Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Khi vận nước trong cảnh huống 'chỉ mành treo chuông'

Tâm thư gởi Đại biểu Đại hội Đảng lần thứ 12
Kính thưa quý vị Đại biểu ĐH 12
Trong giờ phút toàn Đảng, toàn Dân đứng trước chọn lựa đầy thử thách sống còn: Mất nước, lệ thuộc Tàu hay là quyết giành Độc lập, Tự do, Dân chủ, thực sự Tự chủ bằng bứt phá đổi mới Thể chế chính trị theo xu thế văn minh, tiến bộ của loài người, trước tình thế như vậy, buộc tôi khẩn cấp gởi Tâm thư này đến quý vị.
Tôi là Kha Lương Ngãi, theo Đảng làm cách mạng từ năm mới 15 tuổi, vào Đảng năm 21 tuổi, nay vừa tròn 70 tuổi. Tôi là một người yêu lý tưởng cộng sản vô cùng, chân thành khờ dại đến mức khi Liên Xô, “thành trì của Chủ nghĩa xã hội” sụp đổ, tôi bị ‘bất ngờ’ đến  phát khóc…
Thế nhưng, nay chế độ cầm quyền VN dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ngày càng độc tài, tham nhũng thối nát, mất dân chủ nghiêm trọng... đứng trước nguy cơ sụp đổ, khi ấy (năm 1993) buộc tôi phải có một tham luận tại ĐH Đảng bộ TP. HCM, tha thiết đề nghị Đảng đưa nguy cơ tham nhũng lên hàng đầu, thay vì nguy cơ thứ 3 trong 4 nguy cơ làm sụp đổ chế độ, nói ra điều này, tôi cũng rất xúc động.
 Và đến năm 2004, tôi thấy rõ khả năng Đảng đổi mới để tiếp tục lãnh đạo, cầm quyền là khó có thể, nên tôi buộc phải làm đơn xin ra khỏi Đảng, ngõ hầu góp một tiếng chuông cảnh báo cho Đảng, … Cũng vì cái tình yêu thương khờ dại đó mà cho đến bây giờ tôi vẫn luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro, luôn sát cánh cùng các nhóm xã hội dân sự yêu nước, cấp tiến trong và ngoài Đảng xuống đường đấu tranh chống Trung Quốc gây hấn, xâm lược, sẵn sàng ký các văn bản góp ý với Đảng với mong muốn Đảng tự diễn biến từ Đảng CSVN độc tài chuyển hóa dần sang Đảng CSVN dân chủ... mà cơ hội cuối cùng là chính ở ngay tại thời điểm lịch sử này, tại ở ngay ĐH 12 này, nơi mà quý vị là người có trọng trách trước lịch sử, trước sự tồn vong của Đất nước, của Dân tộc
Kính thưa quý vị,
Kể lại như trên để quý vị hiểu rằng: Tôi cũng là người yêu Nước, yêu Dân mình như quý vị... Tôi kể ra để quý vị thấu hiểu, tôi có tư cách thiết tha cầu mong với quý vị rằng: Trong giờ phút đầy thử thách sống còn này của Đất nước, của Dân tộc, không cần phải chứng minh, bình luận gì cả, tất cả quý vị đều thừa hiểu: một nhóm nào đó đã dùng QĐ 244/QĐ trái Điều lệ Đảng để vận động bè phái, lũng đoạn Bộ chính trị khóa 11, từ đó họ dùng BCT khóa 11 lũng đoạn BCH TW 13, BCH TW 14, để rồi từ đó họ lại tiếp tục lũng đoạn ĐH 12. Mục đích của họ là gì ? Không gì khác, bằng mọi giá họ quyết loại trừ những người dân chủ, yêu nước, cấp tiến, muốn đổi mới thể chế chính trị, muốn dựa Mỹ và thế giới dân chủ văn minh để chống Trung Quốc xâm lược; họ chỉ miễn sao giành cho kỳ được độc quyền lãnh đạo Đảng thêm một nhiệm kỳ nữa. Và họ quyết giành để làm gì và hậu quả của nó ra sao thì tất cả quý vị thừa biết!
Thời gian quá cấp bách, vận nước đang như chỉ mành treo chuông, quý vị thừa biết bổn phận trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của Đất nước, của Dân tộc. Tôi cũng chỉ còn biết bằng Tâm thư này gởi đến quý vị lời cầu mong: Bằng quyền tối cao tại ĐH, với lá phiếu yêu nước của mình, quý vị hãy can đảm thể hiện lòng yêu nước thương dân của mình!                                    
Kính thư
Kha Lương Ngãi (Tp HCM)
------------

16 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 17:35 25 tháng 1, 2016

    Tôi đồng ý với Kha Lươnh Ngãi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ thằng to nhất xuống lũ lau nhau đều hiểu hết, đều biết hết, không phải dạy

      Xóa
  2. Nghị định 244 là do NPT và Trung Nam Hải soạn.

    Trả lờiXóa
  3. Chia sẻ tâm tình một cách sâu săc với Kha lương Ngãi - chúc bạn luôn an lành !

    Trả lờiXóa
  4. Quý vị bầu ai làm TBT cũng được, trừ tên Giặc già nua NPT và đồng bonđang tâm bán nước. Nhân dân Việt nam mang on quý vị.

    Trả lờiXóa
  5. Nhiều ý kiến phản biện tâm huyết như thế này góp tiếng nói của người dân chắc sẽ thấu đến tai những người có tránh nhiệm bỏ phiếu ở đại hội. Nhóm người chỉ vì chiếc ghế quy lụy Tầu bị toàn dân phỉ nhổ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rat nhieu Nguoi ko Tin la 1510 Dai Bieu Ko tim ra 1 TBT Tot Hon Ong Ng phu Trong.( Con neu nhu Bi ep buoc thi nguoi Dan Con Hy vong gi Cai DANG Nay Cai tri Nua Dau)

      Xóa
  6. Tôi rất thông cảm với ông Kha Lương Ngãi.
    Hiện nay trong lớp đảng viên cũ đã về hưu còn rất nhiều người có tâm tư như ông, nhưng không phải ai cũng hành động được như ông, còn đương chức đương quyền thì kẻ lú lẫn nhiều lắm.
    Họ không tin yêu đảng CS nhưng ĐCS là một phương tiện để họ kiếm ăn thuận lợi hơn.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng có tấm trạng như anh Kha Lương Ngãi. Lo lắng,hồi hộp với lòng mong mỏi trong số 1500 đại biểu dự đại hội thì đa số là những đảng viên yêu nước, yêu cái lý tưởng cao đẹp mà khi gia nhập đảng ta từng tình nguyện thề: Vì độc lập dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dán mà ta nguyện suốt đời hy sinh, phấn đấu thực hiện. Chúng ta muốn xóa bỏ độc tài , bất công mà những năm gần đây những người lãnh đạo đảng CSVN thao túng. Vì dân, vì nước và vì danh dự của đảng đã phải đổi bằng máu của hàng triệu đồng chí và đồng bào ta, tôi cũng mong các đại biểu của đại hội đảng lần này làm đúng trách nhiệm cao cả của mình, như mong muốn của anh Kha Lương Ngãi : " Thời gian quá cấp bách, vận nước đang như chỉ mành treo chuông, quý vị thừa biết bổn phận trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của Đất nước, của Dân tộc. Tôi cũng chỉ còn biết bằng Tâm thư này gởi đến quý vị lời cầu mong: Bằng quyền tối cao tại ĐH, với lá phiếu yêu nước của mình, quý vị hãy can đảm thể hiện lòng yêu nước thương dân của mình!"
    Chúc quý vị sống xứng đáng là người công dân tốt !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Đông Hộilúc 19:42 25 tháng 1, 2016

      Tổng LÝ Lù (vừa Lú vừa Lỳ) nên về vườn, may ra sống thêm dược mấy năm nữa là 'ngỏm củ tỏi'! Khuyên chân tình đấy!

      Xóa
    2. Người ta biết nhiều đến Nhất Linh như một nhà văn thủ lĩnh nhóm Tự Lực Văn đoàn, người đã cùng các bạn văn tạo ra một cuộc cách mạng trong văn chương và ngôn ngữ Việt Nam những năm 30 của thế kỷ trước, mà ảnh hưởng còn sâu rộng cho tới bây giờ. Nhưng có lẽ ít người biết hơn, tờ tuần báo mà ông làm làm chủ bút, tờ Phong Hoá (và hậu thân của nó là tờ Ngày Nay), nơi quy tụ các cây bút của TLVĐ và bè bạn, cũng là tờ báo trào phúng đầu tiên của nước ta. Mục đích này của báo được quảng bá lần đầu trong Phong Hoá số 13 (số cuối cùng do ông Phạm Hữu Ninh, người sáng lập báo điều khiển, sau đó bán lại cho Nhất Linh) : Bàn một cách vui về các vấn đề cần thiết - Xã hội, chính trị, kinh tế - nói rõ về hiện tình trong nước.
      Hai "nhân vật" chủ chốt của biếm hoạ Việt Nam chính cũng được sinh ra trên các trang báo Phong Hoá và từ đó đi vào văn học, vào đời sống thường ngày của người Việt : Lý Toét và Xã Xệ. Nhất Linh, dưới tên hoạ sĩ Đông Sơn, chính là cha đẻ của Lý Toét. Nhân kỉ niệm lần thứ 49 ngày ông qua đời (7.7.1963 - 7.7.2012), Diễn Đàn trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài biên khảo dưới đây của tác giả Phạm Thảo Nguyên, cùng với bài của Nguyễn Tường Thiết về cái chết của ông và của Thái Kim Lan, hồi ức về cuộc tiễn đưa nhà văn của nhân dân Huế.
      Cùng với cụm ba bài viết này, chúng tôi cũng vui mừng thông báo với bạn đọc, hai tờ Phong Hoá và Ngày Nay đã được một nhóm bạn tâm huyết với TLVĐ (trong đó có chị Phạm Thảo Nguyên) số hoá hoàn toàn, và sẽ được công bố trên mạng từ ngày 22.9 năm nay, kỉ niệm 80 năm ngày tờ Phong Hoá ra số đầu tiên dưới quyền điều khiển của chủ bút Nhất Linh (số 14, ra ngày 22.9.1932). Chi tiết sẽ được thông báo sau.

      Họa sĩ Đông Sơn vẽ ra Tý Toét vào đầu thập niên 1930, và tờ báo đầu tiên đăng tranh Lý Toét, là Phong Hóa. Đó là hai điểm chính, về cụ Lý được dân chúng yêu chuộng đặc biệt từ gần tám chục năm nay. Tìm đọc lại báo Ngày Nay Xuân 1940, cũ, mới biết Nhất Linh có giải thích rõ ràng chi tiết về lý lịch của cụ, trong bài viết “Lịch sử Lý Toét…”, Báo Xuân Ngày Nay 1940, tóm tắt như sau:
      Tên Lý Toét ra đời trước, rồi hình người Lý Toét mới ra đời sau.
      Năm 1930, trong báo Tứ Dân, người đẻ ra “tên-Lý Toét” lại là Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu (chuyên viên thơ trào phúng của Tự Lực Văn Đoàn), từ “đẻ ra” sáng tác bởi Nhất Linh. Họa sĩ Đông Sơn và bà Phụ Nữ Thời Đàm đẻ ra “hình-Lý Toét” sau. Sự tích là: Đông Sơn một hôm đang xem báo Phụ Nữ, vẽ nghịch một ngườì nhà quê, thấy hay hay nên xé ra vứt vào ô kéo, chưa biết để làm gì. “Quý vị ơi! Nhìn hình dưới đây đi! Nó đấy, chính nó đấy, mảnh giấy nhật trình có chân dung “thủy tổ” của tất cả các Lý Toét sau này đấy!”:

      Xóa
    3. Khương Hoạt Thảolúc 20:13 25 tháng 1, 2016

      Nhân vật Lý Toét với rất nhiều tranh chân dung đó, đã nổi lên vững vàng thân ái như một vì sao mới mọc trong lòng độc giả báo Phong Hóa. Sau này có thêm danh họa Nguyễn Gia Trí (lúc đó mới ra trường) tức Rigt, tức Gtri, cùng nhiều người khác, kể cả Lê Ta Thế Lữ cùng vẽ chân dung Lý Toét (vẽ chữ số thành hình cụ Lý).
      Nhưng ngắm tranh Lý Toét lâu, ta thấy cụ có vẻ hơi … cô độc, thiếu bạn. Và việc phải đến, đã đến: Xã Xệ xuất hiện. Nhất Linh gọi đó là do tự nhiên phải thế. Xã Xệ là một nhân vật bằng vai phải lứa với Lý Toét. Xã Xệ béo ịt, thấp lè tè, đầu trọc lông lốc, còn độc một sơi tóc quăn xoắn ốc trên đỉnh. Hình ảnh Xã Xệ hoàn toàn đối chọi với Lý Toét gầy đét và cao lênh khênh. Xã ra đời để đấu láo với Lý, cãi chầy cãi cối với Lý, chung buồn chung vui với Lý… Ngớ ngẩn, lẩn thẩn sống cuộc đời mới của dân nô lệ mất nước, dưới sự bảo hộ của mẫu quốc Phờ Lăng Xa cùng Lý.

      Xóa
    4. Theo sách Tam Quốc Chí, vào đầu công nguyên ba nước Ngụy, Thục, Ngô chia nhau nước Tầu, tranh giành quyền lực, gây chiến tranh dài cả trăm năm. Trong một trận đánh quyết liệt, tam anh, Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi, nước Thục, cùng nhau vây đánh Lã Bố, nước Ngụy. Lã Bố tuy là đại tướng nổi tiếng vô địch, nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ, đã thua. Truyện này rất phổ thông ở Việt Nam, trước đây gần như ai cũng biết. Trong các buổi diễn tuồng cổ, màn này thường được trình bầy rất sôi nổi, các diễn viên hóa trang kiểu xưa, mặt mày tô màu xanh đỏ rực rỡ, áo mũ tuồng lộng lẫy xênh xang, biểu diễn múa võ cao cường, trong tiếng chiêng trống rộn ràng, và nhiều khi cả tiếng la hét cổ vũ của người xem.
      Bức tranh này vẽ: “ba con chó cắn bố Lý Toét”, có con trai Lý Toét đứng ngoài xem, dơ tay múa chân reo hò: “A ha! Tam anh chiến nhất Bố!”
      Thật là một câu dùng điển Tam Quốc “Tam anh chiến Lã Bố” để ví tuyệt hay. Tuyệt hay, vì hai câu có cấu trúc hoàn toàn giống nhau, diễn tả hai trận đánh hoàn toàn khác nhau. Do cách dùng hai nghĩa của chữ “Bố”: Bố là tên của đại tướng nước Tầu: Lã Bố, mà “bố” cũng là bố của đứa con đang đứng ngoài dơ chân muá tay reo hò.

      Đọc câu điển Tam Quốc, ta chỉ cần thay chữ “Lã” bằng chữ “nhất” là biến thành câu ví, câu reo của con Lý Toét: Chuyện chiến đấu hào hùng trong sử Tầu biến thành chuyện Lý Toét la ó chống chọi với ba con chó dữ. Nó làm người xem tranh cảm được ngay, và cũng đau nhói lòng ngay, vì thấy đứa con trai reo hò vui thích trước sự nguy khốn của bố mình.

      Xóa
  8. Tôi hoàn toàn đồng tình với ông Kha Lương Ngải. Tổng lú nên về sau này còn nhìn mặc con cháu. Già cúp thùng thiết, đi hết nổi, ông ráng thêm để rước Tàu vào cai trị dân tộc Việt Nam? Tội phản quốc trời không dung đất không tha ông đâu. Chắc ông biết dân ỉa trên mộ LĐT tại nghĩa trang Mai Dịch như thế nào rồi, ngược lại chắc ông cũng biết hằng ngày có hàng ngàn người đến viếng mộ bác Võ Nguyên Giáp ở Vũng Chùa Quảng Bình chứ? Bây giờ hãy còn kịp để ông có thể tránh được việc dân ỉa lên mộ ông sau này. Kịch sử sẽ hỏi tội những ai là Trần Ich Tắt, Lê Chiêu Thống, kẻ ký mật ước Thành Đô 03/09/1990... Ông Trọng hãy nhớ lấy.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi cũng hy vọng 1.510 đại biểu là 1.510 con người yêu nước thù giặc ngoại xâm TQ, trái tim để không nhầm chỗ. 1.510 đại biểu là 1.510 bộ ốc người chứ không phải óc lợn hay đậu hủ...

    Trả lờiXóa
  10. TT Dũng bị BCT BCHTW cho rút khỏi danh sách đề cử rồi. Bây giờ chỉ còn cách ĐH đòi bỏ qui định 244, để ĐH có quyền xóa tên những người ko xứng đáng trong danh sách có sẵn do BCHTW khoá cũ đề nghi, để đưa những người đủ năng lực vào thôi

    Trả lờiXóa