Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Ổn định cái gì, hay ‘ổn định cho…ổ chuột’?

/Đôi lời: Tướng Võ Tiến Trung nói là ông Trọng cần ‘ở lại’ để giữ “ổn định chính trị”.  Năm ngoái, ông Trọng tuyên bố thẳng thừng về chống tham nhũng là “đánh chuột sợ võ bình”. Vậy có phải chăng thực chất các UVTW ngán ngại một TBT sắc sảo, bản lĩnh, chí quyết, mạnh bạo đổi mới, nên bầu cho ông Trọng tiếp tục giữ chức TBT, trước hết là ‘giữ ổn định cho…ổ chuột’!?/

Thế là cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo chóp bu tại Việt Nam đã kết thúc: Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng về hưu, Nguyễn Phú Trọng được lưu nhiệm để làm Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ hoặc nửa nhiệm kỳ nữa với lý do là để giữ sự “ổn định” trong guồng máy lãnh đạo đảng.
Điều này làm giới quan sát Việt Nam cũng như quốc tế khá ngạc nhiên. Từ một, hai năm gần đây, hầu như người nào cũng tiên đoán chiếc ghế tổng bí thư ấy sẽ lọt vào tay của Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là có thế lực nhất trong Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Không những ngạc nhiên, nhiều người còn luyến tiếc. Trên các diễn đàn mạng, số lượng những người thiên vị Nguyễn Tấn Dũng nhiều hơn hẳn những người khác. Người ta ca ngợi Nguyễn Tấn Dũng là thực tế, thực dụng, cấp tiến, thân Mỹ và Tây phương, có tính cách mạnh mẽ, do đó, có hy vọng thay đổi tình hình chính trị tại Việt Nam. Nhiều người còn vẽ lên một bức tranh xán lạn: Nguyễn Tấn Dũng sẽ hợp nhất chiếc ghế tổng bí thư với chiếc ghế chủ tịch nước để tạo nên một guồng máy lãnh đạo giống như Trung Quốc, hoặc lạc quan hơn hơn, giống hình thức tổng thống chế ở Tây phương.
Với ý nghĩ như thế, người ta đâm ra thất vọng và hụt hẫng khi biết người chiến thắng trong cuộc giành giật chiếc ghế tổng bí thư lại là Nguyễn Phú Trọng.
Xin lưu ý là từ mấy năm nay trong những trận đối đầu công khai giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng, hầu như lúc nào Nguyễn Tấn Dũng cũng thắng. Năm 2012, trong Hội nghị thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương đảng đã bác bỏ đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng của Nguyễn Phú Trọng. Năm 2013, trong Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương lại bác bỏ đề nghị đưa Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị của Nguyễn Phú Trọng; ngược lại, hai người được bầu, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân được cho là những người thân cận với Nguyễn Tấn Dũng.
Vậy mà, hiện nay, trong cuộc tranh chấp quan trọng và quyết định nhất đối với sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng, ông lại bị Nguyễn Phú Trọng đánh bại.
Một câu hỏi không thể không được đặt ra: Tại sao Bộ Chính trị cũng như Ban Chấp hành Trung ương đảng lại chọn lựa Nguyễn Phú Trọng thay vì Nguyễn Tấn Dũng?
Ai cũng biết Nguyễn Phú Trọng là người bảo thủ, giáo điều và tuyệt đối không sắc sảo. Sự thiếu sắc sảo ấy khiến Nguyễn Phú Trọng, một mặt, sau 5 năm nắm giữ chức vụ cao nhất trong đảng, chưa bao giờ có một chính sách, hay thậm chí, một câu nói nào để lại ấn tượng sâu trong lòng quần chúng; mặt khác, bị dân chúng khinh bỉ, hoặc, nhẹ nhàng hơn, coi thường, xem là “lú”. Tính chất bảo thủ và giáo điều làm cho Nguyễn Phú Trọng, một mặt, xa rời thực tế và mù loà trước những xu thế vận động của lịch sử thế giới; mặt khác, ít nhiều ngả về phía Trung Quốc với cái ảo tưởng là cả hai đều có một lý tưởng chung: chủ nghĩa cộng sản.
Chính ba đặc điểm, bảo thủ, giáo điều và thiếu sắc sảo ấy của Nguyễn Phú Trọng làm cho dân chúng nói chung dễ có khuynh hướng ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng. Người ta thừa biết Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng, lợi dụng chức quyền để đưa con cái vào guồng máy cai trị cũng như làm giàu một cách bất thường. Tuy nhiên, người ta vẫn tin, với Nguyễn Tấn Dũng, đất nước còn có chút hy vọng thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Với Nguyễn Phú Trọng thì không. Tuyệt đối không.
Vậy tại sao Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng lại chọn Nguyễn Phú Trọng?
Lý do chính, theo tôi, là: Người ta sợ sự sắc sảo. Những người thông minh sắc sảo bao giờ cũng có những phản ứng và những chính sách bất khả đoán đối với những người tầm thường. Điều này giải thích tại sao trong mấy kỳ đại hội đảng vừa qua, bao giờ người ta cũng bầu những người bình bình nhàn nhạt lên chiếc ghế tổng bí thư. Hết Đỗ Mười (1991-97) đến Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và từ Đại hội XI đến nay là Nguyễn Phú Trọng.
Tâm lý sợ sự sắc sảo ấy gắn liền với một tâm lý khác: sợ sự thay đổi. Người ta biết chắc Nguyễn Phú Trọng không phải là một lãnh tụ tài giỏi nhưng ít nhất dưới sự lãnh đạo của ông sẽ không có gì thay đổi cả. Không thay đổi trong thể chế chính trị. Không thay đổi trong quan hệ với Trung Quốc. Và, đặc biệt, quan trọng nhất, không có gì thay đổi trong bộ máy quyền lực của đảng cũng như những quyền lợi mà các uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đang có.
Tâm lý này phù hợp với một trong những mục tiêu chính Ban Chấp hành Trung ương đảng nêu ra trong nhiệm kỳ tới: “giữ vững môi trường hoà bình, ổn định”. Nói đến “hoà bình”, người ta chủ yếu nhắm đến quan hệ với Trung Quốc; nói đến “ổn định”, người ta nhắm đến sinh hoạt chính trị đối nội: không có thay đổi gì mới trong cơ chế cũng như trong cấu trúc quyền lực trong nội bộ đảng.
Tâm lý sợ thay đổi ấy đi ngược hẳn lại xu hướng chung của lịch sử và niềm tin chung của mọi người. Việt Nam đang là nước yếu, yếu về cả kinh tế lẫn chính trị; điều Việt Nam cần nhất, do đó, không phải là giữ nguyên trạng mà phải thay đổi để tiến bộ. Sự quyết định của Ban Chấp hành Trung ương, khi coi sự “ổn định” là tiêu chí quan trọng nhất để chọn lựa người lãnh đạo là một quyết định hoàn toàn sai lầm. Năm ngoái, bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế tại Việt Nam, có một nhận xét rất hay về tình trạng Việt Nam hiện nay: “Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển!”
Đất nước không chịu phát triển. Chỉ có quyền thế và quyền lợi của giới lãnh đạo là…phát triển vượt bậc.
Nguyễn Hưng Quốc’s blog/VOA
------------

16 nhận xét:

  1. Con voi tham nhũng, lạm phát... ngày càng phát triển to ra đấy, bà Phạm Chi Lan ơi. Đất nước ta quá "phát triển" còn gì!

    Trả lờiXóa
  2. Như bình dạo đó , nỏ khác chi
    Lũ chuột ăn no lại ngủ khì
    Phen này chúng đẻ cho mà biết
    Nỏ ai đập vỡ cái bình ni

    Trả lờiXóa
  3. Ổn định sự phân chia mâm xôi thịt máu mỡ của dân. Ai cũng có phần, ai cũng vui vẻ. Thắng lợi toàn diện và vượt bậc.

    Trả lờiXóa
  4. Để xem chúng có làm gì được khong
    Hay sợ vỡ bình quí
    Đây cũng thơn thớt cái mồm mỵ dân thoi
    Tình đồng chí mà mày hại tao ,tao chơi lại mày

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết của Tác giả Nguyễn Hưng Quốc khá hay ! Ông đã vạch trần chân tướng của hàng ngũ lãnh đạo và đảng viên của ĐCSVN(mặc dù chưa đầy đủ): Giáo điều, Duy ý chí, Bảo thủ, Thiếu sắc sảo; Lười học tập, lười suy nghĩ; Thích ỷ lại và trông chờ vào nguồn lực kinh tế từ nước ngoài. Sợ những những người có trình độ hơn mình, thông minh,nhạy bén và quyết đoán hơn mình... Cho nên, Nguyễn Phú Trọng mới là người xứng đáng nhất để làm Tổng Bí thư !
    Trân trọng cảm ơn tác giả Nguyễn Hưng Quốc và Anh Bùi Văn Bồng !

    Trả lờiXóa
  6. Bình - Chuột ; Chuột - Bình chuyện lạ kỳ .
    Ném chuột sợ vở bình : không được ném .
    Bình quý lại chứa chi loài chuột hại ?
    Từ nay lũ chuột an tâm mà phá phách .
    Tổng Trọng tái đắc cử, lũ chuột ăn mừng lớn lắm thay ! ! !

    Trả lờiXóa
  7. “đánh chuột sợ võ bình” là thiếu lí trí, tính cách mạng và tính chiến đấu. Phải chăng cái "tổ tò vò" là bình quý của bác Trọng?

    Trả lờiXóa
  8. Mọi người nhầm rồi: không phải BCH TW ĐCSVN chọn TBT, càng không phải người dân VN chọn, mà là lãnh đạo ĐCS TQ chọn. Từ sau TBT Lê Duẩn, TQ chỉ cho VN chọn những người bình thường, thậm chí là tầm thường làm TBT để dễ bề thao túng, o ép VN đủ mọi đường. Ta cứ nói là thằng tàu nó thâm, thì đúng vậy. Nó thật thâm độc khi không cho ta chọn được người tài giỏi để lãnh đạo đất nước, làm cho đất nước ta mãi mãi tụt hậu, nghèo khổ.

    Trả lờiXóa
  9. Tuyên truyền của CS cố tình đánh tráo khái niệm giữa ổn định chính trị với an ninh xã hội để đe dọa nhân dân
    Thực chất đây là hai khái niệm độc lập nếu nền chính trị phải nằm trong khuôn khổ của nền hiến pháp độc lập
    Nền chính trị có đối lập, đối kháng sẽ làm xã hội lành mạnh hơn chứ không như CS bịt bợm và nhiều người nhầm tưởng

    Trả lờiXóa
  10. Ối trời đât ôi (!).
    12h trưa nay tôi nghe ĐTNVN đưa tin ông Trọng tổ chức họp báo sau ĐH XII của đảng. Trả lời câu hỏi cảm tưởng của ông khi được ĐH bầu vào chức vụ TBT ông Trọng trả lời: RẤT BẤT NGỜ (!!!) (???). Trời đất ạ (Thật sự ở HẠ GIỚI không có từ ngữ nào để diễn đạt cho sự GIẢ DỐI này). Trả lời về nhân sự của ĐH ông Trọng trả lời: RẤT DÂN CHỦ, KHÔNG THỂ CÓ DÂN CHỦ HƠN THẾ (Dân chủ hay Quan chủ ?) -"Bầu bán gì mà ai cũng biết kết quả trước đại hội, lại do BCT 16 người đề cử, BCHTW thông qua, và đại hội chấp thuận. Có nền dân chủ nào kỳ quặc như vậy không quí vị?".

    Trả lờiXóa
  11. Xin bổ sung thêm một thuộc tính nữa của con người Trọng: nhu nhược.

    Trả lờiXóa
  12. Dân Hà Nội là vua nhiều chuyện. Phong trào "Toàn dân làm nhân sự" cũng từ họ mà ra.
    Ở một quán nước ven Hồ Tây, có bốn tay A,B,C,D ngồi uống nước. Tay A già nhất chồm hổm bảo: Tao làm TBT, thằng B làm CTN, thằng C làm TT, thằng D làm CTQH. Chúng mày thấy như vậy đã dân chủ nhất thế giới chưa? "Bộ tứ" quá ư hoàn hảo rồi nhé!
    Ông lão bán nước ngưa miệng bèn hỏi: Thế "Tứ trụ" các anh dự định làm gì, nói gì?
    A: Bọn con làm dở lắm, chỉ nói Trạng là giỏi. Con sẽ nói là Không đưa những người tham quyền cố vị vào bộ máy. Trừ tôi.
    B: Tôi sẽ nói, Không đưa những người khai gian tuổi vào bộ máy. Trừ tôi.
    C: Tôi cũng sẽ nói: Không đưa những người tham nhũng, lợi ích nhóm vào bộ máy. Trừ tôi.
    C: Còn em: không đưa những kẻ cơ hội, tham vọng quyền lực vào bộ máy. Trừ em!
    Ông lão bán nước: Hay. Thành công tốt đẹp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng. Dân HN khá tào lao khi thích bàn luận về nãnh đạo cs với tâm trạng của AQVN.

      Xóa
  13. Các trang mạng tung đủ thứ từ thơm đến thối , ông nào thân Tàu , ông nào thân Mỹ , ông nào tham , ông nào hèn , đại biểu đại hội họ không quan tâm ba thứ đó . kết quả của đại hội là do sức nặng của bổng lộc khi được làm quan CS quyết định . đối với người VN thì giặc ở bên nhà hàng xóm , chưa đến nhà mình thì chưa là giặc . Ông Dũng dùng đòn " tinh thần yêu nước " để gom phiếu của đại biểu về phía mình là khí sớm , có phần ảo và không thực dụng , chẳng khác nào ông dọa đá đổ nồi cơm của họ . Đối với đám cơ hội thì lãnh đạo càng lú càng tốt , đúng như tác giả viết , ông NĐM không tài cán gì mà vẫn tái cử ??? có được cuộc sống thiên đường , không biết có bao nhiêu cán bộ lãnh đạo CS phải mang ơn suốt đời ông TBT " LÚ " của chính mình bầu ra . Ước mơ của người dân không phải là mục đích của lãnh đạo .

    Trả lờiXóa
  14. rat tam dac cho tua bai ....HAY ON DINH CHO MOT O CHUOT???? va chuot nay duoc sinh soi nay no tren su hoang tang cua chien tranh.

    Trả lờiXóa
  15. Chuột bầu cho 'người giữ bình' làm TBT nghĩa là Chuột tự bỏ phiếu cho mình, sẽ không ai đụng được đến quyền lực và quyền lợi. Xem bài "Lô cốt song quyền" của bác Bồng (gõ trên Google sẽ thấy bài.

    Trả lờiXóa