Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Một số tình hình Trung Quốc gần đây

* MỘC MÃO ĐIỀN
Từ ngày xẩy ra vụ nổ lớn ở Thiên Tân đến nay, nhiều vấn đề ở tầng sâu về chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội của Trung Quốc ngày càng được phơi bày rõ dần.
I. Tình hình chính trị .
1) Tập Cận Bình thay đổi toàn diện đường lối Đặng. Nhật báo Thế giới ngày 17/9/2015 có bài phân tích về sự thay đổi toàn diện đường lối Đặng của Tập Cận Bình thể hiện ở :
Duyệt binh 03/9 là tượng trưng sự chuyển biển có tính vạch thời đại của Trung Quốc, là đã bỏ chính sách “thao quang dưỡng hối” (giữ kín chờ thời) của Đặng, đổi thành “phô trương sức mạnh quân sự ra ngoài” mà còn là sự thể hiện sự thay đổi toàn diện mô thức trị quốc của Đặng.
Về ngoại giao, đường lối của Đặng có mấy điểm chủ yếu : không triển khai quân lực ra ngoài; không tung gươm vung kiếm để tránh chiến tranh; tránh nhảy vào tranh chấp với bên ngoài, tạm thời gác tranh chấp, để sau này giải quyết; mục đích tránh tranh chấp, tránh chiến tranh là để tạo môi trường ổn định, tranh thủ thời gian phát triển kinh tế, để cuối cùng TQ có thể vượt Anh, kịp Mỹ.
Về kinh tế, đường lối của Đặng là lấy xuất khẩu là chính, tích cực phát triển công nghiệp, lợi dụng ưu thế lao động rẻ của TQ để có ưu thế sức cạnh tranh, để TQ thành “công xưởng thế giới”. Tiền kiếm được từ xuất khẩu dùng đầu tư vào xí nghiệp quốc hữu, xây dựng cơ sở hạ tầng. 30 năm cải cách mở cửa là nguyên nhân chủ yếu của kinh tế TQ cất cánh và trổi dậy.
Tập Cận Bình lên, muốn xây dựng TQ thành “nước lớn kiểu mới” thực hiện “giấc mơ Trung Quốc”, với thủ đoạn chủ yếu là thay đổi toàn diện mô thức trị quốc của Đặng về các mặt trên, như :
TQ phải có tiếng nói trên quốc tế, phải tham gia tranh chấp quốc tế, được thể hiện ở các hành động thiết lập vùng nhận dạng bay ở Đông Hải (tháng 11/2013), lúc đó cũng chỉ ở mức coi là có tính phòng vệ; còn các hành động xây đảo, xây cơ sở quân sự ở Biển Đông là đã tiến lên với ý đồ chiếm biển Đông, khổng chế đường biển, có tính chủ động tranh chấp, không còn là có tính phòng vệ. Duyệt binh 03/9 lại tiến thêm một mức độ cao hơn, phô trương sức mạnh quân lực ra ngoài. Toàn bộ vũ khí đưa duyệt bình đều là tự chế taọ, trong đó  84% là lần đầu công khai, bao gồm “hãm đội đạn đạo sát thủ” với tầm bắn có thể đến Mỹ, tức vung kiếm với Mỹ, với xung quanh.
Thay đổi chế độ quyết sách tập thể trước đây. Tập Cận Bình vừa lên, từ 9 ủy viên thường vụ Bộ chính trị, liền giảm còn 7. Trong 7 đó, Trương Đức Giang (Nhân Đại), Du Chính Thanh (Chính Hiệp) là vai phụ làm cảnh; Vường Kỳ Sơn là cánh tay tả hữu của Tập; Lý Khắc Cường, vì kinh tế đang gặp chao đảo, có thể khó giữ được vị trí; Trương Cao Lệ vì vụ Thiên Tân đang xin từ chức; Lưu Vân Sơn đang bị ra rìa. Cộng thêm Tập Cận Bình tự lãnh đạo 10 tiểu ban trong đảng. Cục diện “9 biến thành 1” dẫn đến Tập Cận Bình đại quyền độc bao, một mình quyết sách, chế độ quyết sách tập thể hữu danh vô thực.
Về mô thức kinh tế mà nói, ai cũng biết kinh tế TQ muốn chuyển đổi từ kiểu xuất khẩu sang kiểu nội nhu, cần giảm đầu tư chính phủ, dựa nhiều vào lực lượng thị trường, để cho xí nghiệp tự cạnh tranh trên thị trường mà trưởng thành bền vững. Đáng chú ý là trong mô thức của Đặng, về ngoại giao và quyền lực chính trị ổn định, đều là vì phát triển kinh tế, bây giờ Tập vứt bỏ chính sách ngoại giao Đặng và chế độ lãnh đạo tập thể, không còn tinh lực tập trung cho lãnh đạo kinh tế, ngược lại coi trọng khuếch trương ra ngoài, kinh tế đang bị tắc nghẽn.
Tập “vứt Đặng toàn diện” đang bừng bừng khí thế mong tạo ra một TQ mới, nhưng triển vọng còn lắm gian truân, có thể thấy rõ từ 3 mặt ngoại giao, chính trị, và kinh tế. Tháng trước có một bài viết bình luận là Tập đang thực hiện một cuộc đại nhảy vọt lần hai, không khác gì tâm thế của lần đại nhảy vọt lần một thời Mao với khẩu hiệu “vượt Anh kịp Mỹ” thời đó.
Tập hy vọng duy trì kinh tế tăng trưởng cao 7% năm nay, nhưng công nghiệp chế tạo xuất khẩu sụt mạnh mấy tháng nay, tiêu thụ trong nước cũng chậm lại. Bong bóng tin dụng đã hình thành từ mấy năm nay, đã và đang bị vỡ. Nhưng kinh tế chao đảo không phải ở thị trường cổ phiếu, mà là ở kinh tế TQ đãđánh mất động lực tăng trưởng (xuất khẩu và nội nhu đều sụt giảm) không thể nhanh chóng lập lại trước mắt, rất dễ sụt xuống dưới 6%. Nếu xuống dưới 4%, cục diện chính trị sẽ xuất hiện lung lay.
30 năm qua về kinh tế chưa hề xuất hiện cục diện nguy cơ như thế này. Nay trong đảng xuất hiện ý kiến khác nhau, thách thức quyết sách kinh tế của Tập. Một trong đó là, có ý kiến bất đồng về chủ trương “bạo lực cứu thị” (dùng mọi sức mạnh của nhà nước để cứu thị trường chứng khoán, tiền tệ), vì như thế là can thiệp, phá hoại thị trường, trái với chủ trương phát huy vai trò chính của thị trường trong phân phối nguồn lực đề ra trước đó. Một chia rẽ khác cho rằng không nên bỏ xuất khẩu quá mức, mà vẫn phải dựa vào xuất khẫu với mức thích hợp.
Về ngoại giao, với đường lối cứng rắn của Tập, chỉ riêng qua việc duyệt binh 039 cũng thấy rõ là TQ đang bị cô lập. Các nước lớn chẳng có ai đến dự. Những nước đến dự là vì thấy túi tiền của TQ mà đến.
Chính phủ TQ được thế giới ca ngợi rộng khắp là vì TQ có túi tiền cộm – dự trử ngoại tệ. Tiền này tuy không phải là tài sản thực của chính phủ, mà là tiền từ ngân hàng TW lợi dụng chế độ quản lý ngoại hối để “mượn về” từ đủ loại cơ cấu có ngoại tệ ở TQ. Với thời gian “mượn dùng” dài và giá rẻ, nên ai cũng nghĩ đó là tài sản của chính phủ TQ, cũng là tài sản của nhân dân TQ. Nên phía bên “mượn” quá lạc quan với tình hình, ra sức lấy để “cứu thị”, coi đó là bản lĩnh của người cầm quyền, lúc gặp nguy, và không còn làm theo qui luật thị trường nữa, mà càng áp dụng “hành động tập thể”, nào dùng cả tiền của các cụ nghỉ hưu, nào đưa dự trử USD ra bán, nào bằng biện pháp hành chính khổng chế tiền chảy ra ngoài, v.v…
Với tình hình bình thường, lượng giao dịch 10 tỷ usd/ ngày, tháng 6/2014 còn 3990 tỷ usd dự trử, tháng 7/2015 còn 3690 tỷ usd. Sau ngày 11/8/2015 (sau vụ nổ Thiên Tân) lượng giao dịch 30 tỷ usd/ngày; 3 ngày cuối tháng 8 lên + 50 tỷ usd/ ngày. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, thì ngân hàng sẽ cạn, không còn lực “cứu thị”, bong bóng bất động sản vỡ, cho nên buộc phải bằng mọi giá – không theo qui luật thị trường nữa để cứu, KHÔNG ĐỂ TIỀN CHẢY RA NGOÀI, KHÔNG ĐỂ BONG BÓNG VỠ.
Tại sao, lại bất chấp qui luật thị trường như vậy ?
2) Phải xem xem thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các loại thị trường khác, thực chất là của ai ? sẽ rõ vấn đề.
Thời gian gần đây các báo chí vạch rõ tài sản của gia tộc không ít ủy viên thường vụ Bộ chính trị - hạt nhân quyền lực của đảng CSTQ, ít nhất cả chục tỷ, thậm chí cả trăm tỷ nhân dân tệ.
Như Giang Trạch Dân, con trai lớn là Giang Cẩm Hằng, năm 1994 dùng tiền “vay ngân hàng” chỉ mấy triệu nhân dân tệ mua lại Công ty liên hợp đầu tư Thượng Hải của Ban Kinh tế thành ủy Thượng Hải với giá trị cả trăm triệu nhân dân tệ. Chỉ trong mấy năm Hằng đã xây dựng thành vương quốc điện tín đồ sộ, khổng chế trên 10 doanh nghiệp điện tín Thượng hải, mạng hữu tuyến Thượng Hải, mạng viễn thông TQ mà vỏ là xí nghiệp quốc hữu, ruột là của tư nhân Cẩm Hằng. Con trai thứ của Giang là Giang Cẩm Khang nắm ngành xây dựng thành phố và nông thôn Thượng Hải.
Tăng Khánh Hồng, thống kê chưa đầy đủ, tài sản nhà đất và tiền bạc ở trong nước và ở Hồng Kông, Ma Cao, Úc, Tân Tây Lan,, Anh trên 20 tỷ nhân dân tệ.
Lưu Vân Sơn, có đến mấy trăm tỷ, không thua Chu Vĩnh Khang, không chỉ ở Bắc Kinh, mà còn ở quê hương Nội Mông, khổng chế các mỏ khoáng sản quan trọng ở Nội Mông. Con trai lớn Lưu Lạc Phi, con trai út Lưu Lạc Đình cũng đều nắm một số ngành kinh tế quan trọng.
Lý Trường Xuân, con gái là Lý Đồng nắm lĩnh vực ngân hàng với 20 tỷ nhân dân tệ.
Ngô Quan Chính, gia sản cũng cả chục tỷ nhân dân tệ.
 Không dừng lại ở đó, mà thế hệ hai còn kinh khủng hơn, chúng kết hợp thành từng liên minh mới “3 công tử”, như :
Triệu Tấn, 42 tuổi, người Nam Kinh, trong tay có 10 tỷ nhân dân tệ, khởi nghiệp từ kinh doanh nhà đất ở Nam Kinh, rồi phát triển đến Thiên Tân, Tế Nam, kết giao với các yếu nhân cao cấp khắp nước.
 Trong giới Quan – Thương hình thành mối quan hệ tham nhũng, ngoài thế hệ cha chú, liên minh của thế hệ hai cũng không kém cạnh, cũng không là cá biệt :
Châu Tân conChâu Vĩnh Khang (Bộ trưởng Công an), Quách Liên Tinh con Quách Vĩnh Tường(Chủ tịch Liên hiệp hội Văn hóa) với Tưởng Phong con Tưởng Khiết Mẫn (Chủ nhiệm Ủy ban Quốc tư, Quốc Vụ Viện) kết minh với nhau, lợi dụng quyền lực cha vào kinh doanh thị trường.
Triệu Tấn con Triệu Thiếu Lân (Ủy viên thường vụ, Chánh văn phòng tỉnh ủy Giang Tô), với Châu Thanh, con Châu Bản Thuận (Bí thư tỉnh Hà Bắc) với Hồ Hùng Kiệt con Hồ Bưu (Phó Bí thư tỉnh, Phó Chủ tịch Chính Hiệp tỉnh Hồ Nam) 
N ăm 1999, do tầng quan hệ của thế hệ cha (Bản Thuận + Hồ Bưu), Châu Thanh lúc đó mới 19 tuổi, nhanh chóng kết thân với Hồ Hùng Kiệt lớn hơn Châu Thanh 10 tuổi.
Sau năm 2001, bắt đầu kinh doanh nhà đất, có hơn 20 chi nhánh dưới trướng, ngoài lĩnh vực nhà đất, còn có đầu tư, ô tô, bệnh viện, vật tư, chất đốt …
Được Hùng Kiệt bồi dưỡng dẫn dắt, Châu Thanh bắt đầu đi vào con đường buôn bán. Sau đó hai người, nhờ vào thế hệ cha, dấn thân vào các công trình xây dựng, cải tạo nhà cũ thành phố Trường Sa, và tự khoe là nếu không có hai chúng tôi, thì Trường Sa không thể làm được việc gì nên.
Năm 2007, Triệu Tấn nhập vào giây này. Châu Thanh nhảy vào buôn ô tô. Vợ Bản Thuận (Đoạn Nhạn Thu – Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư) rất thích Triệu Tấn, nên đã nói, tôi đẻ ra chỉ một con trai, nay lại được hai trai (Châu Thanh + Triệu Tấn).
Sau khi Triệu Tấn bị bắt đưa đi, Châu Thanh chạy khắp để cứu Tấn, nhờ cha là Triệu Bản Thuận. Lúc này Vĩnh Khang đã bị bắt, Bản Thuận không dám làm gì, nhưng cũng không ngăn chặn con trai. Ngày 24/7/2015, hai vợ chồng Bản Thuận bị điều tra.
Trong giây Triệu Tấn còn có cha mình (Triệu Thiếu Lân); Hà Gia Thành (Vụ phó, Học viện Hành chính quốc gia),Vương Mẫn (Thường vụ tỉnh ủy Sơn Đông), Dương Vệ Trạch (Thường vụ tỉnh ủy Giang Tô, Bí thư thành phố Nam Kinh), Võ Trường Thuận (Phó chủ tịch Chính hiệp Thiên Tân, Cục trưởng Công an Thiên Tân).
Triệu Tấn là nòng cốt của giây. Một trong thủ đoạn mà Tấn kéo được cả thế hệ 1 và thế hệ 2 cùng sa ngã là gái. Tấn đã thành lập Hội sở ở Bắc Kinh, chuyên cung cấp gái ngoại tỉnh chiêu đãi cho cả cao quan hiển quí, cho cả hỗn quan các nơi đến, và đều bí mật ghi âm, ghi hình về mọi hành vi của các cao quan hiển quí, để khổng chế các vị trong tay mình.
 Ngày 18/12/2014, Vương Mẫn bị ngã là do UB kiểm tra kỷ luật TW có được băng ghi hình ở Hội sở của Tấn ghi lại.
Tiếp sau thời gian đó đến nay, thỉnh thoảng ta lại thấy một vài cao quan bị điều tra, là do UB Kiểm tra kỷ luật đã có trong tay danh sách dài các cao quan mà băng ghi hình ghi lại, nhưng không đưa ra một lúc, mà đưa dần, để khỏi gây sốc với xã hội. Trong đó phần lớn đều là người của Giang Trạch Dân.
Còn nhiều giây mới “ba công tử”, chứ không chỉ hai giây kể trên. Giây con Giang Trạch Dân nắm Điện tử, Thông tin; Giây con Châu Vĩnh Khang nắm dầu lửa; Giây Tăng Khánh Hồng nắm xăng dầu, công nghiệp hóa chất, năng lượng;; giây Lưu Vân Sơn nắm kim dung; giây Ngô Quan Căn, Lý Tường Xuân nắm xí nghiệp quốc hữu; … Qua đây để thấy, tại sao không thể giải quyết được bong bóng nhà đất, chứng khoán, và càng thấy rõ mối quan hệ “quan - thương”, “chính trị-kinh tế”, “quyền lực – lợi ích nhóm” ở đây khác hẳn ở các nơi khác ở chỗ không phải là “hai nhà”, “nhiều nhà” với nhau, mà là “một nhà”, mà là quan hệ “ruột thịt, máu thịt”, nên phải bằng mọi giá, sống chết phải bảo vệ đến cùng. Qua đây càng thấy rõ một thách thức không nhẹ tay chút nào đối với Tập Cận Bình trong giải quyết vấn đề kinh tế chính trị, quyền lực lợi ích nhóm quện chặt với nhau này trước mắt và thời gian tới.
Chính vì vậy mà trong một cuộc họp Thường vụ Bộ chính trị mở rộng gần đây, Tập Cận Bình đã đọc một bản dự thảo (do Tập và Lý Khắc Cường soạn thảo trước) đề cập về chống tham nhũng từ chỗ dùng chữ “cuộc đấu tranh” trước đây chuyển thành “cuộc chiến tranh”, vì chống tham nhũng là phải đánh hổ, không đánh hổ, thì không thể chống tham nhũng; đồng thời phải định vị hổ lớn, hổ già, là phải nâng cấp hổ lên cấp Thường vụ Bộ chính trị. Đụng đến cấp Thường vụ BCT, lại phải được tước thẻ “kim bài miễn chết” đã ban cho các ủy viên Thường vụ BCT trước đây. (Đại hội XV, qui định nội bộ là “ủy viên thường vụ BCT không được lập án điều tra.”) Qui định này là  cấp Đại Hội (15) quyết định, theo nguyên tắc thì phải do cấp Đại hội quyết định hủy. Thực tiễn không thể chờ đến Đại hội 19, nên TCB vẫn quyết theo đề nghị của nhiều ủy viên BCT, và ngày 26/6/2015 đã thông qua qui định về “cán bộ có thể lên có thể xuống” làm cơ sở thực hiện.
Qui định này, có tờ báo bình luận, đây là một bước ngoặt lớn trong công tác cán bộ của đảng CSTQ. Quá trình từ thời Mao đến nay, đụng đến nhân vật tầng đỉnh đã diễn ra : Thời Mao : Cao Cương, Lưu Thiếy Kỳ, Lâm Bưu; Thời Đặng : Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương; Thời Giang : Trần Hy Đồng; Thời Hồ : Trần Lương Vụ, Bạc Hy Lai. Không kể thời hỗn loạn “Văn cách”, thì năm 1954 : Cao Cương; năm 1995 : Trần Hy Đồng; Năm 2006 : Trần Lương Vụ với Bạc Hy Lai, Châu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng  gần đây đều là UV Bộ chính trị ngã ngựa. Trong 2 năm vừa qua dưới thời Tập, số UV BCT bị xử lý chiếm một nửa trong số UVBCT bị xử lý từ trước đến nay. Không những thế, mà còn xóa bỏ mô thức “hình bất thượng thường ủy” (không dùng hình sự với cấp thường vụ BCT, chỉ dùng hình thức hạ chức trong nội bộ). Cho nên trong vụ Chu Vĩnh Khang, Giang đã đề nghị thực hiện mô thức này từ trước đến nay. Nhưng Tập Cận Bình đã từ chối và sửa lại là “hình thượng thường ủy”, “thượng bất phong đỉnh” (không xử lý nội bộ, mà đưa hình sự lên cả cấp ủy viên thường vụ; phía trên là không đóng trần, tức không có giới hạn trên.)
Một câu hỏi tiếp, tại sao lại có nhiều ủy viên BCT, thường vụ BCT lại dính vào ? Bản chất vấn đề ở đây, lại không phải ở cái chức danh UV BCT hay Thường vụ BCT, mà là ở tại sao những người này lại được khoác lên cái chức danh cao quí đó ? Ai khoác chiếc áo cao đẹp đó lên cho họ ?
Từ con đường đi lên của Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ là có thể hình dung ra những người khác.
Lưu Vân Sơn, con một gia đình nông dân bình thường ở Nội Mông Cổ, sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, thời gian dài làm thầy giáo dạy học ở quê Nội Mông Cổ. Thời “công xã nhân dân” (thập kỷ 60, 70/XX) xuống công xã lao động, sau làm cán bộ tuyên truyền của cấp ủy xã. Tiếp theo làm phóng viên tổ Nông Mục của phân xã Nội Mông thuộc Tân Hoa xã. Từ đó đi dần lên Phó ban rồi Trưởng ban Tuyên giáo TW, rồi tiến lên cấp cao hơn là ủy viên thường vụ BCT. Giai đoạn đầu là tự phấn đấu và tiến thân theo yêu cầu  công việc của thực tiễn, lúc đó chẳng có ai thân cận để nhờ cậy chống lưng. Nhưng khi lên cơ quan TW, đúng lúc (năm 1999) Giang Trạch Dân đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống “pháp luân công”, cần đến bộ máy tuyên truyền. Lưu Vân Sơn nắm lấy cơ hội, dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân, Lưu Vân Sơn thành lập Tiểu tổ lãnh đạo xử lý vấn đề pháp luân công (Văn phòng 610 thuộc Tiểu tổ này, do Lưu Vân Sơn lãnh đạo, có trách nhiệm tuyên truyền, đi sâu phê phán, vạch tội pháp luân công, tạo cơ sở cho đàn áp, bức hại pháp luân công). Từ đây Lưu Vân Sơn gắn chặt với Giang Trạch Dân. Đến Đại Hội XVI (2002), để tăng sức ép với pháp luân công, Giang đề nghị đưa Trưởng ban tuyên giáo lúc đó là Lý Trường Xuân vào diện ủy viên thường vụ BCT; còn Lưu Vân Sơn có công đánh pháp luân công được đưa lên Trưởng ban Tuyên giáo cho đến năm 2012. Đến Đại Hội XVIII, Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ vào được Thường vụ BCT cũng do Giang Trạch Dân gây sức ép uy hiếp Hồ Cẩm Đào mà có được. Năm 1999, Giang Trạch Dân chính thức phát động bức hại pháp luân công, gặp phản đối mạnh trong nội bộ tầng cao. Giang Trạch Dân lôi kéo thân tín trong BCT, đồng thời thực hiện chính sách đề bạt khen thưởng quan chức có thành tích bức hại pháp luân công, để tập hợp lực lượng.
Biện pháp Giang áp dụng là lấy tham nhũng để trị quốc. Ai nghe theo đàn áp pháp luân công, là người tốt, không những được tùy ý tham nhũng, thậm chí còn được đề bạt. Trong tình hình chính trị lúc đó, Trung Quốc xuất hiện một loạt quan chức cơ hội, vốn không có nhân vật chính trị nào đứng đằng sau chống lưng cho, muốn thăng quan phát tài, để có quyền lực, có lợi ích, là chỉ có dựa vào bức hại pháp luân công của Giang mà leo lên cao, và hình thành tập đoàn Giang Trạch Dân. Tập đoàn này nắm chặt mạch máu kinh tế, đào khoét quốc khố, cuỗm đi tài sản quốc hữu, và họ cũng diễn biến thành băng nhóm nợ máu của tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân và bức hại Pháp luân công. Những người gọi là ủy viên BCT, ủy viên Thường vụ BCT, thực chất là vậy. Theo số liệu báo chí đưa ra, 16 năm từ 1999 ~ 2015 đã có trên 177.000 người pháp luân công bị hại.
Với chính sách lôi kéo quan chức vào con đường bức hại pháp luân công, đã lũng đoạn, phá vỡ con đường cán bộ đúng đắn của đảng CSTQ, không chỉ ở tầng cao mà trong toàn hệ thống, đến tận địa phương, các lĩnh vực quan trọng về kinh tế quốc hữu, các lĩnh vực kinh tế then chốt, về quân đội, an ninh, về lĩnh vực tuyên truyền, v.v… Từ đó đang đặt ra cho Tập một thách thức lớn là không thể trong thời gian ngắn loại bỏ hết đường giây của Giang, tuy vừa qua đã hạ được trên 100 cao quan đảng chính quyền, không chỉ vì hệ thống cài cắm sâu rộng của Giang, mà còn là vì lực lượng của Tập chưa thể đủ kịp để lấp vào các vị trí hổ lớn, hổ vừa, hổ nhỏ đã bị đánh ngã.
3) Tâm trạng lo lắng “nguy cơ vong đảng” ngày càng nổi rõ.
      - Tình hình “tam thoái” (3 ra - ra đảng, ra đoàn, ra đội) ngày càng tăng. Theo số liệu báo chí đưa ra, đến nay có trên 210 triệu người đã “3 ra” , trong đó có khoảng 21 triệu đảng viên (+ 23% tổng số đảng viên). Tình hình vẫn đang tiếp tục, ước tính mỗi ngày ít nhất có 3 triệu người “3 ra”.
      - Báo chí Hồng Kông đưa : 90% ủy viên TW đảng CSTQ có người thân  di dân ra nước ngoài, quan chức luôn sẵn sàng có dịp là “nhảy thuyền”. Năm 2014, Ban Tổ chức TW phát hiện có trên 3.200 cán bộ cấp vụ phó là “lõa quan” (là từ chỉ cán bộ đưa vợ con, tài sản chuyển ra nước ngoài ở lâu dài, một mình ở lại trong nước, khi có động, có dịp là “nhảy thuyền” đi). Như Quảng Đông có 2190 người, trong đó cấp Ty, Sở 22 người, cấp vụ 301 người. Ngày 16/5/2015, Trưởng ban Tuyên giáo Giang Tô – Vương Yến Văn bày tỏ trên mạng, thừa nhận trong quan trường có tình trạng “thân tại Tào, tâm tại Hán”. Báo cáo điều tra giám sát quản lý “lõa quan” xác nhận có 38,9% công chức thừa nhận vợ có quốc tịch nước ngoài hoặc có quyền cư trú dài hạn ở nước ngoài. Có + 8 triệu người trong đó, đã có quốc tịch nước ngoài, nhưng dấu, vẫn giữ thẻ công dân TQ để hưởng chế độ phúc lợi và lương hưu. Bà Hylary trong một lẫn diễn giảng ở Đại học Ha-Vớt, khi nói về tình hình xin di dân đã nêu, có 90% người nhà cao quan và 80% người nhà phú hào Trung quốc xin di dân, muốn di dân.
      - Ngày 13/9/2015, một bản tin, đưa kết quả trắc nghiệm dân ý của CNR :
Theo thống kê, TQ hiện có trên 1 triệu phú ông, với mức phú trên 1 triệu usd/người. Tổng tài sản của họ là 16.000 tỷ usd. 61% phú ông trong hai năm tới sẽ chạy ra ngoài đầu tư, chủ yếu là đầu tư vào Mỹ. Hiện tài sản của họ ở nước ngoài là + 30%.
      - Sau vụ nổ Thiên Tân đang tạo ra một quả bom khác đang uy hiếp Bắc Kinh. Đó là, vụ nổ đã làm 17.000 hộ xung quanh bị ảnh hưởng, hư hại nhà cửa. Trong đó phần lớn là hộ trung sản, đã mất hết không chỉ về vật chất, mà còn quan trọng hơn là mất đi điều kiện, môi trường sinh sống, phương thức sống, làm việc của tầng lớp trung sản. (Năm 2010, Forbes đưa ra định nghĩa tầng lớp trung sản của TQ :sống ở thành phố, 25 ~ 45 tuổi, có học vị đại học trở lên, nhân sĩ chuyên môn, thu nhập từ 10.000 ~ 60.000usd). Với tiêu chuẩn này, ước tính có khoảng 140 triệu trung sản = +10% dân số. Đang với cuộc sống yên lành, thì sau một đêm tan hoang mất sạch là một chấn động lớn, nặng nề đối với họ. Nhưng sau đó họ gào thét nhiều lần, nhiều ngày với chính quyền, nhưng chính quyền chẳng thèm để ý đến họ, đã gây sự phẫn nộ lớn của họ với chính quyền, đã đánh mất sự tin cậy của họ với chính quyền.
Tầng lớp trung sản, đại diện cho thành quả kinh tế nổi lên của TQ, nhưng khi họ bị tai họa, chính phủ không có sự quan tâm hỗ trợ họ. Chính là TQ đang tự tạo ra quả bom khác đang uy hiếp lại mình.
- Ngày 07/9/2015, có bài báo của tiến sĩ kinh tế Thê Trì nêu lên, sau 30 năm làm kinh tế chỉ để lại “4 cái không thấy”. Đó là :
Thứ nhất, không thấy con đường đưa TQ vào hàng ngũ với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong rất nhiều chuỗi sản nghiệp chỉ thấy sự tuần hoàn của bẫy trình độ thấp. Còn Nhật trước sau đã trải qua ngành dệt xuất khẩu,, công nghiệp điện tử xuất khẩu, công nghiệp ô tô xuất khẩu, v.v.. và đều để lại thương hiệu toàn thế giới biết, như Hội xã hộ lớn ngành dệt, thương hiệu các sản phẩm điện tử, thương hiệu ô tô , v.v… Còn TQ chỉ để lại sản năng quá thừa, cạnh tranh ác tính, giết phá xuất khẩu, với thương hiệu hàng xấu, hàng giả “made China”.
Thứ hai, không thấy lao động dư thừa yên ổn ở lại thành phố. Nhà máy đối với họ chỉ là nơi nghỉ tạm, thời gian ngắn. Họ không có hộ khẩu, không có chỗ cho con cái học, không có bảo hiểm, v.v… Hằng năm họ chỉ tích lũy được rất ít ỏi về tri thức và công nghệ. Khi nhà máy đóng cửa, họ chỉ biết lang thang, hoặc về quê cũ với hai bàn tay trắng. tình thế buộc họ không thể ở lại thành phố lâu dài với cung cách này và về quê cũng là con đường cùng.
Thứ ba, không thấy cục diện nông thôn TQ ra khỏi lạc hậu. Phần lớn thanh niên bỏ quê hương đi làm công xứ khác một cách vô định. Dù ở lại cũng không có cách gì xây dựng quê hương tốt lên, nhất là vùng trung và vùng phía tây.
 Thứ tư, không thấy cơ hội việc làm, cơ hội phát triển của các sản nghiệp TQ, mà chỉ thấy các sản nghiệp nước ngoài, họ làm ăn và chuyển lợi nhuận về nước họ, và để lại bao hậu quả về tổn thất môi trường, tài nguyên. 
Và nhiều dấu hiệu khác nữa, đều phản ánh tình trạng mất niềm tin vào đảng CSTQ, vào chính quyền TQ, từ tầng lớp quan chức, nhân viên, đến các phú ông, tầng lớp trung sản, đén lớp trẻ nông thôn.
Thực trạng này đã tác động đến tâm trạng lo lắng “nguy cơ vong đảng” của quan chức tầng cao của đảng, qua các phát biểu sau :
Vương Kỳ Sơn, tại cuộc “đối thoại đảng CSTQ với thế giới 2015” ngày 09/9/2015, khi trả lời về tính hợp pháp của đảng CSTQ, Vương Kỳ Sơn đã nói “ … đảng CSTQ có thể đang đối mặt với sự chảy mất và khô cạn nguồn lưc tính hợp pháp cầm quyền, dẫn đến mất vị trí cầm quyền…” Đây là vấn đề đã đến lúc không nói ra không được.
Ngày 25/8/2014, tại Hội nghị Thường vụ BCT, Vương Kỳ Sơn nói vo “… cần ngăn ngừa đảng tự sụp đổ …”
Lưu Á Châu, trong cuốn sách “Tinh thần” vừa đưa ra hồi tháng 8/2015, đã nêu “Trung Cộng sẽ sụp đổ do nguy cơ về tam quân.” Không chỉ nguy cơ về cơ cấu, chất lượng, bản lĩnh, trang bị, v.v. . . đều lạc hậu, sa sút, mà là  (Trong bài báo đăng trên báo “Quân Giải phóng” ngày 15/5 và 21/5/2015, Lưu Á Châu viết) : “khi mà tướng lĩnh cấp cao ngã vào đồng tiền và đũng quần mỹ nữ, thì dù có trang bị tiên tiến đến mấy cũng không thể thắng trận…”; “một quân đội tràn lan giao dịch quyền – tiền, làm thế nào bảo đảm được tương lai của đất nước và dân tộc…”
Tập Cận Bình, nhiều lần đề cập “nguy cơ vong đảng”. Nguy cơ này ngay từ tháng 8/2004, Hồ Cẩm Đào đã đưa ra cảnh báo do tham nhũng, nhưng không giải quyết được mà ngày càng tăng nặng, dẫn đến nguy cơ toàn diện cả chính trị, xã hội.
Tháng 3/2013, tại Hội nghị thường vụ BCT mở rộng, Tập Cận Bình cảnh báo năm nay và năm sau (tức 2014) là đảng đối mặt với vấn đề then chốt sinh tử tồn vong, và nêu ra ở một số địa phương dân oán giận đã lên đến điểm sôi, đã đến điểm giới hạn. Sau đó Tập cảnh báo tiếp “đánh mất lòng người sẽ mất đảng.” Trong cuộc sinh hoạt mở rộng thường vụ BCT (tháng 6/2015) đã liệt kê ra 6 nguy cơ lớn “vong đảng” thể hiện trên các mặt chính trị, kinh tế,, xã hội, tín ngưỡng, tiền đồ, v.v… và chỉ ra nguy cơ cục bộ về chính trị. xã hội đã lâm vào tình thế bột phát, lan tỏa, ác tính hóa. Tại Hội nghị, Tập Cận Bình còn nói “đối mặt với sự thật gay go, thừa nhận cái thực tế là đảng đã biến chất đi đến nguy cơ mất đảng”.  
Tại Hội nghị Bắc Đới Hà thượng tuần tháng 8/2015, đã tổ chức cuộc tọa đàm với cán bộ cao cấp nghỉ hưu, các Cụ đau xót nói lên “trong đảng tham nhũng, dân oán dân giận”, khi nói tới đảng đang gặp “nguy cơ mất đảng”, các Cụ đã khóc, nhiều lần Hội nghị ngắt quảng. Nhiều năm nay dân chúng triển khai phong trào ra khỏi các tổ chức của đảng, đã làm chao đảo gốc rễ tồn tại của chính quyền, của đảng. Lãnh đạo đảng CSTQ ngày càng cảm nhận rõ “nguy cơ vong đảng” hơn bao giờ hết.
Một số báo chí nước ngoài bình luận, việc chuyển giao thế hệ lãnh đạo hiện nay, cũng như các thế hệ lãnh đạo trước đều không thể ổn thỏa với nhau, mà thường là đấu đá nhau, chia rẽ nhau, đạp lên đầu nhau để lên như các triều đại phong kiến trước đây. Phải chăng đây cũng là một trong đặc trưng nền chính trị TQ đương đại ?
      II. Tình hình quân sự.
Tình hình quân sự Trung Quốc gần đây chủ yếu là những vấn đề nổi rõ lên qua cuộc Duyệt binh ngày 03/9 vừa rồi mà báo chí chính thống và phi chính thống, trong Trung Quốc và ngoài Trung quốc quan tâm và phân tích.
1) Để hiểu rõ tại sao có cuộc duyệt binh này và nhằm đạt mục đích gì ? Có thể từ mấy bối cảnh để xem xét :
Thứ nhất là Tập Cận Bình đã thay đổi đường lối, chính sách của Đặng như phần trên đã nêu đang đi vào thực tế ;
Thứ hai, Tập sau khi lên nắm quyền (ngày 14/11/2012 – ngày bế mạc ĐH 18) là đối mặt ngay với vấn đề tham nhũng nặng nề của những nhóm lợi ích có ngay sừng sọ, ngay trong tầng cao của đảng, nhà nước, quân đội. Tập đã tiến hành một cuộc “đánh hổ diệt ruồi” quyết liệt, và cũng gặp sự chống trả cũng không kém quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn, như gây ra các vụ chém giết, gây nổ ở một số nơi gây rối loạn an ninh xã hội, kể cả đến thủ đoạn gây thương tích, ám sát, hoặc như cuộc “chính biến kinh tế ” đang diễn ra quyết liệt hiện nay đã được định tính. Theo báo chí Hồng Kông, Tập đã bị 6 lần đối thủ thuê hung thủ ám sát, chưa kể hai lần có kế hoạch chính biến lật Tập. Hoặc (theo Thông báo của TW đảng TQ) Vương Kỳ Sơn và cán bộ Ban kiểm tra kỷ luật TW từ năm 2013 đến nay đã bị trên 40 lần tập kích, ám sát, trong đó Vương Kỳ Sơn trên 12 lần. Báo “Động hướng” Hồng Kông nêu, từ tháng 9/2013 đến cuối tháng 3/2015 có gần 60 cán bộ Ban Kiểm tra Kỷ luật TW, Địa phương và trên 30 cán bộ Ủy ban Giám sát bị ám sát hoặc mất tích. Ngày 13/9/2015 vừa rồi, Thời Hy Bình - Phó Tổ Tuần tra TW cũng đang bị mất tích. Có nhiều dư luận cho rằng đứng đằng sau chính là thế lực Giang Trạch Dân. Đến nay, tuy tình hình cơ bản đã nắm trong tay Tập, sau khi đã hạ được các hổ lớn Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và mấy chục cao quan mấy trăm trung quan. Thế trận cả về chính trị và quân sự đang ngã dần về phía Tập. (Tháng 4/2015 đã thành lập “Văn phòng lãnh đạo công tác đặc biệt chống bạo lực, ám sát”. Dưới thiết lập hai Tổ chuyên án đặc biệt 2014 -1 và 2014 -02. Tổ 01, có trách nhiệm truy tìm sự kiện sau khi Vương Kỳ Sơn bị các lần ám sát. Tổ 02, có trách nhiệm trinh sát kiểm tra các loại uy hiếp tính mạng các thành viên lãnh đạo đảng, nhà nước TW, nhận kiểm tra các gọi bưu phẩm (vàng, tiền mặt) gửi đến. Tháng 7/2015, thành lập “Kho Trí tuệ an toàn quốc gia” do Lưu Á Châu nắm, để chặn lại Lưu Vân Sơn chọi lại Tập. Vừa qua đa thay đổi nhân sự Cục cảnh vệ bảo vệ Tập.)
Thứ ba, để thực hiện đường lối đối ngoại của mình, là phải vươn ra ngoài, đang gặp phải lực cản của các nước về biển Đông bắc với Nhật, về biển Đông với các nước Asean, với Mỹ và các nước khác, cần có hình thức phô trương thực lực của mình với thiên hạ.
Thứ tư, nhiệm kỳ thứ nhất không còn nhiều, nhiệm kỳ hai cũng đến gần, cần đưa ra thông điệp với thiên hạ, vị trí của Tập đã vững, có thể nói là thời đại của Tập đă bắt đầu.
Từ bối cảnh đó, nên không thể để gắn với duyệt bình ngày lễ Quốc khánh, vì năm nay không phải là năm chẵn, nhưng lại là năm chẵn 70 năm chiến thắng chống Nhật, lại có ý nghĩa quốc tế rộng hơn là ngày quốc khánh chỉ có ý nghĩa trong nước, nên đã quyết định tổ chức lễ duyệt binh này, như báo Nhân dân nhật báo tháng 01/2015 đã đưa tin liên quan đến cuộc duyệt binh với mấy mục đích lớn : cảnh báo Nhật và tham nhũng trong nước; phô ra thực lực quân sự TQ để tăng lòng tin, lòng tự hào nhân dân trong nước đối với quân đội lớn mạnh; cần tạo ra một sự kiện để chấn hưng tinh thần, tăng sức qui tụ đối với Tập sau hai năm diệt hổ có thành quả lớn; là giương ra con dao thứ 3 (quân đội) với hai con dao Tập đã nắm (ủy ban kỷ luật TW và hệ thống chính pháp) thành một hợp lực có thể để Tập giữ vững ổn định đại cục, tiếp tục quét sạch tham nhũng, uy hiếp thế lực chống trả, tạo cơ sở vững chắc cho thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”.
Thiếu tướng La Viện, Phó Hội trưởng, Thường vụ Hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc nêu ra yêu cầu “về hình thức tổ chức trước Thiên An môn, phải như Normandie ở Pháp, Hồng trường ở Mascơva ở Nga, hợp thành 3 địa điểm lớn tổ chức kỷ niệm thắng lợi chiến thắng phát xít của thế giới, thể hiện cho được ý nghĩa sâu xa là giương cao quốc uy, chấn hưng lòng dân, nâng cao sĩ khí, an ủi tiên liệt, uy hiếp tà yêu, liên kết hữu nhân, thúc đẩy hòa bình.”
Đây là lần thứ 15 duyệt binh, 14 lần trước là duyệt binh Quốc khánh; tại lễ duyệt binh này, Tập tuyên bố cắt giảm 30 vạn quân, là lần giảm quân thứ 11, lần cắt giảm nhiều nhất là lần năm 1985 thời Đặng Tiểu Bình, giảm 1 triệu quân. Qui mô binh lực duyệt binh lần này là 120.000 người, có thêm binh chủng mới tham gia và qui mô lớn hơn trước, kèm theo là đưa ra nhiều trang bị mới, trang bị chủ chiến mới, loại hình máy bay mới. Một số nước đưa quân đội đến tham gia duyệt binh.
Sau duyệt binh có một số bình luận như :
Trương Lập Phàm – nhà Sử học Trung Quốc nhận xét, trong phát biểu của Tập là muốn tạo dựng hình ảnh lãnh tụ có quyền lực nhất TQ sau Mao, Đặng ;
Tờ Vệ Báo của Anh, và báo Nhật : Trung Quốc, Tập Cận Bình đưa ra giảm 30 vạn quân để chứng tỏ TQ là “TQ hòa bình”, không phải là “TQ uy hiếp”, nhằm xoa dịu dư luận, nhưng thực tế không phải vậy.
Giáo sư Ai-li-xơn, học viện chiến tranh Hải quân Mỹ : duyệt binh TQ, “đối nội là kích thích lòng yêu nước, đối ngoại là nhằm uy hiếp”.
Vương Khang, một học giả Trung quốc nêu : có hai trào lưu thế giới, một là Tự do, Hòa bình, Dân chủ, Nhân quyền; một nữa là Chuyên chế, Tập quyền, Bạo lực và Chiến tranh. Duyệt binh Bắc Kinh vừa là để hưởng ứng duyệt binh ngày 09/5/2015 của PuTin, vừa là thử hình thành mặt trận quốc tế chống Mỹ xem sao; đồng thời cường hóa liên minh Trung Nga, củng cố trục Mát-Bắc Kinh, ủng hộ ý đồ Putin dựng lại đế quốc Đại Nga, xây dựng liên minh Á Âu; cuối cùng dọa Nhật, thách thức Mỹ, xây dựng lại trật tự châu Á-Thái bình dương và tranh đoạt quyền chủ đạo thế giới thế kỷ 21 sau chiến tranh thế giới II.
Có bình luận về việc giảm 30 vạn quân và cải cách quân đội là một đòn kết hợp loại bỏ sạch mọi giây rễ của Giang trong quân đội của Tập Cận Bình.
Một trang mạng của một dân mạng TQ nêu, từ năm 1949 đến nay, Nhật quan hệ với xung quanh là có tính xây dựng, cống hiến cho hòa bình, được nhân dân các nước xung quanh kính trọng và hoan nghênh. Riêng đối với TQ, từ 1979 đến nay, Nhật đã cho TQ vay viện trợ 26 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại 2,4 tỷ USD, nhưng nhà nước không hề cho dân biết, mà chỉ luôn kích động hận thù của thế hệ xa xưa, mà là của cả hai bên, chứ đâu phải chỉ do một bên, càng đâu phải bây giờ. Cho nên TQ không phải được người ta kinh trọng và hoan nghênh như Nhật.
Ngày 18/9/2015, Quân ủy TW họp trực tuyến tại Bắc Kinh để truyền đạt việc Chủ tịch Quân ủy TW Tập Cận Bình nghe báo cáo tổng kết duyệt binh 03/9 và ý kiến chỉ đạo.
Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn không thấy đến dự, không rõ lý do, trước và sau ngày 18/9 cũng không thấy có chương trình hoạt động gì, nên có nhiều xôn xao.
Phó Chủ tịch quân ủy – Phạm Trường Long dự và phát biểu ý kiến nhấn mạnh kiên quyết giữ vững chế độ trách nhiệm của Chủ tịch Quân ủy TW, tuân theo chỉ huy, triệt để loại bỏ ảnh hưởng vụ án Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu.
Phó Chủ tịch quân ủy – Hứa Kỳ Lương dự và phát biểu ý kiến, phải tuân theo chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận Bình, thúc đẩy cải cách quân đội.
Các Ủy viên quân ủy – Phòng Phong Huy, Trương Dương,, Triệu Khắc Thạch, Trương Hữu Hiệp, Ngô Thắng Lợi, Mã Hiểu Thiên, Ngụy Phong Hòa đều đến dự.
Thời gian gần đây, tầng cao quân đội liên tiếp bày tỏ ủng hộ Tập chống tham nhũng trong quân đội, các việc làm xóa ảnh hưởng của Giang, Quách, Từ trong quân đội.
Ngày 17/9/2015, Trương Dương, Chủ nhiệm Chính trị bộ, Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo giáo dục chỉnh cải toàn quân chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Tiểu tổ lãnh đạo này và phát biểu ý kiến nhấn mạnh phải quét sạch ảnh hưởng của vụ án Quách – Từ, cần nắm chặt, nắm sâu, dốc sức đào sâu tận rễ, kiểm tra phải thật nghiêm.
Ngày 25/8/2015, Hứa Kỳ Lượng tham dự cuộc hội thảo học thuật 70 năm thắng lợi kháng chiến và phát biểu ý kiến cần tăng cường huấn luyện, diễn luyện thực chiến hóa, “quyết không để mất nửa tấc cương thổ tổ tông để lại”, và bày tỏ phải “xóa sạch ảnh hưởng của Phó Chủ tịch quân ủy Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu để lại.” Sau đó nhiều báơ chí nêu lại câu nói của Kỳ Lượng với ý là chỉ Giang đã ký kết một số hiệp định mất đất, để tăng thêm tội khi xử Giang.
Báo “Động hướng” Hồng Kông, số tháng 9/ 2015 đưa tin, trước lễ “01/8” các Tư lệnh Tổng bộ chính trị, Tổng bộ tham mưu, Tổng bộ hậu cần, Tổng bộ trang bị, Tư lệnh Hải quân, Pháo II, Đại học Quốc phòng, Quân khu Bắc Kinh đều thực hiện xóa sạch dấu tích của Giang ở cổng, đại lễ đường, phong họp của cơ quan, đơn vị.
2) Đến nay chưa thấy công bố công khai phương án tổng thể cải cách quân đội, nhưng theo “Bác Văn xã” thỉ đã triển khai một số :
      - Ngày 10/9/2015, Quân ủy TW họp động viên giảm quân số, gồm người phụ trách chủ yếu của 4 Tổng bộ, các quân binh chủng, pháo binh II, cảnh sát vũ trang dự nghe  Báo cáo động viên giảm quân số của Chủ tịch Quân ủy TW Tập Cận Bình. Tại Hội nghị yêu cầu các tướng lĩnh bày tỏ thái độ.
      - Bắt đầu từ 14/9 các Phó Chủ tịch quân ủy Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng hcia nhau đi 7 Quân khu để giải thích công tác cải cách quân đội với tướng sĩ cấp dưới.
      - Ngày 14/9 hoàn thành Hội nghị động viên cải cách Viện trường quân đội do Thượng tướng Lưu Nguyên chủ trì. Có người phụ trách  chủ yếu của gần 150 Viện trường quân đội, người phụ trách chủ yếu Viện trường thuộc các binh chủng dự.
Tại Hội nghị tuyên bố, 150 Viện trường sẽ chỉnh hợp lại con 29 đơn vị thuộc các lĩnh vực liên quan mật thiết với quân đội, mà địa phương không thể thay thế, như Học viện sĩ quan, Học viên quân quan, Học viên tham mưu và chỉ huy, Học viện hậu cần, Học viện kỹ thuật công trình quân sự,, Học viện trang bị quân giới, Học viện pháo binh chiến lược; số còn lại là những Viện trường bồi dưỡng nhân viên quân dụng gồm y khoa, văn khoa, ngoại ngữ,, chính trị đều cắt giảm hoặc nhập và giao về địa phương. Đại học quốc phòng, Đại học công nghệ quốc phòng, Viện khoa học quân sự, Bảo tàng quân sự, Phòng hồ sơ quân giải phóng, Viên khoa học y học quân sự và các Viên nghiên cứu trang bị thuộc Tổng bộ cà cá binh chủng. Viện thiết kế công trình đều đưa về hệ thống hành chính quốc phòng. Toàn bộ nhân viên “văn chức hóa” không đưa vào biên chế quân đội. Nhưng Đại học quốc phòng vẫn đảm nhiệm nhiệm vụ bối dưỡng cán bộ cao cấp quân đội.
Do trường viện quân đội nhiều, đóng ở thành phố, chiếm nhiều đất, sẽ cắt lại cho địa phương với điều kiện địa phương nhận và bố trí công việc, thực hiện các chế độ đãi ngộ về lương, phúc lợi, nhà ở.. cho các nhân viên và các khoản nở của viện trường chuyển về địa phương nhận giải quyết.
      - Tiến hành cải cách cơ quan Bộ quốc phòng, với cái tên hiện có sẽ biến thành “thực thể hóa và bán hành chính hóa” do Quân ủy TW và Quốc vụ viện song trùng lãnh đạo. Đây là cơ quan được “mở rộng biên chế” trong cải cách quân đội lần này. Cấp tỉnh, thành phố do Quân khu, Bảo vệ khu, Cảnh bị khu, Quân phân khu, Bộ vũ trang nhân dân cải thành Ty (Sở, Cục) Quốc phòng, phụ trách công tác động viên quốc phòng, trưng tập binh lính, huấn luyện dân binh, phòng không nhân dân và quản lý bảo trì thiết bị quốc phòng, không đưa vào biên chế quân đội.
Bộ trưởng quốc phòng đương nhiệm Thường Vạn Toàn là người được Tập Cận Bình hết sức tin cậy và giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm cụ thể công tác tổ chức lại Bộ quốc phòng. Ông sinh tháng 01/1949, đến năm 2016 là 67 tuổi, đến tuổi nghỉ hưu, nên sau khi thực hiện cải cách quân đội sẽ nghỉ hưu. Người thay thế chưa hiện rõ. Vừa qua đồn đại Ông có liên quan đến Vụ án Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, nên “đang chờ điều tra” là không có cơ sở. Đó là thông tin của cơ quan tầng cao quân đội cho biết.
Trong quyển sách “Tinh thần” vừa ra trong tháng 8 vừa rồi của Lưu Á Châu đã đưa ra nhận định “các nước đều tăng mạnh quân sự, để lại thời gian không đủ cho quân đội Trung Quốc cải cách” với lập luận :
Trong tương lai, Trung quốc có thể sẽ đối mặt với 3 cuộc chiến tranh Eo biển Đài Loan, Trung Nhật, Biên giới Tân Cương, có khả năng trở thành chiến tranh lớn nhất. Trong đó xung đột với Đài Loan và biển Đông bắc đều dễ thành chiến tranh Trung Nhật, nếu thất bại, là một lần “chiến tranh Giáp Ngọ” nữa, và Trung Cộng sụp đỏ đã đành, Tân Cương, Tây tạng, Nội Mông sẽ tách khỏi Trung Quốc.
Kiểu chiến tranh tới sẽ là “khai chiến là quyết chiến”. Trung Quốc không thể là thù với Mỹ, nhưng quân đội lại nhất định phải lấy Mỹ là địch. Vì Mỹ về tư tưởng chiến tranh, lý luận, kỹ thuật, chiến thuật tác chiến đều thắng xa các nước khác, có thể đánh bại cả liên quân thế giới.
Từ lập luận đó, là phải gấp rút cải cách xây dựng hiện đại hóa quân đội Trung Quốc ngay từ bây giờ.
Tổng biên tập Tạp chí “Sự vụ Trung Quốc”, Ngũ Phàm cho rằng, Lưu Á Châu nói 3 cuộc chiến tranh này, thực chất quyền phát động đều ở trong tay Trung Cộng, vì xung quanh TQ không có một nước nào muốn khai chiến với TQ; cho dù “tái cân bằng chiến lược châu Á  Tháí bình dương” của Obama, cũng chỉ là ngăn ngừa sự khếch trương ra ngoài của TQ mà thôi.
Chiến tranh Eo biển Đài Loan nếu xảy ra, thì là TQ đánh sang, chứ không phải Đài Loan đánh tới. Chiến tranh Trung Nhật cũng vậy, chỉ là TQ muốn đánh Nhật, chứ Nhật không muốn đánh TQ. Biên giới Tân Cương là bộ đội TQ, cảnh sát TQ đi trấn áp dân Tân Cương, chứ không phải người dân tộc Tân Cương đi đánh Bắc Kinh.
Sở dĩ Lưu Á Châu nêu lên tính nguy hiểm của chiến tranh, vì ông ta thấy chiến tranh đối với TQ là rất nguy hiểm, dân sẽ nhân đó để lật chiốnh quyền Trung Cộng, quân đội nhân đó sẽ đứng lên khởi nghĩa. Vì hiện giờ Trung Cộng đang đứng trước khủng hoảng nghiêm trọng về nhiều mặt, mà trước nay chưa hề xẩy ra.
Còn việc cắt giảm 30 vạn quân lần này, Lý Thiện Giám – bình luận viên độc lập “vấn đề Trung Quốc” nói, riêng số sĩ quan sẽ giảm trên 50%, ít nhất có 170.000 sĩ quan từ trung úy đến đại tá sẽ phải giảm. Ở TQ tỷ lệ quan/binh so với các nước thế giới hết sức bất hợp lý. TQ là 1/1,47 coi như quan gần bằng lính; trong khi đó Mỹ : 1/17; Pháp : 1/32.
Từ đó đẻ ra vấn đề, toàn bộ cơ cấu quan liêu nổi rõ, nhất là quân đội còn nuôi lượng lớn đoàn văn công, thể dục thể thao mà lại đều biên chế sĩ quan, hưởng các chế độ sĩ quan, nhưng lại không biết bắn súng, đánh giặc. Vấn đề tham nhũng, dâm loạn trong quân đội cũng rất nghiêm trọng, lại đều có liên quan đến những đoàn văn công này.
TQ hiện có 7 đại quân khu, 18 tập đoàn quân, sẽ dẹp 2 quân khu, 3 tập đoàn quân. Lần giảm này không chỉ tính toán từ chiến lược quân sự, mà còn từ đấu tranh chính trị nội bộ Trung Cộng.
Quân khu Lan Châu là sào huyệt của Quách Bá Hùng; Quân khu Thành Đô cũng thế, là ổ của Bạc Hy Lai (đã tham gia kế hoạch chính biến bất thành).
Chống tham nhũng, mục tiêu chủ yếu là ở cấp Tập đoàn quân và Quân khu tỉnh, ở bộ phận hậu cần, mua sắm.
Mặt khác cải cách quân đội còn để tăng Hải, Không quân và Pháo II.
15 Tập đoàn quân sau cải cách, sẽ chiêu mộ thành viên Hải Không quân, tăng mạnh chỉ huy tác chiến liên hợp. Tập đoàn quân ở Quân khu Thẩm Dương trở thành Đội đột kích không quân; Hai Tập đoàn quân Nam Kinh, Tế Nam thành Đội Hải Lục chiến; Bắc Kinh vẫn giữ lại; Các khu Cảnh bị cấp Tỉnh Thành khác sẽ đóng cửa, ước giảm 50.000 người.
Sau cải cách, sẽ là hướng ra ngoài, nhất là Hải, Không quân. Đông bắc là căn cứ không quân; Nam Kinh là căn cứ Hải quân Lục chiến. Một là nhắm vào Eo biển Đài Loan, một là nhắm vào Biển Đông. Nhiệm vụ quan trọng của chiến khu Quảng Châu là phụ trách Biển Đông; Không quân Đông Bắc là nhắm vào Bắc Hàn, Nga, Nhật.
MMĐ
/Nguồn: Tổng hợp thông tin từ Mạng chính thống và phi chính thống ở TQ, tháng 8 và 9/2015/VHNA/
--------------

10 nhận xét:

  1. => Rồi cuối cùng,bị thế giới lên án,bao vậy và triệt ha (bên ngoài),nhân dân nổi loạn khắp nơi(bên trong) ,Tàu cộng tan rã,chia thành 5-7 nước như thời Xuân Thu chiến quốc,Tập cận Bình bị mổ lấy nội tạng sống,chúng đánh nhau chí chóe, dân chết như rạ,Tàu cộng chỉ còn 5-6 trăm triệu người thôi,chúng không còn sức để đưa quân đi xâm lăng nước khác // Kể từ đó VN thanh bình,Hoàng Sa & Trường Sa trở về với đất mẹ VN - nhân loại sống yên bình hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chờ đó thì còn lâu, tốt nhất là "giết bầy chó đê hèn của chúng" ở VN.

      Xóa
    2. Mổ lấy nội tạng của nó làm gì ? Cho chó ăn à ? Sợ rằng chó cũng chê.

      Xóa
  2. TQ đại loạn có thể đỏ xụp bất kỳ lúc nào. Bài viết còn chưa nêu các nguy cơ xụp đỏ về kinh tế-tài chính-bất động sản...cuối cùng với phương thức độc tài của Tập TQ sẽ xụp đổ nhanh hơn cả Liên xô, đừng vội chê Goocbachop, và VN cũng vậy. Vậy đâu còn đồng minh của bè lũ thân Tàu nữa đây? Đây là cơ hội nghìn năm thoát Tàu của người Việt ,sửa soạn xuống đường bà con ơi!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả gia đình tôi, và bạn bè chúng tôi đều đã sẵn sàng cho cuộc quyết chiến lịch sử cuối cùng: giải tán đảng csVN lưu manh và tàn bạo để thoát khỏi họa xâm lược của TQ và xây dựng một nước VN dân chủ tiến bộ.
      Dù bọn tay sai Tàu có đem hàng ngàn xe tăng và những phương tiên giết người ra thì cũng không thể hăm dọa được cơn sóng thần sắp nổ ra, chúng mưu toan vô ích: binh lính sẽ không thể bắn vào đồng bào mình để níu giữ một chế độ độc tài thối nát (tôi biết tâm lý phần lớn CBCS đều đã quá chán ngán cái đảng cướp csVN.) mà gậy ông sẽ đập vào lưng ông-đó là điều gần như chắc chắn.

      Xóa
  3. TQ không còn chế độ cộng sản sẽ có khả năng vươn lên đứng đầu thế giới. Còn VN "khó lường", theo kiểu nói của TTg VC.

    Trả lờiXóa
  4. Tàu cộng có thể sụp đổ, nhưng ta có thể bị cuốn vào những biến loạn đó.
    Vì đến bây giờ đất nước vẫn mất phương hướng, không có một chiến lược quốc gia nào cả. Lòng dân túy chán ghét chế độ nhưng chưa định hình được một chế độ chính trị mới, rất dễ bị cuốn theo những kẻ cơ hội gian hùng như trước đây

    Trả lờiXóa
  5. Nước ngoài đưa .quân đến đánh Trung Quôc thì khó,nôi bộ Trung Quôc nó đánh nhau gây nội chiến năm bè bảy phái thì sụp đổ mới nhanh

    Trả lờiXóa
  6. Trung cộng tan rã là nguyện vọng nóng bỏng của loài người vào thời điểm này !

    Trả lờiXóa
  7. Tác giả bị " vấp " ngay từ đầu , chiến tranh biên giới VN-TQ 79 là thời của thằng nào vậy mà " không vung kiếm "?. Cái thằng vung gươm chưa chắc đã nguy hiểm bằng cái thằng thủ gươm , chó không sủa mới là chó dữ ! Tập trẻ , sĩ diện , thích oai , muốn trở thành anh hùng dân tộc để sử sách lưu thơm tên tuổi . Vung gươm nhát khỉ , ngoài mấy con khỉ già xứ Vệ , có thằng quái nào nó sợ . Đó , Bắc Triều Tiên , nó khinh chú Tập ra mặt , giờ phải nịnh nó mà không thấy vung gươm , có mà bú chim trừ bữa cho Kim Jong Un ! Nỗi sợ hãi lớn nhất của con người là sự cô đơn , nên họ thường hay đánh tiếng để công đồng chú ý . Ngoài việc dùng tiền để mua tình bạn và phô diễn gân cốt ra , Tập cũng chỉ na ná như chó cắn hóng đêm khuya .

    Trả lờiXóa