốc hội từ danh sách ứng viên của nhiều đảng và đảng nào thắng được đa số ghế sẽ chọn người lãnh đạo quốc gia.
Sau ba thập niên tăng trưởng kinh tế, nay thay đổi thể chế thì Việt Nam sẽ có thể hòa nhập với xu thế thời đại, tăng tiến độ phát triển kinh tế. Đảng không thể đưa ra lí do đất nước còn nghèo, dân trí còn thấp và điều kiện lịch sử để kìm hãm sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Đài Loan lúc nào cũng bị Trung Quốc đe doạ, nhưng hôm 16/1 cử tri đã bầu chọn bà Thái Anh Văn của Dân tiến Đảng, một ứng cử viên có chủ trương Đài Loan được độc lập. Bà đánh bại ứng viên Chu Lập Luân của Quốc dân Đảng là đảng cầm quyền đang ủng hộ chính sách “một quốc gia hai chế độ” của Trung Quốc.
Myanmar nghèo hơn Việt Nam, cũng có biên giới chung với Trung Quốc, mà trong vòng 5 năm qua, sau nửa thế kỷ dưới chế độ độc tài quân phiệt, lãnh đạo nước này đã đưa ra một lộ đồ dân chủ hóa, với thả tù chính trị, ban hành chính sách hòa giải quốc gia, các luật về tự do báo chí, về tổ chức đảng chính trị và tổ chức bầu cử một quốc hội mới. Tháng 11 năm ngoái Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã chiếm được đa số ghế trong quốc hội và sẽ chọn người lãnh đạo cho Myanmar.
Để độc quyền cai trị, Đảng Cộng sản Việt Nam thường biện luận là đất nước còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao để có thể sinh hoạt chính trị đa đảng, để dân có quyền tự do chọn người lãnh đạo cho đất nước. Lập luận như thế ngày nay có lô-gíc hay không?
BVP/(2016 Buivanphu.wordpress.com) 
-------------

7 nhận xét:

  1. Ở nhiều nước , cả Ấn Độ , khi đi bầu cử , nhiều người không biết chữ để gạch phiếu bầu và ký nhận mà thay bằng điểm chỉ , trên hành tinh này còn có nhiều bộ tộc hoang dã mà họ vẫn bầu được già Bản , trưởng Thôn đó sao , không nhất thiết cứ phải giàu có và trình độ mới có thể nhận biết ai là người tốt và có tinh thần trách nhiệm . Không có quốc gia nào họ lý luận quyền tự do phụ thuộc trình độ cả , CSVN thường nhào trộn khái niệm để lòe bịp thiên hạ , ví dụ như : " yêu nước là yêu XHCN "? hà hà ! Một luận điệu nguy hiểm !

    Trả lờiXóa
  2. Trên thê giới chỉ còn Triều Tiên TQ và VN là lạc lõng nhưng TQ đang biến thái để phù hợp hơn với thời đại

    Trả lờiXóa
  3. Có vẻ như ông Trời đem lại giá buốt đến khóc liệt cho NDVN vào dịp đại hội của đcsVn!

    Trả lờiXóa
  4. "đất nước còn nghèo, trình độ dân trí chưa cao để có thể sinh hoạt chính trị đa đảng, để dân có quyền tự do chọn người lãnh đạo cho đất nước"?
    Câu này bản thân là vô lý, ngu độn, tự mâu thuẫn!
    Vì suy ra từ nó "sinh hoạt chính trị đa đảng, để dân có quyền tự do chọn người lãnh đạo cho đất nước - như vậy trình độ dân trí mới cao".

    Trả lờiXóa
  5. Xin đừng quá sa đà vào chuyện của đcsVn, bàn về độ tốt xấu của mỗi cá nhân trong đám ấy.
    Xin hãy bàn chuyện của pphe dân chủ.
    Nhiều người nói họ còn sống, thậm chí khá vui, cho đến ngày nay vì cố quên yếu tố cộng sản ở VN...

    Trả lờiXóa
  6. Anh Bùi Văn Phú sao không về nước,hãy về nước cùng góp phần xây dựng đất nước.
    ĐCSVN đối xử với anh không tệ,nay về ít ra cũng giữ vai trò cố vần chính phủ,không thích thì cố vần cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam mà anh phải có nghĩa vụ và trách nhiệm.
    Đồng ý với anh và các bạn,ai đó đánh giá trình độ văn hoá và nhận thức chính trị của nhân dân còn kém là sai lầm và vô trách nhiệm,đất nước còn nghèo thì đúng,nhưng nguyên nhân gì thì không dám nêu ra,lại là sai.
    Logic của vấn đề là tuỳ biến,mọi sự vật phát sinh là từ sự vận động của các nhân tố tạo ra,xã hội và văn hoá xã hội vận động không ngừng...Các tổ chức và cá nhân dân chủ tại hải ngoại và tại đất nước chưa phát triển là vì nó không có nhân tố để vận động,vì thiếu dân chủ.
    ĐCSVN tồn tại đến hôm nay vì nó luôn vận động và luôn tạo ra nhân tố để tạo động lực cho phát triển.
    Việt Nam ngày nay độc đảng,hãy tự hỏi mình vì sao ?
    Tại sao lại không trách mình bảo thủ và vô trách nhiệm với dân tộc và các đồng chí của mình đã hy sinh cho chính đảng của mình suốt thời kỳ dài trong lịch sử.
    Nước nào cũng không chấp nhận một đảng hay tổ chức mượn danh đối lập mà cứ khủng bố,ám sát cả,phá phách,bạo động.
    Hãy tự hỏi,chưa lập được đảng hội mà đòi lật đổ loại bỏ tiêu diệt ĐCSVN rồi.Lịch sử chỉ rõ,thủ tiêu lãnh tụ đảng này đảng kia rồi đổ vấy cho Việt Cộng cho tận ngày nay.
    Mong anh Phú và các bạn cần có đường lối và chính sách hơn hẳn ĐCSVN chúng tôi thì sẽ thành danh.
    Thấy tiền của mà không ham không thích thì may ra mới làm chính trị đại nghĩa như các cụ ngày xưa được.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Bùi v Phú làm sao có tiền để về nước làm chính trị . Muốn làm chính trị trước tiên phải có tiền và phải thật nhiều tiền , đây cũng là lô gíc trong chính trị . Nếu không chẳng khác chi cầm cặc cho người ta đái ( xin lỗi bà con trước câu nói tục đầy thâm thuý này cho sát nghĩa ) .

      Bởi thế , để chính trị Cộng Sản thành công , phải xúi dục Công Nông nghèo đứng lên đi theo con đường " Cướp " có chính nghĩa . Cướp 54 , cướp 75 , chẳng xa lạ gì với dân Việt cả hai miền Nam Bắc , chẳng xa lạ với dân tập kết 54 và Bắc 75 , chẳng xa lạ gì với cả MTGPMN lẫn VNDCCH cho đến cả CHXHCNVN .

      Khi nào các bác hiểu rõ cái lô gíc chính trị cộng sản trong mọi tình huống sống chết , phải nhờ vả vào tư bản để tồn tại . Lúc đấy các bác mới hiểu được cái bất hợp lý của lô gíc cộng sản .

      Hay nói một cách chính xác nhất , cộng sản chẳng có cái gì để gọi là lô gíc . Một Đảng phái ba xạo nhất , thời cơ nhất , cơ hội nhất , lường gạt thành phần nghèo khổ công nông cũng vào hạng nhất .

      Cứ xem các lãnh tụ cộng sản đầu tiên thành lập Đảng , toàn là dân trí thức học trường Tây thuộc toàn gia đình giàu có tư sản . Không giàu có tư sản thì làm sao đủ sức cho con học trường Tây ở thời buổi thực dân Pháp đô hộ ?

      Cái chẳng lô gíc nằm trong bản thân các nhà lãnh đạo Đảng CSVN đầu tiên , nhưng họ không nhận ra hay không dám nhận , tự trói buộc mình vào nhân dân nghèo khổ thất học . Chọn con đường lý tưởng CÁCH MỆNH mà quên mất bản thân , nên biến thành hoang tưởng , cuối cùng vỡ mộng , báo hại bản thân , gia đình , giòng họ nội ngoại và dân tộc giống nòi !

      Cái lô gíc của Đảng được xác nhận bởi một từ duy nhất chính là CƯỚP . Đảng không CƯỚP không phải là ĐẢNG , ngoài Cướp đảng chẳng còn một thứ lô gíc nào khác .

      Xóa