Chào các anh các chị,
Việc chúng ta cần một con tàu nghiên cứu khoa học biển hiện đại có thể triển khai ở cả các vùng biển sâu xa là cần thiết thôi! Trong các chương trình hợp tác quốc tế việc đưa tàu nghiên cứu từ các quốc gia như Mỹ, Nhật, và Đức vào gặp rất nhiều khó khăn. Viện Địa chất địa vật lý biển đã ba lần làm thủ tục đưa tàu nghiên cứu của các nước nói trên vào nghiên cứu biển tại Biển Đông từ các nước trên trong hai năm qua, nhưng đều bị từ chối cả. Nếu có được một con tàu tốt thì việc nghiên cứu Biển đông sẽ thuận lợi cho cả trong nước và hợp tác quốc tế phục vụ những mục đích lâu dài của nghiên cứu khoa học, điều tra tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ chủ quyền trên biển từ xa.
Thậm chí nếu tàu tốt, đội ngũ chuyên nghiệp thực sự ta có cho thuê và có thể triển khai ở cả vùng nước bên ngoài Biển Đông !.
Tuy nhiên, ở Việt Nam đóng được tầu tốt thực sự không còn là vấn đề phải xem xét, thêm vào đó nữa việc duy trì vận hành tốt con tầu sau khi đóng xong còn khó hơn là việc đóng nó. Bằng chứng là tàu "Nghiên Cứu Biển" hơn hai nghìn tấn của ta đóng rồi nhưng cũng không đáp ứng được cho công việc nghiên cứu, và việc duy trì vận hành nó thì có quá nhiều vấn đề. Nên tàu chắc chưa được 20 năm mà đã bỏ xó.
Nên tàu nghiên cứu biển cho dân sự là cần thiết, nhưng đóng nó ntn cho phù hợp và cơ chế quản lý vận hành đề duy trì cho nó hoạt động tốt hiệu quả là những vấn đề nan giải.
Có đôi điều suy nghĩ chia sẻ với mọi người vậy !
Thành
--- On Sun, 6/9/13, du van toan <duvantoan@gmail.com> wrote:
------------------------/
Phát triển bền vững biển, đảo Việt Nam: Dịch vụ hậu cần giữa biển khơi Thứ hai, ngày 10 tháng 06 năm 2013 cập nhật lúc 05:27
Cách đảo Trường Sa khoảng 22 hải lý về phía Đông Bắc là cụm đảo chìm Đá Tây có dạng hình quả trám, nằm trên bãi ngầm san hô có diện tích khá lớn. Khu vực này có độ sâu không đều (khoảng 3-18m nước), được tạo bởi các gờ đá san hô bao bọc xung quanh và có cả những doi cát nổi cao, bên trong tạo thành một lòng hồ ngầm giữa đại dương. Địa thế này rất thuận lợi cho tàu thuyền vào neo đậu tránh trú khi biển động, đồng thời tiếp nhận hàng hóa, nhiên liệu bổ sung để những con tàu lại tiếp tục ra khơi kéo dài thêm những chuyến biển. Cũng chính từ địa thế thuận lợi này, từ nhiều năm trước, một khu Trung tâm dịch vụ hậu cần đã đi vào hoạt động.
Từ xa nhìn lại, khu Trung tâm dịch vụ hậu cần đảo Đá Tây gồm các khối nhà kiên cố mọc lên giữa biển khơi. Trung tâm được xây dựng trên diện tích 3.000 m2 với nhiều hạng mục quy mô bên cạnh các hệ thống nhận và cung cấp nhiên liệu, nước ngọt cho tàu đánh bắt xa bờ...Với các kho chứa hàng, nhà nghỉ, nhà kính trồng rau phục vụ đời sống cán bộ, nhân viên... cùng các trang thiết bị và máy móc cần thiết, gần 10 năm qua, Trung tâm luôn đảm bảo phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như sửa chữa tàu thuyền bị hư hỏng cho ngư dân đi biển.
Ông Chu Minh Sơn, Trưởng Ban Quản lý Khu Dịch vụ hậu cần đảo Đá Tây, cho biết: Đội tàu dịch vụ của Trung tâm hiện có 9 chiếc, trong đó, 3 tàu thường xuyên làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra đảo, luân phiên trực canh trong lòng hồ đảo Đá Tây sẵn sàng nhận lệnh tuần tra, cứu hộ hàng hải và các nhiệm vụ khác. 4 tàu làm nhiệm vụ bán hàng lưu động trên biển và các điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa như: Tốc Tan, Sinh Tồn, Đá Lớn… là những đảo có nhiều tàu thuyền hoạt động ra vào. Các tàu này cũng đảm nhận thông tin qua máy bộ đàm trực 24/24 giờ cứu hộ cứu nạn khi tàu ngư dân trên biển gặp sự cố. Đội tàu còn tổ chức thu mua hải sản lưu động trên biển ngay tại các ngư trường khai thác; hướng dẫn ngư dân công nghệ câu cá ngừ đại dương và phương pháp bảo quản cá đảm bảo chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Trung tâm còn có 1 tàu kéo làm nhiệm vụ dẫn luồng ra vào, phối hợp với Ban Chỉ huy bộ đội hải quân sắp xếp, hướng dẫn và kiểm tra nơi neo đậu cho tàu thuyền ngư dân trong lòng hồ đảo Đá Tây, nhất là khi thời tiết xấu, sóng to gió lớn. Ngoài ra, xà lan của Trung tâm với sức chứa hơn 100m3 dầu và nước ngọt là nguồn cung cấp thường xuyên, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của ngư dân.
Thời gian qua, những dịch vụ tiện ích do Trung tâm cung cấp đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, giúp ngư dân giảm chi phí nhiên liệu đi về đất liền để được cung cấp những dịch vụ tương tự. Nhờ vậy, thu nhập từ mỗi chuyến đi biển của ngư dân cũng tăng lên đáng kể. Ngư dân đi biển chẳng may đau ốm, bệnh tật, Trung tâm cũng sẵn sàng các điều kiện chăm sóc y tế. Trung tâm mong muốn được đầu tư thêm nhiều hơn những con tàu dịch vụ hậu cần để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hàng hóa, nguyên, nhiên liệu của ngư dân, giúp ngư dân bám biển dài ngày hơn...
Ông Chu Minh Sơn cho biết thêm, riêng quí I năm nay, Trung tâm đã đón 137 lượt tàu của ngư dân vào đảo làm dịch vụ hậu cần; cung cấp dịch vụ cho 32 lượt tàu ngư dân; cung cấp hơn 6.000 lít dầu, 75 m 3 nước ngọt, sửa chữa 5 tàu bị hỏng máy. Các hoạt động dịch vụ của Trung tâm đã giúp ngư dân đánh bắt xa bờ tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian đi lại, tăng thời gian bám biển để khai thác ở những ngư trường thuận lợi.
Ngoài công tác dịch vụ hậu cần, Trung tâm luôn xác định công tác quốc phòng an ninh trên biển là một nhiệm vụ trọng tâm. Ban Quản lý Trung tâm luôn phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy đảo và các lực lượng làm nhiệm vụ trên toàn cụm đảo. Hàng năm, các cán bộ công nhân viên của Trung tâm đều tham gia huấn luyện, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu trong trường hợp cần thiết, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc...
Cách khu dịch vụ hậu cần chưa đầy 1 hải lý là khu vực nuôi cá lồng do đội nuôi trồng thủy sản thực hiện ở khu vực đảo Đá Tây. Thời gian qua, với sự giúp đỡ hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm đã tổ chức nuôi thành công các loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chim trắng, cá hồng đen, cá mú... Những loại cá này có triển vọng phát triển ra quy mô đại trà và đều là những loại cá có thể xuất khẩu. Đây là một hướng phát triển để quần đảo Trường Sa ngày càng “mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng”.
Việc đầu tư khai thác tiềm năng đánh bắt, nuôi trồng hải sản ở quần đảo Trường Sa sẽ góp phần khẳng định chủ quyền trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó cũng là một trong chương trình quan trọng của Chiến lược biển đảo Việt Nam đến năm 2020...
Đỗ Quyên
--------------------/
|
Đây là trang thông tin đa chiều, các CTV và bài các tác giả post lên trang BVB là thể hiện quan điểm, tư tưởng, nhận thức riêng của các tác giả. Các trao đổi, tin tức, bài cộng tác xin gửi về địa chỉ E.Mail: cmg.thct178.b@gmail.com
Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013
"Tiếng nói' E.MAIL - 11
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét