Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Động thái mới về ODA: Quyền mặc cả của Việt Nam

Theo một số chuyên gia, việc tăng cường vốn ODA mang lại nhiều lợi ích cho Nhật khi đi kèm điều kiện mua sản phẩm, dùng chuyên gia... Nhật.
Mối lợi khi kinh tế suy thoái
Truyền thông quốc tế ngày 16/11 cho biết kinh tế Nhật đã chính thức rơi vào suy giảm khi dẫn thông báo của Chính phủ Nhật Bản nói rằng, GDP của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới giảm 0,8%, cao hơn hẳn mức dự báo 0,2% của giới chuyên gia kinh tế quốc tế. GDP Nhật quý 2 cũng giảm 0,7%.
Dù vậy, ngay trước đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản vẫn đề nghị tăng ngân sách ODA tài khóa 2016 thêm 46,7 tỷ yen, lên mức 470,5 tỷ yen.
Bày tỏ quan điểm về động thái này của Nhật Bản, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh, kinh tế Nhật Bản chưa đến mức suy thoái mà mới chỉ giảm tỷ lệ tăng trưởng bởi về nguyên tắc, một nền kinh tế ở trong tình trạng suy thoái phải có 3 quý suy giảm GDP liên tiếp.
Nhật Bản là một quốc gia tuân thủ nghiêm túc cam kết với các quốc gia khác, hơn nữa những cam kết của Nhật về vốn ODA là những cam kết từ trước nên bất chấp kinh tế đang trong quá trình suy giảm tăng trưởng, Tokyo sẽ không thay đổi.
"Tuy nhiên, có lẽ với tình hình này khó có thể mong đợi Nhật Bản sẽ có những cam kết ODA sắp tới một cách rộng rãi. Có thể họ vẫn tiếp tục nhưng sẽ ở mức độ thấp hơn hiện tại nếu kinh tế Nhật Bản không có sự thay đổi tích cực", ông Hiếu nhận định.
Dù vậy, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu vẫn khẳng định, nguồn vốn vay ODA mang lại nhiều mối lợi cho kinh tế Nhật Bản bởi khi viện trợ ODA, các nước thường có điều kiện đi kèm như phải mua sản phẩm của họ, dùng chuyên gia của họ... Đây cũng là một trong những lý do khiến Nhật Bản rất hăng hái trong việc cung cấp nguồn vốn ODA cho Việt Nam.
Trong khi đó, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng bộ môn Quản trị Tài chính quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) chỉ ra rằng, ODA không mang ý nghĩa đầu tư nhiều và nguồn vốn này được cho vay với lãi suất rất thấp. Việc tăng cường cho vay ODA của Nhật Bản tạo ra sự tin tưởng của người dân đối với Chính phủ Nhật Bản rằng tiền thuế của họ đã được Chính phủ sử dụng đúng chỗ.
Nó cũng tạo điều kiện cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản trong tương lai ra nước ngoài hiệu quả hơn khi chính nguồn vốn ODA Nhật Bản cho các nước vay với giá rẻ được dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật.
Ngoài ra, vốn ODA cũng chính là cơ sở để Chính phủ Nhật Bản giành được cảm tình của các quốc gia trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung để từ đó có sự ưu tiên Nhật Bản trong việc giành các hợp đồng xây dựng, hợp đồng phát triển kinh tế với các quốc gia này.
Đây là một trong vấn đề rất quan trọng đối với Nhật Bản trong giai đoạn hiện nay bởi Nhật Bản đã thua một số quốc gia, điển hình là Trung Quốc, trong việc đấu thấu các dự án đầu tư xây dựng, dự án về phát triển kinh tế xã hội.
Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc cho vay ODA tùy thuộc vào quan hệ hữu nghị giữa các chính phủ với nhau. Trong trường hợp của Việt Nam, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản thời gian qua rất tốt đẹp, Chính phủ Nhật đã có nhiều hỗ trợ cho Việt Nam trong vấn đề vay ODA, vay nợ thương mại cũng như thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả nhất vốn ODA Nhật Bản và đây là một trong những điểm sáng về sử dụng ODA của thế giới. Vì thế, dù kinh tế Nhật Bản suy giảm, nguồn vốn ODA trên thế giới cũng suy giảm, đặc biệt Việt Nam sắp "tốt nghiệp" lớp ODA nhưng Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục cam kết ưu tiên nguồn vốn này cho Việt Nam.
Quyền lựa chọn ODA?
Cùng với Nhật Bản, các nước châu Âu cũng đang đẩy mạnh cho vay ODA phát triển hạ tầng ở các nước đang phát triển. Đặt vấn đề về quyền lựa chọn của các nước đi vay, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng đương nhiên Việt Nam và các nước sẽ có nhiều lựa chọn nếu có nhiều quốc gia xuất khẩu ODA.
Thế nhưng, riêng đối với Việt Nam tại thời điểm này, theo ông, bất cứ quốc gia nào muốn cam kết ODA Việt Nam đều nhận, chứ chưa đến giai đoạn lựa chọn nước này hay nước khác.
Bàn sâu hơn về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, trong khoảng 5 năm trở lại đây hầu hết vốn ODA của các nước không đạt được như mong muốn. Các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đã yêu cầu các nước phát triển nên dành ra 1% GDP của mình để tài trợ cho các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Tuy nhiên, con số này hiện nay chỉ dừng ở mức 0,2-0,22%, rất thấp so với yêu cầu. Kinh tế của các nhà tài trợ ODA như Nhật Bản, châu Âu hiện đang khó khăn nên việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay này càng trở nên quan trọng.
Về điều kiện vay ODA, theo ông Thịnh thường không phải đàm phán nhiều bởi không có quá nhiều điều kiện.
"Các điều kiện vay ODA được chia thành 5 nhóm, trong đó đơn giản nhất là họ có tác động "tình cảm", nhưng cũng có yêu cầu nặng hơn là sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản của nước cho vay; thứ ba là sử dụng nhân công; Thứ tư, nước cho vay có thể can thiệp vào chính sách kinh tế; thứ năm, nước cho vay có thể can thiệp vào thể chế.
Hiện nay các can thiệp về ODA của Nhật Bản không quá nặng nề để phải đàm phán các điều kiện vay nợ.  Nó không có quá nhiều và chủ yếu là những điều kiện có thể chấp nhận được, như sử dụng máy móc thiết bị Nhật Bản hay sử dụng doanh nghiệp Nhật Bản trong đầu tư xây dựng.
Vấn đề quan trọng các nước chấp nhận vốn phải nhìn thấy là: Nhật Bản trong điều kiện khó khăn đã ưu tiên cho các quốc gia được vay vốn với giá rẻ và có nhiều ưu đãi. Các nước, trong đó có Việt Nam cần sử dụng dòng vốn đó một cách hiệu quả cao nhất để đem lại lợi ích cho cả hai bên", ông Thịnh lưu ý.
Để sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc sử dụng vốn ODA phải được chuẩn bị từ khâu đưa các dự án vào danh mục kêu gọi nhà tài trợ quốc tế. Theo đó, phải cân nhắc xem xét những dự án nào thực sự cần vốn và đó phải là dự án phát huy hiệu quả với toàn bộ nền kinh tế hoặc một vùng rộng lớn trong tương lai thì mới đưa vào danh mục xin tài trợ ODA.
Quan trọng nhất, các đơn vị nhận vốn ODA phải biết rằng đó là nguồn vốn vay phải trả nợ trong tương lai cả gốc lẫn lãi nên cần sử dụng có hiệu quả cao nhất và trả nợ đúng hạn. Khi dự án nhận được vốn vay ưu đãi, phải tập trung thi công hoàn thành dứt điểm theo kế hoạch, đưa công trình vào sử dụng nhanh nhất, có hiệu quả cao nhất, tránh để kéo dài, đội vốn.
Đặc biệt, phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng bởi vốn ODA là dòng vốn dễ gây nên tham nhũng, nếu không làm tốt ngay từ khâu phê duyệt, nó sẽ tạo ra hiệu ứng xấu đối với nguồn vốn ODA trong tương lai.
Thành Luân/ĐVO
--------------

8 nhận xét:

  1. Dân lương thiệnlúc 03:21 19 tháng 11, 2015

    Nhật bản không những có ưu đãi với VN về nguồn vốn ODA, thiết bị của họ tốt, chuyên gia của họ giỏi, có thể nói họ là đất nước làm ăn nghiêm túc. Bởi vậy nhận vay vốn ODA của Nhật đi kèm với điều kiện mua thiết bị của họ và dùng chuyên gia của họ, không có vấn đề gì đáng bận tâm lắm.
    Nhưng các điều kiện đó lại đi kèm khi "phải" vay ODA của TQ thì lại là đại họa.
    TQ không có nền công nghệ cao, gian dối, chuyên gia tay nghề thấp, thậm chí họ đang tồn đọng quá nhiều người thất nghiệp, tay nghề kém, nhận vay ODA của TQ là phải nhận rất nhiều rủi ro.
    Đường trên cao Hà Đông Cát Linh là một thí dụ điển hình.
    Việt Nam sẽ còn khốn khổ với những dự án ODA kiểu này của TQ.

    Trả lờiXóa
  2. Nếu giàu có dư dã như Singapor thì ai vay vốn làm chi , nghèo túng nên mới vay . Nợ vay với Nhật , họ có ý tốt giúp đở , nên họ có theo dõi công trình vay tiền làm có đúng , có hiệu quả không . Vì thế , cứ vay để ….đời sau trã , dân VN cũng chẳng có thắc mắc gì .
    Kiểu cách vay vốn ODA nói như vậy là dễ hiểu rồi . Còn cái kiễu vay , tên gọi là gì mà một vốn phải trả 4 lời , 10 lời , có khi phải cắt đất dâng biển để trả nợ . Vay cái kiểu gì mà phải bán nước cho chủ nợ là kiểu vay gì kỳ vậy ? .

    Trả lờiXóa
  3. Nước Nhật có GDP lớn thứ 3 thế giới mà dự chi ngân sách cho năm 2016 chỉ có 470 tỷ Yên =khoảng 86000 tỷ đồng VN, thật là "đại hà tiện"; Nếu là ở VN, thì số tiền đó dành cho quan chức công chức nhà nước chi tiêu chỉ vừa đúng bằng số tiền của Vinashin của VN làm "thất thoát"- chả trách quan chức. công chức Nhật gầy như ốm đói, khác xa quan chức VN thằng nào cũng béo núc hơn lợn, mắt híp, cổ rụt, đi lại khệnh khạng; cũng dễ hiểu sao chúng cứ sống chết giữ cái điều 4 hiến pháp, dễ hiểu vì sao lãnh đạo đảng và nhà nước csVN giàu hơn cả tỷ phú của Mỹ, chúng nhà, đất, tài sản vàng bạc đô la nhiều vô kể, thừa tiền và đớp nhiều, sinh rửng mỡ đến nỗi kể cả cầm đầu đảng già mà dâm dê gái gú vô tội vạ để cấp dưới xỏ mũi dễ dàng...?.

    Trả lờiXóa
  4. Một số người Việt nói thẳng: "Cho con học biết chữ là được rồi. Học cho cao biết làm gì trong một nền kinh tế gần như sơ khai ở VN?"

    Trả lờiXóa
  5. Viêt nam mà không tham nhũng ODA thì còn ai tham nhũng, chỉ có văn minh như Nhật mói phát hiện vài vụ thôi chứ còn không có Nhật thì ai mà biết. Tóm lại, tham nhũng, công trình không hiệu quả. Tất cả cũng là gây nợ và không trả được. Bây giờ chưa có chuyện nhưng rồi sẽ có chuyện lớn trong tương lai không xa. Hãy đợi đấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cai von ODA nay nhu la cua cho khong doi voi che do nay
      Mat trai cua no thi dan toc se lanh du

      Xóa
  6. Đà Nẵng nhận 300 lao động TQ, chuẩn bị có phố Tài đo.
    ODA đó.
    Mao Trạch Đông nói với Lê Duẩn sẽ cho 500 triệu người đến các nước Đông Nam Á. Còn ODA và còn di dân dài dài.

    ODA CỦA TQ LÀ TẾ BÀO BỆNH UNG THƯ DI CĂN ĐẾN ĐÂU KHỦNG KHIẾP ĐẾN ĐÓ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phố Tàu ở Đà Nẳng sẽ có trong tương lai gần , đây là điều chắc chắn có .

      Xóa