Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

GS Ngô Bảo Châu bàn về yêu nước

GS Ngô Bảo Châu và nhóm Đối thoại Giáo dục
 trong một cuộc tiếp xúc với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 7/2014
K. là giáo sư toán ở đại học Yale, có quốc tich Mỹ nhưng gốc là người Nga, nói tiếng Mỹ vẫn đặc sệt giọng Nga. Có lần tôi hỏi anh ấy lần cuối anh về Nga là khi nào.
Anh ấy nói từ khi tôi đi Mỹ tôi chưa quay lại Nga bao giờ. Nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của tôi, K. nói rằng đối với anh ấy nước Nga cũng giống như bất kỳ một nước nào khác trên thế giới, anh không cảm thấy liên quan đến những gì hiện giờ đang xảy ra ở Nga.
Trường hợp của K. không phải là một trường hợp phổ biến, nhưng cũng không phải là một trường hợp cá biệt.
Tuy hơi bị bất ngờ nhưng tôi cảm thấy cái lý trong những chia sẻ rất thẳng thắn của K. Nói cho cùng thì tại sao mỗi người phải gắn bó với mảnh đất nơi mình sinh ra.
Một vài lần quá cảnh ở sân bay Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, tôi bắt gặp vài tốp thanh niên Việt Nam, có vẻ như đến từ nông thôn, có vẻ như nói giọng Nghệ An, họ túm năm tụm ba, ngồi bệt uống bia, đánh bài, có vẻ như không quan tâm đến xung quanh, nhưng kỳ thực mắt vẫn nhìn quanh với một vẻ nửa hoang mang, nửa thách thức. Những lúc đó bỗng dưng tôi thấy quặn lòng thương đồng bào của mình.
Ai trong số họ đã nợ ngập cổ để mua cho bằng được một suất đi xuất khẩu lao động, ai trong số họ sẽ phải làm lụng vất vả mấy năm trời để trả hết số tiền đã vay, ai trong lúc bần cùng, nghe bạn bè rủ rê, sẽ đi ăn trộm ăn cắp?
Tại sao lại đồng cảm với họ?
Ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ có thể dùng để hiểu nhau, ngoài nơi sinh Hà Nội và Nghệ An cách nhau vài trăm cây số, tôi có gì chung với họ? Tại sao tôi vẫn cảm thấy “liên quan” đến số phận của họ? Tôi thấy chỉ có một câu trả lời hợp lý duy nhất: sự “liên quan” đó chính là lòng yêu nước. Nếu đó là tình yêu thì có lẽ không cần tìm cách lý giải nữa.
Chắc chắn mỗi người yêu nước, hoặc không, theo một cách khác nhau. Nhưng tôi cho rằng, yêu nước, về cơ bản, là cảm thấy “liên quan” đến số phận của đồng bào mình.

                                                                 *****
Tôi rất thích xem bản đồ. Nhìn cái quả cầu xanh xanh nhớ lại chỗ này chỗ kia mình đã đi qua. Nhớ cánh đồng lúa xanh mướt, nhớ con đường nho nhỏ chạy thẳng ra biển mà ở ven ven thấp thoáng những tháp chuông nhà thờ. Nhớ những đỉnh núi hùng vĩ quanh năm tuyết trắng, nhớ những cánh rừng thông xào xạc chạy dọc bờ biển Đại tây dương. Chỗ nào cũng cảm thấy như nhà mình, trái đất là nhà mình, dù rằng có một vài điểm hình như thân thương hơn các điểm khác.
Nếu hay xem bản đồ thế giới, đến một lúc nào đó, bạn sẽ có một phát hiện rất lạ lùng. Hoá ra cái điểm Việt Nam thân thương không hề là trái tim của nhân loại. Nó nằm ở nơi cùng trời cuối đất. Đi tiếp sang phía đông, hay xuống phía nam là biển rộng, là đại dương.
Văn minh nhân loại được mở rộng và phát triển nhờ vào những cuộc viễn chinh, những làn sóng di dân. Chiến tranh và những cuộc di dân, vừa là tai hoạ cho cuộc sống con người, lại vừa là phương tiện chuyên chở tôn giáo, những tư tưởng nhân văn, những kiến thức về tổ chức xã hội, những phát kiến khoa học và kỹ thuật. Những cuộc chiến tranh, những cuộc di dân, những thảm hoạ đã từng cầy xới châu Âu cũng đã là một nguyên nhân làm cho nó trở nên phồn thịnh, văn minh.
Có lẽ vì đất nước của chúng ta nằm ở nơi cùng trời cuối đất mà trong gần hai ngàn năm, nó hầu như nằm bên rìa sự phát triển của văn minh của nhân loại. Chiến tranh, thực ra không nhiều, hầu như đều đến từ phương Bắc, người di dân hầu hết cũng đến từ Trung hoa. Trước khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, văn minh Trung Hoa là hệ quy chiếu duy nhất của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Cuộc sống bây giờ đã khác nhiều. Ngay cả những thanh niên nông thôn mà tôi gặp ở sân bay Narita, dù có lẽ họ không có một hệ quy chiếu nào khác ngoài một bộ ứng xử của người nhà quê, mà nền tảng lý luận dường như là một dạng tối giản của văn minh Trung Hoa, họ cũng hiểu rõ họ cần thoát ra ngoài cái khung đó để mưu cầu hạnh phúc, và họ muốn thoát ra bằng mọi giá.

                                               *****
Mấy tuần gần đây, dù muốn hay không, mà thực ra là không muốn, tôi cảm thấy rất quan tâm đến diễn biến chính trị ở Việt nam.
Tôi nhận thấy rất nhiều người cũng quan tâm như tôi, có lẽ quan tâm đến Đại hôi lần này hơn hẳn so với những Đại hội lần trước, dù rằng về cơ bản, chúng ta không “liên quan” gì đến Đại hội của “họ”.
Cảm giác quan tâm đó đến từ đâu, nếu không phải là khát vọng có ở trong mỗi chúng ta, khát vọng thoát ra khỏi thân phận của một nơi cùng trời cuối đất, gắn vào thế giới bằng một sợi dây lơ lửng buộc vào Trung hoa, thoát ra khỏi cái khung chật chội của Khổng giáo.
Tôi không định nói chúng ta phải quay lưng lại với cốt cách của con người Việt Nam truyền thống. Đối với tôi, cậu thanh niên Nghệ An quần áo xộc xệch dáng vẻ lấm lét ở sân bay Narita, dường như thân thương hơn nhiều so với các nam thanh nữ tú Hong Kong dán mắt vào cửa kính các quầy hàng duty free.
Nhưng tôi mong muốn một khế ước xã hội như những khế ước xã hội đã là nền tảng cho những nước phát triển. Tôi muốn một xã hội công bằng được đảm bảo bởi một nhà nước pháp quyền. Tôi muốn một nền kinh tế lành mạnh, phồn thịnh hoạt động trên nguyên tắc thị trường. Tôi muốn một xã hội mà ở đó người dân có thể tự tổ chức cuộc sống cộng đồng của mình mà không bị cản trở, đó là xã hội dân sự.
Vì cái chúng ta cần là một xã hội công bằng, phồn thịnh và một cuộc sống cộng đồng gắn bó, nên người lãnh đạo mà chúng ta muốn là một người cổ suý cho nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.
Ngay cả khi không có lá phiếu, người dân cũng cần nói rõ về xã hội mà mình muốn. Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn nhiều so với nói cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Gs. Ngô Bảo Châu (ĐH Michigan, Hoa Kỳ)/BBC
------------

27 nhận xét:

  1. Tôi rất đồng cảm với suy nghĩ của Ngô Bảo Châu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lối thoát duy nhất là dựa vào lòng yêu nước của dân đứng lên chống giặc. Nhưng lâu nay Đảng sợ dân hơn sợ Tàu, sợ dân chủ hơn sợ mất nước. Đảng đã tước vũ khí của nhân dân một cách toàn diện và trở thành đối lập với dân lâu rồi. Nhân dân đang trắng tay, dễ gì chống cả nội xâm lẫn ngoại xâm đang cấu kết?

      Tuy vậy, chỉ có từ nhân dân mới hé ra hy vọng, vì sức mạnh của nhân dân luôn là một ẩn số, nó dao động từ sức mạnh của một đàn cừu đến một sức mạnh Phù Đổng, phá hết mọi gông xiềng, không ai có thể biết trước. Sự đột biến của nhân dân không tách rời sự thức tỉnh của lực lượng trí thức tinh hoa và sức mạnh của thế giới tiến bộ và các nước lớn văn minh.

      Xóa
    2. Ngày xưa cộng sản tố cáo,đi lao động khổ sai
      Ngày nay chạy rất nhiều tiền mới được đi suất khẩu lao động
      Khong cẨN THẬN CÒN BỊ LỪA,HOẶC BỘ L Đ T B X H ĂN CHẶN
      VỀ CHẲNG ĐƯỢC GÌ MÀ CÒN MẮC LỢ

      Xóa
  2. Bảo Châu đã nói cái muốn cho dân tộc này trước tổng trọng và TT Dũng chưa?\
    Khát vọng bỏng cháy của người dân Việt đây, kẻ nào lấy đi của họ thì phải trả họ:
    https://www.youtube.com/watch?v=dt7qloJxdr0
    Trả lại đây cho nhân dân tôi
    Quyền tự do, quyền con người
    Quyền được nhìn, được nghe, được nói
    Quyền được chọn chân lý tự do
    Quyền xóa bỏ độc tài độc tôn.

    Trả lại đây cho anh quân nhân
    Quyền được sống đời trai hùng
    Quyền tự hào, tự tôn nòi giống
    Là bảo vệ non nước Việt Nam
    Là bảo vệ dân lành Việt Nam.

    Trả lại đây quyền phúc quyết của toàn dân
    Dân biết điều gì dân cần
    Để tự do mưu cầu hạnh phúc.

    Trả lại đây quyền chính đáng của người dân
    Dân biết chọn gì cho mình
    Cho thái bình non nước Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Nói quê hương. Đơn giản là nơi chôn nhau cắt rốn của Tôi, là nơi có mồ mả tổ tiên, nơi Tôi có những người thân.... nhưng cũng là nơi Tôi chứng kiến quá nhiều bất công, quá nhiều phận đời khốn khó... Tỗi đã nhiều lần muốn bỏ quê hương để ra đi đến chân trời mới nhưng không dứt bỏ được những suy nghĩ của một kẻ xuất thân nông dân. Giờ thì quá muộn vì đã gần 60 rồi.. đành chứng kiến tiếp những thay đổi quá chậm chạp mà lo cho cuộc sống của con, cháu sẽ ra sao nếu tiếp tục duy trì ý thức hệ không giống ai trên quả đất này. nghĩ mà xót xa quá.

    Trả lờiXóa
  4. "Cái chúng ta cần là nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường và xã hội dân sự.
    (NHƯNG)Ngay cả khi không có lá phiếu, người dân cũng cần nói rõ về xã hội mà mình muốn. Nói được cái mình muốn không hề dễ, nó khó hơn nhiều so với nói cái mình không muốn. Nếu không nói được cái mình muốn, nó sẽ không bao giờ xảy ra".
    ĐÚNG & CHÍNH XÁC NHƯ TOÁN HỌC (!).

    Trả lờiXóa
  5. Ngô Bảo châu được ông Dũng ưu ái lập cho một viện toán học để thi thoảng về Việt Nam truyền thụ kiến thức hoặc giúp đỡ những ai đam mê với toán. Sự ưu ái đó là kỳ diệu và hiếm hoi với một trí thức đang sống và làm việc ở nước ngoài. Mặc dù vậy trước Đại hội 12 của đảng cộng sản, trên mạng xã hội đang nổi xung về việc ai làm TBT, người yêu ông Dũng thì chửi ông Trọng và ngược lại. Một số "trí thức" , có người viết bài mùi mẫn cũng nhằm kích động trào lưu đó.Thế mà một giáo sư đang ở nước ngoài được ưu ái không hề có ý(chỉ là ý thôi)chê ông này khen ông kia. Không cần nói nhiều, đây, theo tôi là tấm gương của người trí thức chân chính.Ngô Bảo châu tỏ ra trăn trở với đất nước và con người thực tại của VN, đây cũng là động lực chứ còn gì.Tôi có ý này: không thể tách một bộ phận nào trên một người mắc bệnh ung thư cấy ghép cho người khác, nếu làm thế bệnh ung thư sẽ di căn cho người bị cấy ghép. Hoan hô Ngô Bảo Châu, mong rằng suy nghĩ nhẹ nhàng này truyền cảm đến hàng triệu con tim người VN./.

    Trả lờiXóa
  6. Ông Trọng nói nếu Biển Đông có gì thì làm sao yên ổn để ngồi đây bàn chuyện đại hội, có nghĩa là chấp nhận hy sinh chủ quyền cho sự trường trị của Đảng. Trong khi vấn đề của VN nó bao gồm nhiều sự việc vừa khẩn cấp vừa vĩ mô vượt trên tầm hệ thống đương hữu: nó là vấn đề địa chính trị; nó là vấn đề chế độ chính trị cần thay đổi để tạo nội lực; nó là vấn đề TQ chỉ có hướng tiến nam, cả bộ lẫn thủy, nhưng TQ độc tài nên VN phải yếu và lệ thuộc; nó là vấn đề VN nên dám đi trước TQ trong việc dân chủ hóa đất nước; nó là vấn đề cộng tồn với TQ, và cộng tồn chỉ có được khi cả hai đều cùng có chế độ dân chủ; nó là vấn đề cần học cách xây dựng đất nước (nation-state building) của các nước văn minh dân chủ thiên chúa giáo để có thể chiến thắng họ (beat them at their own game). Để làm được các việc này, VN cần dựa vào nội lực dân tộc, nội lực của toàn dân đang sống bên trong VN, cũng như khoảng 5 triệu bên ngoài VN. Nhưng tiếc thay, Đảng CSVN chỉ quan tâm vấn đề chia ghế để tiếp tục đè đầu cỡi cổ nhân dân...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thi hồi xưa CS chả "gửi công hàm ủng hộ TQ" để được tiếp tục viện trợ vũ khí đánh ...VNCH đấy sao ?

      CS luôn luôn sẵn sàng bán rả lương tâm và quê cha đất tổ để đổi lấy cái gì chúng muốn ..

      Xóa
  7. Nhà quan sát Bùi Quang Vơm thì cho rằng ông Trương Tấn Sang sẽ là sự ngạc nhiên mà ông Thayer nói đến "Trong không khí đã thống nhất phương án không có ông Dũng, thì phương án tốt nhất để loại trừ ông Trọng lại là ông Sang. Bởi vì trong ông Sang, nhìn kỹ một chút sẽ thấy có cả ông Dũng lẫn ông Trọng", ông Vơm nhận xét ông Sang "trung thành với đảng, không quá cứng với Tàu nhưng lại ủng hộ thân Mỹ", và theo ông "quan trọng nhất là ông Sang sẽ là người duy nhất chặn nhát kiếm từ tay ông Quang chém xuống người ông Dũng."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sang không có quân. Sang chỉ có mấy anh nhà báo cơ hội.
      Sang cũng đã từng móc nối v[í các nhà Khoa học nhưng họ bỏ Sang hết
      Quân Đội và công an của 3D, Chính phủ của 3D

      Xóa
    2. ghê thật . Đảng điếc gì , đồng chí gì mà chém nhau vù vù như chưởng tàu . Cảm ơn bạn .

      Xóa
    3. "Thế sự" mơ hồ lắm. Quân Đội và công an là của chung chung....

      Xóa
  8. Có thể nói là cuộc tranh chấp giữa ông Trọng và ông Dũng là cuộc tranh chấp đa sắc thái với các đặc tính như Đảng vs Chính Phủ, bảo thủ vs cải cách, trâu cột vs trâu ăn, nghiêng TQ vs nghiêng HK, kiên trì Mác-Lê vs chuyển đổi mô hình chính trị, ngoại giao quốc phòng nhịn nhục vs ngoại giao quốc phòng kiện tụng, trả thù vs khinh khi, lãnh đạo tập thể vs lãnh đạo cá nhân... Nó đưa tới tình trạng "3 đánh 1 không chột cũng què" trong tứ trụ.

    Trong cuộc chiến này, yếu tố ngoại bang không thấy hay chưa thấy bên phía HK, có lẽ do TT Obama đã cam kết với ông Trọng hồi tháng 7/2015 khi ông Trọng viếng HK rằng HK tôn trọng và không can thiệp vào nội bộ VN để thay đổi chế độ. Trong khi đó nó khá lộ liễu bên phía Trung Quốc như ngay sau khi vừa xong HNTU13 (từ 14-21/12/2015) thì ông Nguyễn Sinh Hùng của phe Trọng đi TQ gặp Tập Cận Bình, viếng thắp hương đền Thờ Mao Trạch Đông, cùng những cam kết thắt chặt thêm tình "hữu nghị đại cục", hay TQ được quyền đem quân chống "khủng bố" ở VN.

    Trả lờiXóa
  9. Dân lương thiệnlúc 18:14 19 tháng 1, 2016

    Tự sự của Gs Ngô Bảo Châu về Tình yêu Tổ quốc khi anh nhìn thấy mấy cậu thanh niên người Việt lê la ngồi uống bia tại một sân bay nước ngoài.
    Tôi cũng đã từng ở nước ngoài nhiều năm và cũng đã từng có những tình cảm bất chợt như vậy khi tình cờ gặp một "đồng bào" của mình ở một nơi nào đó trên đất nước xa lạ.
    Để lý giải thứ tình cảm bất chợt nhưng sâu sắc ấy, tôi muốn dùng hai chữ "đồng bào" để lý giải thứ "tình cảm ruột thịt" của những con người cùng sinh ra trong một cái bọc của Bà Âu Cơ đẻ ra trăm trứng...
    Bản tự sự về tình yêu Tổ quốc gắn liền với tình yêu giữa những con người rất xa lạ nhưng hình như rất ruột thịt đang sống đau khổ trên giải đất bị người Phương Bắc xâm lược giày xéo suốt ngàn năm như một vòng kim cô và ước vọng khát khao vĩnh viễn thoát ra khỏi vòng kim cô đó.
    Bản tự sự ra đời vào đúng thời điểm này, khi mà đất nước ta đang đứng trước cơ hội có thể vĩnh viễn thoát ra khỏi sự lệ thuộc Phương Bắc.
    Đó là cơ Hội THOÁT TRUNG.
    Khó lắm, nhưng cơ hội đã đến: Chỉ vài ngày nữa thôi, chúng ta có thể làm được nhiều việc mà hôm qua ta không dám.
    Chỉ vài ngày nữa thôi Dân tộc ta có đủ điều kiện thực hiện ĐỘC LẬP, TỰ DO, DÂN CHỦ , NHÂN QUYỀN

    Trả lờiXóa
  10. Bài viết và mong muốn của gs Châu thật nhẹ nhàng và đơn giản.
    Nhưng,với sự tàn bạo và hèn hạ của cái gọi là đcsVN,những điều nhẹ nhàng và đơn giản đó không dể gì thực hiện được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bài cuả GS như là đàn gảy tai trâu ...(hoặc tai đười ươi ...)

      Xóa
  11. Trong tôi đang giằng xé bởi những mâu thuẫn về cuộc cách mạng nhân dân.
    Một mặt, gần như không thể thay đổi 1 chế độ (xấu) nếu không có cuộc xuống đường của hàng triệu người dân - đồng nghĩa với tổng đình công, bãi thị trong cả nước.
    Mặt khác, tôi không muốn máu của những người dân vô tội phải đổ xuống nữa! Hàng nhiều triệu sinh mạng VN chết vô nghĩa chưa đủ sao?!
    Tôi từng nói chuyện với 1 bà mẹ gọi là "Mẹ VN anh hùng". Bà nói gì?
    - Anh hùng gì con ơi. Bác và các bà mẹ khác mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn. Rồi bị họ giằng khỏi tay, ném vào cối xay thịt! Đau đớn lắm con ơi... (Trong khi Hùng hói không cho con đi bộ đội, dù trong "thời bình").

    Trả lờiXóa
  12. Trương Minh Tịnhlúc 20:09 19 tháng 1, 2016

    Tôi cũng đã có lần quá cảnh, ngồi đợi máy bay ở phi trường Kuala Lumpur Mã-Lai.
    Tôi thấy một đoàn thanh niên thiếu nữ (nói tiếng VN tuổi trên dưới 20) ngồi trên sàn phi-trường,ngay hàng thẵng lối,mặc đồng phục công nhân màu xanh. Có một người Mã-Lai cầm giầy đếm số điễm danh.
    Tự nhiên nước mắt tôi trào ra. Vợ tôi tưỡng tôi nhớ con nên khóc.Tôi phải vào toilet rữa mặt.
    Lê Bảo Châu đã nhắc tôi điễm đó:yêu nước là thấy mình có liên quan tới đồng bào mình. Những người CS cho con cái họ ăn sung mặc sướng.Chẵng ngó ngàng gì đến những đứa trẻ khốn khổ chung quanh.Họ giả bộ nói nhưng thật sự họ không yêu nước.

    Trả lờiXóa
  13. Dân oan thời đạilúc 20:10 19 tháng 1, 2016

    Gs Ngô Bảo Châu cũng như nhiều Kiều bào khác đang ở nước ngoài nhưng luôn luôn khắc khoải nghĩ đến bà con ruột thịt đang sống khắc khoải ở trong nước và mong đất nước sớm có những đổi thay về dân chủ và nhân quyền. Tôi rất thông cảm và tôi cũng có điều kiện ra đi như họ, nhưng tôi không đi, không phải tôi yêu nước hơn họ, cũng không phải tôi có một trách nhiện gì cao cả thiêng liêng, tôi không thể ra đi vì những trách nhiệm nghĩa vụ gia đình đè nặng lên hai vai. Va... Tôi tìm nguồn vui từ những việc giảm bớt nỗi đau thương cho những người thân và bạn bè và xã hội.
    Vâng, Khát khao lớn nhất là Độc lập, Tự do, Dân Chủ và nhân quyền.

    Trả lờiXóa
  14. Bọn hèn với giặc, ác với DÂN cứ ný nuận lày lọ, nào là: nước ta là láng giềng của nước lạ, nước ta mang ơn nước lạ nhiều lắm (để đánh Mỹ đến người VN cuối cùng), nước ta lại là anh em cùng ý thức hệ, rồi v.v và v.v... Hãy bảo chúng nó chống mắt lên mà nhìn, xung quanh tàu cộng có bao nhiêu nước có chung đường biên giới với tàu cộng, bao nhiêu nước hèn nhát như ta??? Xin thưa : tàu cộng có chung biên giới với 14 nước. Và, có bao nhiêu nước hèn mạt phải dâng đất, dâng biển cho tàu cộng? Cũng xin thưa chỉ có độc nhất là Việt Cộng. Ngay như Bắc Triều Tiên, chải chịu ơn tàu cộng hơn VN rất nhiều nhưng bây giờ cũng có xu hướng thoát trung cộng : tàu cá trung cộng vào hải phận bắt liền, đòi tiền chuộc, kéo quân ra biên giới dọa trung, thử bom hạt nhân sát biên giới trung cộng...Hay như Myanmar, dân số bằng hơn 1/2 dân số nước ta, đất đai lại gấp đôi ta, vậy mà họ vẫn cương quyết thoát trung cộng... Vậy đỉnh cao trí tệ của ta nói sao đây???Hay vẫn để gà sống thiến sót xây dựng đoảng nãnh đạo??? Vậy bao giờ VN mới cất cánh được đây???.

    Trả lờiXóa
  15. Hùng hói quỳ gối bái lạy cầu viện để có cơ hội tiếp tục bóp cổ thống trị dân ta.
    Xấu xa nhục nhã đến thế là cùng

    Trả lờiXóa
  16. Muốn có một đất nước văn minh tiến bộ là mơ ước của toàn thể ND VN, không kể người trong nước, hay kiều bào nước ngoài. Nhưng điều đó chỉ có được khi nền chính trị đất nước là tam quyền phân lập, có một XH dân sự và nền kinh tế thị trường đúng nghĩa và tất cả đồng hành. Điều đó sẽ bảo đảm cho tương lai con cháu giống nòi VN. Nhưng không thể được, khi điều 4 vẫn còn ngự trị trong hiến pháp của nước ta.

    Trả lờiXóa
  17. Bài viết của Gs. Châu, vì ông là người danh tiếng, tôi đọc vài lần, nhưng thấy trong bối cảnh này mà viết chung chung, tản mạn, nước đôi...dẫn liệu và lý giải yêu nước như thế, ai mà chẳng biết từ lâu rồi! Không thấy có gì mới, tiết thực, ít sâu sắc! Gs cũng né nói thẳng!

    Trả lờiXóa
  18. trước ngày khai mạc hội nghị 12, tc cho giàn khoan nhấp nhổm ở vùng đặc quyền Việt Nam, để ứng cứu đồng bọn

    Trả lờiXóa
  19. Mạc Quế Phong nói rất đúng, Gs Châu cũng chỉ nói nước đôi thế thôi để khỏi bị cho vào sổ đen.

    Trả lờiXóa
  20. Kính thưa Ông nạc danh 22:27 ông làm tôi tí nữa chết sặc. Đàn gảy tai đười ươi quá chuẩn .

    Trả lờiXóa