Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Không nên ‘đảng cử’ mà phải ‘tranh cử trong đảng’


Là ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng hai khóa (9, 10), 45 năm tuổi Đảng, nguyên Bộ trưởng TT&TT Lê Doãn Hợp, Chủ tịch Hội truyền thông số VN có những kỳ vọng trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 12.
Thành quả mở đường
Nói về thành tựu, tồn tại và hướng đi tới của công cuộc đổi mới 30 năm qua của Đảng, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp nhấn mạnh đến 5 thành tựu tiêu biểu:
Thứ nhất là tăng cường mở rộng quan hệ Quốc tế. Đây là thành quả cao nhất mở đường, tạo thế cho tất cả các mối quan hệ khác đó là đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế mà nổi bật là thiết lập quan hệ hợp tác với tất cả các Đảng cầm quyền trên thế giới. 
Thiết lập ngoại giao với 185 nước trên 195 nước thành viên LHQ. Thiết lập đối tác chiến lược 13 nước và quan hệ toàn diện 11 nước (trong đó 5 nước trong hội đồng bảo an LHQ).
Thứ hai là chấp nhận đa thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững cho đất nước. Rõ nhất là kinh tế doanh nghiệp, kinh tế hộ và kinh tế tư nhân.
Thứ ba là thu hút đầu tư từ hơn 100 quốc gia thiện chí, tiên tiến trên thế giới. Theo phương châm “thêm bạn - hết thù”.
Tạo thế phát triển nhanh và bền vững trên nhiều lĩnh vực như: phát triển hạ tầng (rõ nhất là giao thông, thủy lợi, điện, thông tin, cảng, sân bay) tốc độ đô thị hóa gắn với các khu công nghiệp tập trung. Nhiều lĩnh vực phát triển ngang tầm quốc tế như: viễn thông, hàng không, công nghiệp công nghệ thông tin…
Thứ tư là hội nhập quốc tế đa chiều và ngày càng sâu rộng từ văn hóa, thể thao, thông tin, khoa học công nghệ, kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng.
thứ năm là vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định, tôn vinh trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra 3 điểm hạn chế tồn tại:
Đó là đổi mới kinh tế khá, đổi mới thể chế, cơ chế chậm trễ, cản trở sự phát triển; rõ nhất là xây dựng quy hoạch và hoàn thiện cơ chế để quản lý 3 lĩnh vực còn nhiều tồn tại là: quản lý DNNN; quản lý nhà và đất; quản lý tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.
Chưa mạnh dạn đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn cán bộ chủ trì các cấp theo hướng: tranh cử, thi cử để chọn cán bộ có đủ đức tài phục vụ sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu khơi trong, hút ngoài, phát triển đất nước nhanh hơn.
Chưa dũng cảm đổi mới tư duy để tự so với thế giới xem mình đang ở đâu. Và mình phải làm gì để không thua anh em, kém bạn bè trong thời đại toàn cầu hóa, nên dễ “tự sướng”, “ru ngủ” và tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đảng lãnh đạo tranh cử
Gửi tới Đại hội Đảng 12 những mong muốn, kỳ vọng, nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho rằng cần đẩy mạnh đổi mới đất nước gắn với hội nhập quốc tế. 
Vừa tập trung kinh tế, vừa coi trọng thể chế, vừa khơi trong, vừa hút ngoài, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm môi trường sinh thái.
Về chính trị, ông nêu 5 điểm cơ bản. Đó là chuyển dần để chuyển hẳn cơ chế chọn cán bộ từ Đảng cử sang cơ chế Đảng lãnh đạo tranh cử, thi cử, cung cấp đủ thông tin về cán bộ cho nhân dân bầu cử, để chọn đúng nhân tài phụng sự đất nước, nhân dân.
Đổi mới cơ cấu, tiêu chuẩn chọn đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đủ đức tài để giám sát tối cao và thường xuyên các cơ quan hành pháp cùng cấp.
Mở rộng dân chủ đại trà và đại diện để thực thi quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế và chính trị, trong đó rất coi trọng tri thức và báo chí.
Lĩnh vực nào cũng tự so mình với thế giới để nhận thức và hành động. Nhờ đó mà có thể đi tắt đón đầu bứt phá nhanh hơn, tiến kịp và vượt thời đại, từng bước vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Đề cao vai trò giám sát phản biện của nhân dân, giúp nhà nước luôn có đủ thông tin để làm đúng, sửa sai nhanh và nghiêm túc; nhân dân tin yêu để hợp lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đưa Việt Nam sớm thành một nước giàu mạnh, dân chủ, văn minh, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.
Về kinh tế, ông cho rằng, cần đổi mới toàn diện cơ chế quản lý DNNN. Tập trung 2 khâu đột phá, đó là cổ phần hóa và chuyển đổi, thu hẹp dần chức năng chủ quản, tăng thẩm quyền cho doanh nghiệp trong tự chủ sản xuất kinh doanh.
Tập trung tháo gỡ chính sách cho kinh tế doanh nghiệp và kinh tế hộ gia đình phát triển hết tầm, lút ga. 
Những người làm kinh tế tư nhân nước nhà đang mong chờ một thông điệp rõ ràng từ Đại hội 12 của Đảng, để đặt đúng vị trí, vai trò, tiềm năng, lợi thế và tên gọi của họ trong đời sống kinh tế chính trị của nước ta là: “Kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước”.
Cải cách thủ tục hành chính để tất cả vì sự phát triển của lực lượng sản xuất. Nhà nước chỉ tập trung làm 5 khâu cơ bản nhất là: quy hoạch; chính sách; đào tạo; hạ tầng; kiểm toán, kiểm tra, thanh tra để khen chê thưởng phát chính xác, kịp thời.
Tiếp tục phân cấp quản lý theo nguyên tắc: ai nhận đủ thông tin và chịu trách nhiệm trực tiếp nhất, hãy ưu tiên cho người đó ra quyết định. 
Thông qua phân cấp để thực hiện hàng loạt mục tiêu: giảm sự vụ cho cấp trên; tăng thẩm quyền chủ động và sáng tạo cho cấp dưới; đẩy nhanh tiến độ công việc vì không phải thụ động ngồi chờ ý kiến chỉ đạo của cấp trên; giảm tiêu cực và phiền hà trong thực thi công vụ. 
Xây dựng một đội ngũ công chức trở thành niềm tin cậy và ngưỡng mộ của nhân dân, như công chức của Singapore.
Vẫn còn điều phân tâm
Nguyên Bộ trưởng Lê Doãn Hợp cho rằng, điều cốt lõi nhất của một đảng cầm quyền là đường lối. Đó là chủ thuyết, là kim chỉ nam cho thống nhất nhận thức và hành động, nhất là một đảng cách mạng và khoa học như Đảng ta.
"Tôi có cảm nhận dự thảo nghị quyết của Đại hội 12 những nội dung mang tính đột phá chưa nhiều. Ngay nghị quyết Đại hội 11, sau 1 nhiệm kỳ thực hiện vẫn còn nhiều điều phân tâm. Ví dụ phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. 
Đây là mục tiêu xa thực tiễn. Không thể làm công nghiệp hóa bằng mọi giá trong một thế giới phẳng, phải tìm đúng lợi thế của dân tộc để làm công nghiệp hóa thì sẽ thành công" - ông nhấn mạnh.
Theo lẽ đó, với Việt Nam nên tập trung công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và công nghệ thông tin. 
Một vấn đề ông lưu tâm là đạo đức xã hội:
"Đạo đức xã hội của chúng ta đang xuống cấp nghiêm trọng, không ai chỉ rõ nguyên nhân, địa danh, địa chỉ để khắc phục có hiệu quả. 
Theo tôi hiểu, đạo đức xã hội luôn lệ thuộc đạo đức Đảng cầm quyền, phải chăng một trong những nguyên nhân làm đạo đức xã hội xuống cấp do đạo đức cán bộ đảng viên của Đảng đang xuống cấp? 
Vì thế cách tốt nhất để nâng cao đạo đức xã hội là phải nâng cao đạo đức cán bộ đảng viên, đạo đức người đứng đầu từ mọi chức danh quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước".
(VnN)
---------------

22 nhận xét:

  1. Tin mới
    Giao dịch trên thị trường chứng khoán Thượng Hải đã phải đóng cửa sau khi chỉ số Shanghai Composite sụt tới 7%.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các ngân hàng lớn thế giới như Deusch bank cũng tháo chạy khỏi Bắc kinh!

      Xóa
  2. Dân đen chúng ta được sống rồi ! Chêt đi quân Tàu Ô xâm lược ! Phùng quang Thanh sưng mắt chưa ?

    Trả lờiXóa
  3. "tranh cử trong đảng"? Hợp ơi là Hợp! Kiểu băng Năm Cam tự tranh cử?!

    Trả lờiXóa
  4. Ông Hợp viết rất đúng chỉ tiếc là lúc nghỉ hưu ông mới mạnh dạn viết ra suy nghĩ của mình. Dù sao cũng phải khen ông còn hơn rất nhiều kẻ khác chỉ biết mũ ni che tai MAKENO nên tổng Trọng và nhóm cơ hội mới tác oai tác quái như hôm nay.

    Trả lờiXóa
  5. Rất nhiều đảng viên bỏ sinh hoạt đảng, kể cả nhiều vị quan chức khi nghỉ hưu chuyển giấy sinh hoạt về địa phương lại cho vào ngăn kéo. Chưa có bao giờ dân chán đảng như ngày nay đó là lỗi của ai?

    Trả lờiXóa
  6. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không cần Truyền thông số, cũng không cần biết dư luận xã hội về những trò mèo của ông ta thế nào.
    Cho nên ý liến của ông Lê Doãn hợp thế nào? Ông Trọng không cần biết

    Trả lờiXóa
  7. Xin hỏi ông Hợp:Khi ông vào Trung ương thì tranh cử hay đảng cử,khi làm bộ trưởng thì tranh cử hay đảng cử,ông có dám khẳng định ở báo 'lề phải'mà cái từ này bắt đầu từ mồm ông mà ra không ?dù sao cũng ghi nhận là bây giờ nghỉ hưu rồi ông mới nói được một câu có ích,khi còn là ủy viên trung ương mà ông nói câu này chắc lại đi gặp cụ hồ ngay lập tức,tốt hơn hết bây giờ đừng nói gì nữa và giữ chặt cái sổ hưu cho lành

    Trả lờiXóa
  8. Dù sao Lê Doãn hợp vẫn có chút uy tín trong giới Truyền thông. Nguyễn Phú Trọng không nghe, nhưng ít nhiều có tác dụng trong TW nói chung và thể nào cũng có phản ứng.
    Vài hôm nữa là hội nghị TW 14, hơn 2 tuần nữa là khai mạc Đại hội 12.
    Khó nói được cái gì sẽ xẩy ra? Nếu các đại biểu không đủ dũng khí để làm cho ĐH 12 tranh cãi, thì ngoài phòng họp ắt có CHIẾN TRANH?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm gì có chuyện tranh cử hay bàn cải ở đây nữa , vào đại hội là đã vào trong rọ rồi , bên ngoài canh gát kỹ rồi . Nếu tất cã gật đầu thì mọi chuyện êm xuôi , sau đó coi như số phận đất nước VN đã an bài .
      Các ông tướng và lãnh đạo phe kia coi bộ khó thoát ra khõi Hà Nội .

      Xóa
  9. Bạn En SS và các đồng chí đại biểu dự ĐHĐ 12 thấy không ?
    Chưa uống cà phê sáng,anh Bồng post lên và các thành viên diễn đàn đã ngồi bên bàn phím gởi lên blog này rồi.
    Nhân dân ta yêu nước đáng quý như vậy thì còn gì tốt hơn.
    Anh Hợp,anh Đông Sương nói đúng,các bạn góp ý không sai..và không hề uổng công đâu.
    Góp gió thành bão mà,bão xô không ngã tường chắn thì sẽ có lốc đủ lớn xô ngã thôi.
    Không ai để cho anh Trọng và nhóm của anh đẩy Đảng xuống lầy đâu.Bí thư các tỉnh và các khối ở TW họ đều có ý thức cả đấy chứ.
    Cơm áo gạo tiền học hành là của Dân,đào tạo là của Đảng,chứ chả gì của anh Trọng và nhóm nào cả đâu bạn nào đó ơi ?
    Nên mọi đảng viên chỉ vì Dân vì Đảng cả thôi,còn đám cơ hội thì tính làm gì,thời nào chả có.Ngày xưa,thề thốt dữ,ra chiến khu khổ quá đầu hàng,nhưng hầu hết là trung thành đấy chứ,cưa chân từng khúc từng khúc,lẻo từng khúc tay...vẫn không hàng kia mà...
    Trọng Sang Hùng dễ gì lật đại hội.Sự chống phá hiện hành chứng tỏ quá sợ hải và quá yếu đuối.Dường như họ muốn chứng tỏ cố gắng cuối cùng chỉ cho đàn em.
    CS

    Trả lờiXóa
  10. Nói ĐẢNG CỬ cho hay.
    Thực chất là Nguyễn Phú Trọng cử.
    Nói TẬP THỂ LÃNH ĐẠO cho hay
    Thực chất là một mình TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo
    ĐỘC ĐẢNG - ĐỘC QUYỀN - ĐỘC TÀI - ĐỘC ĐOÁN.
    Cái gì sẽ xẩy ra?
    Hãy đợi đáy.

    Trả lờiXóa
  11. Sẽ có được bao nhiêu Uỷ viên Trung ương Đảng đủ can đảm để tham dự Đại hội Đảng XII sắp tới . Khi ông Trọng dàn binh bố trận kèm theo cả cái danh từ " Chống khủng bố " được đề ra cho phép lực lượng tinh nhuệ TQ can thiệp khi cần thiết !

    Ông Trọng sẽ phải trả giá khi lừa được nhân dân trong chuyến Mỹ du , lừa được các đồng chí trong lựa chọn nhân sự chưa hề xảy ra trong các kỳ Đại Hội Đảng .

    Cái giá mà ông Trọng phải trả chắc không thể nhỏ cho bản thân . Khi Đảng tan , nước loạn , TQ chen chân xâm chiếm , ông có hiểu ông và gia đình ông sẽ mất toàn bộ chổ dựa tại VN .

    Ông sẽ đi về đâu ? Dân ta có câu , làm đĩ chín phương vẫn chừa một phương để có chồng . Ông lừa dân , lừa Đảng , ông đã hết đường quay về rồi , bản thân ông và các ông Trọng Hùng nên thấy trước điều này .

    Nếu các ông có can đảm , hãy thủ tiêu các đồng chí bất đồng với các ông trước tiên , tiếp tục nhờ Tàu đạo diễn sẵn một Thiên An Môn trên Đất Việt .

    Sự dồn nén bởi áp lực tham nhũng hối lộ đè nặng lên nhân dân đã mấy chục năm qua chẳng khác chi sự đè nén hạch nhân . Giờ đây chính ông ( NPT ) khai hoả bom nguyên tử này trước thềm Đại hội Đảng XII . Ông muốn khủng bố tinh thần các Uỷ Viên Trung ương Đảng . Ông cài sẵn bom mìn trong Đại hội , chính ngay trên thân xác ông . Chẳng những thế ông còn muốn TQ tiếp tay đưa quân vào với hình thức nhờ vả chống khủng bố !

    Không biết TQ sẽ chọn ai là thành phần khủng bố ? Ông , đối thủ của ông hay nhân dân Việt , hay tất cả ?

    Cách ứng xử và điều hành tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 12 này chẳng những mang đến đại loạn , còn có khả năng biến thành một đại hoạ cho dân tộc .

    Tại sao tất cả mọi người không cùng nhau tẩy chay Đại hội Đảng lần thứ XII này .....!

    Trả lờiXóa
  12. Thứ hai là chấp nhận đa thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, tạo động lực phát triển nhanh và bền vững cho đất nước. Rõ nhất là kinh tế doanh nghiệp, kinh tế hộ và kinh tế tư nhân

    cái này là thụt lùi chú thành tựu thế nào được (vnch 30 năm trc đã có)
    đúng là CS nói láo quen mõm

    Trả lờiXóa
  13. Đồng tình với bài viết của ông Thái Doãn Hợp. Trong các nhiệm kỳ qua đã đạt được một số thành tựu, nhất là chủ trương hợp tác và quan hệ quốc tế . Nhưng ĐCSVN đó là mất hết tín nhiệm của Nhân dân. Đối nội thì đại quốc nạn tham nhũng của đảng viên trung, cao cấp trong bộ máy công quyền đã phá nát nền tảng kinh tế, văn hóa, đạo đức , pháp luật .. Lĩnh vực Quốc phòng và kinh tế thì bị T.Q chèn ép, khống chế mất chủ quyền biển , đảo nhưng không dám phản ứng , bó tay chịu trận, mang xú danh bán nước cầu an bảo vệ quyền lực của đảng. ĐCSVN đã đặt quyền lực chính trị của mình lên trên lợi ích căn bản và chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc và Dân tộc. Vì vậy đường lối lãnh đạo chính trị của ĐCSVN đã thất bại thảm hại. Vị trí, vai trò lãnh đạo của ĐCSVN chỉ còn danh nghĩa, thực chất bị sự lũng đoạn, điều khiển của T nhà cầm quyền T.Q. Để bảo vệ nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc , ĐCSVN phải tự giác ngộ và chuyển giao quyền lực cho chế độ dân chủ pháp quyền mới của Nhân dân VN. Tấm gương của các nước XHCN Đông Âu chuyển đổi chế độ ( Nga, Đức, Tiệp, Bun, Hung..) là bài học tốt cho ĐCSVN. ĐH đảng toàn quốc lần thứ 12 này là thời điểm tốt nhất để chuyển đổi chế độ CS sang chế độ Dân chủ Nhân dân. Sự kiện này sẽ là dành được sự tôn trọng và vinh quang cho ĐCSVN, trong con mắt của hơn 90 triệu dân VN và bạn bè quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nằm mơ ah ...dậy đi thôi...

      Xóa
    2. Đâu có mơ? Chắc... ngáo đá...

      Xóa
  14. Bầu cử thì phải có tranh cử.Đảng cầm quyền càng phải vậy.Tranh đua mà một mình một ngựa thì có giá trị gì.
    Tổ Quốc là của Nhân Dân.Hơn 90 tiệu người Việt Nam sao chỉ có Dảng cộng sản độc quyền lãnh đạo?Khi độc quyền thì lấy gì làm đối trọng.Đã không có đối trọng thì sẽ trờ thành độc tài,độc đoán.Qua bài của Ông Lê Doãn Hợp thì cán bộ lãnh đạo thông minh và nhận biết quy luật phát triên của xã hội rât rõ ràng,chỉ có điều đang muốn làm,hay đang làm thì họ không giám nói.Ngược thời gian một chút,cái thời ông Trân Xuân Bách,rồi ông Trần Độ đang làm mà giám viết,giám nói để rồi Đảng cho kết cục bi thảm như thế nào rồi.

    Trả lờiXóa
  15. Bác Hợp ngày xưa có tranh cử với ai hay là Đảng cử bác vào cái ghế Bộ trưởng? Ngày xưa khi bác làm bác cái chức Bộ trưởng có đóng góp được gì cho suy nghĩ về tran cử của bác bây giờ hay là một số 0 tròn. Thôi bác đã lùi vào dĩ vãng rồi, quyền lực cũng chẳng còn nói cho ai nghe?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này có nhiều đóng góp ra phết đấy. Này nhé: Báo chí đi theo lề phải; Quản lý là quản phải có lý...

      Xóa
  16. 5 thành công và 3 hạn chế mà ông Hợp "đề cử" chẳng thấy gì mới. Xin mạo muội tham gia với ông vài ý cho ...rôm:
    Kể ra thì cái vụ BCHTW đã dám không "tuân lệnh" BCT (kỷ luật đ/c X) và đề cử UV BCT của TBT có thể coi là một ...thành tựu mới mẻ về công tác tổ chức trong đảng đấy chứ!
    Còn mặt hạn chế thì có thể bổ sung thêm vài cái mặt hạn chế mà ai cũng thấy là: đường lối chính trị đang bế tắc và nội bộ Đảng thì đang mất đoàn kết ở mức chưa từng thấy xảy ra trong lịch sử ĐCSVN!

    Trả lờiXóa