Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

‘Ổn định chính trị’ – từ nhận thức đến hành động

           * BÙI VĂN BỒNG
            Trả lời báo chí về nhân sự Đại hội 12, Thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, nói: “Lần này, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 người quá tuổi trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với mục đích là ở lại để kế thừa, tập hợp giữ vững ổn định chính trị và khối đại đoàn kết của toàn dân và đặc biệt và giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng”.
Trong giới lãnh đạo và dư dư luận xã hội đều cho rằng: Hiện nay, ổn định chính trị là vấn đề rất quan trọng. Không ổn định chính trị thì sẽ bất ổn cho công cuộc đổi mới và trì kéo tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.
Thế nào là “ổn định chính trị”?
Không riêng Việt Nam mà ở tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới, bất cứ một thể chế xã hội nào cũng mang màu sắc chính trị riêng và ai chẳng cần ‘ổn định chính trị’. Điều hiển nhiên, không ổn định chính trị thì không một xã hội nào có thể tồn tại và phát triển.
Trước hết, không phải cái tiêu chí đảng vẫn cầm quyền, không được ai xen vào hoặc thay thế...là "ổn định chính trị"! Cũng không phải 'hệ thống lãnh đạo của đảng vẫn còn vững từ Trung ương đến cơ sở, không ai dám đụng đến đảng...là "ổn định chính trị"! Trong các kỳ Đại hội Đảng vẫn có những đánh giá như một thành tích, đầy tự hào, rất mỹ mãn về “giữ vững ổng định chính trị”. Nhưng, cần xem xét, phân tích rõ: “Thực chất của ổn định chính trị là gì?”.
Trong chế độ chính trị do Đảng cầm quyền, ổn định chính trị trước hết là chế độ đó phải được lòng dân, phải thực sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Hiệu quả này phải do  khả năng lãnh đạo, uy tín của Đảng đối với quần chúng, khả năng tập hợp để phát huy sức mạnh nội lực từ trong quần chúng, sức mạnh của cả hệ thống chính trị gắn chặt với sức mạnh toàn dân, của cả dân tộc; thể hiện bằng hiệu quả, chất lượng kinh tế-xã hội phát triển mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đó chính là xã hội có nền dân chủ xã hội thực sự đúng nghĩa ‘của dân, vì dân, do dân’, không chỉ là ‘khẩu hiệu suông’. Sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền phải kết hợp chặt chẽ kỷ cương phép nước với phát triển lành mạnh xã hội dân sự. Dân chủ tư sản, dân chủ chuyên chế, nền quân chủ, hay dân chủ XHCN cũng đều đi đến kết cục là sự hài lòng, tin tưởng của người dân đối với chế độ chính trị, tán thành với thể chế quản lý, điều hành xã hội.
Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chủ nghĩa Mác”. Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh được gì, mặc dù đã cả hơn chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ loại hình “học tập, làm theo…”!
Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại: Mất thiêng rồi!
Chỉ nhìn từ hơn 20 năm qua, 5 nhiệm kỳ Đại hội Đảng, vấn đề uy tín lãnh đạo của Đảng, vấn đề ổn định chính trị đã được nêu ra, thấy hết thực chất, thực trạng,  nhìn rõ mạnh-yếu ở chỗ nào, nhưng dù hô hào mạnh mà khắc phục lại quá yếu kém, uy tín lãnh đạo mất dần.  Nhiều mặt cho thấy ngày càng bị xuống cấp. Vai trò lãnh đạo của Đảng mờ nhạt dần, sức chiến đấu kém, đội ngũ đảng viên đông đảo, nhưng không mạnh. Gọi là “phai nhạt lý tưởng”, nhưng thực chất là không có lý tưởng. Sự hào nhoáng, tô vẽ vẫn gia tăng, nhưng thực chất bên trong ngày càng biểu hiện sự mục ruỗng, kém, nát. Thực tế đó không nên có ai đó cố tình ngụy lý, phủ nhận, tiếp tục “tự hào cái không có”.
Hãy bình tĩnh đọc lại những câu chữ được dùng trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng, tháng 6-1991: “Nhiều đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, một bộ phận đã tha hoá, tham nhũng, xa dân, làm giảm sút nghiêm trọng uy tín của Đảng. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đổi mới còn chậm, cơ cấu tổ chức còn nhiều bất hợp lý, bộ máy vẫn cồng kềnh, kém hiệu quả.
Phương hướng tới cần chú trọng thực hiện dân chủ trong Đảng và lãnh đạo thực hiện dân chủ trong xã hội một cách đúng hướng, vừa phát huy trí tuệ tập thể, thực hiện quyền công dân, vừa bảo đảm sự ổn định về chính trị”. Tuy nhiên, trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng vẫn không quên đánh giá: “Mặc dù những khó khăn trở ngại còn nhiều, nhưng những thành tựu đổi mới đã xác nhận khả năng tự đổi mới của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam”. Phải chăng đó cũng là thói quen tự khen, chủ quan, vỗ ngực, tự huyễn hoặc, tự PR cho chính mình?
Từ tháng 6 -1991 đến nay, cái cụm từ “ổn định chính trị” liên tục được nhắc tới, nhấn mạnh, và có vẻ rất tự hào, coi là thành tích: “Giữ vững ổn định chính trị”. Nhưng, cần phân định rõ, đánh gía một cách nghiêm túc: “Thực chất ổn định chính trị” là gì? Chỉ cần gõ vào mục tìm kiếm trên trang Google, trong 0,20 giây đã hiện lên trên 11.600.000 kết quả của 4 từ: “Ổn định chính trị”.
Thực tế cần khẳng định rằng ít nhất đã hơn 20 năm qua, thực chất xã hội ta chưa có ổn định chính trị, nền chính trị-xã hội đặt trong những hoàn cảnh bấp bênh.
            “Một đảng mà che giấu khuyết điểm là một đảng hỏng” (HCM). Đâu phải che đậy sai lầm, khuyết điểm, tung hô khen ngợi lên tận mấy xanh, lấy tiếng tốt cho đảng là giữ uy tín, là “ổn định chính trị”. Kinh tế-xã hội ra sao, chất lượng dân sinh dân chủ thế nào? Niềm tin của dân với đảng lãnh đạo còn bao nhiêu? Công khai, minh bạch hóa các hiện trạng xã hội như thế nào? ...Đó là thước đo ổn định chính trị. 
           Không thể coi việc xây dựng trụ sở đảng, chính quyền tốn tiền, hoành tráng, tuyển dụng đội ngũ biên chế đông đảo, hội nghị và lễ lạt băng cờ khẩu hiệu đỏ rực, các cấp bộ đảng sinh hoạt đều đặn, báo cá đầy đủ ...là 'ổn định chính trị'.
Sự mất ổn định chính trị, tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ có 6 biểu hiện cơ bản như sau:
- Nội bộ Đảng chưa thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng, có những biểu hiện tranh quyền, đoạt lợi, thiếu đoàn kết, xuất hiện các nhóm khác nhau về quyền lợi, quyền hành.
- Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
- Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không nghiêm.
- Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.
- Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.
- Pháp luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh, biểu tình gia tăng.
               Những việc cần làm:
- Trước hết, về đổi mới nhận thức tư tưởng và quan điểm: Nền chính trị-xã hội vì dân,vì nước, hay chỉ vì ‘bộ phận không nhỏ’ trong đảng?
- Cần phân biệt rõ bạn-thù, đối tác, đối tượng, đối trọng trong quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế, nhất là với các nước tiên tiến trên thế giới theo quan điểm: “Làm bạn với tất cả các nước, hai bên cũng có lợi, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tránh mọi sự lệ thuộc, áp đặt”. Không bị ràng buộc, chi phối bởi ‘ý thức hệ’ sinh ra bảo thủ, giáo điều, cực đoan, thiếu chí quyết, mạnh dạn trong đổi mới.
- Tránh được những rập khuôn, công thức, máy móc, giáo điều, nặng về ‘diễn ngôn’ trong các nghị quyết của đảng như nếp quen từ xưa đến nay.
- Nâng cao sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, biến chất, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ, ‘tự diễn biến’. Tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
- Cần xác định chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
-  Coi trọng dân chủ và nhân quyền, tự do báo chí, tự do lập hội.
-  Nhìn rõ nguy cơ “tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm quyền
-  Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo, đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
- Không nên dùng quyền đảng, quyền của chính quyền, huy động công an, quân đội “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.
Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã nói: “Cái luận thuyết: ‘Ổn định chính trị’ là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận ‘ổn định chính trị để phát triển kinh tế’ là ngụy biện”. Thực tế, không phát triển được kinh tế, không bảo đảm dân chủ, công bằng, văn minh thì rất khó “Ổn định chính trị”. Muốn ổn định chính trị thì Độc lập phải đi liền với Tự chủ. Chừng nào vẫn còn vì cái “Đại cục” mông lung nào đó, còn lệ thuộc nước khác, còn bị chi phối bởi những “ánh sáng soi đường” của người khác, không phân biệt rõ bạn-thù, thì rất làm sao có được ổn định chính trị?
            Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất dân.
BVB
------------

39 nhận xét:

  1. bác ý kiến rất tốt.nhưng với CS thì...không được phép nói ngược lại. bài vở đã có sẵn đọc xong nhậu,nhận tiền rồi về...tới lúc" còn cái lai quần cũng nói '...nãn...

    Trả lờiXóa
  2. BCHTW và BCT nên đọc bài này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ không có thời gian đọc đâu. Còn phải ....ngủ

      Xóa
  3. Sáng nay xem ông Trọng phát biểu khi ra mắt BCHTƯ, trích được 2 ý để phản biện:
    1/ Ông Trọng chỉ nói trước mắt là khó khăn, không thấy nói đến thuận lợi. Như vậy, nếu có thành quả nào đó trong khóa 12, đương nhiên đó là công của ông. Nếu có thất bại thì đương nhiên do ông Dũng để lại. Chắc chắn ông ấy sẽ còn cạnh khóe xách mé ông Dũng đều đều!
    2/ Ông Trọng chỉ nói đến Độc lập Tự chủ mà không thấy nói đến Chủ quyền và Toàn vẹn lãnh thổ (Vấn đề dân quan tâm nhất). Ông ấy già cả và lú lẫn thật rồi!( hay là âm mưu phản quốc?). Gọi là "Lú" không hề oan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. loại tiểu nhân vừa ngu vừa rốt nó mới nói thế chú 10:17 hè và nó còn cạnh khóe cho đến khi tăc bụp mới thôi!!

      Xóa
  4. Tôi cũng không ngờ mình được bầu làm Tổng bí thư của Đảng, gần như 100% tuyệt đối. Tôi đã xin nghỉ, nhưng trách nhiệm Đảng giao, tôi phải thực hiện", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tâm sự trong buổi họp báo sáng 28/1.

    haha...ko hổ danh là tbt cs.....vua nói láo và vô liêm sỉ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Mình có Lú làm sao thì tụi Đại hội 12 cũng Lú như mình nó mới bầu cho minh chứ" tổng Trọng sướng tê người đang suy tư sau kết quả đáng ngờ!!!

      Xóa
  5. Mục ruỗng nâu rồi,cái chủ nghĩa C s do đảng lãnh đạo làm gì có nhân văn lấy đâu ra đạo đức
    Chỉ là một lũ cơ hội tham nhũng bóc lột mà thôi ,v n trở về thời kỳ phong kiến
    Bán nô lệ ( gọi xuất khẩu lao động )
    16 cộng 4 là hai mươi ( cõng rắn cắn gà nhà )
    Dân v n quá nhẫn nhục quá khổ
    Chiến tranh đi trước chết chóc bị thương gánh chịu
    Hoà bình bị đảng và giới cầm quyền bóc lột

    Trả lờiXóa
  6. "Ổn định chính trị" dân lại tiếp tục mất đất, con em tốt nghiệp đại học bằng khá, bằng giỏi, thạc sĩ... vẫn tiếp tục đi làm thuê bằng lao động tay chân...Ôi! "Ổn định chính trị"!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đặng Ngân Biênlúc 23:21 28 tháng 1, 2016

      Năm 1990 khi thất bại với mô hình kinh tế kế hoạch hóa, Việt Nam đã chuyển mình sang nền kinh tế thị trường mà các nước tư bản đang áp dụng, dù Việt Nam đã có thay đổi trong mô hình kinh tế nhưng mô hình thể chế chính trị không thay đổi, vẫn sử dụng thể chế chính trị 'quen dùng' cho nên kinh tế kế hoạch hóa không phù hợp với nền kinh tế thị trường.
      Cụ thể bản chất của kinh tế thị trường là để thị trường tự do điều tiết, nhưng khi áp dụng Việt Nam lại sử dụng nhà nước điều tiết, mà nhà nước nằm trong sự kiểm soát thể chế chính trị tại Việt Nam.
      Và Việt Nam gọi đây là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, một nền kinh tế thị trường nhưng không phải thị trường điều tiết, mà đặt dưới sự quản lý của thể chế chính trị, và chính thể chế chính trị này lại cản trở sự vận hành bình ổn của kinh tế thị trường.
      Vì thế để kinh tế thị trường Việt Nam vận hành một cách bình ổn thì cần phải có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp cho thị trường này phát triển.
      Thực tế thời gian qua cho thấy với cơ chế dùng nhà nước điều tiết thị trường, tiền vốn được ưu tiên cho các Tổng công ty nhà nước, nhưng các Tổng công ty này kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ triền miên, điển hình là Vinashin, Vinalines. Thống kê nợ xấu tại các ngân hàng thì rất nhiều là cho các công ty nhà nước vay.
      Trong khi đó các công ty tư nhân kinh doanh có hiệu quả, nhưng lại rất khó tiếp cận nguồn vốn, nên không thể phát triển, nhiều công ty phải đóng cửa hay không vay đuợc vốn phát triển tiếp.
      Khi giao thương quốc tế, nhiều công ty trong nước bị công ty nước ngoài chèn ép, nhưng khi đưa kiện ra quốc tế thì các doanh nghiệp trong nước không được xử công bằng do Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường.
      Vì thế mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất rõ ràng trong Đại hội Đảng: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”
      “Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”.(BT Bùi Quang vinh)

      Xóa
    2. Đặng Ngân Biênlúc 23:22 28 tháng 1, 2016

      Năm 1990 khi thất bại với mô hình kinh tế kế hoạch hóa, Việt Nam đã chuyển mình sang nền kinh tế thị trường mà các nước tư bản đang áp dụng, dù Việt Nam đã có thay đổi trong mô hình kinh tế nhưng mô hình thể chế chính trị không thay đổi, vẫn sử dụng thể chế chính trị 'quen dùng' cho nên kinh tế kế hoạch hóa không phù hợp với nền kinh tế thị trường.
      Cụ thể bản chất của kinh tế thị trường là để thị trường tự do điều tiết, nhưng khi áp dụng Việt Nam lại sử dụng nhà nước điều tiết, mà nhà nước nằm trong sự kiểm soát thể chế chính trị tại Việt Nam.
      Và Việt Nam gọi đây là “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, một nền kinh tế thị trường nhưng không phải thị trường điều tiết, mà đặt dưới sự quản lý của thể chế chính trị, và chính thể chế chính trị này lại cản trở sự vận hành bình ổn của kinh tế thị trường.
      Vì thế để kinh tế thị trường Việt Nam vận hành một cách bình ổn thì cần phải có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp cho thị trường này phát triển.
      Thực tế thời gian qua cho thấy với cơ chế dùng nhà nước điều tiết thị trường, tiền vốn được ưu tiên cho các Tổng công ty nhà nước, nhưng các Tổng công ty này kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ triền miên, điển hình là Vinashin, Vinalines. Thống kê nợ xấu tại các ngân hàng thì rất nhiều là cho các công ty nhà nước vay.
      Trong khi đó các công ty tư nhân kinh doanh có hiệu quả, nhưng lại rất khó tiếp cận nguồn vốn, nên không thể phát triển, nhiều công ty phải đóng cửa hay không vay đuợc vốn phát triển tiếp.
      Khi giao thương quốc tế, nhiều công ty trong nước bị công ty nước ngoài chèn ép, nhưng khi đưa kiện ra quốc tế thì các doanh nghiệp trong nước không được xử công bằng do Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường.
      Vì thế mà Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã nói rất rõ ràng trong Đại hội Đảng: “Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay đã không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường, thậm chí là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”
      “Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách”.(BT Bùi Quang vinh)

      Xóa
  7. Đại tá ơi
    Làm sao ổn định được khi chỉ nghĩ đến ĐỐI PHÓ, ĐÀN ÁP và BIỆN PHÁP MẠNH
    Hôm đại hội bế mạc, không rõ anh bạn Phương Bắc vừa sang có custveef không hay định ở lại giúp anh Tổng ổn định chính trị???

    Trả lờiXóa
  8. Chỉ cần khỏang 100 người có nhận thức hiểu biết được như bác Bồng thì nhân dân ta hạnh phúc ấm no, đất nước ta giàu mạnh hùng cường .
    Cay đắng quá! 200 vị vừa đấu đá nhau thì mất hơn trăm mang bản chất của loài CHUỘT mất rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Bồng đã 'lọc tư liệu' nâng lên khái quát hóa, tổng hợp hóa, luận giải và suy cản sâu sắc, đọc ngấm hơn bài viết cùng chủ đề của một số giáo sư. Cảm ơn bác Bồng.

      Xóa
  9. Bài viết đầy đủ tính biện chứng, phản biện khách quan công tâm vì dân vì nước. Xin trân trọng cả ơn đại tá!

    Trả lờiXóa
  10. Quá hay,quá chính xác!

    Trả lờiXóa
  11. Đại tá nhà báo Bùi Văn Bồng viết đúng lắm. Tiếc là họ đã làm ngơ trước mọi sự đóng góp. Không lắng nghe mà còn qui chụp cho những người tâm huyết xây dựng là "bắt tay vói thế lực thù địch để đánh phá nhà nước." Các vị quan chỉ ưng tâng bốc thôi. Dân chán lắm rồi cái đảng CSVN này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qúa phấn khích', 28-1,Tổng Trọng nói:
      “Chúng ta vui mừng báo cáo với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân rằng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp”.
      Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Đại hội XII của Đảng, nhiều đồng chí trong BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI còn sức khoẻ, đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm công tác, song đã gương mẫu không ứng cử vào BCH Trung ương khoá XII.
      Điều này đã tạo điều kiện để trẻ hoá, bổ sung lực lượng mới vào cơ quan lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ mới, đó là nghĩa cử cao đẹp, đầy trách nhiệm.
      “Đại hội chân thành cảm ơn và đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí”.
      Vào cuối diễn văn bế mạc, Tổng Bí thư nói: “Mùa xuân Bính Thân đang về, mang theo những điều tốt lành. Chúng ta đang chuẩn bị 86 năm ngày thành lập Đảng quang vinh, với quyết tâm đổi mới, khí thế mới, sức sống mới, với niềm tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh ý chí của toàn Đảng, toàn dân tộc và tương lai tươi sáng của dân tộc, tôi xin long trọng tuyên bố bế mạc Đại hội đại biểu lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam”.(VVT)
      > He he...Lẽ ra tớ cắp gói về hưu, nhưng nhờ các đ/c "nhường", giúp tớ, ưu tiên cho tớ, nay tớ vẫn Tổng Nguyễn Y Vân, cùng với mấy đồng chấy Vũ Như Cẩn, đại hôi xong đi thăm các đồng chấy Nỏ Vì Chúng Vấn..

      Xóa
  12. Tôi công tác cùng cơ quan với con một vị chức sắc triều đình. Ông này rất kỳ thị quan Chính trị, đặc biệt là "NGHỀ TUYÊN GIÁO". Món lưỡi lợn là món khoái khẩu của ông ta, ông gọi & đặt tên nó là "MÓN TUYÊN GIÁO" -TUYÊN GIÁO LÀ MÓN LƯỠI. Đến Đế chế còn phải chấp nhận MÓN ĂN NGON NHẤT TRÊN ĐỜI LÀ LƯỠI (!).Còn Nhân dân ta thì tổng kết: LƯỠI KHÔNG XƯƠNG NHIỀU ĐIỀU LẮT LÉO (!)...(Kế thừa, tập hợp, giữ vững ổn định chính trị, XD khối đại đoàn kết, của toàn dân, đặc biệt là giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng, zàn hàng ngang tiến lên XHCH...) "Nó không có trọng lực nhưng nó đã đè dập bao đời người".

    Trả lờiXóa
  13. ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ CÁN BỘ TRUNG THỰC VỚI DÂN NGƯỜI LẢNH ĐẠO SỐNG VÌ DÂN LẤY DÂN LÀM GÓC LUÔN LUÔN THANH TRA KIỂM TRA ĐẾN VỚI LÒNG DÂN LẤY CHƯƠNG 7 LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO QUỐC NỘI ĐÃ BAN HÀNH KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG

    Trả lờiXóa
  14. Giữ vững Khối đại đoàn kết toàn dân: ông Lú nói lú, dân có ai theo các ông đâu mà ông đòi khối đại đoàn kết của dân?

    Trả lờiXóa
  15. LẤY DÂN LÀM GÓC LUÔN LUÔN THANH TRA KIỂM TRA ĐẾN VỚI LÒNG DÂN LẤY CHƯƠNG 7 LUẬT KHIẾU NẠI TỐ CÁO QUỐC NỘI ĐÃ BAN HÀNH KIM CHỈ NAM CHO MỌI HÀNH ĐỘNG
    Trả lời

    Trả lờiXóa
  16. Trần Hưng Duyênlúc 17:39 28 tháng 1, 2016

    Bài viết của bác Bồng sát thực tế, nêu rõ nguyên trạng, phân ích, lý giải và cả đề xuất rất thuyết phục, đọc xong gợi nhiều suy cảm, ấn tương.
    Còn bài "Yêu nước" của Gs. Ngô Bảo Châu vết chung chung, trừ tượng, nhiều chỗ không logic và khó hiểu, đọc xong không lắng đọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các nhà văn nhà thơ có vẻ khôn hơn. Họ không tào lao bàn v6è toán...

      Xóa
  17. Nghị quyết trên ... mây sẽ giữ được "ổn định chính trị".Còn những lời nói thật như của bộ trưởng Bùi Quang Vinh, của bác Bùi Văn Bồng sẽ là "nguy cơ" gây "mất ổn định chính trị". Thế nên cần phải cơ cấu các ủy viên BCT là những người biết cách trị .... dân nếu dân nói đúng cái xấu của lãnh đạo đảng, nhà nước.

    Trả lờiXóa
  18. Cảm ơn Đại tá nhà báo của nhân dân, Bùi Văn Bồng. Bài viết rất chuẩn, trên cả tuyệt vời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ổn định chính trị trước hết là chế độ đó phải được lòng dân, phải thực sự tôn trọng dân chủ, nhân quyền, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao. Hiệu quả này phải do khả năng lãnh đạo, uy tín của Đảng đối với quần chúng, khả năng tập hợp để phát huy sức mạnh nội lực từ trong quần chúng, sức mạnh của cả hệ thống chính trị gắn chặt với sức mạnh toàn dân, của cả dân tộc; thể hiện bằng hiệu quả, chất lượng kinh tế-xã hội phát triển mạnh, uy tín trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Đó chính là xã hội có nền dân chủ xã hội thực sự đúng nghĩa ‘của dân, vì dân, do dân’, không chỉ là ‘khẩu hiệu suông’..
      > Đoạn phân tích trên đay của Đại tá càng chuẩn. Ổn định chính trị đâu phải 'Hệ thống đảng, chính quyền yên vị hàng tháng hưởng lương đều đều, không cho biểu tình, dẹp được mọi sự 'phê bình, phản ứng, phản biện, phản kháng' đảng?

      Xóa
  19. Qua bài này,bác chủ blog đã nhận định rất chính xác
    với định nghĩa nhóm từ "ổn định chính trị".
    Thế nhưng,ở đây,giới thống trị lại đánh tráo hoàn
    toàn 4 chữ nói trên.Dù vậy,thực chất của định nghĩa
    trên là nhân dân VN.hãy tiếp tục ngoan ngoãn và chịu
    đựng bị đảng CƯỚP ĐOẠT dân quyền và nhân quyên.

    Trả lờiXóa
  20. Đại hội vừa kết thúc, bác Bồng đã có ngay một bài "Ổn định chính trị" cực đã. Nếu như mỗi đại biểu dự ĐH lúc ra về mà có ngay một bản làm cẩm nang cho suốt cả chặng đường 5 năm khóa đảng thì hay biết mấy. Bài viết này còn giá trị hơn cả những nghị quyết này, nghị quyết nọ mà mỗi ĐH đều nêu ra.Bài viết của Đại tá rõ ràng, mạch lạc, phân tích sâu sắc, minh chứng cụ thể và "chốt hạ" là những việc cần làm. Từ nhận thức đến hành động quả là xa vời nếu như lãnh đạo là người không có "tâm", không có "tầm".

    Trả lờiXóa
  21. Chuyên gia chấm bài nên bài viết chặt đúng trọng tâm ,khá khen cán bộ trẻ lão thành.
    anh Trọng nói vấn đề anh ở lại để ổn định chính trị chỉ là cái cớ,nhưng nói thế là bậy quá.
    Bộ chính trị hiện hành toàn các cụ ông cụ bà trẻ ,nên anh coi như lớp mẫu giáo.
    ĐCSVN có hơn 4,5 triệu,trong đó hơn 2 triệu đang làm việc trong hầu hết các ngành trọng yếu.hầu hết đại học chính quy trở lên.
    Ai gây mất ổn định chính trị chính là anh TRọng.
    Trung quốc không thể gây được,lấy tiền trung quốc cài chơi chứ chả dại.Cụ thể là năm 79 mới lùa vào trại là khai sạch bách.
    Mỹ thì ngán tận cổ,vứt vài đồng lẻ cho vui,họ chả dại.Hiện họ cần Việt Nam đứng mũi chịu sào,không thì mất toi Đông Nam Á và cả Úc.Việt Nam lại cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam vì không muốn bị làm gỏi như ở Campuchia năm xưa,và cần TPP để có cơ sở phát triển kinh tế và đổi mới nền chính trị bị o ép.
    Trong nước nhân dân đoàn kết gắn nhau sự nghiệp làm ân.
    Chú ý và nói chính trị cũng chỉ cho vui,ai lại không biết VNCH là gì mà ngước cổ trông từ Mỹ về.Việt Kiều có rước họ chưa ngu mà về.mấy cụ muốn về để yên nghỉ với ông bà cha mẹ.
    Tham thì thâm.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác CS này nói bậy rồi . VN ta sao lại cần Mỹ ? Phải nói Mỹ cần VN hơn mới hợp lẽ anh hùng .

      Không thấy ông Tổng lãnh sự Mỹ trời rét căm căm mà còn phải lấy lòng lớp trẻ VN , ráng đạp xe đạp hụt hơi trối chết . Đâu có chuyện như TQ ngồi trên đầu trên cổ Quan quyền nhà ta mà gõ xuống như gõ đầu trẻ .

      Còn riêng cái thành phần phản động , cho không chẳng ai thèm lấy . Chỉ có Mỹ lượm hết để lấy lòng VN . Mỹ cần VN mà lỵ , Mỹ phải chạy theo dân chủ của VN đến độ sút quần , lòi chim , để cho Đảng ta mặc tình chiêm ngưỡng cái xấu xa của thời đại , đến độ chẳng cả nước miếng lẫn nước mồm .

      Thế mà ở thế kỷ 21 này , với hơn 90% nhân dân VN không thích Đảng lại mê Mỹ , đây cũng là chuyện mình không tin được .



      Xóa
  22. - Vừa hữu hảo với Trung Quốc mà vừa không bị khinh miệt?
    - Vừa hòa hoãn với TQ mà vừa không bị lấn lướt?
    - Vừa thân với thế giới hiện đại, tự do, dân chủ mà vừa không sợ bị TQ động binh?
    - Vừa không lo chiến tranh, dân khổ, đất nước tan hoang, lại vừa giữ được chủ quyền, lãnh thổ?
    - Vừa không phải ngửa tay xin tiền TQ, lại vừa phát triển được đất nước?
    - Vừa không phải chạy sang cầu cạnh TQ, mà vừa giữ được ổn định?
    - Vừa giữ được văn hóa truyền thống, lại vừa "thoát Trung"?
    Ai giải được bài toán ấy mới là người lãnh đạo xứng đáng! Chứ không thì "tranh quyền đoạt vị", "tham chức tham quyền", "cố đấm ăn xôi"... chẳng để làm gì, dân người ta cười cho!
    Ngày xưa các Hoàng đế Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, [các vị vua ] thời Thịnh Trần, Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông, Quang Trung đều đã giải xuất sắc bài toán đó. Nhìn sang bên cạnh thì Nhật, Hàn cũng giải xuất sắc. Vậy "quan hệ triều cống" không phải là định mệnh của dân tộc ta.
    Lời vua Lê Thánh Tông:
    "Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!" (lời của vua Lê Thánh Tông nói với các quan phụ trách biên cương năm 1473, được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư).
    Chiến lược của ông đối với phương Bắc: phòng vệ tích cực, khi cần ông có thể cho quân sang đánh vào các căn cứ hậu cần của địch.
    Về quân sự:
    Việc canh phòng và khuyến khích các quan lại ở biên cương thường cảnh giác với các âm mưu xâm nhập và xử lý kịp thời các sự việc lãnh thổ với bên ngoài ở thời ông là rất chặt chẽ và cẩn thận nên triều đình nhà Minh rất tôn trọng và có phần e ngại. Trong sử Việt còn nhắc đến việc Lê Thánh Tông ra sắc chỉ phải cảnh giác với lực lượng nội gián là các gia nô người Ngô (số người nhà Minh tự nguyện xin được ở lại sau khi bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến trước đây của Thái Tổ Lê Lợi).
    Theo các sử gia, thì vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ về vũ khí tầm xa như hỏa thương, hỏa hổ, súng thần công,... hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh đã tạo cho Đại Việt một kho vũ khí đa dạng và hùng mạnh, có thể vượt xa so với vũ khí Châu Âu cùng thời về sát thương và chất lượng.
    GĐN/BVN

    Trả lờiXóa
  23. Ổn định chính trị hay là 'Ổn định bộ máy quan liêu, cồng kềnh, biên chế bội thực' tốn tiền của dân mà không lo cho dân? Chỉ biết có TIỀN?

    Trả lờiXóa
  24. Cac nha nuoc doc tai luon noi toi su 'on dinh chinh tri'. Ly do la vi Dang cai tri dat 'Cuong linh Dang len tren Hien phap nha nuoc. Do la viec lam bat hop phap, no da bien nen chinh tri nay thanh mot nen chinh tri phan dong. Dang cai tri rat can su on dinh gia tao cua nen chinh tri phan dong nay,, va ho biet nhan dan khong chap nhan no nen da ran de bang bien phap khung bo, coi moi su phan doi la lam 'mat on dinh chinh tri'.
    Trai lai, mot nha nuoc Dan chu luon co mot nen chinh tri on dinh boi chinh quyen dieu hanh cong viec theo dung cac dieu luat cua Hien phap nha nuoc.
    Xin dung hieu lam 'tranh luan, tranh cai' la mat on dinh chinh tri. Moi tranh cai cang thang chi nham muc dich lam cho su viec tot hin. Va cung dung hieu lam rang moi cuoc bau ban duoi che do do doc tai Dang tri voi ty le phieu luon 100% co loi cho phia Dang, la mot su on dinh chinh tri. Do chi la mot su on dinh gia tao vo liem si.

    Trả lờiXóa
  25. Ông bà nói: "Tài không đợi tuổi".
    Suy ra, không có tài thì già đầu vẫn ngu.
    Chả có gì "bất ngờ" cả!

    Trả lờiXóa
  26. "Ổn định chính trị" theo nghĩa của đãng đó là : đầy tớ đãng nói chi thì ông chủ dân phải lo mà nghe rứa;đãng có cướp đất đai,tài sản thì ông chủ dân cũng phải lo mà im miệng;đãng có vay nợ khắp nơi để cho cái đám con cháu ăn chơi phè phỡn,đàng đúm rồi đè ngữa ông chủ dân ra thu thuế,phí để trả nợ thì cũng phải lo mà cắn răng nộp đủ;đãng có đánh chết dân trong nhà lao thì đó do ông chủ dân...rửa bát không sạch;đãng có đào,hút hết tài nguyên đất nước lên bán lấy tiền cung phụng cho bọn chóp bu sống như vương giả thì ông chủ dân cũng phải lo mà câm mồm...
    Kẻ nào dám lên tiếng,chỉ trích nhẹ thì cho cái mủ...suy thoái đạo đức,nặng hơn thì là tự diễn biến,phản động,quá nặng thì...lật đổ chính quyền nhân dân,kích động bạo loạn.

    Trả lờiXóa
  27. "Ổn định chính tri" bằng cách cướp đất của nông dân "đúng luật". Đó là luật "đất đai thuộc sở hữu toàn dân". Cái luật này còn duy trì thì số lượng dân oan còn tiếp tục tăng. Để bảo đảm "ổn định chính trị" thì tiếp tục đàn áp dân oan đòi đất để mưu sinh. Khẩu hiệu "chống tham nhũng" của anh Trọng liệu có khả thi khi mà những gương mặt trúng cử BCHTƯ, BCT, BBT có bao nhiêu vị đã thừng tham nhũng khi còn ở chức vị thấp hơn? Dân nhìn mặt là nhận ra. Nhưng ông, cha thằng dân nào dám tố cáo vì ĐH đã khẳng định đó là những người tài đức? nếu la lên, chỉ mặt vạch tên thì "ông chủ" (thằng dân) liền lãnh đòn "ổng định chính trị" ngay.

    Trả lờiXóa
  28. Mình cố tránh xem, nghe các ông ấy nói xạo để khỏi bị stress. Tối qua tham gia một tọa đàm của BBC đành phải xem 2 clip mà lộn cả ruột. Để tự bảo vệ sức khỏe của mình, xả ra cho bớt điên tiết.
    Chuyện các ông ấy, nhất là ông Trùm, đánh tráo khái niệm, dối trá là bản chất cố hữu của họ và việc ông nói về "dân chủ", "kỷ cương" và "sự ngạc nhiên" chỉ là việc bộc lộ thêm mà thôi.
    1) Dân chủ ư? Dân chủ có 2 khía cạnh cơ bản là cạnh tranh và tham gia. Trong đảng của các ông thì ông dùng thủ đoạn, thao túng bằng quy chế 244 và dùng "kỷ cương" để cấm hay vô hiệu hóa sự ứng cử của những người ông không ưa. Thế là chỉ có sự cạnh tranh bẩn thỉu (thay cho cạnh tranh lành mạnh các ông dùng cách bần tiện trên mạng để mạt sát hạ bệ nhau) và sự tham gia đã bị ông loại bỏ bằng thủ đoạn và cái đó cả thế giới gọi là PHẢN DÂN CHỦ ông Trùm ạ, chứ không phải dân chủ. Các ông đã đầu độc dân tộc này bằng sự đánh tráo khái niệm, tội ấy to lắm đấy.
    2) Ngạc nhiên ư? Ông bảo ông ngạc nhiên khi được gần 100% số phiếu.
    Bằng thủ tục "dân chủ, kỷ cương" do chính ông thao túng ông đã loại hết các đối thủ ra và chỉ còn mỗi mình tên ông trên lá phiếu.
    Ông biết thừa các "đại biểu" do các ông chọn đều muốn giữ cái đảng của ông vì chính lợi ích của họ.
    Và để giữ cái đó họ đành bỏ phiếu cho ông, ông Trùm ạ.
    Thế sao lại ngạc nhiên? Có lẽ ông sẽ không ngạc nhiên khi ông chỉ được 50,2% số phiếu (khi đó có thể nói đảng ông bắt đầu có chút dân chủ), nhưng cái "dân chủ kỷ cương" của ông đã thổi phồng nó lên gần 100%. Ông biết thừa điều đó nhưng ông vẫn giả vờ ngạc nhiên, giả vờ khiêm tốn.
    Đáng tiếc sự đánh tráo khái niệm, sự xảo ngôn của ông vẫn khiến nhiều người tin, chẳng hạn họ bảo ông liêm khiết (ông là kẻ tham nhũng nhất, tham nhũng quyền lực, và cái đó còn kinh gấp ngàn lần tham nhũng tiền bạc).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác Quang A " tham nhũng quyền lực, và cái đó còn kinh gấp ngàn lần tham nhũng tiền bạc " . Quyền lực đẻ ra tất cả , trong đó có tiền bạc .

      Xóa