Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Cây xanh đường phố - PHÙ HỢP và PHÙ PHIẾM ?

* PHÓ ĐỨC TÙNG
Cây đường phố ở Hà Nội có mấy giai đoạn:
1- Thời Pháp, trồng cây to bóng mát, lâu năm như sao, nhội, sấu, xà cừ..., yêu cầu của các loài này là phố xá thẳng rộng, vỉa hè lớn, nhà cửa còn lùi vào, để có diện tích trống cho cây phát triển.
2- Sang thời đầu XHCN, ý tưởng trăm hoa đua nở, trồng toàn cây hoa, chủ yếu là tầm trung, như bằng lăng, phượng, muồng, móng bò v.v. một phần vì cho rằng hoa hoét làm tăng độ rực rỡ của đô thị, phần nữa cũng vì những cây này tầm trung, phù hợp hơn với những đường nhỏ hơn, vỉa hè hẹp hơn.
3- Tới thời mở cửa, ăn sổi ở thì, dự án đô thị mọc ra khắp nơi, chỉ cốt trồng làm sao phủ xanh càng nhanh càng tốt, phổ biến là các loài ít giá trị, cắm cành cũng sống, lớn nhanh như vông, bông gòn, trứng cá, dâu da xoan. Những cây này chỉ trong vòng 3-4 năm là tốt um, nhưng sau đó thì sẽ có vấn đề.
4- Đến thời gần đây nhất, một phần do tốc độ đô thị hóa hơi chững lại, phần thì nhìn thấy hậu quả của việc trồng cây ăn sổi, mới lại càng kính phục người pháp, nên quay về trồng các loài gỗ lớn như sao, dầu, lát, vàng tâm. Việc chặt cây trồng lại ở Hà Nội nằm trong logic này.
Chúng tôi đã đi khảo sát hiện trạng cây đường phố ở hà nội, quả là mười cây có tới 8 cây gật gù, dặt dẹo, trong đó 4-5 cây vô giá trị của thời kỳ thứ 3. Những cây thời pháp chết đổ dần dần. còn từ thời XHCN thì rất ít cây nào có giá trị, và ít cây khỏe mạnh đủ tiêu chuẩn. Việc chặt vài nghìn cây cũng không phải mất mát quá lớn, không hẳn là hàng nghìn cây cổ thụ như báo nói. Tuy nhiên, cần phải nói rằng mặc dù mấy nghìn cây này không nhiều giá trị, nhưng khả năng những cây mới trồng tốt hơn thì gần như bằng không, vì thế, câu chuyện này vẫn là tiền mất tật mang.
Nguyên là đường phố thời Pháp có mật độ xây dựng và nén đất rất thấp, diện tích vỉa hè lớn, phần đất dành cho rễ cây lớn, khoảng không cho cây mọc cũng lớn, vì vậy có thể trồng cây to, lâu năm, và trồng hoàn toàn bình thường như cây rừng, cây vườn. Nên nhớ mỗi cây lớn cần hàng trăm mét khối đất tự nhiên để phát triển khỏe mạnh.
Sang thời nay, đường phố chật hẹp, đất bị nén chặt, đầy các loại ống ở hạ tầng, các loài cây không còn đủ không gian cho bộ rễ và cho cành lá. Ở tất cả các đô thị phát triển trên thế giới, người ta đã phải làm riêng những hệ thống đường ống cho rễ cây phát triển để không hại tới hạ tầng. Giá thể trồng cây đô thị cũng đặc biệt, có khả năng chịu nén, và công suất cung cấp dưỡng khí, dưỡng chất gấp hàng trăm lần đất thường. Vì thế chỉ cần vài mét khối là đủ cho một cây, nhưng cũng chỉ dám trồng cây tầm trung.Việc trồng cây xanh được coi như một phần của kỹ thuật hạ tầng, và giá thành rất cao.
Ở Việt Nam ăn sổi ở thì, chỉ khoét cái lỗ xuống vỉa hè, đổ ít đất mùn mà đòi trồng cây đường phố thì vô cùng hoang đường. Không những cây khó sống được, mà khi đổ còn gây ảnh hưởng, thiệt hại lớn tới hạ tầng. Đã thế còn đua đòi trồng cây lớn, những mong có được những hàng cây sao, cây dầu trăm năm như người Pháp trồng.
Cây trồng đường phố có nhiều logic. Có loại trồng theo hàng như người Pháp, cả phố một loài, sẽ tạo ra cảnh quan hoành tráng của các đại lộ cây xanh. Nhưng yêu cầu cần có đường lớn, hoành tráng, thẳng thớm, vỉa hè rộng. Còn đối với các loại đường không ra đường, dặt dẹo ngoằn ngoèo, vỉa hè chỗ to chỗ nhỏ, thì cây cũng nên đa dạng tùy chỗ mà trồng cây to nhỏ. Như bài thơ của tiêu diêu nói, ngoài sự hoành tráng, những cây cối, nhất là khi khác nhau, và do dân tự trồng, lại gắn liền với trải nghiệm, hồi ức cá nhân, tạo ra tình cảm đô thị, hơn hẳn cây thuần loài đại lộ. Việc bỏ cái phù hợp này, chạy theo cái phù phiếm kia, là quyết định ngu xuẩn của lãnh đạo thành phố. Hy vọng tiếng kêu của người dân thấu được tới đám tai trâu kia.
PĐT/Đô thị
------------

8 nhận xét:

  1. Ăn con gì?! Chặt cây gì?!

    Trả lờiXóa
  2. Ông cha ta xư có mỗi một loại giặc, đó là giặc ngoại xâm. Bây giờ giặc ngoại xâm thì thường trực rình rập, lâu lâu lại cắn càn một phát. Còn giặc nội xâm nguy hiểm hơn, vì loại giặc này nó làm suy yếu đất nước, làm cho lòng dân phân tán, đất nước lâm nguy thì tài sản quốc gia cạn kiệt, lấy gì chống đỡ.
    Cứ hình dung giặc nộ xâm là cái tham nhũng. Tham nhũng dự án, đất đai, tưu trung lại là tiền. Sau năm 1975, cả 3 miền Nam Trung Bắc rừng còn bạt ngàn. Bây giờ thì trống trải. Lâm tặc đã ăn no, nhưng chưa đủ. Lâm tặc đồng bằng bắt đầu xâm hại cây đường phố. Đỡ tốn công nhất, nhưng lợi nhuận nhiều nhất. Bọn lâm tạc này núp dưới danh nghĩa "đề án" xanh sạch đẹp". Nhưng xan đâu chẳng thấy mà chúng làm sạch sành sanh màu xanh của thành phố vốn đang thiếu bóng cây xanh. Các loại từ mỹ miều được đưa ra ru ngủ thị dân là "xã hội hóa" cây xanh. Xanh đâu chưa thấy, chỉ thấy chúng đốn hạn sạch sành sanh cây cối có tuổi hơn một đời người. Cái bọn TẶC này chúng là ai? Chúng đạo mạo, chúng vòng vo, chúng co giò biến mất khi bị các nhà báo hỏi dồn dập. Bọn tặc này mà còn để chúng ngồi đó thì Thủ đô sẽ "sạch sẽ" màu xanh. Rồi đến các hành cây khu vực lăng Bác cũng sẽ đến lượt bị đốn hạ vì không đúng "chủng loại". Một lũ khốn nạn. Từ năm 1960, Hồ Chủ tịch phát động lễ trồng cây, vậy chúng nó học tập cái gì? Chúng nó có học được gì ở Ông Cụ đâu. Khốn nạn quá Thế Thảo ơi!

    Trả lờiXóa
  3. Khốn nạn quá Thế Thảo ơi! mày cứ kêu thế chứ kêu nữa thì bố mày cũng chặt được khối cây rồi...Bố mày chặt cây to, cổ thụ rồi trồng cỏ đấy, không biết bố mày là thế thảo, có nghĩa là thay thế Cỏ à...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế Thảo - Tháo Thể, Tháo khỏi Thể chế, khôn rồi, nhưng có giá, chết bất đắc kỳ tử trước mắt, quy luật vẫn thế, bán chức lắm Đô như Hồ Đức Vệt, trả giá ngay đấy, hay như Phạm Quý ngọ...chết có mang theo được không!? Chuyện đời vốn vậy, có gì đâu!

      Xóa
    2. Tết này là Tết chặt cây
      Làm chô đất nước càng ngày tàn đi hu hu hu

      Xóa
    3. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
      Phủ trọc thành phố mới gọi là
      Các quận thi đua đánh mọi nhà
      Tiến lên, phần trăm ắt về ta

      Xóa
  4. Phủ trọc đồi xanh đã thành hiện thực. Hết rung xanh để trọc thì chuyển về đồng bang là hợp lý nhất. Tranh thủ đi, lớn bán lớn, bé bán bé. Lớn cướp ""của dân"" kiểu lớn, bé có kiểu của bé. Khốn nạn cho đất nước tôi.

    Trả lờiXóa
  5. Một lũ mặt và lòng chuột đang tàn phá đất nước này mà dân phải nhục nhã nín lặng!
    Nghiệp dữ ám đất nước này nặng quá! Lũ quỷ đỏ bao giờ mới rã biến đây???!!!

    Trả lờiXóa