* Ts.
ĐOÀN XUÂN LỘC
Phát biểu tại Đại hội 12 hôm 22/01, Bộ trưởng Kế hoạch
và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh rằng Đảng Cộng sản cần phải cấp bách đổi mới
không chỉ về kinh tế mà còn về chính trị để đất nước tránh tụt hậu.
Một lý do ông đưa ra để giải thích tại sao Đảng Cộng
sản (ĐCS) cần phải đổi mới chính trị là ‘70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương
thức hoạt động của Đảng gần như không thay đổi’.
Không có bất
ngờ về nhân sự
Có thể nói đây cũng là lý do những ai muốn Việt Nam
thay đổi có chút hy vọng khi biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong những
người được giới thiệu tái cử hôm 24/01 và thất vọng khi ông được Đại hội ‘chấp
thuận’ cho ông rút khỏi danh sách đề cử một ngày sau đó.
Thấy hứng thú khi biết ông Dũng được giới thiệu tái cử
– lại là người được giới nhiều nhất trong số những người được giới thiệu bổ
sung (ngoài danh sách do Trung ương khóa 11 đề cử) – vì mong Đại hội này có
điều gì đó bất ngờ xảy ra vào phút cuối, trái với sự sắp xếp, chuẩn bị ‘rất bài
bản, kỹ lưỡng’ của Bộ Chính trị (BCT) và Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa 11.
Chuyện đại hội ĐCS toàn quốc có những thay đổi về nhân
sự cấp cao so với hội nghị trung ương cuối cùng của khóa trước là chuyện hi hữu.
Việc Thủ tướng Dũng hay bất cứ ủy viên BCT không nằm
trong danh sách đề cử của BCT và Trung ương khóa 11 được Đại hội 12 giới thiệu
bổ sung có thể trúng cử vào Trung ương khóa 12, được bầu vào BCT và sau đó được
chọn nắm giữ một vị trí trong ‘tứ trụ’ lại là chuyện rất khó xảy ra.
Việc ông Dũng có thể vượt qua một loạt ‘cửa hẹp’ để
được vào lại BCH Trung ương và BCT – nơi đã loại ông trước đó – và trở thành
Tổng Bí thư, khi ‘tay chân’ của ông bị bao nhiêu qui định, quy chế bầu cử, như
Quyết định 244, ‘trói buộc’ – càng là chuyện không tưởng, khó không thua gì
‘lạc đà chui qua lỗ kim’.
Dù biết vậy, có người vẫn hy vọng ông có thể được các đại
biểu tham dự Đại hội 12 ‘mở cửa’, ‘cởi trói’, giúp ông vượt qua được những cửa
ải, rào cản ấy.
Hy vọng vì việc các đại biểu quyết định ‘mở cửa’, ‘cởi
trói’ cho ông Dũng cũng đồng nghĩa với việc họ không còn chấp nhận những lề
lối, nguyên tắc, quy định ‘bầu cử’ cố hữu, lỗi thời, phi dân chủ – như chuyện
‘khóa trước chọn khóa sau’ hoặc ‘trên cử dưới bầu’ – ngay trong ĐCS.
Và chuyện họ muốn và dám thay đổi những nguyên tắc, lề
lối bầu cử ấy cũng có nghĩa là họ có thể đưa ra những thay đổi quan trọng khác.
ĐCS rất khó, nếu không muốn nói là không thể, có những
đổi mới mạnh mẽ về chính trị nếu như các đảng viên không dám mạnh dạn thay đổi
‘cấu tổ chức, phương thức hoạt động’ của tổ chức mình.
Bằng việc giới thiệu Thủ tướng Dũng tái cử vào BCH
Trung ương khoá 12, các đại biểu ít nhiều nhen nhóm nơi những ai muốn ĐCS thay
đổi chút hy vọng rằng ‘chuyện không tưởng’ có thể xảy ra.
Nhưng có thể dư luận, người dân hy vọng bao nhiêu, họ
thất vọng bấy nhiêu khi một ngày sau đó, Đại hội 12 đã ‘đồng ý’ cho ông Dũng
‘rút’ khỏi danh sách bầu cử.
Nói là đồng ý cho ông ‘rút’, nhưng thực ra đó là quyết
định không cho ông tái cử, đúng như những gì BCT và BCH Trung ương khóa 11
quyết định trước đó.
Với quyết định ấy, ngoài một vài khoảnh khắc bất
thường, hồi hộp hiếm có, Đại hội 12 cuối cùng không có một kết quả bất ngờ nào
về nhân sự cấp cao. Mọi chuyện sẽ diễn ra đúng như ‘kịch bản’ được ‘dàn dựng’
từ trước.
Khi đó, tuy chưa chính thức bầu nhưng ai cũng biết ông
Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục làm TBT và ba người nắm giữ ba vị trí còn lại
trong ‘tứ trụ’ là ai.
Đường lối
vẫn như cũ?
Không chỉ không có bất ngờ về nhân sự, tại và sau Đại
hội 12 này, ĐCS Việt Nam cũng không có những thay đổi quan trọng về đường lối,
chính sách.
Không
phải ai cũng ủng hộ ông Dũng và cũng không chắc rằng ông sẽ tiến hành những cải
cách quan trọng nếu ông được bầu làm Tổng Bí thư.
Nhưng nếu ông được giữ chức vụ ấy, khả năng Việt Nam có
thay đổi về kinh tế, chính trị nhiều hơn.
Dù không loại trừ chuyện ông Nguyễn Phú Trọng có thể
thay đổi hay ‘tự diễn biến’ – như ông Trường Chinh đã từng làm cách đây 30 năm
– việc ông ‘tự chuyển hóa’ và dám ‘xé rào’ rất ít, nếu không muốn nói là không
thể.
Theo ông Võ Tiến Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng và
Giám đốc Học viện Quốc phòng, một trong lý do ông Trọng được giới thiệu ở lại
giữ chức Tổng Bí thư là để ‘giữ vững ổn định chính trị’.
Nếu dựa trên các phát biểu của ông trước đây và đặc
biệt báo cáo ông trình bày trong ngày khai mạc Đại hội 12, ông Trọng không phải
là người biết, muốn và dám thay đổi, đổi mới.
Xem ra, đối với ông, dù có chuyện gì xảy ra, trong bất
cứ hoàn cảnh nào, hay dù phải mày mò, tìm kiếm và không biết khi nào Việt Nam
mới có thể có ‘chủ nghĩa xã hội hoàn thiện’, ông vẫn theo đuổi chủ nghĩa Mác –
Lênin, kiên định chủ nghĩa xã hội.
Vì quá kiên định, bảo thủ, chắc ông sẽ không còn biết
lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, kêu gọi của những người rất ưu tư, tâm huyết
đối với sự phát triển của đất nước Bộ trưởng Bùi Quang Vinh.
Trước đây, một số lãnh đạo, quan chức trong ĐCS – như
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Ủy viên Bộ Chính trị Trần Xuân Bách và
Thủ tướng Võ Văn Kiệt – cũng từng đã thẳng thắn kêu gọi ĐCS đẩy mạnh cải cách.
Nhưng rồi những tiếng nói đầy tâm huyết như vậy đều bị
các thành phần bảo thủ trong ĐCS phớt lờ, thậm chí lên án gay gắt.
Chẳng hạn, nếu bốn điểm rất quan trọng, thiết thực ông
Võ Văn Kiệt nêu trong lá thư gửi Bộ Chính trị năm 1995 được những đồng chí của
ông lúc đó lắng nghe, tiếp thu, áp dụng, chắc chắn Việt Nam giờ đã phát triển
hơn.
Nhu
cầu cấp bách cần 'đổi mới 2"?
Nhiều người đã từng hy vọng rằng Đại hội 12 là cơ hội
tốt để giới lãnh đạo Việt Nam thẳng thắn nhìn lại 30 năm ‘đổi mới’, nhìn thẳng
vào hiện tình đất nước, đánh giá lại chính mình để mạnh dạn tiến hành một cuộc
‘đổi mới’ mới hay ‘đổi mới 2’ – một sự ‘đổi mới’có tính đột phá, tạo động lực
mạnh như ‘đổi mới’ được khởi xướng tại Đại hội 6, năm 1986.
Xem ra, vì vấn đề nhân sự lấn át hay vì ĐCS không coi
trọng, ngoài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, một ‘đổi mới 2’ đã không được
Đại hội này quan tâm.
Đây là điều đáng tiếc vì không chỉ bây giờ mà ngay vào
thời điểm Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao, trên dưới 9% trong các
năm 1995-1997, một số quan chức, giới nghiên cứu nước ngoài cũng đã khuyến cáo
Việt Nam rằng nếu muốn tiếp tục phát triển và có thể bắt kịp các nước trong khu
vực, Việt Nam cần phải tiến hành ‘đổi mới 2’.
Chẳng hạn, khi thăm Việt Nam
năm 1997, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Madeleine K. Albright đã kêu gọi Việt Nam
tiến hành ‘đổi mới 2’. ‘Đổi mới 2’ mà bà Albright đề cập đến và nhấn mạnh khi
gặp giới lãnh đạo Việt Nam
lúc ấy là một đổi mới cả về kinh tế và chính trị vì theo bà không thể có cái
này mà thiếu cái kia.
Không
biết đến bao giờ Việt Nam
mới có một sự đổi mới như vậy?
Nhưng nếu trong một hai năm tới, ông Nguyễn Phú Trọng
giúp giới hạn hay loại trừ được nạn tham nhũng, lợi ích nhóm như ông ưu tiên và
thường nhấn mạnh, thì dù không có những cải cách quan trọng về kinh tế và chính
trị, ông cũng có một đóng góp rất lớn trong việc trong sạch hóa chế độ.
Và nếu làm được điều đó, ông sẽ tạo được một ‘dấu ấn’,
‘ấn tượng’ tốt cho mình, trước khi ông về hưu.
ĐXL/BBC
-----------
"ÁN BỎ TÚI" là việc rất bình thường của "ĐẢNG TA" & "NHÀ NƯỚC TA" ông Ts ĐOÀN XUÂN LỘC ạ.
Trả lờiXóaSao nghe nói đồng chí Nguyễn Y Vân làm chánh tổng?
XóaTrong 1 xã hội mờ ám, những kẻ núp trong bóng tối mới là bọn quyết định.
Trả lờiXóaĐs ném ao bèo, mọi việc như cũ có thể còn tồi tệ hơn
Trả lờiXóaTại sao đa phần dư luận ủng hộ ông Dũng? Kể cả bác "Người buôn gió" cũng quay sang khuấy động phong trào?
Trả lờiXóaỞ bộ máy cai trị Việt Nam, không có ai Liêm khiết, chỉ có ăn ít hay nhiều mà thôi. Xét theo tiêu chí này, chắc chắn ông Trọng "liêm khiết" hơn ông Dũng.
Do ông Trọng đòi "kiên định XHCN" nên mọi người đều sợ, họ liên tưởng đến Cải cách ruộng đất, Cải tạo công thương nghiệp, Cách mạng văn hóa(theo Tàu), Kinh tế nhà nước là chủ đạo(Những "quả đấm thép" rỉ) nên họ quay sang ủng hộ ông Dũng. Dù gì, "tay chơi Nam Bộ" cũng có những lời nói và việc làm mang tính cải cách, dân họ thấy cả nên việc ông Dũng có tham nhũng hay không được đưa về thứ yếu. Quan trọng nhất là Dân chủ. Có Dân chủ là có tất cả!
Còn sở hữu nhà nước về Tư liệu sản xuất thì còn tham nhũng. Ai làm thì cũng vậy thôi. Dân không chịu mãi được. Phải thay đổi!
Ông TS này cứ như trên trời rơi xuống không bằng. ĐH 8 ngày thì 1 ngày khai mạc, 1 ngày bế mạc, 5 ngày bầu cử (phân chia QL) thì còn lúc nào mà bàn định đường lối với chính sách?
Trả lờiXóaKết cục thế là chấp nhận được rồi: 9/16 vị "vua tập thể", trong đó có nhiều vị giở đủ chiêu trò chợ búa ra làm nhục "đảng thể", đã (phải) nghỉ để 12 vị khác trám chỗ - đó là sự thay đổi cực lớn đấy chứ!
Thiên hạ trăm người nghìn ý, làm sao thỏa mán được mong muốn của tất cả mọi người. Xét về hình thức thì KQ đại hội như thế cũng đã đảm bảo ý chí của số đông đấy chứ!
Còn những ý kiến không đồng tình, thì là không đồng tình với "số đông" chứ,cứ nhè cá nhân ông/bà X,Y,Z,... là sao?
Nếu là cá nhân tôi, tôi sẵn sàng đánh đổi cả BCT khóa 12 để đổi lấy ông Bùi Quang Vinh lên làm Thủ tướng.
Trả lờiXóaTheo tin chính thức thì ngày 4/2 sẽ kí HĐ TPP,
Trả lờiXóađó là cơ sở để đồi mới kinh tế và chính trị.
Một Ăn xin đổi mới nước Nga đến mức mà Putin và nhân dân Nga làm hết sức mà chưa vực nỗi nền kinh tế của họ.
Thế giới họ cười nhạo vì ăn quả lừa.
Giàn BCT mới này ,trừ anh Trọng,tôi cho là tốt lắm rồi.
Anh Vượng sẽ thường trực BCT,một tay sát thủ sẽ không tha đám tham ô nào.
Anh Bình sẽ từ giã ngân hàng,một tay lật đổ đám ngân hàng chết tiệc,qua chính phủ chúng nó không sợ sao.
Anh Phạm Bình Minh yên vị,đúng nguyện vọng Hoa Kỳ,Trung quốc dám làm gì.Triều Tiên họ nỗi loạn,Đài Loan họ cũng sẳn sàng chơi tay đôi,Trung quốc sẽ chết như Từ Hải,Mỹ Nhật họ phối hợp bồi thêm mấy nhác thì Anh Tập Cận Bình chỉ còn xách bị đi xin.
Đinh La Thăng mà về Hà Nội thì đám chuột cống chỉ còn đường chạy về Tàu trú ẩn.Phải nói chả rõ ai chống lưng mà chúng phá tàn canh,dựa Tàu là ngu mà nó thích.
Anh Tỵ giữ khư khư bộ chỉ huy thì Trung quốc chả dám động đậy,giỏi lắm thì đâm tàu cá để mong được vỡ sọ.
anh Trọng ở lại chẳng qua nằm viện được chăm sóc tốt hơn,nhưng chữa sao mà khỏi được.
Cái giàn Bộ Chính Trị mới toàn sư phụ cả,trình độ đâu mà chăn dắt mấy anh này.Mỗi vị là vua một cõi gắn nhau từ Bác Hồ,sao mà gây chuyện gì nữa mà mất đoàn kết...Toàn nói tào lao.
Kinh tế và chính trị luôn gắn liền nhau bất cứ ở đâu trên hành tinh này.
Công Sơn.
Ông Võ Tiến Trung nói là một điều rất vô lý là ông Tổng Trọng tái cử là để ổn định chính trị.
Trả lờiXóaVậy thế nào là ổn định?
Ổn định là khi người dân mong mỏi điều gì thì họ phải được đáp ứng. Như vậy họ an tâm và tình hình được ổn định.
Ai cũng muốn ông Tổng Trọng thôi không làm TBT nữa, ai cũng muốn xã hội ổn định hơn, cuộc sống người dân cải thiện hơn....nhưng thực tế những đoàn dân oan vẫn nườm jpp từ nông thôn ra phản đối cướp nhà, cướp đất, có những fiawn chực nằm chờ bên vỉa hè phố Mai Xuân Thưởng đã 20 năm vì bị cướp nhà cướp đất. Thử hỏi những năm qua với cương vị là một ông vua, TBT Nguyễn Phú Trọng đã làm được những gì? Hay là ông muốn dân chúng vùng lên khởi nghĩa?
Ổn định chính trị bằng cách nào thưa ông TBT?
Làm được chứ: nhóm lò, giữ bình, giữ (ghế) ổn định, giữ 16-4 hữu nghị truyền thống ... Còn dân oan 20 năm qua ngày càng đông đầy Hà Nội mà tớ lờ tịt là vì tớ nói rồi: Ký đơn tập thể, khiếu kiện đông người là món tớ không thích xơi.
XóaMột ông già hơn 70 tuổi tóc bạc trắng lại được tái cử , mặc dù là tự bầu cử với nhau nhưng chẳng lẽ VN hết người đảng viên có tài để lãnh đạo hay sao ???
Trả lờiXóa"đảng viên có tài"? Đừng đùa chứ! Có tài ai vào đcs?! Chỉ có tài "ảo thuật hô biến công quỹ" thôi!
XóaTôi tán thành lời bình của nd 06.02 ngày 28.01. Thật chí lý,
Xóa72 mà già cái chi, già là so với Thủ tướng Trudeau của Canada chứ Fidel vẫn cầm quyền đến gần 90 tuổi mới nghỉ thì 72 trẻ chán
Trả lờiXóaMưa. Rét. Trời sầu đất thảm. Tái tê lòng người!
Trả lờiXóaĐiều nhân dân đang và sẽ theo dõi sát sao dàn BCT mới cùng TBT cũ sẽ làm gì để đổi mới lần 2 và đối phó với nguy cơ từ TQ. Nếu vẫn cứ sợ đổi mới thể chế chính trị như từ trước đến nay,nhằm kiên định mô hình CNXH cũ rích và ôm lấy chân Tàu khựa thì nhân dân không tha đâu.
Trả lờiXóaĐổi mới là một từ ẩn danh. Tôi cho rằng một cuộc cạnh tranh, xâu xé mới sẽ hình thành. Đổi mới phải bắt đầu từ nhân lực trong những ngành đòi hỏi kĩ trị, pháp trị. Chứ còn công an trị thì chẳng có đổi mới gì sất. CA chứ có phải tụi tay chân giang hồ chuyên đi đòi nợ thuê đâu. Cái nước nông dân nhiều nhất trong mấy nước TPP mà sản xuất không có phân, giống và phải vay nợ ngân hàng để mua. Luật không theo kịp, lề mề, nhân lực luật, thi hành luật cũng không theo kịp... Ngồi mà kể ra chả biết vào TPP rồi bị nó dập cho chìm nồi, chỉ có chơi trò nhây như Chí Phèo, ôm bom khinh khí hoặc ôm mấy trăm anh tù chính trị để giao kèo.
XóaTôi có cảm giác dân Việt như một thiếu phụ ốm đau còi cọc bị một bọn con nghiện đang bị ếch giai đoạn cuối mình mẩy mụn nhọt mặt mũi bị cam tẩu mã hãm hiếp mà không làm gì được. Bốn cái ngữ ấy thì làm được cái gì? Khổ cho tộc Việt và dân Việt cứ lẹt đẹt triền miên không ngóc cổ dạy được.
Trả lờiXóa