* HUY ĐỨC
Khi khép cánh cửa 21 Shepard, nhận ra mình sẽ không
còn quay lại căn nhà này, bàn tay của tôi hơi sững lại, cảm giác như khi chia
tay một người thân mà biết rồi sẽ không gặp nhau.
Thời tiết Cambridge
đang ở thì đẹp nhất.
Tôi đã ở đây một năm.
Tháng 8-2005, tôi được một gia đình Mỹ ở vùng Washington , DC
tình nguyện cho tạm trú trong nhà. Lúc đầu tưởng chỉ ở một tuần nhưng sau do
việc bố trí nhà ở của trường có trục trặc nên tôi đã ở lại gia đình này ba tuần.
Nhà báo Huy Đức |
Jeff, tên người chồng, là một đầu bếp. Anh rất hiếu
khách, bữa thì Jeff làm cá hồi đút lò, bữa thì steak. Tôi ăn uống rất nhiệt
tình và tự bảo đồ Mỹ không ngán như mình tưởng. Cho đến ngày Vicky, tên người
vợ, chở tôi đến trường. Khi xe chạy qua một khu mua sắm nhỏ, tôi nhìn thấy... "Phở
75". Những bảng hiệu sặc sỡ khác bỗng chốc lu mờ. Bụng không đói mà tự
nhiên cồn cào, tất cả các giác quan của tôi đều rạo rực. Tôi bảo Vicky dừng xe.
Vicky ngồi đợi tôi. Chị lịch sự cầm tờ báo cao lên,
dán mắt vào đó để tôi tự nhiên. Không biết chị có đọc được chữ nào trong khi
tôi xì xoạp húp. Không phải bao giờ cũng có dịp để nhận ra, một giọt nước mắm
cũng khiến ta nôn nao, một câu hát cũng có thể chạm vào nơi yếu nhất.
Không như mấy thập niên trước, nước Mỹ bây giờ gần như
vùng nào cũng có một cộng đồng Việt Nam , ở đâu cũng không quá khó khăn
để kiếm phở và nước mắm. Anh Thái, một nhà báo ở khu quận Cam
nói đùa: "Chỉ khi ra khỏi Mỹ tôi mới phải nói tiếng Anh".
Đang chạy xe trên "freeway" anh Thái thừa
nhận: "Mình cũng đã từng quay quắt làm đủ thứ để trở về nhưng ở đây 5 năm,
10 năm, 20 năm... rồi cũng quen, rồi yêu nó lúc nào không hay Huy Đức ạ".
Tôi biết anh nói thực lòng. Không phải tự nhiên mà năm nào cũng có cả triệu
người xếp hàng chờ thẻ xanh, nước Mỹ là một trong những nơi có nhiều người muốn
đến.
Thẻ
xanh!
Ngày nay, những người yêu Việt Nam không nhất thiết phải ở Việt Nam mà nên ở
nơi họ cống hiến được nhiều hơn. Một nhà khoa học mà về Việt Nam có khi lại
lãng phí hơn là ở lại nơi họ có môi trường để góp phần tạo ra những thành tựu
mới cho khoa học. Chưa biết bao giờ Việt Nam trở thành quốc gia có thể đóng
góp cho thế giới những giá trị mới. Nhưng người Việt trong nước vẫn đi lại bằng
Airbus, Boeing và nhiều bạn trẻ vẫn có trên tay những chiếc I-phone gần như
đồng thời với thanh niên Mỹ.
Nhưng có những người được chuẩn bị để có thể tạo ra
những giá trị toàn cầu trong khi nhiều người khác lại chỉ có thể làm những công
việc hoàn toàn nội địa. Có những người muốn thay đổi thế giới trong khi có
những người lại chỉ muốn chăm sóc vườn tược của mình. Có những người thích cầm
ly Starbucks bước vào những building trong khi có người chỉ thấy thoải mái khi
ngôi bệt bên hàng chè chén.
Giữa thập niên 1990, anh Khanh, một người bạn, lần đầu
về lại Sài Gòn, một trong những việc anh muốn làm là... ăn lại tô phở Quyền.
Bạn bè tiếp nối bạn bè nên mãi đến khi trên đường ra sân bay anh mới có thời
gian tạt vào quán phở. Nhưng, tô phở anh ăn không phải là tô phở mà anh chờ
đợi. Trong suốt gần hai mươi năm rời Việt Nam ,
"phở Cali "
đã xác lập chuẩn mực ẩm thực mới cho anh. Cho dù tô phở Quyền vẫn là phở Quyền
nó cũng không thể khớp với tô "phở Quyền" của anh trong ký ức.
Năm 1983, khi vào Sài Gòn, tôi giật mình thấy mấy phụ
nữ lớn tuổi ở Xóm Mới khăn đóng, răng đen, "Bắc Kỳ" hơn những người
phụ nữ cùng thế hệ đang sống trên miền Bắc. Nếu như những người ra đi thường nỗ
lực để bảo tồn những giá trị văn hóa mà họ mang theo ngày rời quê hương thì
những người ở lại khá hồn nhiên tiếp thu thêm nhiều cái mới, họ để cuộc sống
tiếp diễn một cách sống động thay vì biến nó thành bảo tàng.
Không
chỉ có Việt Kiều ra đi mà cộng đồng trong nước cũng "đi". Đôi bên đã
đi về những hướng rất xa và tới những vùng rất khác nhau. Người Việt ở nước
ngoài không chỉ sống với phần Việt mang theo mà còn tiếp nhận những giá trị mới
để "hội nhập" với con cháu mình và cộng đồng sở tại.
Tôi nằm trong số những người được sinh ra để làm những
việc "local", những người biết hương vị Starbucks nhưng đã quá thân
quen với hàng chè chén.
Tôi không muốn bắt đầu một hành trình có thể đẩy mình
đi quá xa với nơi mà mình yêu thương.
Bài
viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
-------------------
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/06/khan-cap-tu-bac-binh-08h08-chieng-trong.html
Trả lờiXóaTrích:"...Chưa biết bao giờ Việt Nam trở thành quốc gia có thể đóng góp cho thế giới những giá trị mới...". Có một thằng nằm ngửa chờ sung rụng, chờ mãi không được, bỗng có người đi qua, hắn bèn nhờ người đó nhặt giúp, nhưng người này không dùng tay mà quắp quả sung bằng 2 ngón chân đút vào mồm hắn, hắn quát ầm lên: khốn nạn! Lười đâu mà lười thế!.
Trả lờiXóaGiá trị mới phụ thuộc vào giá trị con người mới!
CHIA TAY NƯỚC MỸ
Trả lờiXóa* HUY ĐỨC
Khi khép cánh cửa 21 Shepard, nhận ra mình sẽ không còn quay lại căn nhà này, bàn tay của tôi hơi sững lại, cảm giác như khi chia tay một người thân mà biết rồi sẽ không gặp nhau. Please come to Boston in the springtime
Thời tiết Cambridge đang ở thì đẹp nhất. Please come to Boston in the springtime
Cambridge Phố Cổ Boston Cambridge, Massachusetts of United States. .. Cái Nôi Văn hóa và Văn Minh Hoa Kỳ .. …
Mong các bác từng cựu chiến binh như HUY ĐỨC có Tình cảm trong sáng với Nước Mỹ thì may ra Việt Nam mới tự thót khỏi nanh vuốt Đại Hán và trượt dần dần ra ngoài quỹ đạo chư hầu Đại Hán !!
MONG THAY
Phố Cổ Boston
Please come to Boston in the springtime
I'm stayin' here with some friends and they've got lotsa room
You can sell your paintings on the sidewalk
By a café where I hope to be workin' soon
Please come to Boston
She said, 'No, would you come home to me?'
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=ZAmUV5RRTww#!
Please Come To Boston - Kenny Loggins
Đêm bến cảng Boston
Ngoài kia vùng vịnh
Tàu buồm trắng trữ tình
Mưa phùn nhẹ nhạt hồng
Lướt che cao ốc xưa cũ
Boston khu phố cổ
Đường nhỏ xinh gạch đỏ
Hàng cây xanh đa tình
Cuối phố khu đại học
Boston - Massachusetts
Đường Beacon gọi mời
Cửa kính hàng mời chào
Góc trời nước Mỹ thanh tao
Boston Phố Cổ hồng lên đèn
Mái tóc vàng bồng bềnh đêm đen
Nhớ mãi nhớ mãi Boston
Boston tia sáng laser minh triết
Boston - Trí tuệ Hoa Kỳ
Thành phố Đại học lừng danh
Góc đường quán cà phê
Nho nhỏ kiểu Âu Châu
Khách thư thản bên tách cà phê
Ly rượu đỏ rượu vang rượu trắng
Hương vị Pháp thật gần xa vời
Quyện kiểu y phục thời trang
Tâm thức lữ khách bàng hoàng
Boston Phố Cổ lên đèn
Dãy nhà xây hai trăm năm trước
Sắc mầu phong cách rất Boston
Bậc tam cấp trèo leo khoảng không
Mảnh vườn bé con nhiều hoa đẹp mắt
Nhớ Paris Ánh sáng
Nhớ nước Pháp đa tình lãng mạn
Nhớ mãi nhớ mãi Boston
Khách vừa đi vừa uống cà phê
Bách bộ dạo mát trên cầu
Trí tưởng trôi dạt về đâu
Về biển cả xa xăm sỏi đá
Dấu yêu Phố Cổ Phố Hồng
Nhớ mãi phương ngữ Boston
Nhớ mãi phương ngữ Hà Nội
Nhớ mãi phương ngữ Paris
Nhớ mãi phương ngữ Luân Đôn
* * *
Boston thiên đường sinh viên
Boston Thánh địa sáng tạo
Nhà khoa học nhân bản lần đầu
Tái tạo thân phận con người
Boston Thủ đô học thuật Mỹ
Boston suối nguồn Đạo đức
Boston cội nguồn Minh triết
Boston hồi sinh nước Mỹ
Boston tái sinh Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ
Nơi ấy anh biết bao nhiêu điều ?
Như Nữu Ước thành phố kinh tài
Nơi đấy anh đáng giá bao nhiêu ?
Boston - cái nôi Độc lập Hoa Kỳ
Trung tâm thành phố Boston
Lịch sử thấm nhuần cuộc sống
Cuộc Cách mạng Hoa Kỳ
Con tàu Tiệc trà Boston
Đường Tự Do gợi nhớ Sài Gòn một thuở
* * *
Boston Phố Cổ lên đèn
Bách bộ quanh Quảng trường Harvard
Dòng Sông Charles đôi bờ
Bên này Harvard
Bên kia Cambridge
Dòng Sông Charles hội tụ
Tinh hoa Anh tài
Đại học Harvard - Cambridge
Brandeis - MIT
Cầu Longfellow bắc ngang sông
Âm điệu buồn xanh xanh
Nhớ tà áo dài thiên thanh
Thuở xa xưa mộng lành
Ký ức kỷ niệm chưa phai
Cố nhân Boston Phố Cổ
Đêm mầu hồng mơ hồ
Thời gian bóng ngựa qua sông
Trong ánh đèn Em nơi đó ?
Thôi hết rồi ngày xưa hẹn hò !
Thầm gọi tên em trong Phố Cổ
Phố Cổ Hội An phôi pha
Phố Cổ Hà Nội phai nhòa
Cali Quận Cam
Sài Gòn Nhỏ một đời
Cựu Kim Sơn truyền cảm
Boston Trí tuệ chất xám
Quê Nhà chân trời chân mây
Nhẹ vươn con khói chiều lam
Phố Cổ Boston vọng động
Chuyện tình xưa men nồng
Nơi đây lạc miền đất lạ
Chẳng còn ai biết ta
Chẳng còn ai biết ta
Nguyễn Hữu Viện
Trả lờiXóaTrong Bảo Tàng Máy Tính Boston
Thân tặng Anh Trương Trọng Thi (T3), Nhà phát minh máy vi tính đầu tiên (0) trên thế giới
Adam «Việt» gậm «Trái táo» Tin học (Eva) .. .. trước Adam « Mỹ» 5 năm !
Trí tuệ Việt trong viện bảo tàng
Máy vi tính Micral (1) vinh quang
Đột phá đi đầu Máy Trái táo (2)
Tin học cá nhân gia đình đang
Thâm nhập mọi hơi thở đời sống
Nhờ Anh cộng đồng Việt tiếng vang
Tiếc thay vốn dĩ yếu thương mại
Bao tài năng băng não bạt lang
Boston, Spring 1991
0. Năm 1987 đã có một cuộc thảo luận và bầu chọn chiếc máy vi tính đầu tiên trong lịch sử với sự tham dự của các trọng tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin đến từ các nước trên thế giới. Vượt qua các đối thủ khác, Micral R2E của kỹ sư người Pháp gốc Việt André Trương ( Anh Trương Trọng Thi (T3) ) đã chinh phục cả những ông trọng tài khó tính nhất, giành danh hiệu chiếc máy vi tính cá nhân đầu tiên, một chiếc máy tính có gắn bộ vi xử lý đầu tiên đã được thương mại hoá và sử dụng rộng rãi.
1. Máy vi tính Micral R2E được phát minh năm 1973. Trong bảo tàng máy tính Boston, Mỹ (nay là một phần của Viện bảo tàng Khoa học) nổi tiếng, nhân viên bảo tàng không ngần ngại giới thiệu Micral R2E ghi năm 1973 là chiếc máy vi tính hoàn thiện đầu tiên. Chiếc máy vi tính giống như một chiếc hộp, không có bàn phím và màn hình, RAM chỉ có 2Kb và chỉ có thể lập trình theo phương pháp nhị phân.
Máy vi tính Apple huyền thoại được phát minh bởi Steve Woznizak năm 1978 với bộ máy vi xử lý 6502. Adam «Việt» gậm «Trái táo» Tin học (Eva) .. .. .. .. trước Adam « Mỹ» 5 năm !
Cháu tôi hồi mới qua Mỹ cách đây mấy năm, khóc sướt mướt với tôi bằng nửa vòng trái đất: "Chú ơi, con nhớ VN quá! Nhìn máy bay bay trên trời con ước gì mình đang ngồi trên đó quay về VN thân yêu!"
Trả lờiXóaNăm ngoái nó về, dắt theo thằng bồ da trắng mắt xanh blue. Hai tuần sau, nó nói: "Con về đây".
Là nó nói nó về... nước Mỹ!
khong xây thì làmgì có giá trị mới?
Trả lờiXóaKhông biết lần này HĐ có bình an k? hay làmhàng xóm cuat TDN, PVĐ
Với Triệu Lương Dân - Nguyễn Hữu Viện, theo phản ánh của nhiều bạn đọc và tôi, cũng vậy, hai bạn thường comment dài, tản mạn, xen lồng sự trái chiều không đúng chỗ mà có khi còn xa chủ đề, nội dung bài viết. Vì là diễn đàn cộng đồng, thấy nội dung có sự phù hợp, BVB vẫn đăng. Admin và chủ trang không được biên tập, cắt gọt comment của bạn đọc, nên đã post lên là nguyên văn. Đề nghị comment ngắn gọn, tập trung chủ đề, rõ quan điểm hơn. Cảm ơn đã chia sẻ! (BVB)
Trả lờiXóaĐúng như bác Bổng đã đề nghị. Comment dài quá chẳng thể đọc và vì thế chỉ mất công và mất thời gian thôi!
XóaBác Bồng có ý trên cũng hay. Ông Triệu này trước có bác Đào cũng hay comt lê thê , chẳng tập trung vào cái gì cả, tôi không bao giờ đọc. Nay bác Bồng nhắc vậy , còn hơn là cắt phéng comt này lại nói là "độc tài".
XóaHuy Đức đã đóng góp sức mnh2 vào quyển "Bên thắng cuộc".
Trả lờiXóaNgười CS nắm quyền không ưa những sự thực trong đó.Họ thừa đủ "can đảm" để trả thù,thừa "hồn nhiên" để HĐ biến mất trong quằn quại,thừa" lý luận cơ bắp" để giúp đỡ" HĐ thành người "tốt,XHCN".
Về! Dể làm gì nhỉ! Nếu HĐ muốn đóng góp hơn vào quá trình Dân chủ.
Về! để làm gì? để giúp nhà cầm quyền toại nguyện "ước mơ đầy cay đắng".
Về! vì không biết làm gì nữa ư?Dân tộc không muốn HĐ về ,vì về là chấm dứt tất cả hoài bảo của HĐ,là sự mất mát cho phong trào Dân chủ,trừ phi,ừ trừ phi HĐ thấy mình vô dụng và "nhớ thương" ông CHHV,THDT...đến cực điểm.
Ôi, HĐ là nhà báo chiến đấu, nói thẳng nói thật rất trung thực và mạnh mẽ, thẳng thắn, có chuyện thẳng ánh luô. Về VN là bị bắt đấy!
XóaĐời cách mạng từ khi tôi đã hiểu
XóaDấn thân vô là chấp nhận mọi chuyện.
Đời cách mạng tù khi ta đã hiểu
Trả lờiXóaNói thẳng ngay là phải chịu tù đày!
Cảm ơn bác Bồng và HUY ĐỨC!
Trả lờiXóaCảm ơn bác Bổng và Huy Đức đã chia sẻ! Chẳng ai sống thay được cho ai! Chắc chắn Huy Đức đã phải trăn trở rất nhiều. Chúc anh mọi sự tốt lành! Xin cảm ơn tấm lòng cả anh đối với đát nước Việt Nam yêu quý với muôn vàn khốn khó!
Trả lờiXóa