GS Ngô Bảo Châu là người Việt Nam duy nhất cho tới nay được giải thưởng Fields năm 2010 |
* G.s.
NGÔ BẢO CHÂU
(ĐH
Chicago, Hoa Kỳ)
K. là giáo sư toán ở đại học Yale, có quốc tich Mỹ
nhưng gốc là người Nga, nói tiếng Mỹ vẫn đặc sệt giọng Nga. Có lần tôi hỏi anh
ấy lần cuối anh về Nga là khi nào.
Anh ấy nói từ khi tôi đi Mỹ tôi chưa quay lại Nga bao
giờ. Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, K. nói rằng đối với anh ấy nước Nga cũng
giống như bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, anh không cảm thấy liên quan
đến những gì hiện giờ đang xảy ra ở Nga.
Trường hợp của K. không phải là một trường hợp phổ
biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp cá biệt.
Tuy hơi bị bất ngờ nhưng tôi cảm thấy cái lý trong
những chia sẻ rất thẳng thắn của K. Nói cho cùng thì tại sao mỗi người phải gắn
bó với mảnh đất nơi mình sinh ra.
Một vài lần quá cảnh ở sân bay Hàn Quốc hoặc Nhật Bản,
tôi bắt gặp vài tốp thanh niên Việt Nam, có vẻ như đến từ nông thôn, có vẻ như
nói giọng Nghệ An, họ túm năm tụm ba, ngồi bệt uống bia, đánh bài, có vẻ như
không quan tâm đến xung quanh, nhưng kỳ thực mắt vẫn nhìn quanh với một vẻ nửa
hoang mang, nửa thách thức. Những lúc đó bỗng dưng tôi thấy quặn lòng thương
đồng bào của mình.
Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một
suất đi xuất khẩu lao động, ai trong số họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời
để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn
trộm ăn cắp?
Tại sao lại đồng cảm với họ?
Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ có thể dùng để hiểu nhau,
ngoài nơi sinh Hà Nội và Nghệ An cách nhau vài trăm cây số, tôi có gì chung với
họ? Tại sao tôi vẫn cảm thấy “liên quan” đến số phận của họ? Tôi thấy chỉ có
một câu trả lời hợp lý duy nhất: sự “liên quan” đó chính là lòng yêu nước. Nếu
đó là tình yêu thì có lẽ không cần tìm cách lý giải nữa.
Chắc chắn mỗi người yêu nước, hoặc không, theo một
cách khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, yêu nước, về cơ bản, là cảm thấy “liên
quan” đến số phận của đồng bào mình.
*****
Tôi rất thích xem bản đồ. Nhìn cái quả cầu xanh xanh
nhớ lại chỗ này chỗ kia mình đã đi qua. Nhớ cánh đồng lúa xanh mướt, nhớ con
đường nho nhỏ chạy thẳng ra biển mà ở ven ven thấp thoáng những tháp chuông nhà
thờ. Nhớ những đỉnh núi hùng vĩ quanh năm tuyết trắng, nhớ những cánh rừng
thông xào xạc chạy dọc bờ biển Đại tây dương. Chỗ nào cũng cảm thấy như nhà
mình, trái đất là nhà mình, dù rằng có một vài điểm hình như thân thương hơn
các điểm khác.
Nếu hay xem bản đồ thế giới, đến một lúc nào đó, bạn sẽ
có một phát hiện rất lạ lùng. Hoá ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái
tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất. Đi tiếp sang phía đông, hay
xuống phía nam là biển rộng, là đại dương.
Văn minh nhân loại được mở rộng và phát triển nhờ vào những
cuộc viễn chinh, những làn sóng di dân. Chiến tranh và những cuộc di dân, vừa
là tai hoạ cho cuộc sống con người, lại vừa là phương tiện chuyên chở tôn giáo,
những tư tưởng nhân văn, những kiến thức về tổ chức xã hội, những phát kiến
khoa học và kỹ thuật. Những cuộc chiến tranh, những cuộc di dân, những thảm hoạ
đã từng cầy xới châu Âu cũng đã là một nguyên nhân làm cho nó trở nên phồn
thịnh, văn minh.
Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời
cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa sự phát triển của
văn minh của nhân loại. Chiến tranh, thực ra không nhiều, hầu như đều đến từ
phương Bắc, người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp
xâm chiếm Việt Nam ,
văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh
niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy
chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường
như là một dạng tối giản của văn minh Trung Hoa, họ cũng hiểu rõ họ cần thoát
ra ngoài cái khung đó để mưu cầu hạnh phúc, và họ muốn thoát ra bằng mọi giá.
*****
Mấy tuần gần đây, dù muốn hay không, mà thực ra là
không muốn, tôi cảm thấy rất quan tâm đến diễn biến chính trị ở Việt Nam .
Tôi nhận thấy rất nhiều người cũng quan tâm như tôi,
có lẽ quan tâm đến Đại hôi lần này hơn hẳn so với những Đại hội lần trước, dù
rằng về cơ bản, chúng ta không “liên quan” gì đến Đại hội của “họ”.
Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát
vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi
cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung
hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.
Tôi không định nói chúng ta phải quay lưng lại với cốt
cách của con người Việt Nam
truyền thống. Đối với tôi, cậu thanh niên Nghệ An quần áo xộc xệch dáng vẻ lấm
lét ở sân bay Narita, dường như thân thương hơn nhiều so với các nam thanh nữ
tú Hong Kong dán mắt vào cửa kính các quầy
hàng duty free.
Nhưng tôi mong muốn một khế ước xã hội như những khế
ước xã hội đã là nền tảng cho những nước phát triển. Tôi muốn một xã hội công
bằng được đảm bảo bởi một nhà nước pháp quyền. Tôi muốn một nền kinh tế lành
mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường. Tôi muốn một xã hội mà ở
đó người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản
trở, đó là xã hội dân sự.
Vì cái chúng ta cần là một xã hội công bằng, phồn
thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh đạo mà chúng ta muốn là
một người cổ suý cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.
Ngay cả khi không có lá phiếu, người dân cũng cần nói
rõ về xã hội mà mình muốn. Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn nhiều
so với nói cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không
bao giờ xảy ra.
NBC/Diễn đàn BBC
---------------
Trong cả cái status này, đã đăng một lần rồi, tôi tâm đắc một câu:
Trả lờiXóa"Ngay cả khi không có lá phiếu, người công dân cần nói rõ về cái xã hội mà mình muốn. Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn nhiều so với nói cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không bao giờ xảy ra."
Vậy tôi xin nói cái tôi muốn nhé:
TÔI MUỐN XÃ HỘI VIỆT NAM CÓ DÂN CHỦ & NHÂN QUYỀN
Cuộc đời không phải là những gì chúng ta muốn, mà là những gì ta có thể kiếm được
XóaCuộc đời không phải là những gì chúng ta muốn, mà là những gì ta có thể kiếm được, và những gì người khác ấn cho bạn mà bạn phải cam tâm nhận lấy.
Xóa(Triết lý mơ hồ...)
Ông này nên chuyên tâm vào Toán. Văn ông dở lắm, và sai cơ bản.
Trả lờiXóaChẳng hạn ông viết "Văn minh nhân loại được mở rộng và phát triển nhờ vào những cuộc viễn chinh, những làn sóng di dân"? Nghe có vẻ bóng bảy như văn tuyên giáo. Nhưng là sai bét nhè.
Các yếu tố của văn minh có thể hiểu gọn lại là di sản tích lũy tri thức, tinh thần và vật chất của con người kể từ khi loài người hình thành cho đến thời điểm xét đến.
Văn minh được truyền qua giao lưu, học hỏi hay từ những nhà cải cách của một quốc gia, nhưng pphải qua ít nhất gần một thế hệ.
Một cuộc xâm lăng cơ bản sẽ đem lại sự ngu dân.
Làn sóng di dân lại thường từ xứ không văn minh.
Nặc danh ơi, đến nỗi phải nặc danh mà còn thày dốt lại đọc canh khôn?
XóaThanh Lam Nguyen chắc không lắm. Cụ thể cái khôn của mình đi?
XóaThà nặc danh còn hơn lấy tên và hình giả mạo.
Đúng thế ông Châu nên tập trung làm toán sao cho có ích ứng dụng vào thực tế ở VN
Trả lờiXóaMai là 28 tháng một năm 2016, ngày kết thúc đại hội đảng CSVN lần thứ 12 sao hôm nay rét thế! Trâu bò chết lia lịa . Toàn bị chết ở những vùng dân đói nghèo xơ xác . Cô gái Sài gòn gọi điện ra cho mẹ ở Hà nội nhận cho cháu một gói quần áo ấm và tìm cách chuyển cho các bạn nhỏ miền cao giá lạnh. Nó vội vã, lo cuống cuồng sợ không kịp gửi tới tay vào những ngày giá lạnh này.
Trả lờiXóaNgày mai diễn văn bế mạch của Nguyễn Phú Trọng sẽ rất hồ hởi vì thắng lợi tốt đẹp của đại hội 12, ấm áp trong hội trường sang trọng giữa tiếng vỗ tay hân hoan của 1500 đại biểu của những người cộng sản Việt nam, trong khi cháu gái Sài gòn lo cuống cuồng sợ gói đồ không kịp tới tay các bạn nhỏ vào những ngày thành công của đại hội nhưng rét mướt lạnh buốt thấu xương này.
Đọc bài của anh Bảo Châu tôi cũng bị xao lòng và tê tê một cảm giác khát khao về một đời sống đỡ chật vật hơn, về một xã hội con người được tôn trọng và tự tin hơn của dân quê tôi suốt từ Nam ra Bắc. Sống thế này không được, nhất định chúng ta phải làm gì, phải góp sức cùng nhau làm cái gì để cho thực trạng của đất nước thay đổi.
Vâng! xót xa quá! Khốn khổ quá và khốn nạn quá! Tôi đồng cảm với bạn.
XóaMình lại thương những đứa sau "cơn sốc" đại hội 12 chỉ muốn tự tử...
Trả lờiXóaNoi Dau Buon Nay. Cua ca 1 Dan Toc Qua nhieu the He .Chua biet Den Bao Gio Thoat.Do 1 Nhom Dau Dat Cai Tri .That la Han thien Thu
Trả lờiXóaMấy đứa nhỏ học ở CHICAGO UNIVERSTY nói cha nầy nói tiếng ANH cũng sặc múi ANAMIT đôi khi không hiểu chả muốn nói gì .
Trả lờiXóaÔng Châu này cứ khoái nói tích cực nhưng chung chung kiểu báo Thanh Niên?
Trả lờiXóaÔng dám nêu đích danh những kẻ nào đang làm đất nước lụn bại không?
Ông này giống cha Đam, tướng nông phu quá, đâm ra thích nói kiểu nông dân học làm trí thức.
Trả lờiXóaBố tôi khi xưa nói "Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát mà làm chính trị thì hỏng rồi!".
Trả lờiXóaNói chung, nhà khoa học mà thích nói chính trị có vẻ bị... hoang tưởng...
Người xưa có câu “Biết thì bảo biết, không biết thì bảo không biết - ấy mới là biết”. GS Châu giỏi Toán thì chỉ nên chuyên tâm vào Toán, đừng nói linh tinh về những gì mình không hiểu rõ. Thế nào là “cùng trời cuối đất”? Vậy thì đầu trời và đầu đất ở đâu, GS có thể chỉ ra được không? Vũ trụ bao la vô tận, trái đất hình cầu, làm gì có chỗ nào là trên, chỗ nào là dưới, chỗ nào là đầu, chỗ nào là cuối! Không phải cứ GS thì cái gì cũng biết, không phải cái mình biết là đều có thể mang ra răn dạy người đâu GS ạ.
Trả lờiXóaĐúng đấy. Thiên hạ cứ thi vị "Đường chân trời - skyline". Nó không hề có...
XóaÔng này nên ngừng nói kiểu ba phải, lấy lòng tất cả, được rồi.
Trả lờiXóaMỗi người thì có một nghề.
Trả lờiXóaCon phượng thì múa, con nghê thì chầu.