BVB - Kể từ khi lên làm Tổng thống Myanmar vào ngày 30/3/2011, ông Thein Sein đã thực hiện nhiều biện pháp cải cách khá mạnh dạn: Trả tự do cho hàng trăm tù nhân chính trị, tổ chức bầu cử Quốc hội bổ sung cho phép lãnh tụ đối lập Suu Kyi tham gia, nới lỏng sự kiểm soát của công an, bãi bỏ luật kiểm duyệt báo chí, các công dân có quyền đình công và biểu tình…
Ngày 19/6/2012, Tổng thống Thein Sein đã đưa ra một chương trình cải cách mới, đặt kinh tế vào trọng tâm. Giới quan sát gọi nó là “làn sóng cải cách lần thứ hai”, với mục tiêu đạt mức tăng trưởng 7,7% trong 5 năm tới bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Chính phủ sẽ tư nhân hóa một số lĩnh vực kinh tế hiện nay do nhà nước kiểm soát 100%.
Tổng thống Thein Sein - gương mặt “thiện” mà giới quân nhân lựa chọn - đang nỗ lực đưa chương trình cải cách của ông đi đúng quỹ đạo bằng một cuộc cải tổ nội các đầu tiên kể từ sau khi kỷ nguyên quân đội cầm quyền chấm dứt, sau nhiều dấu hiệu căng thẳng giữa phe chủ trương cải cách của chính phủ dân sự và phe bảo thủ chống lại việc thay đổi quá nhanh. Trong cuộc cải tổ ngày 27/8, đã có sự thay đổi 6 thành viên nội các, nhiều nhân vật theo xu hướng cách tân được cử vào những vị trí then chốt, đặc biệt liên quan hai lĩnh vực kinh tế và giải quyết các xung đột sắc tộc. 2 nhân vật bảo thủ từ chức. Chưa kể trước đó, một phó tổng thống đã từ chức. Một số người thuộc xã hội dân sự được đưa vào chính phủ, trong đó bao gồm một người được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế để đảm nhiệm một vai trò rất quan trọng.
Tổng thống Thein Sein - gương mặt “thiện” mà giới quân nhân lựa chọn - đang nỗ lực đưa chương trình cải cách của ông đi đúng quỹ đạo bằng một cuộc cải tổ nội các đầu tiên kể từ sau khi kỷ nguyên quân đội cầm quyền chấm dứt, sau nhiều dấu hiệu căng thẳng giữa phe chủ trương cải cách của chính phủ dân sự và phe bảo thủ chống lại việc thay đổi quá nhanh. Trong cuộc cải tổ ngày 27/8, đã có sự thay đổi 6 thành viên nội các, nhiều nhân vật theo xu hướng cách tân được cử vào những vị trí then chốt, đặc biệt liên quan hai lĩnh vực kinh tế và giải quyết các xung đột sắc tộc. 2 nhân vật bảo thủ từ chức. Chưa kể trước đó, một phó tổng thống đã từ chức. Một số người thuộc xã hội dân sự được đưa vào chính phủ, trong đó bao gồm một người được bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế để đảm nhiệm một vai trò rất quan trọng.
Các cuộc cải cách dân chủ giai đoạn 2011-2012 ở Myanmar là một loạt các cải cách chính trị, kinh tế và hành chính ở Myanmar thực hiện bởi Đảng Liên minh Đoàn kết-Phát triển, một chính được quân đội quốc gia này hậu thuẫn. Những cải cách này bao gồm việc bãi bỏ án quản thúc tại gia đối với lãnh tụ dân chủ Angung San Suu Kyi và tiếp theo là tiến hành đối thoại với bà, thành lập Ủy ban Nhân quyền Quốc gia, tổng ân xá cho hơn 200 chính trị phạm, tổ chức của pháp luật lao động mới cho phép các công đoàn lao động và đình công, nới lỏng kiểm duyệt báo chí và các quy định về chính sách tiền tệ (cải cách toàn bộ hệ thống tỷ giá hối đoái để cho phép thả nổi có kiểm soát đồng nội tệ từ ngày 1 tháng 4 năm 2012). Những cải cách đã gây ngạc nhiên cho cộng đồng quốc tế vốn coi cuộc bầu cử năm 2010, dẫn đến chiến thắng của USDP là cuộc bầu cử gian lận. Nhờ các cải cách này, ASEAN đã chấp thuận phê duyệt cuộc chạy đua của Myanmar vào vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2014.
Ngoại trưởng H.Clinton đã đến thăm Myanmar vào ngày 1/12/2011 khuyến khích tiến bộ Myanmar đã thể hiện mạnh dạn cải tổ, cần đạt hiệu quả hơn nữa. Đó là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu và ngoại trưởng Mỹ đến Myanmar sau hơn năm mươi năm. Sau đó gần một năm, ngay sau tái đắc cử, Tổng thống Ôbama trong chuyến thăm 4 ngày (17 đến 20-11) ở 3 nước Đông Nam Á, đã giành khoảng thời gian ngắn thăm Myanmar. Điều đó thể hiện sự thay đổi về các chính sách cải tổ và dân chủ đã được thế giới chú ý. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến Mianma, trong bối cảnh quan hệ hai nước ấm dần lên sau khi Oasinhtơn nới lỏng hầu như tất cả các lệnh trừng phạt từng áp đặt với quốc gia Đông Nam Á này trong nhiều thập kỷ qua. Trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Ôbama, chính quyền Mỹ ngày 16-11 đã công bố dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đối với hàng hóa từ Mianma nhằm "ủng hộ và khuyến khích các nỗ lực cải cách của chính quyền Nây-pi-đô (Naypyidaw - Thủ đô mới của Myanmar) cũng như mở ra các cơ hội mới đối với giới doanh nghiệp của cả hai nước".
Hiện nay, để thực hiện cải cách thể chế theo tiến trình dân chủ xã hội, nhằm gia tăng quyền lợi trong đời sống cho dân chúng, Myanmar đang thức đẩy các biện pháp quản lý tài chính, củng cố hệ thống nhân sự, chống tham nhũng, coi trọng khoan thư sức dân. Khi mà thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội tỷ lệ càng cao thì mức độ được thụ hưởng của người dân càng thấp, không thể có “khoan thư sức dân”. Nhất là khoản thu lớn nhưng lại không giúp bồi trữ cho ngân khố quốc gia mà bị tham nhũng lớn thì càng nguy hại cho nền kinh tế-xã hội, lòng dân càng thêm ly tán. Hiện tại, tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1% , Mỹ 11% và Ấn Độ 7,8%,... trong khi Việt Nam trên 28%, nơi mà các vị lãnh đạo ta vẫn phát biểu 'là tấm gương cho các nước noi theo' (?!). Ôi, noi theo như thế khác nào đem thóc giống ra xay giã, rồi chết đói!
Hiện nay, để thực hiện cải cách thể chế theo tiến trình dân chủ xã hội, nhằm gia tăng quyền lợi trong đời sống cho dân chúng, Myanmar đang thức đẩy các biện pháp quản lý tài chính, củng cố hệ thống nhân sự, chống tham nhũng, coi trọng khoan thư sức dân. Khi mà thu ngân sách nhà nước trên tổng sản phẩm quốc nội tỷ lệ càng cao thì mức độ được thụ hưởng của người dân càng thấp, không thể có “khoan thư sức dân”. Nhất là khoản thu lớn nhưng lại không giúp bồi trữ cho ngân khố quốc gia mà bị tham nhũng lớn thì càng nguy hại cho nền kinh tế-xã hội, lòng dân càng thêm ly tán. Hiện tại, tỷ lệ đó ở Trung Quốc 17,3%, Thái Lan và Malaysia 15,5 %, Philipines 13%, Indonesia 12,1% , Mỹ 11% và Ấn Độ 7,8%,... trong khi Việt Nam trên 28%, nơi mà các vị lãnh đạo ta vẫn phát biểu 'là tấm gương cho các nước noi theo' (?!). Ôi, noi theo như thế khác nào đem thóc giống ra xay giã, rồi chết đói!
Trả lời phỏng vấn trên VTV1 trong Chương trình Thời sự 19h (tối qua), ngày 1-12-2012, về chuyến thăm Myanmar của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao nói: "Myanmar coi Việt Nam là tấm gương sáng về phát triển kinh tế-xã hội, Myanma học kinh nghiệm của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới". Để rộng đường dư luận, BVB xin dăng bài của tác giả Minh Trang:
Với chính sách cải cách khá mạnh mẽ được triển khai trong thời gian vừa qua, Mianma đang dần dần thoát khỏi tình trạng bị phương Tây cô lập.
Những tín hiệu mới
Không thể phủ nhận, những gì mà thiên nhiên ưu đãi cho Mianma khiến nhiều nước phải "ghen tị". Đây là quốc gia rất giàu tài nguyên khoáng sản, vàng và đá quý, đặc biệt trữ lượng khí tự nhiên của nước này được xếp vào hàng thứ 13-14 trên thế giới, còn đất đai thì phì nhiêu với tổng diện tích trồng trọt lên tới khoảng 23 triệu ha. Thêm vào đó, Mianma có vị trí địa - chính trị quan trọng, thuận lợi để giao thương buôn bán với nhiều quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, Mianma được các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản rất quan tâm. Trong những năm 40 - 50 của Thế kỷ trước, Mianma đã là một nền kinh tế mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sau đó đã có một thời kỳ dài đầy khó khăn, Mianma bị cô lập và tụt hậu. Hiện tại, Mianma là một trong những thị trường hiếm hoi "còn sót lại" của châu Á hầu như chưa được khai thác, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình hiện chỉ đạt khoảng 50 tỷ USD/năm.
Thời gian qua, truyền thông thế giới liên tục đề cập việc Mỹ, châu Âu và một số quốc gia khác đồng loạt tuyên bố nới lỏng trừng phạt đối với Mianma, đồng thời cũng hứa hẹn nhiều dự án đầu tư mới vào nước này. Na Uy là nước đầu tiên tuyên bố dỡ bỏ các biện pháp cấm vận kinh tế đối với Mianma vào ngày 15/4, song vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí và trang bị quân sự. Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thông báo Tôkyô sẽ xóa khoản nợ 303,5 tỷ yên (3,77 tỷ USD) cho Mianma nhằm hỗ trợ tiến trình cải cách. Đồng thời, Nhật Bản cũng cam kết cho Mianma vay vốn với lãi suất thấp.
Giới chuyên gia nhận định, nếu các lệnh trừng phạt, cấm vận được dỡ bỏ, các luồng vốn đầu tư và các công ty nước ngoài sẽ đổ vào Mianma, quốc gia vừa giàu tài nguyên thiên nhiên, vừa có lực lượng lao động rẻ và có khả năng nói tiếng Anh khá tốt. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng Mianma đang "đứng trước một cơ hội lịch sử để thúc đẩy phát triển kinh tế".
Sự vươn lên của nền kinh tế Mianma có thể thúc đẩy tăng trưởng khu vực, cũng như thương mại và đầu tư trong ASEAN. Theo ước tính của IHS Global Insight, tăng trưởng GDP của Mianma sẽ đạt khoảng 6%/năm cho tới năm 2020, với tổng GDP tăng gấp đôi lên mức 124 tỷ USD. Thị trường tiêu dùng nội địa cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh, tạo một thị trường tăng trưởng nhanh cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các nước khác trong ASEAN. Bên cạnh đó, việc số dân Myanmar đông thứ tư trong ASEAN với khoảng 50 triệu người cũng là một lợi thế không thể bỏ qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, Mianma sẽ là một điểm đến đầu tư đầy thách thức.
Những khó khăn dễ thấy nhất là cơ sở hạ tầng lạc hậu, luật đầu tư chưa hoàn chỉnh, một hệ thống ngân hàng còn yếu kém, quản lý nhà nước chưa hiệu quả, thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Bên cạnh đó, nạn tham nhũng cũng là vấn đề lớn của Mianma.
Triển vọng và thách thức
Cùng với các nhà đầu tư phương Tây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng cơ hội và triển khai các kế hoạch đầu tư vào Mianma. Hai tập đoàn viễn thông VNPT và Viettel đang xin giấy phép xây dựng mạng lưới điện thoại di động tại Mianma. Trong khi Hoàng Anh Gia Lai, tập đoàn bất động sản lớn của Việt Nam, cũng vừa công bố kế hoạch xây dựng khu mua sắm, văn phòng và chung cư trị giá 300 triệu USD tại thủ đô cũ Yangon. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương giữa Việt Nam và Mianma được kỳ vọng sẽ tăng từ 167 triệu USD năm 2011 lên khoảng 500 triệu USD vào năm 2015.
Bên cạnh các cơ hội thì việc Mianma hội nhập nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới cũng tạo ra nhiều thách thức. Mianma sẽ là nơi thu hút, "chia sẻ" bớt dòng vốn đầu tư nước ngoài. Nước này cũng sẽ là một đối thủ mạnh trên thị trường gạo thế giới. Chính phủ Mianma bắt đầu mua gạo với giá cao hơn giá thị trường để khuyến khích nông dân sản xuất thêm lúa gạo, nên xuất khẩu gạo của nước này có thể tăng lên 2 triệu tấn vào năm 2013 và 3 triệu tấn vào năm 2015. Năm 2011, Mianma đã xuất khẩu 700.000 tấn gạo. Xuất khẩu gạo của nước này gia tăng sẽ góp phần làm tăng lượng gạo dự trữ trên toàn cầu, đồng thời tạo thêm sức ép cạnh tranh với các nước sản xuất gạo chủ chốt châu Á như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Mianma có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ sáu thế giới trong năm nay, với tổng khối lượng xuất khẩu đạt mức cao nhất kể từ thập niên 60 của thế kỷ XX, thời kỳ nước này giữ vị trí là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam nên sớm nghĩ tới việc thành lập một liên minh lúa gạo Việt Nam - Mianma, bởi thông qua việc sàng lọc, thử nghiệm, trao đổi công nghệ, giống lúa, kinh nghiệm với Mianma, Việt Nam có thể nâng tầm chất lượng lúa gạo của mình, quảng bá thương hiệu hạt lúa Việt, tạo việc làm, phân công lao động, cũng như sắp xếp lại những phân khúc thị trường mà cả hai bên tận dụng được lợi thế cạnh tranh một cách hiệu quả nhất.
M.T (tamnhin.net)
Ai phài học ai ?Nói ra thêm nhục bác Bồng ơi.
Trả lờiXóa