Tác hại của những dự án này đã được các chuyên gia chỉ
rõ trong nhiều bài báo.
Ở đây, tôi chỉ muốn nói đến khía cạnh pháp luật.
Cụ thể hơn là nói tới các nguyên tắc căn bản nhất của
một xã hội thượng tôn pháp luật, dân chủ và công bằng, vốn đã bị vi phạm nghiêm
trọng qua hai sự việc trên như thế nào.
Luật quan,
luật dân
Đầu tiên và quan trọng nhất, khi những người có quyền
muốn những người còn lại tuân thủ luật pháp, chính bản thân họ cũng phải tuân
thủ luật pháp. Đối với việc chặt cây ở Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ rõ chính
quyền đã vi phạm nghị định 64/2010, luật Bảo vệ môi trường, luật Thủ đô. Còn
đối với vụ lấp sông Đồng Nai, chính quyền đã vi phạm luật Tài nguyên nước và
luật Bảo vệ môi trường. Thử hỏi, khi luật pháp ‘nghiêm’ không được áp dụng cho
quan chức mà chỉ áp dụng cho dân thì sẽ còn ai tôn trọng luật pháp ‘nghiêm
minh’ ấy nữa?
Qua cả hai vụ việc, nhà cầm quyền đều lừa dối người
dân, tự cho rằng đã rất minh bạch dự án, đã tham khảo ý kiến người dân và đều
được người dân đồng tình, nhưng sự thật, như chính báo chí trong nước đã chỉ
ra, là hoàn toàn ngược lại.
Một xã hội công bằng phải dựa trên luật pháp chuẩn
mực. Luật pháp làm ra phải được áp dụng như nhau cho tất cả mọi người, không ai
được ngoại lệ và không ai được đứng trên luật pháp. Không thể đối xử với quan
chức khác với dân thường. Nếu quan chức tự tung tự tác, muốn làm gì thì làm mà
không sợ sự chế tài của pháp luật thì đất nước chẳng sớm thì muộn sẽ rơi vào
cảnh hỗn loạn, vì “thượng bất chính, hạ tắc loạn”.
Thứ hai, người dân - những người được yêu cầu tuân
theo luật pháp, tuân theo quyền lực chính trị, phải có tiếng nói. Nếu họ lên
tiếng thì họ sẽ được chính quyền lắng nghe một cách tôn trọng. Ở vụ chặt cây
tại Hà Nội, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội đã
thẳng thừng là ‘không phải hỏi’ ý kiến dân gì cả.
Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch UBND thành phố
Hà Nội lại không thèm trả lời 21 câu hỏi của phóng viên báo chí trong một cuộc
họp báo một chiều, độc thoại của ông và diễn ra chỉ vỏn vẹn chừng mười phút.
Sự việc lấp sông ở Đồng Nai còn kịch tính hơn khi phóng
viên báo Thanh Niên xin lên sân thượng nhà những người dân ở gần hiện trường để
chụp ảnh nhưng đều bị từ chối với lý do “Tôi sợ”. Thậm chí phóng viên còn bị
người lạ theo dõi. Tại sao người dân lại sợ hãi khi các phóng viên muốn sự thật
được phơi bày? Làm sao có thể có tiếng nói khi ngay cả việc được biết sự thật
cũng không thể được?
Từ đó ta thấy, xã hội Việt Nam hiện tại có hai giai cấp. Giai
cấp thống trị là các đảng viên cộng sản có chức quyền không do dân bầu, đứng
trên luật pháp. Và giai cấp bị trị là tất cả những người còn lại chịu sự chi
phối của một thứ luật pháp bất công. Điều này cũng phù hợp với chủ nghĩa Mác -
Lênin với quan niệm nhà nước và luật pháp là công cụ đàn áp của giai cấp thống
trị.
Cộng hòa
chính danh
Để xảy ra hai sự việc trên, cũng như dự án bô-xít Tây
Nguyên, đều là do sự vắng bóng hoàn toàn ở Việt Nam của các quy chế của một nhà
nước pháp quyền, dân chủ, cộng hòa chính danh.
Trong đó hai yếu tố quan trọng nhất là dân không có
quyền bầu ra đảng cầm quyền lãnh đạo theo chọn lựa của họ, do đó đây là nhà
nước cộng hòa mạo danh.
Và thứ hai là luật pháp không chuẩn mực, được làm ra
để phục vụ lợi ích của một đảng, không có hệ thống tư pháp độc lập, từ đó gây
ra bất công xã hội.
Những lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam
phải chịu trách nhiệm cao nhất vì họ nhận là họ có quyền lãnh đạo “trực tiếp,
tuyệt đối, và toàn diện” mọi mặt đời sống xã hội.
Họ không thể đổ thừa là cấp dưới làm sai và chỉ tạm
đình chỉ công tác của một vài cán bộ cấp sở, phòng.
Ở các nước dân chủ, chỉ cần một vụ việc như vậy là đã
có thể khiến đảng cầm quyền phải ra đi, nhường lại quyền lãnh đạo cho đảng
thắng cử.
Những bộ luật để người dân thực hiện quyền làm chủ của
mình đều bị nhà cầm quyền trì hoãn hoặc bóp méo, như các bộ luật về quyền tự do
biểu tình, tự do lập hội, tự do báo chí…
Thiếu vắng hành lang pháp lý để tự tập hợp lại, bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình, để sửa đổi những bộ luật sai trái, để “biết”,
“bàn”, “làm”, “kiểm tra”, những người dũng cảm lên tiếng phản đối những hành vi
sai trái của nhà cầm quyền rất dễ gặp rủi ro như bị sách nhiễu, đàn áp, bắt giữ
trái phép.
Lựa chọn cho
Đảng
Dẫu còn đầy khó khăn như vậy, người dân Việt Nam đã
không còn chấp nhận chịu đựng nữa mà bắt đầu phản kháng, không còn ở phạm vi cá
nhân đơn lẻ mà đã bắt đầu đứng lại cùng nhau, lên tiếng cùng nhau để bảo vệ
quyền lợi chính đáng của mình.
Hãy nhìn những tấm ảnh người dân cùng nhau xuống đường
biểu tình để bảo vệ cây xanh; nhìn trên cả mạng xã hội và báo chí chính thống
cũng phản ứng quyết liệt với chuyện chính quyền Hà Nội chặt cây, chính quyền
Đồng Nai lấp sông, với những quan chức khinh thường dân.
Nhìn vào việc người dân tự thành lập các tổ chức xã hội
dân sự, không chỉ mang tính xã hội mà cả tính chính trị, ta có thể thấy việc
chuyển đổi sang một xã hội dân chủ, công bằng đã bước sang một giai đoạn mới.
Hãy bắt đầu bằng việc trả lại quyền làm chủ cho người
dân qua nhà nước cộng hòa chính danh, và tạo dựng xã hội công bằng qua luật
pháp chuẩn mực - Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung
Nếu nhà cầm quyền chọn cách đàn áp sự phản kháng của
người dân, cuối cùng họ sẽ tạo ra những con người dũng cảm đấu tranh chống bất
công.
Nếu nhà cầm quyền chọn cách bưng bít thông tin, lừa
dối dư luận, cuối cùng họ lại đánh mất niềm tin của người dân - cốt lõi cho sự
tồn tại của bất kỳ chế độ nào.
Nếu nhà cầm quyền chọn tiếp tục tước đoạt quyền làm
chủ của người dân, cuối cùng họ đã buộc người dân phải đứng lên thực hiện quyền
làm chủ của mình, bầu ra đảng lãnh đạo mới.
Và nếu những người lãnh đạo đảng cộng sản hiểu và thấm
thía câu ca dao từ cổ xưa truyền lại "Bao giờ giặc nổi can qua, con vua
thất thế lại ra quét chùa” như là lời tổng kết của dân gian với các triều đại
đến rồi đi trên đất nước này thì họ sẽ hành động khác.
Và hãy bắt đầu bằng việc trả lại quyền làm chủ cho
người dân qua nhà nước cộng hòa chính danh, và tạo dựng xã hội công bằng qua
luật pháp chuẩn mực.
(BBC)/TTHN
-------------
Ngày càng nhiều người dân Việt Nam đang ngộ ra:
Trả lờiXóaCHÚNG TA LÀ CON CỦA TRỜI ĐẤT!
Chứ không phải của mấy tên râu xồm điên khùng, nói quàng xiên "CNTB giãy chết!"? CNTB mà chết thì loài người... chết theo!
"Tư Bản chết, Người cũng thăng hà!"
Nhất định,không thể chối cải,dân chủ và dân chủ thì VN mới tồn tại,còn cứ mãi độc đảng toàn trị,người dân làm kiếp trâu bò,thì chắc chắn không lâu lắm VN sẽ bị xóa khỏi bản đồ thế giới! Dân chủ thật sự ,là tiếng nói của người dân=> là dòng chảy của tâm thức thời đại trên toàn thế giới,AI LÀM NGƯỢC LẠI - NGƯỜI ĐÓ SẼ BỊ TRIỆT TIÊU ! Đó là một công lý đơn giản nhất trong sinh hoạt xã hội hiện đại !
Trả lờiXóaQuan cai trị cứ trị mạnh lên nữa đi, tầng lớp bị trị như con giun, con dế ấy mà ! Xây dựng nhà nước độc tài trên đầu mũi súng.
Trả lờiXóaTất cả những vị lãnh đạo từ TƯ đến địa phương hình như họ quên là đang sống trong thời đại Internet , trong túi mọi người đều có đt di động , họ sẵn sàng quay phim chụp ảnh bất cứ lúc nào và bất kể ở đâu , vậy mà chính quyền HN tuyên bố vụ chặt cây không hề phạm luật , chỉ chặt những cây " không đủ tiêu chuẩn " và chỉ tạm dừng . Chính quyền ĐN cũng tuyên bố dự án không phạm luật và cũng chỉ tạm dừng . Đổ đất đá lấp sông mà không phạm luật thì trắng trợn quá , còn pháp luật gì nữa ! Dân ở Huế tố cáo cán bộ ăn nhậ́u trong khi lũ lụt , họ phủ nhận chuyện ăn nhậu nhưng trong phòng ngổn ngang la liệt vỏ bia hộp , có ảnh còn thấy các vị đang nâng ly vui vẻ và không biết chúc tụng nhau điều gì ? nói dối không ngượng mồm , không xấu hổ kể cả có bằng chứng , chính họ là những người sống ngoài pháp luật và họ là những người đã sinh ra và nuôi dưỡng một chế độ của những . . . . thằng Cuội !
Trả lờiXóaCái gì cũng vậy.Ngược ý dân thì trước sau gì cũng chết.
Trả lờiXóaThưa bác Tịnh, nhưng trong ĐCS có mấy ai hiểu được điều này? Vậy nên trong số họ chẳng có ai "cùng ý dân" cả. Cuối cùng, chỉ có ...chết!
Xóa