Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Trung Quốc muốn giúp xây đường sắt: Quyền của Việt Nam

TS. Nguyễn Xuân Thủy - Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông đã chia sẻ quan điểm về việc Trung Quốc liên tiếp bày tỏ mong muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt.
Phải tính toán kỹ càng
- PV: Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xem xét tài trợ vốn nếu ngành giao thông Việt Nam có chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội. Trước đó, VN cũng đã đồng ý tiếp nhận 10 triệu nhân dân tệ do Trung Quốc tài trợ để nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Một dự án khác, Trung Quốc cũng đã từng đưa ra đề xuất muốn được xây dựng đó là tuyến đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh. Ông nhìn nhận và đánh giá ra sao về việc Trung Quốc muốn hỗ trợ Việt Nam xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt? Đây có phải là một cơ hội tốt cho Việt Nam hay không khi ngành đường sắt đang được đánh giá có tốc độ phát triển chậm và lạc hậu?
- TS. Nguyễn Xuân Thủy: Sự phát triển của đường sắt Việt Nam là một bài toán còn rất dài và nan giải, đó là một vấn đề phức tạp mà không thể giải quyết được.
Theo bình đồ vận tải hiện nay của nước ta, đường sắt vô cùng yếu kém, chỉ đảm đương 2 đến 5% lượng hành khách và hàng hóa trong cả nước, chủ yếu do đường bộ và đường biển quyết định.
Cho nên nếu như chúng ta đầu tư phát triển ngay các tuyến cao tốc đường sắt như là Sài Gòn – Lộc Ninh, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn thì đó là một vấn đề phải có một lộ trình dài, chứ không thể tiến hành làm ngay được.
Bên cạnh đó, chúng ta phải thấy rằng, Trung Quốc hiện nay đang muốn bao quát, chiếm hết các hợp đồng xây dựng đường sắt ở nhiều quốc gia trong đó có Lào, Thái Lan, Brazil và các nước châu Phi…Việt Nam là nước láng giềng cho nên Trung Quốc muốn chiếm các hợp đồng xây dựng nhiều tuyến phát triển, đó là điều đương nhiên.
Thế nhưng, theo tôi việc xây dựng phải được tính toán kỹ, kỹ nhất là giao lưu hàng hóa và hành khách giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu chưa hiệu quả thì phải xem xét lại, đến năm nào sẽ làm, chứ không thể được hỗ trợ nghiên cứu đề án là phải làm ngay.
Ở đây, Trung Quốc có quyền đề xuất, còn đồng ý hay không phải có cơ sở khoa học, cơ sở thiết kế. Trước đó, dự án xây dựng thành phố bên bờ sông Hồng của Hàn Quốc, với dự kiến tổng mức đầu tư hàng triệu USD nhưng cuối cùng không làm được bởi hiệu quả thấp.
Mặt khác, các tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn hay Hà Nội - Lào Cai, thì chủ yếu là giao lưu hàng hóa, hành khách với Trung Quốc, trong khi, đường bộ đã chiếm ưu thế với hàng loạt các tuyến đường cao tốc, nếu xây dựng thêm các tuyến đường sắt tốc độ cao thì có thừa hay không?
Trong khi, còn rất nhiều các dự án khác cần phải làm nhưng chưa có vốn đầu tư, nhất là các dự án giao thông đô thị ở Hà Nội, TPHCM để giải quyết ùn tắc giao thông. Nói ngay đến, một tuyến tàu điện ngầm cũng đã ngốn cả tỷ USD, Hà Nội phải có 10 tuyến tàu điện ngầm như thế, TPHCM phải có 15 tuyến tàu điện ngầm như vậy, trong khi khả năng đầu tư mới có 15-20%.
Để thấy, việc xây dựng hàng loạt các tuyến đường sắt tốc độ cao là viển vông, không thực tế, không hiệu quả, không khả thi.
Tôi nghĩ, chúng ta nên lui lại đến năm 2025 – 2030 thì hãy nghiên cứu các đề xuất này. Cho nên, đây cũng không phải cơ hội tốt để Việt Nam phát triển đường sắt, nó chỉ là bản dạo đầu, một bài toán rất dài mà chúng ta phải đưa lên bàn cân.
Phụ thuộc Trung Quốc?
- PV: Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2015, kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 12,44 tỷ USD trong khi nhập khẩu lên tới 36,72 tỷ USD. Trong khi mục tiêu của việc xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai là tăng cường khối lượng vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt thay vì đường bộ như hiện nay. Như vậy, nếu xây dựng những tuyến đường sắt này, thì sẽ có lợi cho ai? Chúng ta có nên vay vốn xây đường sắt rồi để cho đối tác được hưởng lợi hơn hay không?
- TS. Nguyễn Xuân Thủy: Nhập siêu của chúng ta với Trung Quốc hiện nay quá lớn, hàng hóa chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nhỏ lẻ, do ô tô vận chuyển.
Ai cũng biết là có đường sắt thì tốt hơn, nhưng nếu xây dựng một tuyến đường sắt hiện đại để vận chuyển lượng hàng hóa xuất khẩu ít, nhập siêu nhiều thì chưa nên làm.
Chúng ta nên thư thả, đợi đến năm 2015-2030 thì xây dựng, nếu làm trong thời điểm hiện tại thì sẽ giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Bởi vì, đặc thù của đường sắt là vận chuyển khối lượng lớn, để giảm giá thành, vì chi phí vận chuyển đường sắt đắt hơn đường bộ rất nhiều. Nhưng hàng hóa xuất sang Trung Quốc của chúng ta chỉ là sắn, gạo, hải sản, hoa quả, người đi lại rất ít, vậy thì liệu tiền của người dân bỏ ra để xây dựng có hiệu quả hay không?
Trong khi, chi phí xây dựng đường sắt cực kỳ đắt, cao gấp 3-4 lần đường bộ, cho nên giá thành đi đường sắt tốc độ cao cũng sẽ đắt hơn đường sắt thường, mà giá thành hiện nay vốn đã cao hơn đường bộ.
Biết rằng nếu xây dựng sẽ có lợi cho cả đôi bên, nhưng bỏ ra số tiền đầu tư vô cùng lớn, mà không biết đến bao giờ mới thu hồi được vốn. Các nhà lãnh đạo phải có kế hoạch chiến lược, nghiên cứu kỹ, vì người dân thì chỉ biết đơn thuần có thêm đường là tốt, nhưng hiệu quả kinh tế, tài chính thì phải là cơ quan quản lý.
Theo tôi, trước mắt cứ nâng cấp đường sắt Bắc – Nam, đây là tuyến đường huyết mạch trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt. Phải làm những cái chúng ta cần thực sự, không nên quan tâm đnn việc Trung Quốc hỗ trợ đầu tư ở đâu thì chúng ta làm ở đó, như vậy kết quả sẽ là sự manh mún, dàn trải của các dự án, không có hiệu quả.
Thậm chí, đây cũng có thể là mồi nhử ngọt ngào của Trung Quốc, để Việt Nam bị phụ thuộc nhiều hơn về lượng hàng hóa vì chúng ta nhập siêu là chính. Trung Quốc là nước luôn có sự tính toán khi đầu tư bất kỳ dự án nào, nếu như bản thân họ không có lợi thì khó có thể mời gọi đầu tư.
- PV: Thời gian qua, các chuyên gia cũng đã nói nhiều đến bài toán làm sao để kinh tế thoát Trung, nếu như Trung Quốc hỗ trợ xây dựng các tuyến đường sắt thì có làm tăng nguy cơ phụ thuộc của VN vào Trung Quốc hay không? Vì sao ạ?
- TS Nguyễn Xuân Thủy: Chuyện phụ thuộc vào Trung Quốc đó là điều tất yếu, kể cả họ có tài trợ không hoàn lại, hay cho chúng ta vay vốn ODA, tất cả đều là có đi có lại.
Nói ngay đến bài học nhãn tiền là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, cho đến nay đã đội vốn gấp đôi, chậm tiến độ cả năm trời, nhưng chúng ta không làm gì được nhà thầu Trung Quốc. Cũng chỉ vì hiện tại chúng ta đang vay tiền từ Ngân hàng Trung Quốc, có đội vốn cũng phải đợi họ phê duyệt, đó là một bài học nhãn tiền để chúng ta cân đo đong đếm.
Nghĩa là đầu tư có lợi thì họ mới làm, nói đơn giản họ đầu tư 10 thì phải được 12, hoặc 15. Cốt lõi vấn đề ở đây, đó là không phải cứ Trung Quốc hỗ trợ dự án nào là chúng ta phải làm dự án đó, nếu thấy cần thiết thực sự cho đất nước thì hãy làm.
 - Xin cảm ơn TS đã chia sẻ với Đất Việt!
Châu An/ĐVO
----------

12 nhận xét:


  1. Chứng khoán Thượng Hải rớt - 7% ngày thứ hai ...Chắc Bắc Kinh sắp cạn túi rồi ...lấy đâu các quan tham xứ Vệ bỏ túi bôi trơn



    Tuần đầu năm 2016 Chú Chệt bơm .. .. bơm 20 tỷ đô na



    https://images.hedgeye.com/media_assets/0067/7837/China_cartoon_07.07.2015_large.png

    Trấn an thị trường chứng khoán khỏi ngã
    Đầu năm Chú Chệt bơm .. .. bơm 20 tỷ đô na
    Chú Thoòng Tập đêm bơm .. .. bơm Bành Lệ Viện
    Ngày Tập Cận Bình bơm .. .. bơm tránh vỡ ra
    Nhân dân tệ thành Trung kim rồi hóa Tàu tệ


    http://static.guim.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2015/7/4/1436000045613/Cartoon-of-share-price-gr-009.jpg


    Chú Thoòng cả ngày lẫn đêm bơm .. .. bơm cô Xẩm
    Điều kỳ lạ lạ kỳ khi màn hình chứng khoán Thượng Hải
    Toàn chữ số chữ Tàu mầu đỏ là làm ăn tốt
    Khi màn hình toàn mầu xanh là làm ăn vỡ nợ
    Lúc đỏ Chú Thoòng - cô Xẩm tha hồ vui chơi
    Lúc xanh Chú Chệt - cô Xẩm tha hồ kêu giời


    Trấn an thị trường chứng khoán khỏi ngã
    Đầu năm Chú Chệt bơm .. .. bơm 20 tỷ đô na
    Chú Thoòng Tập đêm bơm .. .. bơm Bành Lệ Viện
    Ngày Tập Cận Bình bơm .. .. bơm tránh nổ tung ra


    TỶ LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  2. Dân lương thiệnlúc 04:48 6 tháng 1, 2016

    Giữa Hà Nội đã có một bài học ĐƯỜNG TRÊN CAO Hà Đông Cát Linh tổng chiều dài hơn 10Km mà đã bao nhiêu bài học đắt giá rồi.
    Thiết tưởng những người có trách nhiệm không lú lẫn để đẩy nhà nước và người dân vào chỗ chết????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chẳng thằng nào lú đâu, chẳng qua tq hối lộ giỏi không bao giờ tự phanh phui như quan toà úc nhật mĩ nên chúng tha hồ hối lộ, các chú cứ thích kí hợp đồng với tq là vậy

      Xóa
    2. "Trung Quốc muốn giúp xây đường sắt"?
      TQ muốn nhiều thứ?

      Xóa
  3. Âm mưu thâm độc của giặc Tàu Ô,tránh xa,tránh xa kẻo nguy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lạ quá ! Ông không có chân giò mà Bà cứ muốn thò chai rượu là sao ?

      Xóa
  4. Vẫn nhiều tên nhòm ngó khoản này lắm: kẻ muốn được Tập nâng đỡ trên chính trường , người muốn kiếm chác khi nguồn vốn đang cạn kiệt, có tay lại muốn cả hai! Giờ chuản bị đại hội 12 bố bảo chẳng tên nào le ve , nhưng sau ĐH yen ghế là đua nhau ngào zô khoản này ngay. Chỉ có từ bỏ ý thức hệ , xây dựng thể chế đa đảng ,tam quyền độc lập ...mới thoát Tầu được.

    Trả lờiXóa
  5. Xuất phát từ lợi ích đất nước cả trước mắt lẫn lâu dài,,xét về mọi mặt, nếu cho TQ xây dựng đường sắt Lạng sơn- Hà Nội , Lao cai -Hà nội đều rất mguy hiểm. Về kinh tế,tuyến đường sắt đó chỉ có lợi cho TQ; đặc biệt về quân sự, an ninh QF, xây mấy con đường đó chẳng khác nào thọc lưỡi dao vào Thủ đô. Nếu đi bằng đường bộ còn bị chậm ,thì quân đội, vũ khí chỏ bằng tầu hỏa thẳng xuống HN sẽ chỉ cần vài giờ! Ngủ một đêm, sáng hôm sau dân ta đã thấy quân Tầu đầy đường phố! Chỉ có kẻ rắp tâm bán nước mới ký cái hợp đồng này. Nói như ô Thủy là hợp lý. Hãy nâng cấp đường sắt Băc- Nam trước đã. CHưa và không cho TQ làm đường sắt đường bộ ở VN. Hãy mời Nhật Bản,Hàn Quốc vào làm là tốt nhất. Bà co cần theo dõi hế bọn nó định ký là phản đối ngay, kẻo muộn..

    Trả lờiXóa
  6. => Đừng tham ăn nghe con ! coi chừng chết không kịp ngáp đấy !

    Trả lờiXóa
  7. Một khi Tầu đã chủ động "gợi ý", "đề xuất" cái gì thì chúng đều có mưu mô, tính toán cả. Mấy ông đừng có " bùi tai" nghe mà rước họa về cho đất nước. Phụ thuộc vào Tầu thì suốt đời làm nô lệ cho chúng.

    Trả lờiXóa
  8. Tốt thôi, cả quan ta và quan Tàu cũng có chén
    Chết dân ca 2 nước

    Trả lờiXóa
  9. Trung Quốc muốn giúp xây đường sắt: rồi ĐƯỜNG SẮT chắc sẽ thành ĐỐNG SẮT VỤN ô nhiễm môi trường


    Nước TÀU là Nhà nước tội phạm chốn g Nhân loại ....bọn chính quyền và Đảng CS Tàu làm ngiw và a tòng với bọn làm thuốc giả bạc giả 


    Theo hội nghị về thuốc giả quốc tế họp tại LONDON ANh Quốc năm 2014 

    https://www.youtube.com/watch?v=x4c_wI6kQyE

    Indonesian baby on 40 cigarettes a day 

    Thuốc Tây giả do TÀU bán ra trên thế giới là 75.000.000.000 đô la nhất là khu vực châu Phi ngay PHÁP năm 2014 bắt được 12.000.000 thùng thuốc ASPIRINE giả !!!

    Theo thốn g kê Liên Hiệp Quốc về thuốc lá giả do TÀU bán ra trên thế giới là 

    195.000.000.000 đô la nhất là khu vực châu A nhất là NAM DƯƠNG châu Phi 

    https://www.youtube.com/watch?v=woVcHfnhBqI

    A 9-year-old chain-smoker from Indonesia

    Viên dầu cá Omega-3 Trung Quốc ăn thủng tấm xốp

    06/01/2016 

    TTO - Khi đổ dầu cá Omega-3 Trung Quốc lên tấm xốp, chỉ ít phút tấm xốp bị ăn thủng trong khi làm tương tự với loại dầu cá khác thì không có hiện tượng này.

    Chi cục ATVSTP tiến hành cắt viên dầu cá thử nghiệm trên miếng xốp - Ảnh: T.M

    Chi cục ATVSTP tiến hành cắt viên dầu cá thử nghiệm trên miếng xốp - Ảnh: T.M

    Chiều 6-1, ông Nguyễn Văn Oai, chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã gửi công văn và mẫu thực phẩm chức năng Omega-3 có khả năng ăn mòn thùng xốp ra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để đơn vị này kiểm tra làm rõ.

    Trước đó, ngày 5-1, một người tiêu dùng mang sản phẩm này đến Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm vì thấy hiện tượng lạ từ thực phẩm chức năng Omega-3 mình mua về sử dụng.

    Sau khi làm thử nghiệm ngay tại Chi cục trước sự chứng kiến của người tiêu dùng và các cơ quan ban ngành, chỉ trong vòng 10 phút từ lúc đặt viên dầu cá lên mặt xốp thì mặt xốp bắt đầu bào mòn cho đến khi xuyên thủng.

    “Chi cục ATVSTP cũng làm thử nghiệm tương tự với một loại thực phẩm chức năng khác thì không xảy ra hiện tượng này”, ông Oai nói.

    Dựa trên bao bì sản phẩm này, Chi cục ATVSTP Quảng Ngãi xác định sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, do công ty Cổ phần đầu tư và phát triển thương mại Ngôi Sao Việt (đóng tại Hà Nội) nhập khẩu và phân phối.

    Qua kiểm tra bước đầu, doanh nghiệp này được phép nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng Omega-3. Tuy nhiên qua đối chiếu mã vạch trên hộp sản phẩm của doanh nghiệp thì thấy không khớp với sản phẩm do người tiêu dùng cung cấp.

    Theo nhận định bước đầu, ông Oai cho rằng đặc tính của sản phẩm này rất lạ, có khả năng nguy hiểm đến tính mạng con người.

    “Hiện, chúng tôi đã gửi hai hộp dầu cá Omega-3 do người dân cung cấp ra Cục An toàn vệ sinh thực phẩm để kiểm tra cụ thể”, ông Oai nói.

    http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2016/01/06/thuc-pham-chuc-nang-an-mien-xop-3-resize-1452067296.jpg

    Sau 10 phút viên dầu cá Omega-3 đã “ăn” thủng miếng xốp - Ảnh: T.M



    Trả lờiXóa