Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Báo chí các nước bàn Quân đội Nhật Bản đến vịnh Cam Ranh của Việt Nam

Một góc vịnh Cam Ranh qua ô cửa máy bay ( Ảnh: BVB)
"Vì sự ổn định của biển Hoa Đông, Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, sẽ tiến hành trao đổi ý kiến về bất cứ loại hợp tác quốc phòng nào giữa hai nước".
Tờ "Tin tức Bành Bái", tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 và ngày 7 tháng 11 dẫn hãng tin Kyodo Nhật Bản cho biết, sáng ngày 6 tháng 11 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani
Hai bên đã đạt được đồng thuận về việc tàu chiến Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đậu ở căn cứ hải quân Việt Nam - vịnh Cam Ranh, nơi rất gần tuyến đường hàng hải quốc tế ở Biển Đông.
Dự kiến, trước sau đầu năm 2016, Nhật Bản sẽ điều tàu chiến tham gia nghi lễ mở cảng được xây dựng ở căn cứ này.
Trước đó, ngày 5 tháng 6, ông Gen Nakatani đã "khảo sát" căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh. Chuyến thăm lần này của ông Gen Nakatani ngoài thăm quan cơ sở cảng đang xây dựng và có thể tiếp nhận tàu chiến nước khác, ông cũng đã lắng nghe giới thiệu của cán bộ Quân đội Việt Nam về giáo dục hải quân.
Sau khi kết thúc thăm vịnh Cam Ranh, khi trả lời phỏng vấn ở một khách sạn tại Hà Nội, ông Gen Nakatani cho biết: "Đã tăng cường hiểu biết đối với tầm quan trọng của vịnh Cam Ranh".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani
Hành động này của ông Gen Natakani được tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 6 tháng 11 cho là có ý định tăng cường quan hệ với Quân đội Việt Nam.
Theo bài báo, đây là lần tiếp theo quan chức cấp cao Nhật Bản thăm căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh, sau cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera.
Vịnh Cam Ranh là cứ điểm quan trọng ở miền trung Việt Nam, cách quần đảo Trường Sa khoảng 460 km, có thể nhìn quần đảo này từ xa.
Vịnh Cam Ranh là vịnh nước sâu, có thể đậu tàu sân bay, được cho là một trong những cảng nước sâu tốt nhất thế giới, nó đồng thời nằm ở tuyến đường hàng hải quan trọng kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, có giá trị chiến lược cực kỳ quan trọng.
Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quanh Thanh cùng người đồng cấp Nhật Bản duyệt đội danh dự tại lễ đón
Do vị trí địa lý của vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược to lớn, các nước như Mỹ cũng rất coi trọng khu vực này. Các nước Pháp, Nhật Bản, Mỹ từng lần lượt sử dụng vịnh Cam Ranh làm căn cứ hải quân hoặc mục đích quân sự.
Là một trong những điều kiện quan trọng của liên minh Việt-Xô, năm 1979, Việt Nam bàn giao căn cứ vịnh Cam Ranh cho Liên Xô sử dụng, hai bên Việt Nam và Liên Xô đã ký kết hợp đồng cho thuê dài 25 năm.
Năm 2001, tầng lớp lãnh đạo Nga quyết định không tiếp tục kéo dài hiệp ước với Việt Nam, người lính Nga cuối cùng đã rút khỏi vịnh Cam Ranh vào tháng 5 năm 2002.
Tháng 9, sau khi thông qua Luật bảo đảm an ninh mới, Nhật Bản chính thức dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể, Lực lượng Phòng vệ có thể điều quân ra nước ngoài.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh chào đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani
Hãng Kyodo cho rằng, sau khi điều hạm đội tham gia buổi lễ mở cửa, Nhật Bản có thể chỉ tiến hành tuần tra biển xa chứ không triển khai hoạt động tuần tra chính thức.
Trong hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã xác nhận Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Quân đội Việt Nam sẽ tiến hành huấn luyện trên biển lần đầu tiên trong lĩnh vực chi viện nhân đạo và cứu nạn thiên tai.
Hai bên còn thỏa thuận sẽ khởi động tham vấn công tác liên quan đến hợp tác công nghệ và trang bị phòng vệ, đồng thời mở rộng chi viện đối với nâng cao các năng lực phòng vệ như sử dụng lực lượng.
Hãng Kyodo cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh yêu cầu phía Nhật Bản cung cấp thêm tàu tuần tra, ông Gen Nakatani đã giới thiệu phương châm thúc đẩy "chủ nghĩa hòa bình tích cực" dựa trên Luật bảo đảm an ninh. Bộ trưởng Thanh cho biết, rất trông đợi Nhật Bản phát huy vai trò lớn hơn.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh chào đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani
Trong hội đàm, ông Gen Nakatani nhấn mạnh: "Vì sự ổn định của các vùng biển nối liền nhau như biển Hoa Đông, Biển Đông, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, sẽ tiến hành trao đổi ý kiến về bất cứ loại hợp tác quốc phòng nào giữa hai nước".
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết: "Sẽ chung sức hợp tác vì sự phát triển và phồn vinh của hai nước".
Hãng tin Reuters Anh ngày 6 tháng 11 cũng quan tâm đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, cho rằng tàu chiến Nhật Bản thăm căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh có thể tiếp tục làm Trung Quốc tức giận, bởi nơi này gần với quần đảo Trường Sa - quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, nhưng Trung Quốc luôn tìm cách chiếm đoạt toàn bộ.
Cuối tháng 10 vừa qua, tàu khu trục USS Lassen Mỹ đi vào vùng biển 12 hải lý của đá ngầm tại đây để khẳng định tự do hàng hải, đã khiến Trung Quốc giận dữ tím mặt tím mũi, bởi hành động này trực tiếp bác bỏ yêu sách tham lam "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc vẫn lời qua tiếng lại chỉ trích Mỹ.
Vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao (ảnh nguồn Đại công báo, Hồng Kông)
Mặc dù Nhật Bản chưa thông qua hành động ở Biển Đông tương tự tàu chiến Mỹ để chọc giận Trung Quốc, nhưng vẫn đang phát triển quan hệ an ninh với các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines.
Việt Nam từng cho phép tàu thuyền của các nước khác như Mỹ và Nga đậu ở vịnh Cam Ranh, nhưng tàu thuyền nước ngoài thăm căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh thực sự hiếm hoi.
Tờ "Đại công báo" Hồng Kông ngày 1 tháng 11 thì cho rằng, Nhật Bản muốn điều tàu chiến đến đậu ở vịnh Cam Ranh của Việt Nam là để kiềm chế hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Khi bị hỏi về tranh chấp Biển Đông ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31 tháng 10, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tỏ ra tức giận, hỏi lại: "Vấn đề Biển Đông liên quan gì tới Nhật Bản".
Ở căn cứ tàu ngầm vịnh Cam Ranh, Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 6 tháng 11 năm 2015)
Ông Vương Nghị hỏi lại câu này là thừa. Nhật Bản có lợi ích quốc gia ở Biển Đông, cũng giống như Mỹ vậy. Trung Quốc đang tiến hành quân sự hóa Biển Đông, lại tồn tại tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ở biển Hoa Đông rõ ràng gây lo ngại cho Nhật Bản về nguy cơ bị Trung Quốc kiềm chế.
Theo bài báo, việc tàu chiến Lực lượng Phòng vệ được tiếp tế ở vịnh Cam Ranh, sẽ không còn phải chạy từ lãnh thổ Nhật Bản với quãng đường dài 2.000 km để tới Biển Đông.
Như vậy, để bảo đảm an ninh quốc gia của mình, bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, chống lại mọi mưu đồ và hành động bành trướng, bá quyền, Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh với các nước là hợp pháp, hợp lý, chính đáng và rất quan trọng. Đây không chỉ là nhu cầu của Việt Nam mà còn là nhu cầu của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới - PV. 
Ở căn cứ tàu ngầm vịnh Cam Ranh, Việt Nam (nguồn mạng sina Trung Quốc ngày 6 tháng 11 năm 2015)
Đông Bình/GDVN
---------------

18 nhận xét:

  1. tự nhiên nhớ mấy tấm hình nữ hải quân Tq làm dáng trên quần đảo TS chiếm được của Việt Nam , mà có kẻ hạ lệnh binh sĩ buông súng chịu chết, đau thật, quần áo thì không khác lính hải quân Việt Nam

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc đang đối phó bằng cách tăng cường viện trợ vũ khí, trang bị, khí tài, phương tiện quân sự cho Campuchia, nuôi dưỡng để hòng đối phó, tấn công VN từ Biên giới Tây nam:
    The Cambodia Daily ngày 7/11 đưa tin, Trung Quốc sẽ trang bị cho quân đội Campuchia các thiết bị viễn thông tiên tiến, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh tuyên bố hôm 6/11 sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại Phnom Penh. Theo Khmer Times, ông Toàn có chuyến thăm kéo dài 4 ngày tại Campuchia sau khi kết thúc kỳ họp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) tại Malaysia.
    Tướng Tea Banh cũng nói rằng, Campuchia hiện nay đang có hệ thống tên lửa phòng không vác vai do Trung Quốc tài trợ. Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa hài lòng. Như thế chưa đủ. Vì vậy chúng tôi cần nhiều hơn để nâng cao phòng thủ, có thể là tên lửa tầm xa chứ không chỉ tên lửa vác vai. Chúng tôi đang nỗ lực tìm kiếm thiết bị bổ sung mà có tầm bắn đủ xa để ngay cả các chiến đấu cơ nhanh nhất cũng khó thoát".

    Khmer Times dẫn lời ông Tea Banh nói với báo giới khi vừa bước xuống sân bay trở về từ Malaysia: "Toàn quân phải mạnh mẽ trong việc bảo vệ lãnh thổ, sẵn sàng hy sinh bảo vệ đất nước, đặc biệt là bảo vệ biên giới. Đồng thời quân đội cũng là lực lượng nòng cốt trong việc duy trì, bảo vệ an ninh quốc gia."
    Tờ báo lưu ý, chuyến thăm Campuchia của ông Thường Vạn Toàn diễn ra đúng lúc căng thẳng tăng cao trên Biển Đông bởi những hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam). Bản tin trên Tân Hoa Xã hôm 7/11 nói rằng, Thường Vạn Toàn đánh giá cao sự hỗ trợ ủa các tướng Campuchia đối với "các mối quan tâm lớn của Trung Quốc".
    Ông Toàn cũng nói rằng Trung Quốc sẽ luôn là "láng giềng tốt, bạn bè tốt, anh em tốt, đối tác tốt" với Campuchia. Thường Vạn Toàn đã đến chào xã giao Thủ tướng Hun Sen. Eng Sophalleth, một trợ lý cá nhân của Hun Sen nói với The Cambodia Daily, ông Toàn đã cam kết với Thủ tướng Campuchia: Trung Quốc ủng hộ chính phủ Campuchia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia không đã tiết lộ tên lửa loại gì nhưng nhấn mạnh Campuchia đang tìm kiếm nguồn tên lửa tầm xa.
      Phát biểu trước truyền thông sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh cho biết: “Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã mang lại những kết quả tích cực”.
      Ông Tea Banh nhấn mạnh: “Chúng tôi không cần các máy bay chiến đấu trong tình hình hiện tại, chúng tôi vừa mới thành lập hệ thống phòng thủ nhằm bảo vệ không phận”.
      Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia không đã tiết lộ tên lửa loại gì nhưng nhấn mạnh Campuchia đang tìm kiếm nguồn tên lửa tầm xa.
      Dù Bộ trưởng Tea Banh không tiết lộ chủng loại tên lửa được Trung Quốc viện trợ nhưng theo một số hình ảnh được truyền thông phương Tây công bố cho thấy, đây là loại FN-6 - loại tên lửa trước đây Bắc Kinh đã từng viện trợ với số lượng nhỏ cho Phnôm Pênh.
      FN-6 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa phòng không mang vác dùng đầu tự dẫn hồng ngoại thế hệ 3 HongYing-6 được sử dụng trong quân đội Trung Quốc và một số quốc gia thân cận với Trung Quốc

      Xóa
  3. Để trả đũa, VN nên viện trợ quân sự và cam kết bảo vệ cho ...Tân cương và Tây tạng! Mầy đâm vào lưng ông, ông chọc vào cổ mày!

    Trả lờiXóa
  4. Rất đổi vui mừng khi VN có một bạn chân thành & đáng tin cậy !

    Trả lờiXóa
  5. Quá tuyệt vời.
    Tàu chiến Nhật bản sẽ đến làm LỄ MỞ QUÂN CẢNG CAM RANH.
    Đây thực sự là quân đội đồng minh và sẽ không chỉ có tầu quân sự Nhật Bản vì đây là CẢNG NƯỚC SÂU thuộc loại tốt nhất thế giới.
    Tất nhiên không chỉ có tầu quân sự của Nhật.

    he he.
    TQ chẳng thích chuyện này tý nào?
    Còn biên giới Campuchia thì ai chẳng biết.
    Việt Nam tất nhiên không đụng Campuchia

    Còn TQ sẽ sử dụng Campuchia kiểu gì lại là vấn đề khác

    Trả lờiXóa
  6. VN có trường tồn hay không là tùy thuộc vào trí tuệ và phẩm hạnh của giới lãnh đạo chóp bu / ngu,chết liền dưới bàn tay của không ai khác,mà chính là của thằng bạn chó đẻ (4 tốt + 16 chữ vàng đấy !) khôn,tiếp tục sống - thế nào là khôn ? khôn,trong ngắn hạn và trước mắt là dựa vào các thê lực tiến bộ của thế giới nhờ họ lên tiếng giúp đở ( như họ đã làm trong bấy lâu nay ),đồng thời liên kết đồng minh,càng chặt chẻ càng tốt với các cường quốc quân sự của khối tự do như Mỹ,Nhật,Úc,Ấn Độ...việc này chỉ mới thoát hiểm cơn nguy do bọn Tập bày ra,chứ chưa thật sự ổn định đâu,tiếp theo,bỏ điều 4 Hiến pháp 2013,huy động sức mạnh toàn dân,canh tân đất nước,theo gương Nhật Bản ...khi có được sức mạnh,từng bước tuần tra biển đông cùng với hải quân Nhật và hải quân Hoa Kỳ,nếu cần,chủ động nổ súng vào tàu chiến của giặc Tàu cộng v v...cứ từng bước mà đi / chứ cứ như thế này thì ngày mất nước không xa !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói rất hay ! còn dân thì còn nước, mất dân thì nước có ra gì ?! Huống chi mấy thằng lãnh đạo vô tài bất tướng, làm cho oai bề ngoài, trong bụng thì rỗng tuếch ! Cái mặt đã bạc thì cái bụng cũng trắng bệch. Khôn thì khôn tự mảy may, ngu thì bè lú nhà mày cũng ngu !!

      Xóa
  7. VN có trường tồn hay không là tùy thuộc vào trí tuệ và phẩm hạnh của giới lãnh đạo chóp bu / ngu,chết liền dưới bàn tay của không ai khác,mà chính là của thằng bạn chó đẻ (4 tốt + 16 chữ vàng đấy !) khôn,tiếp tục sống - thế nào là khôn ? khôn,trong ngắn hạn và trước mắt là dựa vào các thê lực tiến bộ của thế giới nhờ họ lên tiếng giúp đở ( như họ đã làm trong bấy lâu nay ),đồng thời liên kết đồng minh,càng chặt chẻ càng tốt với các cường quốc quân sự của khối tự do như Mỹ,Nhật,Úc,Ấn Độ...việc này chỉ mới thoát hiểm cơn nguy do bọn Tập bày ra,chứ chưa thật sự ổn định đâu,tiếp theo,bỏ điều 4 Hiến pháp 2013,huy động sức mạnh toàn dân,canh tân đất nước,theo gương Nhật Bản ...khi có được sức mạnh,từng bước tuần tra biển đông cùng với hải quân Nhật và hải quân Hoa Kỳ,nếu cần,chủ động nổ súng vào tàu chiến của giặc Tàu cộng v v...cứ từng bước mà đi / chứ cứ như thế này thì ngày mất nước không xa !!!

    Trả lờiXóa
  8. Cho Nhật Bản thuê cảng Cam Ranh là thượng sách.

    Trả lờiXóa
  9. Cho dù thời gian tới sau Đại hội 12 người nắm quyền lực cao nhất là ai thì ranh giới phân định đã rõ ràng:

    DỰA HẲN VÀO MỸ VÀ QUÂN ĐỒNG MINH CỦA MỸ ĐỂ CHỐNG SỰ BÀNH TRƯỚNG XÂM LĂNG CỦA TRUNG QUỐC
    ( lưu ý, người vừa có nhiều quan hệ hữu hảo với Nhật là TBT NPT và người ký cho tàu quân sự vào Cam Ranh là ông Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ) Hành động ropx ràng này tất đưa đến Hành động rõ ràng tiếp theo:

    QUAN HỆ VỚI TQ KHÔNG THỂ HỮU HẢO THÂN THIẾT NHƯ XƯA
    ĐÒI HỎI CỦA CÁC QUAN HỆ MỚI: CẢI CÁCH DÂN CHỦ
    COI TRỌNG NHÂN QUYỀN
    ĐA NGUYÊN ĐA ĐẢNG.....
    Vậy lúc đó ông 3D hay bất cứ ông nào là TGT ĐCS cũng phải đi theo lộ trình đó.Thế có nghĩa là ĐCS phải giải tán thôn.

    Lậy trời, biết đâu lúc đó beeb kia biên giới, ĐCSTQ cũng tan rồi?

    Có lạc quan quá không?
    Không lạc quan quá.
    Liên Xô vad các nước Đông Âu đã từng như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lòng Dân làm ơn kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi comment. Cảm ơn nhiều.

      Xóa
  10. Cam thì còn lạ gì họ, cái ngu không lẽ lặp lại lần 2?
    VN cần tham gia liên minh quân sự đủ mạnh
    Chần chừ là chết

    Trả lờiXóa
  11. Thằng Tập đã vậy thì còn e thẹn gì mà không mở toạc cửa liên minh mạnh với phương Tây cho nó tởn mặt. Làm tớ người khôn còn hơn làm em thằng ăn cướp mất dạy. Đầu bạc trắng chả nhẽ chưa biết được điều ấy ?! Hay là đã lỡ dại ký một mớ rồi.

    Trả lờiXóa
  12. Các bạn thì cùng ta, giúp ta đối phó với bọn cướp Tàu cộng, Nguỹen Phú Trọng và các đồng chí của ông, cùng Quốc hội của ĐCS bắt tay thắm thiết tán dương kẻ cướp biển cướp đất của VN. Đau xót thay
    Dân yêu nước trong tay bầy bán nước
    Nợ tổ tiên ai tỏ nỗi lòng dân
    Cầu tiên tổ giúp trừ Tàu cướp biển
    Xin Vua Hùng diệt lũ phò Tàu
    Dân không muốn đại cục hai đảng
    Dân chỉ mong đất nước vẹn toàn
    Kẻ nô Tàu nhớ có ngày nhận tội
    Đại cục của ngươi, cứt của dân

    Trả lờiXóa
  13. NHẬT BẢN , MĨ LÀ CÁC NƯỚC TƯBẢN . MÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LẠI LÀ NGƯỜI ĐÀO MỒ CHÔN CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lói cái gề chả hiểu? IQ thấp thế?!

      Xóa
  14. Nhìn cái mặt tên cẩu quan Phùng Quan Tham mà thấy đắng lòng vì sự nghiệp bảo vệ đất nươc mà giao cho những kẻ tham hèn thì thật là tai vạ

    Trả lờiXóa