Ông Nguyễn Phú Trọng đã được tái cử vào chức Tổng Bí
thư Đảng Cộng sản Việt Nam ở kỳ Đại hội lần thứ 12, tuy nhiên còn có các câu
hỏi nào để ngỏ và cần đặt ra về sắp xếp nhân sự và đường lối, chính sách của
đảng và nhà nước Việt Nam từ sau Đại hội này.
Trước hết TS. Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao
cấp thuộc Viện Chiến lược Quốc tế và Viện Đông Nam Á của Singapore, bình luận
về khả năng phân bổ của các ứng viên Bộ Chính trị được bầu tại kỳ Đại hội diễn
ra từ ngày 21-28/01/2016.
Nhà nghiên cứu phân tích một số điểm mới về nhân sự
mới của Đảng CSVN với Tọa
đàm: "Danh sách này có mấy việc đặc biệt như thế này, tức là trường
hợp của bà Trương Thị Mai, trở thành Ủy viên Bộ Chính trị là một trường hợp đặc
biệt. Như vậy là trong Bộ Chính trị của Đảng CSVN có lẽ lần đầu tiên trong lịch
sử là có 3 ủy viên Bộ Chính trị là nữ, ngoài bà Mai thì có bà Tòng Thị Phóng,
rồi bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Đây là một trường hợp rất thú vị.
"Thứ hai là trường hợp của ông Phạm Bình Minh đã
trở thành Ủy viên Bộ Chính trị, nó nói lên một điều rằng cái khóa 11, trong cả
khóa 11 thì đã có mấy lần bỏ phiếu giữa kỳ để ông Minh trở thành (ủy viên) Bộ
Chính trị, nhưng mà lại không quá bán, thì lần này ông đã trở thành Ủy viên Bộ
Chính trị, thì đấy là một sự kiện mới, nó có thể nói lên nhiều điều về mặt đối
ngoại của Việt Nam, cũng như thực hành đối ngoại của Việt Nam trong mấy năm tới.
"Điểm thứ ba, trong dự kiến trước đây, chúng tôi
thấy là có ông Phan Đình Trạc (Phó Trưởng ban thường trực Ban Nội chính Trung
ương Đảng) cũng được dự kiến để bầu vào Bộ Chính trị, nhưng mà lần này không
thấy, có lẽ là đã chưa vào được, thì đấy là một sự kiện, vì nếu trường hợp để
ông Trạc vào thì sẽ nắm Ban Nội chính, cũng là Ban quan trọng về mặt chống tham
nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy sẽ nảy sinh ra vấn đề là sắp tới đây
ai sẽ là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Ban nội chính đó?
"Còn những trường hợp khác như là trường hợp của
Đại tướng Trần Đại Quang, của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và của Phó Chủ
tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì như chúng ta đã biết, báo chí cũng đã
đưa, rằng là sẽ giới thiệu để ba người đó, ông Quang trở thành Chủ tịch Nước,
bà Ngân thì giới thiệu để sau khi bầu cử Quốc hội thì sẽ bầu làm Chủ tịch Quốc
hội, và ông Nguyễn Xuân Phúc, thì sau bầu cử Quốc hội sẽ giới thiệu làm Thủ
tướng.
"Trường hợp khác như ông Nguyễn Văn Bình thì có
khả năng sẽ làm Phó Thủ tướng phụ trách về kinh tế, tài chính, như là vị trí mà
bây giờ ông Vũ Văn Ninh đang làm."
Ứng viên Bí
thư Hà Nội?
Về một số trường hợp nhân sự cao cấp khác, nhà phân
tích chính trị Việt Nam , TS. Hà
Hoàng Hợp bình luận tiếp từ Hà Nội: "Nếu ông Trương Hòa Bình về
TP. Hồ Chí Minh, thì ông (Võ Văn) Thưởng (Phó Bí thư Thường trực TPHCM), vì đã
trong lịch sử từng có lúc mà TP. Hồ Chí Minh có 2 Ủy viên Bộ chính trị, thậm
chí chỉ cần một Ủy viên Bộ Chính trị mà ông Trương Hòa Bình ngồi vào đó, thì có
thể ông Thưởng sẽ điều ra trung ương làm cái gì đó chẳng hạn...
"Trường hợp của ông Hoàng Trung Hải rất là
quan trọng vì ông Hoàng Trung Hải là người đã làm Phó Thủ tướng 2 kỳ và lần này
đưa vào Bộ Chính trị là một bước tiến vô cùng quan trọng trong việc xem xét về
nhân thân, và có nghe nói là có khả năng ông Hải sẽ là một trong những ứng cử
viên để về làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội... Vì trước đây người ta có nói
là gia đình có người gốc Hoa.
"Quy chế trước đây thì người ta không muốn đưa
những người gốc Hoa vào trong bộ máy, nay thì quy chế đó đã được xem xét và ông
Hải được đánh giá cao về mặt hiệu quả công tác, cũng như về mặt thành tích công
tác, cũng như là tầm lãnh đạo của ông Hải. Nên bầu ông Hải vào (Bộ Chính trị)
kỳ này là một thay đổi rất lớn về mặt chính sách nhân sự của Đảng cộng sản Việt
Nam ."
"Về ông Tô Lâm..., theo quy hoạch, Bộ Công an chỉ
được một Ủy viên Bộ Chính trị thôi, trường hợp ông Trần Đại Quang lên Chủ tịch
Nước thì quy hoạch và cơ cấu để ông Tô Lâm lên làm Bộ trưởng (Bộ Công an). Cũng
như trường hợp ông Phạm Bình Minh, ông Phạm Bình Minh sẽ giữ, vẫn giữ chức vụ
Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao.
"Đấy là cơ cấu cứng, thì cả ba bộ Quốc phòng, Bộ
Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng phải được cơ cấu vào Ủy viên Bộ Chính trị. Và
như thế ông Ngô Xuân Lịch, khả năng rất cao sẽ thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bộ Quốc phòng hiện nay mới có một Ủy viên Bộ Chính trị thôi...".
Về khả năng bố trí nhân sự cao cấp khác cho một số Ban
quan trọng của Đảng như Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức và Nội chính,
bên cạnh một số ứng viên Bộ chính trị khác, ông Hà
Hoàng Hợp bình luận tiếp: "Ví dụ trường hợp của ông Chủ nhiệm Ủy
ban Kiểm tra Trung ương, thì tôi chắc hôm nay đã bầu rồi và bầu khả năng lớn là
bầu ông Trần Quốc Vượng, vì cái đấy cũng nằm trong cơ cấu và quy hoạch.
"Còn chức vụ khả năng mà ông Đinh La Thăng nắm
thì có thể là Phó Thủ tướng phụ trách vấn đề kinh tế như là chức vụ hiện nay mà
ông Hoàng Trung Hải đang làm, bởi vì ông Hoàng Trung Hải theo quy chế bây giờ,
lẽ ra làm Phó Thủ tướng 2 kỳ rồi, thì sẽ không làm Phó Thủ tướng đến kỳ thứ ba
nữa, mà sẽ chuyển đi đâu đó.
"Ban Nội chính... thì hiện chưa biết bởi vì... lẽ
ra là bầu một người để vào Bộ Chính trị để phụ trách (ban) đấy, tức là ông Phó
Trưởng ban Thường trực Ban nội chính, nhưng mà ông ấy dường như lại không
trúng, hay là chưa trúng..."
Ai sẽ là TBT
rốt cục?
Trước câu hỏi nếu ông Nguyễn Phú Trọng, người vừa được
tái cử vào chức Tổng Bí thư Đảng CSVN ở Đại hội 12, chỉ tại vị thêm từ 1-2 năm
như một số dự phóng, thì rốt cục ai sẽ thay ông Trọng khi ông Trọng ra đi trong
thời gian tới đây, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp trả lời: "Tôi nghĩ ông Nguyễn Phú
Trọng ở lại làm Tổng bí thư lần này và cũng nghe nói là ở lại một thời gian
ngắn thôi, tức là khoảng từ một năm cho đến hơn một năm một tí, thì cái đó là
để thực hiện cái việc làm sao chuyển giao quyền lực Tổng bí thư cho một người
nào đó trong số những người vừa mới được bầu vào Bộ Chính trị.
"Cũng theo dự kiến và cơ cấu quy hoạch của Đại
hội 11, thì thấy có tên ông Trần Đại Quang. Cũng có thể là sẽ có thêm một người
nữa vào quy hoạch để có thể chuyển giao chức vụ Tổng Bí thư, có thể đấy là ông
(Đinh Thế) Huynh, hoặc là một người nào nữa đó thì chúng ta chưa thẩy rõ, nhưng
mà nếu căn cứ vào quy hoạch cũ thì khả năng là sẽ có bàn giao giữa ông Nguyễn
Phú Trọng và ông Trần Đại Quang.
"Và khi đó có thể ông Trần Đại Quang sẽ bàn giao
chức vụ Chủ tịch Nước cho một người khác.".
Chia sẻ với BBC tại Tọa đàm, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng,
Chủ tịch Hội nhà Báo độc lập Việt Nam, từ Sài Gòn nói: "Trước Đại hội 12,
BBC có phỏng vấn tôi và có làm một chương trình dự đoán về vai trò của Tổng bí
thư, lúc đó tôi có dự đoán ông Trần Đại Quang có nhiều cơ hội nhất để trở thành
ông Tổng Bí thư, nhưng mà bây giờ ông Trần Đại Quang chỉ là nhân vật số hai,
ông Nguyễn Phú Trọng mới là nhân vật số một.
"Thành thử tôi phải nói là tôi đã sai trong dự
đoán của mình. Đó là điều thứ nhất."
Cuộc chiến
Hai Hoa Hồng
Và nhà báo độc lập đồng thời là nhà quan sát, vận động
cho xã hội dân sự ở Việt Nam ,
bình luận tiếp:
"Điều thứ hai, tôi đánh giá là việc phe ông
Nguyễn Phú Trọng thắng lợi mà không chỉ thắng lợi, mà đây là một thắng lợi lớn,
cho thấy là đã kết thúc một cuộc chiến mà tôi gọi là cuộc chiến Hai Hoa Hồng
kéo dài suốt từ những năm 2010, 2011 cho đến nay. Và nếu chúng ta có thể thấy
cuộc chiến Hai Hoa Hồng nó tồn tại trong thời kỳ Trung Cổ, thì Đại hội 12 này
cũng tung ra đủ thứ là đơn thư tố cáo và các thủ đoạn, kể cả tài liệu chính trị
nội bộ. Tôi cho là cũng gần gần như là thời Trung Cổ.
"Chúng ta nhìn cái dàn hiện nay là cánh ở bên ông
Trọng, từ các ban Đảng cho tới các tướng lĩnh quân đội, như là Ngô Xuân Lịch,
kể cả Đỗ Bá Tị, như là Trần Đại Quang, kể cả Tô Lâm và Vương Đình Huệ... Vương
Đình Huệ năm 2013 bị trượt Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng mà kỳ này vào. Mà tôi
tin là Vương Đình Huệ kỳ này sẽ góp một tay khá khá cho Nguyễn Phú Trọng về
khâu điều chỉnh một số vấn đề về kinh tế và kể cả Phạm Bình Minh.
"Và tôi chỉ đặt thêm một câu hỏi là tại sao vào
năm 2013 khi mà Nguyễn Tấn Dũng còn thì Phạm Bình Minh không được vào Bộ Chính
trị, còn nay Nguyễn Tấn Dũng không còn thì Phạm Bình Minh lại vào Ủy viên Bộ
Chính trị? Tôi muốn trở lại vấn đề đó để cho thấy thế này, đã có một sự thay
đổi và sự thay đổi này có lợi cho phe Đảng và tập trung quyền lực vào cá nhân
ông Nguyễn Phú Trọng.
"Kể từ Đại hội 12 trở đi, không biết bao lâu thì
cuộc chiến Hai Hoa Hồng, cuộc chiến giữa hai phe nó đã thực sự chấm dứt và hiện
nay chỉ còn có một phe mà thôi. Mà quyền lực của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi muốn
nhắc lại là, Cuộc
Bình luận của BBC lần trước, chúng ta đã nói khá nhiều về Quyết
định Quyết định 244...
"Và tôi tin rằng bên cạnh ông Trọng có một tham
mưu rất đắc lực nữa, đó là ông Tô Huy Rứa và ông Rứa đã giúp cho ông Trọng làm
mọi công tác tổ chức có thể được, chặt chẽ đến mức để cho những người khác
không cục cựa được gì hết," TS. Phạm Chí Dũng nói với
Tọa đàm của BBC.
Không có
chuyện thân TQ
Bình luận với Bàn tròn về tác
động hay điều chỉnh chính sách, chiến lược của Việt Nam sau Đại hội 12 với dàn
lãnh đạo mới trong đó có Tổng Bí thư tái cử Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt về chính
sách đối ngoại, phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC Việt
ngữ, người đã đang theo dõi, tường thuật Đại hội trực tiếp từ Hà Nội, nói: "Tôi
muốn bổ sung thêm một chút về ý của anh Hà Hoàng Hợp nói rằng tới đây chính
sách ngoại giao của Việt Nam cũng không có gì thay đổi, nhưng mà theo tôi, dựa
vào những cuộc nói chuyện của tôi, giữa tôi với một số nhà quan sát, học giả
tại Việt Nam, khi mà chúng ta nói về 'foreign policy', tức là chính sách đối
ngoại, thì rõ ràng vẫn là Trung Quốc và Mỹ.
"Thế thì tới đây, điều quan trọng tức là bây giờ
giải quyết vấn đề Biển Đông như thế nào? Thì rõ ràng là Trung Quốc không ở lập
trường để đàm phán rồi, còn tới đây nó là như thế nào và người ta nói rất nhiều
về sự cố Giàn khoan 981, là kể từ đó cái gọi là '4 tốt, 16 chữ vàng' càng rõ
ràng là giới lãnh đạo Đảng và nhà nước, trong đó có các Ủy viên Bộ Chính trị đã
nhìn ra cái đó rồi.
"Thì
các học giả ở trong nước, hay một số nhà quan sát, họ nói là không có chuyện
đó," nhà báo Nguyễn Hoàng nói với Tọa đàm.
Cuộc Tọa đàm Bàn tròn đặc biệt nhân sự kiện ông Nguyễn
Phú Trọng được tái cử chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra hôm thứ
Tư, 27/01 với các vị khách mời là nhà báo, nhà bình luận, phân tích và quan sát
tình hình thời sự chính trị, xã hội Việt Nam.
Tin cho hay, vị trí Tổng bí thư ở Đại hội 12 thuộc về
ông Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, người được tái đắc cử nhằm mục đích bảo đảm
"kế thừa và đoàn kết" trong nội bộ Đảng CSVN.
Hôm thứ Tư 27/1, Đại hội XII nghỉ họp, trong khi các
ủy viên mới được bầu hôm 26/1 họp Hội nghị Trung ương lần thứ nhất, bỏ phiếu
chọn ra cơ quan lãnh đạo cao nhất của mình. Bộ Chính trị mới được nói có 19
vị, tăng ba người so với trước.
Danh sách Bộ Chính trị cho tới tận trước khi bầu gây
nhiều chú ý và đồn đoán, vì dựa vào đó có thể suy luận ra ai sẽ đứng đầu các
lĩnh vực quan trọng nhất của nền chính trị, kinh tế và xã hội Việt Nam.
-----------
Trong BCT vẫn còn những người thuộc ekip của Ba Dũng đăc biệt là Bình ruồi. Bài viết nói đúng ông Hoàng Trung Hải đã 2 khóa Phó TT theo quy hoạch về bí thư HN. Đinh La Thăng mới thoát nạn vụ Dầu khí lên chức PTT thay ông Hải là điều thấy rõ. Ông Nên sau thời gian làm Bộ trưởng chủ nhiệm VPCP nay trở lại ban bí thư làm công tác đảng, châu về hợp phố! Phạm Chí Dũng, Huy Đức phò tá Tư Sang nay cả Ba và Tư đều nghỉ hết cơ hội múa mép. Võ Văn Thưởng tiến thân nhanh nhất qua công tác đoàn.
Trả lờiXóaTôi lại sắp làm phiền một số bạn khi trả lời câu hỏi trên, vì sẽ có một câu trả lời ... nhạy cảm. Thật tình, dù không muốn bị tẩy não, nhưng vẫn khó mà tránh được những bàn luận chung quanh những kết cục của đại hội XII của đảng CSVN. Một trong những kết cục đó là thành phần trong Bộ chính trị. Khi so sánh với BCT XI, tôi thấy BCT XII có hai cái mới liên quan đến phân bố vùng miền và trình độ học vấn.
Trả lờiXóaBCT Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Nhưng điểm đáng chú ý là nhìn vào danh sách thấy rất nhiều người miền Bắc. Thật vậy, trong số 19 người thì có đến 14 người (tức gần 3/4) là từ miền ngoài. Trong khi đó, BCT XI, có 9/16 (hay 56%) là người miền Bắc. Nói cách khác, tỉ lệ uỷ viên BCT XII từ miền Bắc tăng 31% so với BCT XI. Thật ra, sự phân bố trên cũng khá phù hợp với thực tế là 70% đảng viên là người miền Bắc (1).
Một dữ liệu khác cũng thú vị không kém là trình độ học vấn. Năm nay, BCT XII có đến 10 người (tức hơn phân nửa) có bằng tiến sĩ. Nhưng BCT XI chỉ có 7/16 là tiến sĩ. Như vậy, tỉ lệ uỷ viên tiến sĩ tăng 20%. Sẽ rất thú vị nếu có được con số uỷ viên TƯ đảng có bằng tiến sĩ, nhưng chưa biết con số này sẽ lấy từ đâu.
Càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng ngay cả BCT bên Tàu, nơi mà VN bắt chước, cũng có ít tiến sĩ hơn VN. Trong số 25 người trong BCT Tàu, chỉ có 5 người có bằng tiến sĩ (2).
Chẳng những số tiến sĩ áp đảo, mà con số giáo sư và phó giáo sư trong BCT XII cũng rất đáng nể. Có đến 6 người mang hàm GS/PGS: Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ, và Tô Lâm. Chưa thấy nơi nào mà giới cầm quyền tối cao lại có nhiều người mang hàm giáo sư như ở VN.
Nếu người nước ngoài nhìn vào danh sách uỷ viên BCT và biết được trình độ học vấn của họ thì sẽ rất nể phục VN. Nếu nghĩ rằng trình độ học vấn có tương quan với phát triển kinh tế, thì có thể họ sẽ suy luận rằng VN là nước rất phát triển. Nhưng trong thực tế, VN là một nước nghèo và hay "ăn xin". Ăn xin nhiều đến nỗi giới ngoại giao nước ngoài hỏi chừng nào VN hết ăn xin (3). Thật ra, (nói vui một chút), ở VN có một sự tương quan cao giữa số quan chức có bằng tiến sĩ và vay/xin ODA: theo thời gian, con số tiến sĩ càng nhiều thì số tiền vay/xin ODA càng cao!
Nói tóm lại, BCT XII năm nay có đến 3/4 là người miền Bắc; và hơn phân nửa có bằng tiến sĩ, và trong số đó có 6 người mang hàm giáo sư.(Theo Nguyễn Văn Tuấn - TTHN)
Cứ sa lầy mãi nếu chăm chú theo dõi nhân sự đcsVn, mà quên mất lực lượng Dân chủ.
Xóa