Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

BAO GIỜ ỔN ĐỊNH ĐƯỢC ‘KINH TẾ VĨ MÔ” ?

* BÙI VĂN BỒNG
            Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về kết quả đạt được, yếu kém cần khắc phục và những định hướng lớn trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng cuối năm 2013 và thời gian tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói: “Trong điều kiện ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, Chính phủ vẫn đặc biệt quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.Tuy nhiên, kinh tế xã hội nước ta còn nhiều khó khăn, thách thức.
... Kinh tế vĩ mô và việc kiểm soát lạm phát chưa thật vững chắc. Nợ xấu còn cao, tăng trưởng tín dụng thấp, sức mua phục hồi chậm. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn. Nông nghiệp tăng trưởng thấp. Tăng trưởng kinh tế mới đạt mức tương đương cùng kỳ. Tiến độ thu ngân sách Nhà nước và tổng đầu tư toàn xã hội đạt thấp. Việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân chưa được cải thiện nhiều, nhất là hộ nghèo. Tai nạn giao thông tăng cả về số vụ và số người chết so với cùng kỳ năm trước…".
                   >> Chính sách nhiều, nhưng thực hiện quá chậm   
Do vậy, khi nói về chặng đường còn lại của năm 2013 và thời gian tiếp theo, Thủ tướng nói. "Căn cứ thực tiễn tình hình 6 tháng đầu năm, từ nay đến cuối năm Chính phủ sẽ kiên trì thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013".
            Theo Thủ tướng: “Chính phủ sẽ kiên trì thực hiện quyết liệt các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát…”. Trong bối ảnh hiện trạng suy thoái trầm trọng của nền kinh té trên đà trượt dốc, có thời điểm bị trượt với tốc lực lớn, ổn định được kinh tế vĩ mô quả là không dễ, cho dù lần nào Thủ tướng cũng nêu “quyết liệt”. Đã “ổn định kinh tế vĩ mô” tất nhiên là kiểm soát được lạm phát. Kiểm soát lạm phát là một bước cần thiết nhằm 'ổn định kinh tế vĩ mô', sao lại tách bạch thành  hai khái niệm song hành như vậy? 
Theo lý luận kinh tế học, tiền tệ là cái gốc quyết định sự thăng trầm của nền kinh tế -xã hội. Trước hết là giá trị và số lượng tiền tệ (cung tiền tăng sẽ làm tăng tỷ lệ tương ứng giá hàng hóa). Ứng dụng thực tiễn của kinh tế học tiền tệ là lựa chọn giữa chế độ bản vị vàng, bạc hay song hành...Cách quản lý, điếu hành như lâu nay, nặng về ưu tiên vốn xóa nợ xấu và các gói cứu trợ 'ngược đời' như vậy (thực chất vẫn là ưu ái nhóm lợi ích) thì rất khó ‘ổn định’ và cũng không dễ mà ‘kiểm soát’.
                >  Trì trệ sức mua  
Ai cùng hiểu rằng, đụng đến ‘kinh tế vĩ mô’ là đề cập trực diện đến sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v… Về lĩnh vực cơ bản và trọng yếu này, các nhà nghiên cứu kinh tế nổi tiếng trên thê sgiới như: Arthur Pigou, Keynes, Dennis Robertson, Ralph Hawtrey…đã đưa ra nhiều mẫu dạng ly sthuyết và mổ xẻ, phân tích.
Suy cho cùng: Kinh tế vĩ mô xuất phát từ cơ sở (gần như ban đầu) của tác phẩm “Lý thuyết tỏng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (thường được gọi tắt là Lý thuyết tổng quát) của john Maynard Keynes (1883-1948) làm trung tâm và lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng. Nguyên lý cầu hữu hiệu khẳng định rằng, lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng - khác và ngược lại với tài chính công), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.
Từ thị trường và cán cân kinh tế, cho thấy mỗi khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền công sẽ giảm đi; các nhà sản xuất sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và mở rộng sản xuất, nhờ đó nền kinh tế sẽ phục hồi. Điều đó đã tạo ra suy giải có khá nhiều kỳ vọng về giảm tiền công và giá cả tạo ra vòng xoáy đi xuống của nền kinh tế hình thành.
Và từ đó, lãi suất giảm không nhất thiết dẫn tới đầu tư tăng. Cái quy định lãi suất, nhất là trong ngắn hạn, chính là cung và cầu về tiền. Cho nên, giữ giá trị đồng tiền là hạn chế đến mức thấp nhất ‘độ sụt trồi’ quá chênh lệch của lãi suất. Lãi suất không nên xuống thấp hơn một mức nào đó. Nhưng, từ nhiều năm nay, các nhà quản lý tài chính tiền tệ và hệ thông ngân hàng của nước ta chưa làm được điều đó một cách hiệu quả và giữ được độ bền vững, nó lại không dược coi như một nguyên tắc. Nguồn tiền của ta quá ít, nhiều khi lẫn lộn thực và ảo, con số chính thức đang có không khớp với con số báo cáo, dẫn tới không đạt được mức cân bằng ngay cả khi nạn thất nghiệp tràn lan.  Thực ra, khi đã để cho lạm phát, suy thoái, đồng tiền mất giá, lúc đó mới hô hào sự cố gắng thắt chặt chi tiêu thì quá muộn, chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Cộng hưởng thêm: Hô hào tiết kiệm khi túi tiền người dân cạn réo, lại tăng thuế, đẻ ra  các khoản phụ thu, nâng giá mặt hàng thiết yếu...,  để bù đắp tiền đã mất càng gây cho lạm phát rơi vào tầm mức nguy hại, đời sống người lao động càng thêm khó khăn. 
Là bởi vì trong tình cảnh ấy, thị trường không thể “tự vỗ” bằng những bàn tay hữu hình lẫn vô hình. Chúng ta không thể chối bỏ cơ chế tự điều chỉnh của thị trường. Đó là một thực tế khách quan vận hành theo quy luật, khó dùng ý chí, ý định của con người để 'khiển nắn'. Và tất nhiên sự can thiệp của nhà nước có thể làm tăng tốc quá trình điều chỉnh này mà thôi. Nếu theo đúng lý thuyết căn bản về kinh tế vĩ mô, ngân hàng nhà nước không thể dưới quyền quản lý, điều hành của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cần độc lập với chính phủ, còn có nhiệm vụ giám sát các hoạt động tăng trưởng của chính phủ. Chính phủ lo việc tăng trưởng, còn ngân hàng quản lý nguồn vốn và tập trung cho cơ sở phát triển vi mô, cân đối để tránh lạm phát, góp sức cân đối tiền-hàng, giá cả-giá trị, các chính sách tài chính-tiền tệ quốc gia. Ở các nước tiên tiến, những khoản chi lớn gây ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, liên quan tăng trưởng, hao hụt tài chính quốc gia phải được quốc hội thông qua.  Chỉ đạo, quản lý, điều hành tăng trưởng không thể đồng nhất với việc toàn quyền 'ôm' trọn gói nền tài chính quốc gia, cho nên không thể kéo dài tình trạng chính phủ "vừa đá bòng vừa thổi còi".
                 >   Ngân hàng Trung ương cần độc lập   
                  >> Thể chế độc lập cho ngân hàng .
              Khi lạm phát tăng cao, tăng nhanh mà mọi lĩnh vực kinh tế tăng trưởng chậm thì lạm phát được đà lấn tới và (tự nó) đánh đổi cho tăng trưởng. Do đó, dù có nỗ lực kích cầu quá mức. đều không thể lấy gì bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền, nạn thất nghiệp và thu nhập bị kéo hạ xuống làm rỗng túi tiền của người lao động, cũng như cảnh thụt két của ngân hàng, gia tăng hàng tồn kho. Đó cũng là dấu hiệu mất cân đối nghiêm trọng cung-cầu, sản phẩm dư thừa một cách giả tạo. Thực chất, nhu cầu người tiêu dùng rất cần, cần nhiều, nhưng không có tiền mua, đành tự co lại sống eo hẹp theo kiểu 'vừa đủ xài'.  Từ 1/7, tăng 9,5% lương cơ bản (100.000 đồng) chỉ là biện pháp tình thế 'cấp thời', một hình thức 'dịu xoa', muối bỏ biển. Trong khi hàng sản xuất trong nước bị tồn kho thì vẫn nhập khẩu hàng ngoại mà động cơ người nhập ăn hoa hồng là chủ yếu, mặc dù khẩu hiệu "Bảo trợ hàng trong nước, khuyến khích dùng hàng nội, rót tiền cho hàng bình ổn giá..." vần sáng rỡ! 
         Tuy là một lĩnh vực tổng quát nhưng kinh tế vĩ mô có hai khu vực cần tập trung tổ chức một cách khoa học gắn với thực tế về những nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế), và những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn, Thủ tướng cũng "yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường và chủ động cung cấp thông tin về chỉ đạo điều hành, về cơ chế chính sách, về xử lý những vấn đề xã hội bức xúc và những vấn đề mới phát sinh cho các cơ quan báo chí để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho nhân dân...". Về những giải pháp điều hành trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm lại, tiềm ẩn nhiều rủi ro, Chính phủ sẽ tập trung điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp các giải pháp tiền tệ, tài khóa, thị trường giá cả để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm tăng trưởng. Thủ tướng cũng nêu là phải tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp với tình hình lạm phát; tăng dư nợ tín dụng theo kế hoạch, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối; quản lý hiệu quả thị trường vàng. Thủ tướng nhấn mạnh: Thực hiện tốt giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư cộng đồng thời với việc tăng cường các giải pháp huy động vốn xã hội cho đầu tư phát triển; bố trí vốn đối ứng để giải ngân nhanh vốn ODA; triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn…
"Phấn đấu ổn định kinh tế vĩ mô" - cả mười mấy năm nay, nghị quyết nào cũng rền vang như vậy, quen quá rồi!. Thực chất, nếu chỉ dồn sức trọng cung, kích cầu, nhưng không quan tâm đến các chính sách tiền tệ hợp lý, không quản lý chặt chẽ ngân khố quốc gia thì mọi nỗ lực dù có hô vang “quyết liệt” cũng không thể nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng.
            Thế nên, khi mà tệ nạn tham nhũng và báo cáo thiếu trung thực như hiện nay chưa được khắc phục triệt để, giải quyết các chính sách về giá cả, tiền tệ còn tùy tiện, tiền mặt và vàng chưa quản lý chặt, thiếu cân đối, nhóm lợi ích còn lộng hành... mà lại mong ‘sớm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát” thì cũng chỉ là nói cho nó ‘kêu’ mà thôi! Ít có ai hy vọng điều đó thành hiện thực trong tương lai gần.
BVB
-----------------

23 nhận xét:

  1. gia tăng hàng tồn kho ở VN hiện nay là dấu hiệu dư thừa sản phẩm xã hội một cách giả tạo.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là nỗi băn khoăn lờn của toàn xã hội trong nhiều năm qua. Nhà doanh nghiệp bị vây bủa, từ khó về vốn sinh thêm khó vè tiêu thụ sản phẩm, giá vàng, ngoại tệ tăng chênh lớn. Người lao động mỗi ngày gặp thêm khó khăn, thiếu thốn, tỉ lệ nghèo gia tăng. Bài viết của Đại tá đã phân tích lý luận kinh tế vĩ mô rất sâu, và sát với thực tế nước ta. Cảm ơn, thông tin rất bổ ích.

    Trả lờiXóa
  3. Học hành thế nào mà các cậu đó vẫn chuẩn bị cho SẾP cứ trả lời sai đến mức chưa có học thuyết kinh tế trên thế giới này có.
    Kinh tế vĩ mô và vi mô luôn gắn nhau,dù chưa đồng hành.Và kinh tế thì luôn vận động theo chính sự vận đông của sản xuất,lưu thông,không có bàn tay pháp thuật nào giữ nó lại mà ổn định,kể cả ổn định tương đối.
    Kiểu điều hành tiền tệ vừa qua và cả hiện nay chỉ làm rối thêm và đổ nợ mà thôi.Gói này gói kia,VAMC toàn là kiểu học mót,không hề đúng với kinh tế Việt Nam.SAo lại không quay lại với truyền thống vốn lâu đời của dân tộc.
    dân Ta hiện nay vẫn thực hiện (như các vụ cháy sạch các chợ mấy năm qua ) là: Xóa nợ,khoanh nợ,cho vay không lãi bằng ứng trước hàng hóa,giảm lãi suất cho vay...
    Vì lẽ gì lại không làm được như dân.Chính Phủ Nhật,Mỹ họ làm đấy thôi.Điện,xăng dầu,phân bón,thuốc chữa bệnh cho người ,gia súc,cây trồng cho vay không lãi và giảm thuế xuống chỉ 5% sao lại không được,toàn dân hưởng mà...Và nó là động lực cho kinh tế các lĩnh vực khác phát triển mà.Từ đó mà doanh số thuế tăng lên.
    Bất động sản AI bày ra,Ai duyệt để lấy đất,bán đất,Ai bày chỗ này chổ kia phải mở rông thành phố....AI?
    Ngày nay giải quyết kiểu như thế AI chết,bọn chủ dự án nó chết chắc,nó càng mập.Lại bày gói cho dự án nhà ở thu nhập thấp,để kéo theo nhào tiếp,chúng mập thêm.Đưa lên khẩu hiệu để trục lợi và phá tiếp.Hãy dừng lại.
    Tất cả sự trì trệ và thiệt hại đều đổ lên đầu nhân dân mà thôi.
    Như vậy thì ổn định vĩ mô lỏng lẻo cũng không có.
    Phải có học,có làm,có sống với thực tiễn và có tâm thì giải quyết trôi chảy ngay,tạm gọi là cuốn theo phong trào cách mạng kinh tế phát triển.Và chớ cho đứa nào thọc gậy bánh xe như vừa qua,trừng trị chúng nó như trị nhân văn giai phẩm cho vui.đií đứa nào dám chơi trò thọc gậy bánh xe.
    Thôi,các bạn nên chuyển làm cố vấn để thê đội 2 lên gấp.Chiến dịch còn dài,nhưng trận chiến không hoàn thành nhiệm vụ thì lui về phía sau cho phải đạo.
    Công Sơn xin gởi mấy dòng.mong các bạn mình để cho đảng cộng sản của mình lấy lại vinh quang.

    Trả lờiXóa
  4. Chừng nào đồng chí 3X và đồnhg bọn dốt nát, ăn theo, nói leo, tham nhũng thối nát còn tại vị thì kinh tế Việt Nam còn lao đao. Trong cuộc họp Chính phủ mới đây, đồng chí 3X có một chỉ đạo nổi tiếng: muốn có tiền để ổn định kinh tế thì tốt nhất là nên hạn chế tiêu tiền, phải tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư công, có nghĩa là các công trình công cộng và phúc lợi cho dân cần phải hủy bỏ. Câu nói này tương tự như câu nói của thuộc hạ Đ L Thăng: muốn giảm kẹt xe và giảm tai nạn giao thông thì phải cấm hoặc giảm việc sử dụng và đầu tư xe mới, tức là hạn chế không cho mọi người đi lại nhiều thì sẽ giảm kẹt xe và giảm tai nạn giao thông.
    Thật thảm thương cho nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang ở trong tay những người ngu dốt và liều lĩnh như thế này.

    Trả lờiXóa
  5. Hoàng Đăng Dũnglúc 22:14 30 tháng 6, 2013

    ..." khi đã để cho lạm phát, suy thoái, đồng tiền mất giá, lúc đó mới hô hào sự cố gắng thắt chặt chi tiêu thì quá muộn, chỉ làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng. Cộng hưởng thêm: .Hô hào tiết kiệm khi túi tiền người dân cạn réo, lại tăng thuế, đẻ ra các khoản phụ thu, nâng giá mặt hàng thiết yếu..., để bù đắp tiền đã mất càng gây cho lạm phát rơi vào tầm mức nguy hại, đời sống người lao động càng thêm khó khăn".
    > Tôi thích chỗ này, phân tích rất chính xác. Không hiểu sao họ cứ có tình đi ngược quy luật tiền-hàng, cung-cầu, giá cả và gía trị!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì bản thân, họ là người có kinh nghiệm "chuyên chính vô sản", "đấu tranh giai cấp" và "chỉ có đảng viên cộng sản mới được phép là lãnh đạo" (tuân theo điều 4 hiến pháp)

      Xóa
  6. Vở tuồng "kinh tế vĩ mô"
    Diễn đi, diễn lại vẫn đồ diễn suông
    "Vá vai, giật gấu" - gióng chuông
    Tham ô, lãng phí vẫn thường...biết sao???
    Ngồi cao, gân cổ mà gào:
    "Vĩ mô kinh tế ào ào trưởng tăng..."

    Trả lờiXóa
  7. BAO GIỜ ỔN ĐỊNH ĐƯỢC KINH TẾ VĨ MÔ?

    Dưới sự lãnh đạo của Đảng CS và NN, câu trả lời là Không Bao Giờ! Vì những lý đó chính sau:

    a. Những người lãnh đạo và các công sự viên đang công tác trong những ban bộ NN không được huấn luyện để điều hành một nền kinh tế thị trường. Não trạng của những người này bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế bao cấp Liên Sô cũ, hoàn toàn chưa được cập nhật.

    b. Những chuyện viên của chế đó CH cũ, có kinh nghiệm với KTTT, nhưng nay đã quá già, không linh động với những biến chuyển hàng ngày, hoặc có cũng không đuoc lắng nghe.

    c. Những chuyên viên trẻ đuoc huấn luyện tại các trường quốc tế, chưa thu thập đủ kinh nghiệm để ứng phó với tình thế, hoặc có cũng không đuoc xử dụng vì phe phái.

    d. Những chuyên viên được đề bạt vào những chức vụ quan trọng, phần lớn là hoàng tử hay công chúa, là thân nhân của lãnh đạo cũ. Khả năng không tương xứng với chức vụ,

    Tóm lại, chuyên viên thiếu kinh nghiệm, lãnh đạo thiếu khả năng, dẫn đến những quyết định ngây thơ, thiếu tính đột phá, và không có khả năng ứng biến trong tình huống khó khăn.

    Xin được nói rõ, trên mọi lãnh vực chuyên môn kinh tế cũng như khoa học, chuyên viên xuất sắc và nhiều kinh nghiệm của VN không thiếu, nhưng đề nghị đầy sáng tạo của họ sẽ bị đẹp bỏ vi khả năng hạn chế của đồng liêu hay cấp lãnh đạo.

    Giản dị, khả năng của CT xã chỉ có thế điều hành một xã, không thể nâng lên làm CT Tỉnh hay TT, cho dù đánh bóng bằng cách gì, kết quả sẽ chứng minh ngay khả năng.

    Trả lờiXóa
  8. Vi mô là tập hợp sức mạnh cho vĩ mô, là minh chứng hiệu quả quản lý, điều hành thành công hay thất bại của vĩ mô. Nhưng nay hàng trăm nghìn doanh nghiệp phá sản, trong khi vĩ mô đi lo vét tiền (dù đồng tiền mất giá) giải cứu những "quả đấm thép' và giải cứu những gì liên quan đến nhóm lợi ích. Vì thế , vi mô chết đói do Vĩ mô.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá!
      Vi mô chết đói là do Vĩ mồ!

      Xóa
  9. Dạo trước tôi thường theo dõi giao ban trực tuyến và các phiên họp, các cuộc họp báo của Chính phủ trên TV. Nhưng nay không cần xem cũng biết các ông ấy báo cáo gọt tròn nắn vuông thế nào, và cũng biết họ sẽ nói với nhau những gì. Ôi, cái giá trị thực trên đời lặn đi đâu hết?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng đó bạn. Tôi có cái TV cũ và lâu rồi cũng để đó không xem nhiều như 2 năm trước đây.
      Đang thời nhiễu nhương đây mà. XH đã mất chân giá trị. Ra đường thấy không có gì ngoài sự xô bồ, tranh cướp vì miếng ăn.
      Thật buồn cho cái đất nước này!

      Xóa
  10. Đọc mà đau, nhưng đực giải tỏa bức bách. Thấy đã. Bài viết Chuẩn - không cần Chỉnh. Cảm ơn Đại tá nói hộ suy ngẫm, trăn trở của chúng tôi!

    Trả lờiXóa
  11. Đồng chí 3X thì nói như vậy, còn đồng chí TBT NPT lại phát hiện ra bộ phận không nhỏ đang nằm ở trong dân tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình, Hà Nội chiều 28/6.
    “Nếu chỉ tập trung đối phó nội bộ, không cẩn thận nó rối. Xây dựng Đảng là xây dựng tổ chức, xây dựng con người. Bộ phận không nhỏ nằm ở đâu? Nó nằm trong mỗi con người chúng ta…”. Xem http:(//www.baomoi.com/Tong-Bi-thu-Nguyen-Phu-Trong-tiep-xuc-cu-tri-quan-Ba-Dinh-Ha-Noi-Hoat-dong-cua-he-thong-chinh-tri-ngay-cang-dan-chu/121/11354505.epi)
    À, bây giờ thì dân mới biết BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ NẰM Ở ĐÂU? NÓ NẰM Ở TRONG DÂN, vì đảng viên chỉ có 3 triệu còn dân có đến 87 triệu, nằm ở trong mỗi người có nghĩa là trong dân sẽ là phần lớn.
    Kiểu này thì PHẢI BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM DÂN NỮA BÁC CẢ TRỌNG À!
    Lãnh đạo kinh tế thì trình độ như 3X, còn lãnh đạo chính trị thì nửa mê nửa tỉnh như TBT NPT, Việt Nam đang xuống dốc không phanh về kinh tế (lời đại biểu Dương Trung Quốc) và đang bị Tàu o ép về chính trị là đúng rồi "chứ còn gì nữa?" phải không bác Cả?

    Trả lờiXóa
  12. Vĩ mô à? Đầu môi chót lưỡi mà thôi. Mỗi người chúng ta hãy tự lo chuyện vi mô ổn nhất ở mức có thể là được rồi.
    Ví dụ cụ thể về sự thất bại của vĩ mô và sự thoi thóp của vi mô: Tôi có hai con đều đang ở tuổi lớn, nhưng hiện nay chỉ lo ăn sáng cho đứa nhỏ, còn đứa lớn tự lo đi. Tất nhiên, nó không tiêu hóa nổi chuyện này, mặt mũi cứ cau có, ra chiều bất mãn và nghĩ người lớn chơi đểu.

    Trả lờiXóa
  13. Loay hoay 40 năm tìm kinh tế vĩ mô.

    Trả lờiXóa
  14. Nền kinh tế nhước nhà đang lao dốc cần phải có người chên lưng như Phùng văn Phùng cứu pháo trước khi kéo nên kinh tê lên mà người ta gọi là ổn đinh.Đóng vai trò Phùng văn Khầu hôm nay không ai khác là toàn bộ BCT phải ra đi để thay bàng người khác tài đức hơn. Điều nay cũng có nghĩa là bọn bám vào lý luân "Đã đanh Mỹ được thì làm kinh tế đươc" hoặc "trươc đây đã lợi dụng được TQ,LX và phe XHCN để có các thứ chống Mỹ thì ngày nay cũng có thể lợi dụng Tàu và hôi nhập quốc tế để phát triển kinh tế" nghĩa la giáo điều bảo thủ phải ra đi đó là điều kiện để phục hồi nên kinh tế nước nhà hiện nay.

    Trả lờiXóa
  15. "Quyết liệt", có phải là quyết làm cho liệt ?
    Cứ Vi mô, Vĩ mô ổn định,phát triển phèng phèng... Dân tình chẳng hiểu mô tê gì chỉ thấy đồng lương teo tóp, giá cả leo thang, phí chồng phí, xã hội bất ổn, gia đình đảo lộn...
    Bài này của bác Bồng mà được công bố trong cuộc họp của chính phủ hàng tháng thì hay nhỉ. Hay vì nói đúng sự thật, khác với mấy ý kiến, ý cò cứ thích tô hồng, làm xiếc con số để tự lừa mình và lừa thiên hạ.
    Có điều khi mọi người cởi truồng mà Bác mặc đồ thì người mắc tội khiêu dâm là Bác đấy.
    Dù sao cũng rất phục bác, nghề nhà binh mà bàn về kinh tế còn chuẩn hơn quan chức kinh tế ăn lương NN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan chức kinh tế ăn lương NN cũng thừa biết như bác Bồng. Họ đâu quá dốt nát. Có điều không đủ dũng khí để dám nói thật.

      Xóa
  16. Trước giải phóng (1975) kinh tế nhà nước là nên kinh tế kế hoạch (phấn đấu theo các chỉ tiêu). Khi "đất nước mở cửa" khoảng hơn 20 năm nay, thì lại xài "kinh tế thị trường định hướng XHCN" nhưng vẫn không quên "các chỉ tiêu" và nhà nhà, người người hò nhau phải "quyết liệt phấn đấu" theo "phong trào", theo "giải pháp tình thế"... có mấy ai thèm nghe chuyên gia, không thèm học kinh nghiệm các nước tiên tiến (vì nó là "đế quốc xài lang", "giãy chết").

    Thấy bác Bồng và các bác ý kiến xôm tụ quá, riêng tôi, xin được kiệm lời bằng sự cảnh báo cũ "điếc không sợ súng" - do chịu nhiều bom đạn rồi - để nhìn nhận về cung cách điều hành kinh tế của nhà nước ta hiện nay.

    Kính các bác vui, khỏe !

    Trả lờiXóa
  17. BAO GIỜ ỔN ĐỊNH ĐƯỢC ‘KINH TẾ VĨ MÔ”?
    Là khi người ta hiểu được "VĨ" là sự VĨ ĐẠI, chứ không phải "VĨ" là ĐUÔI, chỉ biết theo đuôi.

    Trả lờiXóa
  18. uong collagen hieu nao tot nhat co ai mua rồi thì chỉ em với ạ đang cho con bú có được uống collagen khôngThắc mắc của rất nhiều chị em vẫn chưa được giải đáp, các bạn hãy theo dõi để giải quyết vấn đề thắc mắc này nhé! khi nào nên bổ sung collagencó chị em nào biết thì giúp em với ạ bổ sung collagen bằng cách nào hiệu quảnhư thế nào là tốt nhất, có mẹ nào có kinh nghiệm thì giúp đỡ em nhé
    dau hieu sap sinh o ba bau siêu âm dị tật thai nhi ở chỗ nào tốtcó ai có kinh nghiệm trong việc này không ạ có thai mấy tuần thì biết trai hay gáicó cách nào để giúp em ko vậy cho con bú nhuộm tóc được khôngđó là câu hỏi em đang thắc mắc

    Trả lờiXóa
  19. hạt điều rang muối còn vỏ lụaNếu bạn không biết cách chọn hạt điều có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi cung cấp hạt điều rang muối đặc sản Bình Phước đảm bảo bạn sẽ hài lòng. hạt điều sấy trắng cao cấpXây dựng một trái tim khỏe mạnh và bảo vệ bạn chống co thắt cơ, căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, đau đầu gây ra bởi chứng đau nửa đầu và huyết áp cao. hạt điều rang muối tại hà nộiHạt điều có thể bị hỏng nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng, vì vậy nên giữ cho chúng trong tủ lạnh sau khi đã đóng gói kĩ càng hạt điều rang muối tphcmNước 4g, glucid 28,7g, protid 18,4g, lipid 46,3g, tro 2,6g, các chất khoáng: Ca 28mg, P 462mg, Fe 3,6mg, vitamin A 5mcg, vitamin B1 0,25mg, vitamin C 1mg, cung cấp 564 Kcalo. hạt điều rang muối tại hà nộiGiúp cơ thể hấp thụ chất sắt, loại bỏ ung thư do các gốc tự do gây ra, sản xuất melanin giúp làn da và mái tóc của bạn đẹp hơn hạt điều rang muối giá rẻChọn loại hạt điều có đuôi hạt mẩy, tròn căng vì đó là hạt điều Bình Phước nơi nâng cấp web chất lượngHiện nay với thế hệ web 2.0 thì rất nhiều web đã bị lỗi thời và xuống cấp trầm trọng khiến cho công ty doanh nghiệp roai vào tình cảnh khó khăn khi website xuống cấp và kém hiệu quả. Bạn không phải lo lắng đã có chúng tôi dịch vụ nâng cấp và sửa chửa websiet sẽ giúp bạn làm điều đó, mang lại sự chất lượng tốt nhất đến website của bạn công ty thiết kế website giá rẻbạn cần thiết kế website với giá rẻ mà chất lượng.? xin thua với các bạn rằng chỉ có chúng tôi chúng tôi luôn mang đến cho các bạn dịch vụ thiết kế website giá rẻ mà chất lượng nhất, chính vì vậy các bạn hãy yên tâm và đặt niềm tiên ở chúng tôi

    Trả lờiXóa