Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

'Tiếng nói' EMAIL - 4


Malaysia ngả về Trung Quốc kêu gọi hợp tác ở biển Đông

05/06/2013 10:15
(TNO) THỦ TƯỚNG MALAYSIA NAJIB RAZAK DƯỜNG NHƯ ĐÃ NGẢ VỀ PHÍA BẮC KINH KHI KÊU GỌI CÁC BÊN TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG CÙNG NHAU HỢP TÁC KHAI THÁC TÀI NGUYÊN ĐỂ TRÁNH XUNG ĐỘT VÀ NGĂN CHẶN SỰ CAN DỰ CỦA “NHỮNG QUỐC GIA NGOÀI KHU VỰC”.
Theo Bloomberg, ông Najib đã nhắc đến vùng phát triển chung tại vùng biển tranh chấp giữa Thái Lan và Malaysia như là tiền lệ có thể áp dụng tại biển Đông.
“Đồng ý chia sẻ thịnh vượng, thay vì để nó chia rẽ chúng ta, thích hợp hơn nhiều so với những giải pháp khác”, ông Najib nói tại thủ đô Kuala Lumpur hôm 4.6.
Việc tranh giành dầu khí và ngư trường ở biển Đông đã đe dọa làm gián đoạn tuyến đường hàng hải quan trọng chiếm 2/3 giao thương của thế giới.
Trung Quốc vốn ủng hộ việc khai thác chung tài nguyên tại khu vực trong khi Mỹ, Nhật và Philippines cổ vũ việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.
Ông Najib nói một bộ quy tắc ứng xử cho các hoạt động tại vùng biển sẽ là “khởi đầu tốt đẹp” cho việc ngăn chặn căng thẳng leo thang. Ông này cũng cảnh báo rằng việc lôi kéo “những quốc gia ngoài khu vực” có thể “tăng thêm một tầng phức tạp cho tranh chấp”.
“Với các quốc gia châu Á, chúng ta phải tự giải quyết vấn đề. Nếu chúng ta đi xa khỏi con đường đối thoại và hợp tác, chúng ta có thể mở đường cho những bên khác tiến hành những hành động khắc phục để bảo vệ tự do hàng hải và an toàn lưu thông”, theo hãng Bloomberg trích phát biểu của ông Najib.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần qua, Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc đã ngang ngược tuyên bố việc tuần tra của Trung Quốc tại biển Đông là “hoàn toàn hợp pháp”.
Ông Thích đưa ra phát biểu sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nói Washington “kiên quyết chống lại mọi nỗ lực đe dọa để thay đổi hiện trạng” tại biển Đông và biển Hoa Đông.
Vào năm 1979, Malaysia và Thái Lan đã đồng ý cùng phát triển dầu khí trong vùng biển tranh chấp giữa hai nước. Khí thiên nhiên từ khu vực hiện chiếm 20% lượng sản xuất trong nước của Thái Lan, theo thống kê của Bộ Năng lượng nước này.
“Thay vì chuyển giao các vùng biển động cho thế hệ kế tiếp, chúng ta nên cố gắng để lại cho họ một vùng biển êm đềm hơn. Chúng ta nên tìm kiếm nền tảng chung cần thiết cho việc thấu hiểu thân tình giữa các bên tranh chấp”, ông Najib phát biểu.
===========================================

Báo Mỹ: "Bản đồ mới" của Trung Quốc ngạo ngược quây 80% diện tích Biển Đông

(LĐ) - Số 126 - Thứ tư 05/06/2013 08:56
    Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích Biển Đông vào lãnh thổ của nước này - tờ New York Times (Mỹ) đưa tin.
    Một báo cáo của Lầu Năm góc gần đây khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

    Trung Quốc mưu đồ “quây kín” Biển Đông

    Theo tờ Forbes của Mỹ số ra ngày 4.6, tấm bản đồ này chưa được công bố công khai. Cùng với việc ấn bản tấm bản đồ trên, Trung Quốc được cho là sẽ sớm có bước đi tiếp theo trong mưu đồ “quây kín” Biển Đông, chặn tuyến hàng hải quốc tế này. Dựa theo những gì Trung Quốc đã làm để thể hiện quyền điều hành giao thương tại vùng duyên hải, không ai nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ đưa ra định nghĩa về “sự qua lại vô hại” một cách hẹp nhất và yêu cầu các tàu thuyền khi đi vào vùng biển phải xin trước giấy phép của họ, cũng như áp dụng đòi hỏi tương tự đối với các máy bay ngang qua khu vực.

    Trong khi đó, Biển Đông - nơi tiếp giáp biên giới của 8 quốc gia - từ lâu đã được xem là tuyến hàng hải quốc tế. Hơn một nửa số hàng hóa giao thương trên biển thường niên của thế giới đi qua Biển Đông, cùng một phần ba giao dịch dầu thô toàn cầu, và hơn một nửa thương mại khí đốt hóa lỏng (LNG).

    Rất nhiều nhà ngoại giao Châu Á đã bày tỏ quan ngại về tấm bản đồ mới, cho rằng đây là bước đi mới và thiết kế lại “đường 9 đoạn” để “hợp thức hóa” nó vào lãnh thổ Trung Quốc. Theo các nhà ngoại giao này, việc công bố tấm bản đồ được Trung Quốc ấp ủ từ cuối năm ngoái, song trì hoãn nhằm có thời gian để nó được các cấp lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cấp phép chính thức.

    Wu Shicun - một quan chức Trung Quốc tại diễn đàn an ninh đối thoại Shangri-La, mới kết thúc tại Singapore - bác bỏ việc tấm bản đồ nhằm chứng tỏ biên giới quốc gia, mà chỉ thể hiện đường viền mới quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông đang tranh chấp với Nhật Bản. Trung Quốc còn ngạo ngược cho rằng, các đường biên quanh quần đảo này được vẽ theo đúng luật Trung Quốc. Song, báo cáo của Lầu Năm góc gần đây khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, mà nước này đã ký tháng 6.1996.

    Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ dã tâm chiếm Biển Đông. Đơn cử, tháng 8.2011, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc - Tân Hoa xã công bố bản tin Trung Quốc có “3 triệu kilômét vuông lãnh hải”. Đây là một con số khống, nếu như không phải nó bao gồm cả những đòi hỏi phi lý của Trung Quốc với phần lớn diện tích 2,6 triệu kilômét vuông trên Biển Đông.

    Trong cùng tháng, Tân Hoa xã thậm chí còn ngạo mạn hơn khi đưa tin các quần đảo trên Biển Đông và “những vùng nước lân cận”, là “một phần các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Bằng việc sử dụng cụm từ “lợi ích cốt lõi”, Trung Quốc đánh tiếng sẽ không bao giờ “chịu thỏa hiệp” với bất cứ nước nào về vấn đề Biển Đông.

    Thách thức thế giới

    Tạp chí Forbes của Mỹ nhấn mạnh, bất cứ sự kiện nào, tấm bản đồ mới của Trung Quốc - theo những ai từng nhìn thấy nó - đã dỡ bỏ nốt bất cứ sự mơ hồ nào còn sót lại về “đường 9 đoạn”, bằng cách vẽ nó vào biên giới quốc gia của nước này. Tấm bản đồ - không gì khác hơn - là thể hiện rõ âm mưu của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền toàn bộ các quần đảo, vùng nước trong đường biên này, bất chấp sự phản đối của quốc tế. Đây là dã tâm lớn nhất trong việc giành giật lãnh thổ kể từ Thế chiến II - tờ Forbes nhận định.

    Tấm bản đồ mới chắc chắn sẽ khiến các quốc gia Châu Á giận dữ. Năm 2012, Trung Quốc đã sử dụng vũ lực để giành bãi cạn Scarborough của Philippines. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc đang tiếp tục nhòm ngó bãi Cỏ Mây ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Những dã tâm của Trung Quốc đối với các đồng minh của Mỹ trên Biển Đông đã tạo ra những thách thức gián tiếp với nước Mỹ.

    Song việc phát hành tấm bản đồ mới, có nghĩa Trung Quốc đã trực diện đối mặt Mỹ trong vấn đề  bảo vệ quyền tự do hàng hải. Vì sao điều này lại quan trọng? Thế giới đã thịnh vượng dần lên nhờ thương mại tự do trên khắp các tuyến đường biển và đường không. Vì vậy, dã tâm gây hấn của Trung Quốc để giành chủ quyền trên Biển Đông sẽ đánh dấu sự chấm dứt các kiến thiết mở của thế giới thời hậu chiến.

    Cuối tuần này, Tổng thống Mỹ B.Obama sẽ có cuộc hội đàm với đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhà Trắng bày tỏ kỳ vọng sẽ “thảo luận về các cách thức tăng cường hợp tác”. Chính quyền Mỹ mong đợi sẽ thiết lập đối tác với Trung Quốc và cố gắng tránh bất đồng. Song những gây hấn của Trung Quốc trên biển lại khó có thể thỏa hiệp. Chỉ có thể hoặc Biển Đông là của Trung Quốc, hoặc nó là tuyến hàng hải quốc tế. Vấn đề này - đối với Trung Quốc, với Mỹ, và với cộng đồng quốc tế - không chỉ còn là sự cường điệu của ngôn từ.    
    =========================================================

    Thái Lan không thể ngồi yên về biển Đông

    03/06/2013 03:40

    Tuy không trực tiếp tham gia tranh chấp trên biển Đông nhưng Thái Lan, cũng như nhiều bên khác, không thể đứng ngoài vấn đề hệ trọng này.

    Hồi tuần trước, Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Thái Lan Paradorn Pattanathabutr phát biểu trong cuộc gặp với các nhà khoa học, nghiên cứu biển Đông của nước này rằng Bangkok rất quan ngại những căng thẳng ngày càng gia tăng liên quan tới tranh chấp trên biển Đông và muốn tham gia tìm hướng giải quyết. Trước đó, hồi tháng 4, tại ĐH Thammasat ở Bangkok đã diễn ra hội thảo về biển Đông giữa các nhà nghiên cứu Việt Nam cùng giới học giả và chuyên gia quốc phòng Thái Lan. Trong đó, đại diện nước chủ nhà tuyên bố với vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc năm nay, Thái Lan sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp trên tinh thần hòa bình và tôn trọng luật quốc tế.
    Các nhà nghiên cứu và chuyên gia về biển Đông của  Thái Lan và Việt Nam trong một hội thảo ở Bangkok 1
    Các nhà nghiên cứu và chuyên gia về biển Đông của  Thái Lan và Việt Nam trong một
    hội thảo ở Bangkok - Ảnh: Minh Quang
     
     
    Là thành viên ASEAN và là một nước Đông Nam Á, Thái Lan không thể không làm gì (về biển Đông). Nếu không sẽ bị ảnh hưởng về chính trị lẫn kinh tế
    Ông Surachai Sirikrai- cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc ĐH Thammasat
    Đến ngày 23.5, tờ The Nation, nhật báo tiếng Anh hàng đầu Thái Lan, đăng bài xã luận cho rằng các nước ASEAN không liên quan trực tiếp đến tranh chấp như Thái Lan, Indonesia và Singapore có thể đóng góp nhiều hơn vào giải quyết tranh chấp. Vấn đề biển Đông có tác động đến an ninh, ổn định của cả khối ASEAN và cả khu vực tây Thái Bình Dương. Bài báo còn khuyến cáo Trung Quốc rằng nếu không có những bước đi tích cực cụ thể thì nỗ lực ngoại giao của Bắc Kinh “sẽ bị xem là những lời hứa sáo rỗng và làm xói mòn thiện chí với ASEAN”.
    Với tinh thần trên, Thái Lan đang là một trong những thành viên ASEAN tích cực góp phần tìm cách tăng cường đoàn kết trong khối, giảm căng thẳng trong khu vực, trước mắt là mau chóng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). Nước này đã đề xuất một cuộc họp giữa đại diện các thành viên ASEAN vào tháng 8 để thống nhất quan điểm về biển Đông, chuẩn bị cho cuộc họp ASEAN -Trung Quốc vào tháng 9.2013 với trọng tâm là COC.
    “Không thể không làm gì”
    Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên tại Bangkok, cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á thuộc ĐH Thammasat là ông Surachai Sirikrai nhận định: “Những diễn biến gần đây nhất cho thấy vấn đề ngày càng phức tạp, đe dọa an ninh cho cả khu vực. Là thành viên ASEAN và là một nước Đông Nam Á, Thái Lan không thể không làm gì (về biển Đông). Nếu không sẽ bị ảnh hưởng về chính trị lẫn kinh tế”. Một số ý kiến cho rằng trước đây, Thái Lan không muốn tham gia quá sâu vào vấn đề biển Đông một phần là do quan hệ đối tác khá chặt chẽ về kinh tế lẫn quân sự với Trung Quốc, phần nữa là nước này vừa trải qua một giai đoạn nhiều biến động về chính trị cũng như phải đối phó bất ổn tại miền nam. Tuy nhiên, theo ông Surachai, tranh chấp biển Đông ngày càng trở nên nổi cộm trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đe doạ phá vỡ quan hệ hợp tác này nếu căng thẳng tiếp tục leo thang. Và với vai trò điều phối viên luân phiên quan hệ ASEAN - Trung Quốc năm nay, Thái Lan sẽ phải có nhiều động thái tích cực, ông Surachai nhận định.
    Trong khi đó, Giáo sư Thanyathip Sripana thuộc ĐH Chulalongkorn bác bỏ quan niệm rằng Thái Lan thờ ơ về biển Đông. “Thái Lan rất quan tâm nhưng ban đầu muốn để các bên tự giải quyết. Tuy nhiên, thực tế không như mong muốn và đây là thời điểm thích hợp để chính phủ Thái Lan tham gia nhiều hơn”, bà Thanyathip nói với Thanh Niên.
    Trước câu hỏi Thái Lan sẽ làm được gì trong giải quyết tranh chấp biển Đông, các chuyên gia nước này cho rằng Bangkok sẽ tích cực đóng vai trò trung gian, cùng tìm ra hướng giải quyết thích hợp nhất. Trước mắt có thể là đàm phán với Trung Quốc thông qua một bộ COC toàn diện, thích hợp. “Tuy nhiên phải thừa nhận rằng đó là nhiệm vụ khó khăn đối với chính phủ Thái Lan khi mà Trung Quốc quá cứng rắn, muốn giành hết về phía mình”, Giáo sư Thanyathip nhận định. 
    Minh Quang (VP Bangkok
    Sơn Duân

    3 nhận xét:


    1. Khi vị Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Thích Kiến Quốc, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore tuyên bố việc tuần tra của Trung Quốc tại biển Đông là “hoàn toàn hợp pháp”, tức là "hoàn toàn hợp lệ với pháp luật", thì không biết vị này muốn nói đến thứ "pháp luật" nào ?

      "pháp luật Quốc Tế" hay "pháp luật Trung quốc" hay "pháp luật Việt Nam", "pháp luật Phi Luật Tân" ... ?

      Nếu căn cứ vào Pháp luật Quốc tế, Việt Nam, Phi Luật Tân ... thì hành động này của TQ đương nhiên là bất hợp pháp.

      Còn nếu căn cứ vào pháp luật Trung quốc, hành động này chỉ hợp pháp gói gọn với việc, lực lượng tuần tra là lực lượng có vũ trang ( quân đội, cảnh sát ) chứ không phải là lực lượng dân sự. Vì chẳng quốc gia nào có luật cho phép công nhân, nông dân, tiểu thương... đi tuần tra cả.

      Một tuyên bố vô cùng ba trợn và ngang ngược bất chấp tất cả, lại được đưa ra giữa 1 diễn đàn quốc tế, điều này không những không làm tăng thêm tính hợp lệ mà lại còn làm giảm tối đa uy tín của chính quyền Bắc Kinh trong con mắt của Quốc tế.

      Qua sự việc này, trong con mắt của Quốc tế có lẽ càng khẳng định rằng TQ chỉ là 1 kẻ vô đạo, 1 thứ Phát xít mới.

      Trả lờiXóa
      Trả lời
      1. Trong khi đó từ " niềm tin" dược nhắc đi nhắc lại và được báo chí trong nước diễn giải cứ như là đã giải quyết được vấn đề

        Xóa
      2. Không phải "niềm tin", mà là "lòng tin". Bạn phải chú ý, là "lòng". Cũng khá nhức đầu đấy.

        Xóa