Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Vì sao tưởng niệm Gạc Ma còn 'nhạy cảm'?

Việc tưởng niệm sự kiện Trung Quốc tấn chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (1988) mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền vẫn còn là 'nhạy cảm' ở VN, theo một nhà phân tích từ trong nước.
Trao đổi với BBC hôm 14/3/2015 nhân tròn 27 năm cuộc tấn công chiếm đảo của hải quân Trung Quốc làm 64 binh sỹ, sỹ quan quân đội Việt Nam thiệt mạng, ba tàu vận tải hải quân VN bị đánh chìm, Đại tá Phạm Hữu Thắng, nguyên nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Lịch sử Quân sự, nói:
"Thực sự sự kiện Gạc Ma liên quan đến biển đảo, nó là cái nhạy cảm. Bây giờ thành ra thì nhà nước với những chiến sỹ hy sinh cho Tổ Quốc thì nhà nước vẫn tổ chức ngày 27/7, còn với những sự kiện lịch sử cụ thể như Gạc Ma hoặc những sự kiện khác, tôi nghĩ rằng nhà nước cũng khó có thể quy định một ngày cho toàn quốc được.
"Chỉ là ở từng lực lượng, từng bộ phận hoặc từng địa phương mà liên quan lớn tổ chức những sự kiện như thế thôi, còn thương binh liệt sỹ nhà nước tập trung vào ngày 27/7 rồi, và nó cũng rất nhiều ngày mà bây giờ yêu cầu nhà nước tổ chức những sự kiện nào cũng như thế thì tôi nghĩ là hơi khó."
Khi được hỏi, đó có thể là về phương diện nhà nước, nhưng người dân, cộng đồng, xã hội, các địa phương và gia đình thân nhân tưởng niệm các chiến sỹ hải quân Việt Nam thiệt mạng ngày 14/3/1988 ở sự kiện Gạc Ma, thuộc Trường Sa, thì 'có chính đáng, có được và có nên hay không', nhà nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam nói:
"Tôi nghĩ điều đấy từng khu vực, từng địa phương hoặc từng đơn vị mà làm thì cái đấy tôi nghĩ là chính đáng thôi, có gì đâu mà không chính đáng. Tưởng niệm những người hy sinh cho chủ quyền của đất nước thì cái đó, tôi nghĩ nhà nước sẽ không ngăn cấm cái đấy."
Nhưng khi được đề nghị bình luận về việc có các 'dư luận viên' ngăn cản và thách thức cuộc tưởng niệm Gạc Ma ngay tại chân Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm, Trung tâm Hà Nội, hôm thứ Bảy, Đại tá Thắng nói: "Cái đó tôi không nắm được thực tế, nên xin phép không trả lời".
'Bộ Quốc phòng cần làm gì?'
Hôm thứ Năm tuần này, BBC đã tiến hành một cuộc Tọa đàm Bàn tròn đánh dấu 27 năm sự kiện Gạc Ma, một nhà nghiên cứu, lãnh đạo Trung tâm Minh Triết Việt Nam nêu quan điểm về việc nhà nước mà cụ thể là Bộ Quốc phòng Việt Nam cần phải làm gì với Gạc Ma.
"Bộ Quốc phòng phải có một báo cáo đến nơi đến chốn về tình hình này, về sự kiện Gạc Ma, về tất cả mọi vấn đề," Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương nói:
"Từ chủ trương, từ nguyên nhân vì sao thất bại, liệu có thể chuyển đổi tình hình được không, bằng những giải pháp nào và những chính sách với những người chiến sỹ đã hy sinh ở Gạc Ma, đối với những người thương binh đã về từ Gạc Ma hiện nay thì ra làm sao?
"Hiện nay, tôi biết rằng họ xây dựng một đài tưởng niệm ở Nha Trang cũng hoành tráng lắm, nhưng nhiều vấn đề vẫn còn treo và lịch sử vẫn đang chờ đợi những câu trả lời có trách nhiệm từ phía những người lãnh đạo của đất nước," Giáo sư Mai nói với Bàn tròn của BBC.
Nhớ lại về sự kiện năm 1988 và trả lời câu hỏi ai có thể sẽ phải chịu trách nhiệm lịch sử trước việc đảo Gạc Ma bị mất và đặc biệt là trước sự hy sinh của 64 binh sỹ, nhà báo tự do, cựu Đại tá Bùi Tín nói với Bàn tròn của BBC từ Paris:
"Tình hình hồi đó tôi nhớ lại thì trách nhiệm chính là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Mà lúc bấy giờ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là ông Lê Đức Anh, tôi nhớ là ông Lê Đức Anh nhận chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1987 đến năm 1991, năm ấy là năm 1988. Nhưng tôi nghĩ là chịu trách nhiệm cao hơn nữa, thì đấy là thời kỳ của ông Nguyễn Văn Linh, và tôi nhiều lần được gặp ông Nguyễn Văn Linh, thời kỳ đó làm Tổng Bí thư, sau Đại hội 6 (1986).
"Bây giờ tôi nhớ lại, tâm lý của ông Linh là một tâm lý rất đặc biệt, sau khi thấy tình hình Liên Xô rung chuyển, chưa sụp đổ thì ông Linh đã lo rồi, sợ sau Chiến tranh Biên giới năm 1979 của Trung Quốc, thì ông Linh rất e ngại là sợ tình hình của Tàu. Nguyên nhân ông Linh nhắc lại nhiều lần là rất sợ Liên Xô sụp đổ, cố hàn vá lại mối quan hệ với Trung Quốc, Liên Xô, tức là tư tưởng trung tâm của ông Linh là đi đâu cũng xã hội chủ nghĩa tan rã và làm mọi cách để củng cố trở lại phe xã hội chủ nghĩa".
'Ai chịu trách nhiệm?'
Trước đó, một cựu Đại tá Quân đội khác, nguyên Trưởng Đại diện Báo Quân đội Nhân dân tại Đồng Bằng Sông Cửu Long gửi ý kiến cho Bàn tròn của BBC, nêu quan điểm về trách nhiệm trước Gạc Ma.
Trao đổi với BBC hôm 12/3/2015, Đại tá Bùi Văn Bồng nói:
"Đảo Gạc Ma đã mất vào tay Trung Quốc từ 14/3/1988. Cho đến nay chưa lấy lại được. 
"Trái lại, tháng 5/2014, Trung Quốc kéo giàn khoan chơi trò ‘tương kế tựu kế’, 'ngụy trang', 'dương đông kích tây', đánh lạc hướng. Thực chất cứ cho giàn khoan chạy vòng vo trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, nhằm kéo dự luận và sự chú ý của Việt Nam vào giàn khoan 981 để chúng xây dựng công trình quân sự trên đảo Gạc Ma. Giàn khoan chỉ là thời điểm, còn căn cứ quân sự Gạc Ma và âm mưu “chiếm hết Trường Sa” của TQ mới mang tính chiến lược lâu dài.
"Để mất đảo Gạc Ma thì trách nhiệm trước hết là của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Bộ Chính trị khóa 6.
"Sau đó, cho đến nay không những không đòi lại được mà còn để cho Trung Quốc xây dựng Gạc Ma làm căn cứ quân sự vững chắc ở quần đảo Trường Sa. Bây giờ Trung Quốc đã 'nhân tạo' nâng diện tích nổi của đảo rộng gấp 200 lần, và đã xây dựng sân bay quan sự trên đảo Gạc Ma.
"Tất nhiên trách nhiệm chính là Bộ Chính trị từ khóa 7 đến khóa 11," - Đại tá Bồng nêu quan điểm.


'Để thua dễ dãi'
Trong cuộc trao đổi với BBC, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng, một nhà hoạt động ở trong nước nói:
"Tôi tìm hiểu trên Internet và những tài liệu mà nhà nước Việt Nam từ trước đến giờ che giấu, tôi đã nghe phong thanh rất nhiều chuyện xung quanh Gạc Ma về vấn đề không cho lính nổ súng, là tôi đã có nghe từ trước rồi.
"Và tôi cũng nghĩ rằng, sự thật này, những người dân, những bạn trẻ, tất cả mọi người cần phải biết, để có một thái độ đấu tranh cho đất nước này, chứ không thể chấp nhận một chế độ mà có thể quy phục ngoại bang như vậy," - kỹ sư Lân Thắng nói với Bàn tròn của BBC.
Hôm thứ Năm, Đại tá Bùi Văn Bồng, gửi ý kiến cho Bàn tròn của BBC nêu quan điểm về bài học chính mà Việt Nam cần rút ra từ sự kiện để mất Gạc Ma, cũng như qua các diễn biến, động thái liên tục mấy chục năm qua cho tới gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông nói: "Bài học chính là lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam cần xác định rõ là mình (trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban bí thư, Tập thể lãnh đạo) phải kiên quyết trong mọi tình huống không được để mất một tấc đất lãnh thổ, một mét biển, đảo của Tổ quốc.
"Không được nhượng bộ lẫn lộn hữu nghị với chủ quyền thiêng liêng; phải cảnh giác với mọi mưu mô, thủ đoạn của gặc ngoại xâm, trực tiếp, sát gần nhất là 'bành trướng Bắc Kinh'...
"Người lãnh đạo, chỉ huy Quân đội phải lấy Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân là thiêng liêng nhất, đừng vì một lý do nào mà lệnh cho người lính không được bắn giặc là vô lý nhất và chưa từng có trong lịch sử Thế giới từ xưa tới này! Có lẽ duy nhất Việt Nam năm 1988 tại Gạc Ma?" - Đại tá Bồng nêu quan điểm.
'Thu hồi hài cốt?'
Hôm thứ Bảy, Đại tá Phạm Hữu Thắng từ Viện Lịch sử Quân sự bình luận với BBC về khả năng và nghĩa vụ 'tìm kiếm, thu hồi hài cốt' của quân đội Việt Nam với các binh sỹ đã tử trận ở Gạc Ma và Trường Sa tháng 3 năm 1988, mà theo các nguồn tin nói có thể khoảng 61 người đã bị đắm cùng ba tàu vận tải.
Nhà nghiên cứu nói: "Tôi nghĩ là Hải quân bao giờ cũng chăm chú một điều là bao giờ có điều kiện, thì sẽ phải ra để tìm hiểu những người mất tích.
"Cái đấy tôi nghĩ về mặt ngoại giao thì vẫn phải đang tiến hành, rồi việc có thể tìm kiếm được quân đội cũng sẽ phải tìm kiếm thôi, còn thời điểm như thế nào, tôi cũng không rõ."
Trước câu hỏi vì sao 27 năm đã qua, mà chính quyền và quân đôi Việt Nam dường như không thấy đặt ra công khai chủ trương này, Đại tá Thắng nói thêm: "Cái này tôi cũng không biết được chủ trương, cho nên cũng không biết được hiện trạng như thế nào, cho nên không dám phát biểu."
Hôm thứ Năm, 12/3, cựu Đại tá Bùi Tín cũng nêu quan điểm về khả năng và khả thi của việc thu hồi hài cốt các binh sỹ Gạc Ma, Trường Sa tử trận 3/1988, ông nói với Tọa đàm của BBC: "Đặt ra vấn đề với chính quyền hiện nay thì rất là khó, bởi vì họ cố tình ỉm chuyện này đi, và dân hiện nay, quan tâm không có nhiều, vẫn còn có nhiều người thờ ơ với việc lớn như thế. Phải có một sức ép dư luận mạnh mẽ.
"Cái thứ hai là phải đặt vấn đề với Trung Quốc, nhưng mà rất đáng tiếc là hiện nay vùng đó là vùng họ đổ bê-tông lên rồi,
"Họ mở rộng diện tích ra gấp hai trăm lần trước, họ xây dựng nhà và họ cho cả bãi trực thăng, rồi họ cho cả những ủy ban đồn trú, rồi cho cả gia đình của họ ra đấy, du lịch ra đấy.
Quý vị có thể theo dõi toàn văn Bàn tròn của BBC đánh dấu 27 năm sự kiện Gạc Ma tại đây.
---------------

31 nhận xét:

  1. "Nhạy cảm ư" ? - Sợ nhân dân tố cáo tội BÁN NƯỚC chứ gì !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc tưởng niệm những chiến sỹ hy sinh bảo vệ biển đảo, bảo vệ biên giới là việc rất cần phải làm để giáo dục và hun đúc lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia cho mọi công dân.

      Đảng và hệ thống tuyên truyền giáo dục đã không tổ chức và khuyến khích mọi người tưởng niệm những người hy sinh vì bảo vệ biên giới và biển đảo mà còn gián tiếp và trực tiếp ngăn cản đe dọa hành hung người dân đến tưởng niệm chứng tỏ: đảng csvn đã là một đảng bán nước, những tên cs đầu sỏ đã biến thành tay sai của tàu ở VN.

      Đảng csVN càng ngày càng trắng trợn thể hiện là đảng tay sai của đế quốc trung quốc xâm lược. Đảng csVN hãy chết đi để dân tộc này sống lại.

      Xóa
  2. Qua hành động đem "búa liềm" khủng bố nhân dân VN tưởng niệm các liệt sĩ chết vì đạn của TC của bọn hồng vệ binh, người ta đã thấy rõ cái sự "tay sai" ở cấp quốc tế.

    Trả lờiXóa
  3. Nhân dân VN hãy đứng lên lôi tên bán nước ra xử bắn! Tại sao cấm chiến sĩ VN ta không được nổ súng chống lại giặc Tàu xâm lược ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. không phải chỉ một thằng bán nước, mà cả bộ chính trị của đảng cầm quyền bán nước thì làm sao mà nước không mất?

      Xóa
  4. Hoàng Xuân Mạnhlúc 07:55 15 tháng 3, 2015

    Riêng cái chuyện đem cờ đảng ra 'làm hàng rào', chặn không cho dân đến thắp hương dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ đã là phản động rồi!
    Ôi, thiêng liêng cờ đảng..thế à?
    Sao người ta chỉ đạo làm cái việc ngu ngốc và quá ấu trĩ thế?
    Lộ mặt dốt của đảng hết rồi!
    Cờ búa liềm nay chỉ còn tác dụng "bức phên" như vậy thôi à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng lẽ cờ đảng được đưa ra 'Lấy nhục làm vinh'?
      Lúc thì treo cao phấp phới, khi thì hạ xuống che trước con C ...mấy thằng Dư luận viên, làm tấm phên!

      Xóa
    2. He...he...Hà Nội "Thủ đô văn vật" là thế!? Ông Phạm Quang Nghị bị xếp thứ 19/20 trong danh sách Phiếu tín nhiệm của Ban CHTW, nay chắc là tức lắm, chỉ đạo làm nhục "đảng thể" như vậy đấy! Bôi bác quá...cờ đảng!

      Xóa
    3. Việc này là của Chính quyền, Công an. Họ cũng biết nay Dân sợ đảng lắm rồi, mới đem cờ đảng ra hù dọa, còn hơn dọa..."ngáo ộp"!

      Xóa
    4. "nay Dân sợ đảng lắm rồi"? Bạn Linh nói trật rồi. Dân VN chả để ý nữa đâu. Thứ đó có hay không cũng mặc. Dân Bắc Hàn thì có thể sợ...
      Dân VN giờ sợ xe ben, thực phẩm nhiễm độc.

      Xóa
  5. Đảng nói sao về việc này ?? Ngậm miệng ăn tiền ?? Bảo sao dân khôn chưởi .

    Trả lờiXóa
  6. Đúng thế, tháng 5 năm ngoái, TQ "Tương kế Tựu kế". Nhè giữa lúc đảng, QH bận họp, dư luận chỉ dồn về giàn khoa 981, nó rảnh tay xây công trình quân sự trên đảo Gạc Ma.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì cho rằng , đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa hai đảng - hai chính phủ để cướp biển đông .

      Xóa
  7. Phạm Hữu Thắng, nghiên cứu viên cao cấp . . .. học hàm,học vị, những cái danh hão thời này (chẳng đáng cho chị bán vé số MTNB, chùi chân) những lời ông Thắng nói, nó ngô nghê và thiển cận qúa !bỏ qua cái hèn, tôi thấy sự hiểu biết của ông, không bằng em học sinh, học kém môn lịch sử, lớp 3/12.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày 27 tháng 7 chỉ có ý nghĩa tượng trưng , nó không thể thay thế ngày xảy ra sự kiện . Bố tôi hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ , gia đình làm giỗ vào ngày bố tôi mất chứ không chờ đến ngày 27-7 . Đại tá mà hèn , không dám nói ra sự thật . Nếu ông bị bọn Tàu nó giết chết vào ngày 14-3 , liệu gia đình ông có làm giỗ vào ngày 27-7 ? 30-4-1975 có vô số bộ đội hy sinh vẫn kỷ niệm ầm ĩ , sao không chờ đến 27-7 ? nếu như ông nói thì bỏ hết những sự kiện trong lịch sử đi , chỉ giữ lại ngày 27-7 là đủ ! Các bác có hiểu tâm trạng của tôi khi nghe ông này phát biểu không ?

      Xóa
  8. Le-Duc-Anh con song, con tinh-tao'.
    Quoc-hoi cua VN tuy mang danh la cua Dangcs, nhung, doi' voi van-de Gac-Ma ma` bay-gio ai cung keu ten cua ong LDA ra truyen-thong cong-luan, tai-sao che-do nay` khong minh-bach de, neu la` bia-dat thi danh-du cua ong Anh cung la cua dangcs. Neu ho lam` thinh, rieng con+chau cua ong LDA se mang tieng NHUC. SAU NAY` !
    Ne' tranh' du-luan la` ngu, dot' !

    Trả lờiXóa
  9. Mang tiếng cho bản lĩnh sĩ quan quân đội: Phạm Đức Thắng trả lời BBC mà ăn nói ấp a ấp úng như ngậm hột thị, đã diễn đạt không rõ ràng mà con lấp lửng, rất chung chung. Đúng là vừa ngu vừa hèn. Mất công đọc cái đoạn hắn phát biểu, thêm tức!

    Trả lờiXóa
  10. Đem cờ Đảng ra làm hàng rào ngăn cản nhân dân tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh trên đảo Gạc Ma bị giặc Tàu giết hại là phản cảm.

    Trả lờiXóa
  11. Ngày 14-3-1988 Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma , chỉ gần 2 tháng sau , ngày 7-5 – 1988 ông LĐA bộ trưởng quốc phòng nhân chuyến thị sát trường sa đã phát biểu ( Xin đọc bài “LờI HứA CủA TƯớNG LÊ ĐứC ANH ở TRƯờNG SA LớN “ – VIETNAM NET ) .

    Trong bài diễn văn này , ông ta không một lời đả động , nhắc tới các chiến sỹ của mình đã hy sinh trên đảo Gạc Ma . Quá nửa bài chỉ kể lể rông dài về truyền thống vinh quang trong ……..Chống Mỹ . Phần còn lại cuối bài ( Có lẽ ông ta muốn dành cuối cùng để nhấn mạnh vào trí nhớ của mối người lính ) là nói về sự tri ân với Trung Quốc :

    - “ Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn sự giúp đỡ to lớn đó của nhân dân Trung Quốc đã dành cho mình “ .

    - “Năm 1976, Đoàn đại biểu cao cấp của Đảng và Nhà nước ta đi thăm và cảm ơn các nước và bầu bạn trên thế giới đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ. Tới Trung Quốc, các đồng chí lãnh đạo của Đảng ta đã cảm ơn sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đối với sự nghiệp chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, thì người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc lúc bấy giờ đã nói: Trung Quốc cảm ơn Việt Nam, chính nhờ Việt Nam chống Mỹ mà Tổng thống Mỹ đã phải thân hành đến Trung Quốc để cầu thân với Trung Quốc"

    - “ Chúng ta nhớ mãi không bao giờ quên tình sâu nghĩa nặng giữa nhân dân hai nước Việt - Trung, kiên trì phấn đấu để khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, đồng thời chúng ta nhất quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc chúng ta.”

    Khi kết thúc bài phát biểu ông nói :

    “xin hứa với đồng bào cả nước, xin nhắn nhủ với các thế hệ mai sau "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc thân yêu của chúng ta, bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu của chúng ta".

    Vì sao kẻ thù vừa giết hại chiến sỹ của mình , đồng đội mình mà ông LĐA không nhắc tới họ một lời , trong khi dành nhiều lời tri ân tình nghĩa cho Trung Quốc – Kẻ thù của họ và cả dân tộc . Vì sao bắt các chiến sỹ phải tri ân kẻ giết mình , khi khói súng còn chưa tan , biển vẫn loang mầu máu của họ , thân xác họ chưa biết trôi dạt nơi nào .
    Vì sao ông lẩn trốn trách nhiệm của mình , mà hô hào tới “ Thế hệ mai sau “ – Một sự chống chế mạo danh lời hứa , Một sự đổ vấy trách nhiệm một cách hèn hạ và tinh vi . Trong lịch sử Việt Nam , chưa từng có ai dám ngang nhiên ca ngợi kẻ vừa giết hại đồng bào mình một cách trắng trợn và trơ trẽn như vậy .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế mới là thằng bán nước khốn nạn, tham lam, thực dụng. Trời bắt chột một mắt để cảnh báo mọi người. Nay hắn 95 tuổi, thầy thuốc Tàu luôn luôn chăm sóc bên cạnh!

      Xóa
    2. Tôi xin trích một câu nói bất hủ của trung tướng, phó tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài về tên bán nước lê đức anh: Địt mẹ thầng chột.
      Đây là chuyện thật 100% chính tôi được tận mắt, tận tai nghe từ ông Tài

      Xóa
    3. Anh tôi dưới quyền trực tiếp của tướng Song Hào (hòi ông còn trung tướng). Ông ta nguyện rằng sống vì dân vì nước, không màng lợi danh. Cụ thể, lúc nào ông ta cũng chỉ có... 2 hào trong túi. Và lấy nickname cho mình là vậy.
      Thực tế là, hiện tượng gian tham chỉ xuất hiện và nở rộ như đại dịch bệnh từ ngày "kinh tế thị trường định hướng XHCN"!

      Xóa
    4. Hứa cái con khỉ . Mấy thằng lính còn không bảo vệ nổi , nữa là tổ quốc .Không ai tin lão chột lừa bịp đâu .

      Xóa
  12. Trương Minh Tịnhlúc 14:29 15 tháng 3, 2015

    "Tư Bản Mỹ ác ôn" đi nửa vòng trái đất lục lọi tìm kiếm từng cái xương của dân họ mất tích. "Đảng CSVN quang vinh muôn năm"...... bỏ quên 61 thi thể của "đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên" .....ngay trên quê hương của mình.Không thèm nhắc nhỡ.
    Quý vị thấy đau xót không ?.

    Trả lờiXóa
  13. Trong bài này, tôi thấy bác Đại tá Bùi Văn Bồng phân tích, lý giải chính xác, rất hay, chí lý. Cảm ơn bác và đài BBC!

    Trả lờiXóa
  14. Nước ta không hề có tự do. Tưởng niệm 1 người đã chết là 1 chuyện thiên kinh địa nghĩa. Tưởng niệm 1 chiến sĩ hi sinh vì quốc gia, lãnh thổ thì càng là chuyện quỷ thần không thể cản. Quỷ thần không cản nhưng chính phủ, nhà nước lại gọi là nhạy cảm.
    Còn hô hào tự do, độc lập còn hô hào chính nghĩa ?

    Trả lờiXóa
  15. Có một người nhận là nhân chứng trong cuộc chiến bảo vệ Gạc Ma , cựu hạ sĩ Lê Hữu Thảo , phát biểu rằng “Không có mệnh lệnh nào là không được nổ súng!” ! Tôi thì tôi nhận định rằng : có thể khi đó anh Thảo chưa biết gì về mệnh lệnh này hoặc bất cứ mệnh lệnh nào khác vì anh chỉ ở cấp tiểu đội(hạ sĩ) . Điều nữa là nếu bắn sớm hơn 30s thì ta chết nhiều hơn và bắn muộn hơn 30s thì quân ta chết ít hơn như thực tế! Lúc lâm trận đánh nhau ồn ào hỗn loạn làm sao đủ tâm trí để biết sớm hơn hay muộn hơn đến 30s??? Điều này không hợp lý. Lúc đạn đã nổ thì nhanh chóng mà ẩn nấp mà chiết đấu chữ lẽ nào lại chờ đợi cho 30s qua đi??? Chẳng lẽ quân Tàu nó thương mình đến nỗi nếu VN nổ súng muộn hơn thì nó sát hại ít hơn sao??? Tôi cũng kinh qua chiến trận với Tàu , TÔI KHÔNG TIN MỌI VIỆC LẠI RẠCH RÒI CHÍNH XÁC ĐẾN VẬY, trong khi kẻ địch thì bất ngờ tấn công!?
    CCB đánh Tàu (BG Cao Bằng)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tay Lê Hữu Thảo này có thể là quan hệ (dòng họ gì đó) với Lê Đức Anh, hoặc bị mua chuộc, cũng có thể ở vị trí chức danh đó làm sao biết lệnh trên. Hơn nữa anh ta chuyên lo việc ở tàu tiếp liệu, tiếp tế hậu cần, đâu phải lính trên đảo Gạc Ma? Anh ta cũng không có quyền để biết mệnh lệnh: "Không được nổ súng trong bất kỳ tình huống nào". Anh ta trả lời nhà báo như thế lại làm tổn hại tới các lietj sĩ, bên mình ít nhất gần 100 (kể cả các tàu), bên TQ có 50...Nếu lính đảo được nổ súng mà để TQ giết cả 64 lính trên đảo Gạc Ma, thì còn gì là sức chiến đấu của bộ đội Việt Nam. Hóa ra, định tuyên truyền, nhưng lại phản tuyên truyền!!

      Xóa
    2. Thằng Lê Hữu Thảo đó bị điên đấy, hay là đồ giả! Năm ngoái tôi đọc báo Thanh Niên còn anh lính khác (chắc chắn là tham dự vụ Gạc Ma. Có tên cụ thể,chịu khó xem lại) khẳng định chỉ có 2 khẩu AK, nhưng được/bị lệnh của "cấp trên" phải vùi xuống cát, sợ TC "hiểu lầm"?
      Mẹ cha nó!

      Xóa
    3. Ngẫm có thấy đúng*?

      Đầu trọc cạo sạch tóc
      Chưa chắc đã là sư?
      Đầu trọc có là sư
      Chưa chắc từ nhục dục?

      A Đẩu vua nước Thục
      Mê nhục dục, đàn bà
      Thích chọi dế, đá gà
      Và thế là mất nước.

      Bỏ tiền mua quan tước
      Thu lời lãi, giàu sang
      Coi giặc là bạn vàng?
      Chắc chỉ thằng bán nước?

      Bạn vàng là thằng cướp?
      Coi cướp là bạn vàng?
      Sự thật quá rõ ràng
      Ai thông đồng với cướp?

      Xóa
    4. Cảm ơn bạn Nặc danh10:19 đã nêu vấn đề này , tôi đã tìm đọc lại các bài báo đăng lời phát biểu của anh Lê Hữu Thảo CCB Gạc Ma . Tôi tôn trọng ý kiến của anh Lê Hữu Thảo . Tuy nhiên tôi đồng ý với nhận định của ND 10 : 19 rằng , ở thời điểm đó anh LHT chỉ giữ chức A trưởng của tổ bảo vệ cờ .
      Anh Thảo nói : “Không có chuyện không được nổ súng “ cũng có lý của anh Thảo , và tôi tin anh Thảo nói thật . Tuy nhiên có những nghi ngờ ở đây .

      1- Những mệnh lệnh này được truyền đạt tới những cấp cao hơn nhiều so với chức A trưởng như anh Thảo , và anh thảo không được biết là đương nhiên . Mệnh lệnh này rất đặc biệt , vì vậy nó phải được che đậy rất đặc biệt .

      2- Là tổ bảo vệ cờ mà chỉ được biên chế 2 khẩu AK , vậy những người còn lại đứng nhìn là chắc chắn . Tôi không tin quân đội lại thiếu súng cho chiến sỹ giữa lúc nguy nan này . Không cấp súng , cũng giống như mệnh lệnh không được nổ súng , nhưng kín đáo hơn ( Có súng đâu mà nổ ) . Như vậy lý do anh Thảo đưa ra là do “ phương tiện khó khăn “ là không đủ cơ sở .

      Xóa