Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Nếu phiếu chỉ ghi 1, bầu 1 thì vô lý nhất thế giới

                                                                             Ảnh minh họa
Từ sau Hội nghị trung ương 14 vào giữa tháng 1/2016 đến nay, vẫn chưa có bất kỳ tin tức nhân sự nào được hội nghị này tiết lộ, mặc dù một số quan chức về hưu có ảnh hưởng đã phải lên tiếng về “cần công khai minh bạch công tác nhân sự” trên báo chí nhà nước.
Tuy vậy, cũng chưa có bất kỳ phản bác nào của các cơ quan đảng và chính quyền đối với “nguồn tin khả tín” cung cấp cho trang Ba Sàm, về chi tiết kết quả bỏ phiếu của Ban chấp hành trung ương dành cho các chức danh trong “tứ trụ”, bao gồm Nguyễn Phú Trọng – tổng bí thư, Trần Đại Quang – chủ tịch nước, Nguyễn Thị Kim Ngân – chủ tịch quốc hội và Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng chính phủ.
Nhưng cho dù “nguồn tin khả tín” trên là đúng sự thật, e rằng đó không phải là toàn bộ kết quả đề cử “tứ trụ”, và đặc biệt cho chức vụ tổng bí thư của Hội nghị 14.  
Bởi ngay sau Hội nghị trung ương 14, đã xuất hiện dư luận trong một số cán bộ đảng viên về vai trò "độc diễn'' của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thiết kế bộ khung nhân sự “tứ trụ”. Dư luận này cũng cho rằng Quyết định 244 của Bộ chính trị (ban hành năm 2014) về thực chất đã hạn chế đến mức tối thiểu vai trò đề cử, ứng cử và nhận đề cử của Ban chấp hành trung ương, mà tập trung quá nhiều quyền lực "định hướng nhân sự" vào tay Bộ chính trị.
Hiện tượng đáng chú ý là 4 ngày trước khi đại hội 12 chính thức khai mạc, ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương đã nêu một đánh giá mới: "Căn cứ vào đó đại hội XII sẽ tiếp tục đề cử, ứng cử. Như thế bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ trung ương giới thiệu là đã trúng, vì bầu có số dư".
Nếu tình hình diễn biến đúng như đánh giá trên, không khí tại đại hội 12 có vẻ sẽ "dân chủ" hơn đối với Ban chấp hành trung ương. Sẽ có thể tồn tại không chỉ khung nhân sự của Tiểu ban nhân sự của ông Nguyễn Phú Trọng, mà còn những khung nhân sự khác do Ban chấp hành trung ương đề cử. Có nghĩa là ít nhất, Ban chấp hành trung ương sẽ không tồn tại để "làm vì" và chỉ biết gật, mà có thể đề cử thêm một số ứng cử viên để giảm bớt hình ảnh "độc diễn" của khung nhân sự "tứ trụ" do "tập thể bộ chính trị" giới thiệu.
Tuy nhiên, tình thế “có số dư” như thế chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vị trí “một mình một ngựa” của ông Nguyễn Phú Trọng, trên con đường tái nhiệm tổng bí thư. Nếu có ít nhất hai ứng cử viên cho chức vụ tối cao này, ông Trọng sẽ phải cạnh tranh và không loại trừ việc chính ông sẽ phải nhận thất bại. 
Lê Dung /(SBTN)
          
*     *     *
'Trung ương giới thiệu chưa chắc trúng'
Trước khi Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vài ngày, dư luận trong nước hết sức chú ý chủ đề nhân sự.
Dàn lãnh đạo cao nhất của Đảng được trông đợi sẽ ra mắt vào đại hội XII, bế mạc ngày 28/1.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14, kết thúc hồi tuần trước, Ban Chấp hành Trung ương được cho là đã thông qua và chốt lại danh sách đề cử cho các vị trí chủ chốt, kể cả vị trí Tổng bí thư.
Báo Tiền Phong hôm 16/1 đăng phỏng vấn ông Nguyễn Đức Hà, hàm vụ trưởng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng, trong đó ông Hà đưa ra quan điểm: "Vừa rồi Trung ương mới chỉ quyết định giới thiệu các đồng chí đủ điều kiện ứng cử, tức là có danh sách đề cử ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Căn cứ vào đó Đại hội XII sẽ tiếp tục đề cử, ứng cử".
"Như thế bỏ phiếu quyết định trúng hay không trúng vẫn là Đại hội, chứ không phải cứ Trung ương giới thiệu là đã trúng, vì bầu có số dư."
Dường như ý kiến này bác bỏ dư luận cho rằng sắp xếp nhân sự cao nhất của Đảng "đã an bài" sau Hội nghị 14.
Ngay sau khi hội nghị cuối cùng của Ban chấp hành Trung ương khóa XI kết thúc, các mạng xã hội và "báo lề trái" ồn ào và rối loạn thông tin về nhân sự, nhất là sau khi một số blogger được cho là thuộc giới thạo tin đưa ra các dự đoán của mình.
Các luồng dư luận cũng bàn tán nhiều về một số "trường hợp đặc biệt" tái cử, mà theo họ có thể bao gồm cả vị trí Tổng bí thư.
Đáp lại điều này, ông Nguyễn Đức Hà, thành viên tổ giúp việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, nói "việc xem xét các trường hợp “đặc biệt” là cần thiết để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới".
Ông cũng cho biết: "Những trường hợp “đặc biệt” thuộc nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư được xem xét kỹ hơn những trường hợp Ủy viên Trung ương “đặc biệt” tái cử".
Tuy nhiên không rõ có bao nhiêu "trường hợp đặc biệt" tái cử trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Đại hội XII bắt đầu ngày 20/1 với một ngày trù bị trước khi khai mạc chính thức. Đại hội lần này có sự tham gia của 1.510 đại biểu đại diện cho 4 triệu rưỡi đảng viên CS trong toàn quốc. (BBC)
-----------

12 nhận xét:

  1. Thực hiện QĐ 244 là vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, giống như ĐH XI kéo dài. Để ĐHXII thực chất và chất lượng, kiến nghị 1.510 đại biểu xem xét hủy bó QĐ 244, đảm bảo quyền ứng cử, đề cử và ứng cử của đại biểu. Trước đây đại biểu có cả quyền giới thiệu đề cử người không phải Đại biểu vào danh sách bầu cử các cấp, để ĐH bầu.244 vô hiệu hóa Điều 3 Điều lệ Đảng XI:
    Đảng viên có quyền:
    1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng..
    2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
    3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
    4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

    Điều 9 Điều lệ Đảng XI:
    Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:
    1. Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
    2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).
    3. Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
    4. Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
    5. Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
    Các Đại biểu cần sử dụng các quy định này để quyết nghị hủy bỏ QĐ 244 thì Đại hội XII mớt đạt kết quả ...

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng để ý Lú hay X. Chỉ biết quá trình phân rã của đcsVn có vẻ đã khởi động?

    Trả lờiXóa
  3. Dân lương thiệnlúc 20:15 17 tháng 1, 2016

    200 con người trong hội nghị TW 14 có thể làm nhưng họ chưa muốn làm vì họ tin ở sự sáng suốt và sức mạnh của 1520 trong phiên họp Đại hội chính thức.
    Nguyễn Phú Trọng ngu xuẩn khi chạn đến tinh thần yêu nước và tự tôn dân tộc.
    QĐ 244 tất nhiên sẽ bị hủy bỏ trong Đại hội 12

    Trả lờiXóa
  4. Đã gọi là bầu thì phải có người mà chọn,muốn chọn thì phải có nhân sự mà lựa,có ứng cử,có đề cử mới minh bạch,dân chủ công bằng.Tôi là dân đen ngoại đạo,không có đảng,nhưng vì Đảng lãnh đạo nên mạo muội muôn thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ko Le Cai DCS tu Xung La tri Tue. Vay Ma sao Lai Chap nhan Bau Cu 1 Bau 1 Thi Bau cai Eo Gi ? Neu BAU Vay THuoc Loai Tri Nao TAM THAN Thi co . Ko hieu Ca Tram DV ma Danh Long Chap nhan Nhu The nay Sao...Vo Thang Dau Con Khon Hon Nhieu.

      Xóa
  5. 3x phải làm sao đề cử 2 chọn 1 mà vẫn trúng mới cao tay , còn Lú nên loại ngay từ đàu!

    Trả lờiXóa
  6. x hay y hay z
    lú hay khôn hay dại, như nhau... không trông mong gì

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng cảm với bạn.
      Nhưng ta vẫn trông mong vào những người mới. Những người có tài thật sự. Và vì vậy, việc kiếm tiền chân chính là trong khả năng của họ. Nên việc tham nhũng đối với họ là tự đánh đồng mình với loài súc vật. Những lãnh đạo như thế sẽ đưa đất nứơc đi lên!

      Xóa
  7. Rất tiếc là chúng ta không có quyền được bầu lãnh đạo , nhưng nếu như được quyền thì tôi sẽ bầu cho người có quan điểm rõ ràng khi tham gia tranh cử , và ông phải trình bày kế hoạch hành động sau khi đắc cử trước cử tri , trong vòng 1/2 nhiệm kỳ , ông phải thực hiện đợc những điều ông đã nói , bằng không , ông phải từ chức . không có kiểu hứa suông , không làm được gì nhưng ngồi lỳ đến hết nhiệm kỳ , ít ra thì cũng phải có cơ sở nào đó để cử tri tin và ủng hộ . Ở VN hiện nay vẫn tồn tại truyền thống , ông nào hô to hơn , ông đó thắng ! Sau bầu cử , tình hình vẫn như cũ và cử tri chỉ biết chửi thề bọn lừa đảo . Bỏ phiếu tín nhiệm những kẻ ỡm ờ , không có chương trình cụ thể , chỉ hô hào suông là vô trách nhiệm .

    Trả lờiXóa
  8. Chẳng lẽ trong số 1500 đại biểu dự đại hội 12 không còn ai có đủ tài đức hơn Dũng và Trọng nữa sao?
    Hãy để Đại biểu tự ứng cử, nếu không có ai ứng cử thì các đại biểu đề cử (giới thiệu) và sau đó cho bỏ phiếu kín bầu . Lấy số phiếu cao xuống thấp khi nào đủ số lượng UVTW thì dừng (Như kiểu tuyển sinh đại học lấy từ điểm cao xuống thấp khi đủ chỉ tiêu tuyên sinh thì dừng lại). Sau khi có danh sách UVTW sẽ phân công các uỷ viên này về làm Bí thư các Bộ, Ban ngành trung ương và Bí thư tỉnh uỷ - Thành uỷ các tỉnh thành trong cả nước, Bỏ kiểu cơ cấu là bí thư các Bộ ngành Trung ương và Bí thư các tỉnh thành cả nước là đương nhiên được vào danh sách uỷ viên trung ương.
    Tương tư cho các UVBCH TW vừa trúng cử tự đứng ra ứng cử vào Bộ Chính trị. Khi không còn ai ứng cử thì các đại biểu đại hội Giới thiệu người nào đủ uy tín vào danh sách bầu BCT. cũng tương tự như bầu BCHTW. lấy số phiếu từ cao xuống thấp đủ 16 UVBCT thì dừng lại...Người cao phiếu nhất trúng TBT, Cao nhì làm chủ tịch nước, Cao Ba làm thủ tướng, cao thứ 4 làm chủ tịch QH. các đ/c còn lại (theo thứ tự % số phiếu lấy từ cao xuống thấp) để bổ nhiệm các chức danh khác.
    Nếu làm đúng như thế đảng sẽ chon được người tài đức và có đủ uy tín để Lãnh đạo đất nước.

    Trả lờiXóa
  9. Nhìn thùng phiếu có hình búa liềm, trong lúc tranh giành quyền lực 2 phe một bên cằm búa một bên cằm liềm !!! Đập đầu và cắt cổ quá đúng...

    Trả lờiXóa
  10. [Nếu phiếu chỉ ghi 1, bầu 1 thì vô lý nhất thế giới]?
    Không vô lý ! Vì ai không đồng ý thì gạch, và kiểm phiếu nếu người trong danh sách được lớn hơn 50% thì trúng cử, bằng hoặc nhỏ hơn 50% thì không quá bán, tất trượt ! Khi đó đại hội lại tiến hành ứng cử/đề cử người khác và bầu tiếp. Người đã trượt nhất định không được đưa ra bầu lại, vì như vậy là ép để ăn may quá bán (xin phiếu)!

    Trả lờiXóa