Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Thủ tướng Lý Quang Diệu và các đề nghị của ông cho Việt Nam

Ông Lý Quang Diệu cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn quan trọng trong lịch sử.
Vì thế, Việt 
Nam không nên ngồi một chỗ
mà cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết
để thúc đẩy quá trình tăng trưởng mạnh mẽ hơn.
Theo thông báo của văn phòng Thủ tướng Singapore thì ông Lý Quang Diệu người được hầu hết dân chúng đảo quốc ngưỡng mộ như một vị lập quốc, đã qua đời vào lúc 3 giờ 18 phút sáng ngày 23 tháng 3 năm 2015.
            Mặc Lâm ghi nhận ý kiến của các chuyên gia thông qua những đề nghị của ông đối với Việt Nam.
Nói đến Singapore, không thể không nhắc đến tên tuổi của ông Lý Quang Diệu người đã biến khu vực đất đai không một chút giá trị trồng trọt, không có nước ngọt để uống và mọi sự bắt đầu gần như một con số không, chỉ sau vài thập niên đã vươn mình đứng dậy thành một đất nước phú cường về kinh tế, hùng mạnh về quốc phòng, ổn định về chính trị và tiếp tục là mô hình cho các nước đang phát triển noi theo.
Triết lý trọng dụng người tài
Những thành công vượt mức ấy có được từ sự dẫn dắt của ông Lý Quang Diệu, người mang kiến thức từ Anh quốc trở về áp dụng linh động trên phần đất hoang sơ được trao trả từ Anh. Ông đã áp dụng chính sách tận dụng nguồn nhân lực trí thức cao của nhân tài người Hoa khắp nơi quay về đảo quốc cũng như kêu gọi sự đóng góp của chuyên gia thuộc mọi quốc tịch trên thế giới để biến nền kinh tế tài chính nơi đây thành vị trí hàng đầu, cùng với kỹ nghệ sản xuất vật liệu cao cấp trong ngành y khoa và đào tạo nhân lực với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất trong khu vực.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho biết sự lớn mạnh của Singapore là kết quả từ tận tậm tận lực và nhất là tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu: “Điều đó cho thấy là ông Lý Quang Diệu đã có tầm nhìn đúng đắn và cái điểm nổi bật của ông là dựa trên triết lý trọng dụng và tận dụng người tài. Ông luôn luôn lắng nghe ý kiến của người khác, thu hút người tài về Singapore. Ông đã lắng nghe khi Singapore có những biểu hiện tiến chậm hơn, ông đã mời các chuyên gia hàng đầu trên thế giới đến để góp ý. Điểm thứ hai ông rất thực dụng, rất tỉnh táo điều gì cản trở bước tiến của Singapore vì không thích hợp thì ông sẽ tìm cách sửa đổi, tìm cách thay thế. Điều thứ ba là ông hết sức trung thực. Ông coi trọng một bộ máy trung thực, ông trung thực đối với ông và ông trung thực đối với những người khác”.
Ông Lý Quang Diệu là một chính khách trong thế giới tư bản có quan hệ rất mật thiết với Việt Nam. Ông được mời tư vấn kế hoạch phát triển kinh tế trong thời của chính phủ Võ Văn Kiệt. T.S Lê Đăng Doanh kể lại: “Tôi có dịp được tiếp xúc với ông khi ông Lý Quang Diệu được Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời sang để góp ý kiến cho Việt Nam thì ông Lý Quang Diệu đã có yêu cầu một cơ quan Việt Nam cung cấp số liệu về kinh tế đã nhờ Đại sứ Singapore tại Hà Nội và ông này đã đến gặp tôi lúc bấy giờ tôi là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, tôi đã soạn thảo một bộ tài liệu và viết ra thành tiếng Anh và sau đó khi sang Việt Nam ông Lý Quang Diệu đã rất cám ơn và sử dụng số liệu đó để góp ý kiến.
“Tôi cũng có dịp hội họp với ông Lý Quang Diệu, trao đổi trực tiếp với ông trong những lần ông Lý Quang Diệu sang Việt Nam thì tôi đều được tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với ông. Ông mơ ước được một đất nước như là Việt Nam, có tiềm năng, có dân số, có vị thế chiến lược, có những con người thông minh luôn luôn học giỏi hàng đầu ở Singapore và các nơi trên thế giới. Họ chịu khó làm việc và ông nghĩ rằng đất nước Việt Nam phải là một trong đất nước hàng đầu ở châu Á này.
Ông Lý Quang Diệu từng cho rằng "Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore". Đây là cách mà Việt Nam đang áp dụng với câu chữ là định hướng báo chí
Ông cũng mong muốn Việt Nam phồn vinh và cường thịnh vì một Việt Nam phồn vinh và cường thịnh sẽ có lợi cho Đông Nam á, có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và cũng có lợi cho Singapore. Vì vậy cho nên ông nhiệt thành cố vấn, ủng hộ sự cải cách cho Việt Nam, ủng hộ phát triển kinh tế tư nhân, ủng hộ hội nhập.
Ông Lý Quang Diệu là một trong những người có công đóng góp cho sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Với vận động của ông, các nước thành viên đã đồng thuận cho Việt Nam tham gia vào tổ chức này vào tháng 7 năm 1995. TS Lê Đăng Doanh nhận xét những đặc tính mà ông Lý được mến mộ khi đóng góp cho Việt Nam: “Cá nhân ông đã dùng các uy tín và khả năng thuyết phục để thuyết phục các nước ASEAN chấp nhận Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN. Ông cũng rất thẳng thắn, khi ông thấy những tiến bộ của Việt Nam chậm hơn ông mong muốn. Ông cũng rất thẳng thắn khi thấy rằng những cải cách của Việt Nam không được như ông kỳ vọng và trong hồi ký và các ý kiến lúc cuối đời ông cũng thẳng thắn nói lên những điều đó. Tôi nghĩ đó là một người bạn chân thành, một người bạn trung thực của Việt Nam và tôi tưởng nhớ ông, kính trọng ông và cám ơn ông về những gì ông đóng góp cho Việt Nam”.
Quan niệm định hướng báo chí
Mặc dù là một nước thành công vượt bậc trên nhiều lĩnh vực từ kinh tế tới quân sự, từ xây dựng một nền văn hóa nhân bản tới phát triển du lịch trong khuôn khổ của sự tôn trọng, cũng như phát triển các loại hình nghệ thuật căn cứ trên tính phổ quát nhân văn, nhưng một lĩnh vực rất quan trọng thuộc về quyền tối thượng của người dân thì Singapore lại tỏ ra yếu kém nhất, đó là quyền tự do báo chí.
Ông Lý Quang Diệu từng cho rằng "Tự do báo chí, tự do truyền thông tin tức đều phải lệ thuộc vào nhu cầu bảo vệ sự toàn vẹn của Singapore". Đây là cách mà Việt Nam đang áp dụng với câu chữ là định hướng báo chí. Cũng không khác mấy với Việt Nam khi bị chỉ trích, ông Lý đã cho rằng các tờ báo chống ông được tài trợ bởi các thế lực thù nghịch ở nước ngoài.
Người dân Singapore cầu nguyện
trước hình ảnh của cố cựu thủ tướng Lý quang Diệu (Lee Kuan Yew)
được dựng lên nhiều nơi ở trung tâm cộng đồng Tanjong Pagar
sau khi ông mất tại Singapore vào ngày 23 tháng 3 năm 2015.
Quan điểm cho rằng một số quyền tự do cần phải bị hy sinh để phát triển quốc gia của ông Lý Quang Diệu cũng từng gây tranh cãi nhất là quan điểm mô hình phương Tây về tự do dân chủ là không thể áp dụng được.
"Kiến nghị của ông Lý Quang Diệu cho đến nay chưa được thực hiện một cách có hiêu quả. Thí dụ như chuyện bộ máy nhà nước trọng dụng người tài. Thí dụ như xây dựng bộ máy công khai minh bạch. Thí dụ như xây dựng bộ máy không có tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng và không thể tham nhũng" - TS Lê Đăng Doanh.
Luật sư Nguyễn Trần Bạt, tác giả của nhiều cuốn sách bàn luận chính trị cho biết nhận xét của ông về sự thiếu vắng tự do báo chí của Singapore, ông nói: “Tôi cho rằng báo chí có hoạt động tự do hay không thì cuối cùng những thành tựu quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động xã hội chính là cái xã hội ấy nó phát triển và no ấm. Có một câu nói rất hay mà tôi nghĩ rằng có thể áp dụng được: ở chỗ nào ngay sự ngốc nghếch đã được hạnh phúc rồi thì khôn ngoan là thừa! Tôi nghĩ rằng người Singapore đang no ấm chúng ta còn hồi hộp xem sự no ấm của họ có bền vững không? Và nếu sự no ấm này có dấu hiệu nào đó không bền vững thì chúng ta buộc phải nghiên cứu các nguyên nhân của nó trong đó có thể không có tự do báo chí hay tự do chưa thỏa đáng có thể là một nguyên nhân để chúng ta nghiên cứu.
Những điều chưa thực hiện được
Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên Straits Times dưới tiểu tựa: “Việt Nam: mắc kẹt trong tư duy xã hội chủ nghĩa”, ông Lý Quang Diệu đã nói: về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi ông có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ ông tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc.
Nhận xét về phát biểu này, Giáo sư TS Nguyễn Đình Cống, từng giảng dạy tại Đại học Xây dựng, có những bài viết nhận định về lý thuyết Mác Lê nin cũng như con đường tiến tới chủ nghĩa xã hội chỉ là không tưởng, cho biết: “Quá đúng! cái đất nước này muốn phát triển lên được thì phải từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin có nghĩa là từ bỏ những lý thuyết của cộng sản. Phải từ bỏ việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vì những thứ ấy là không tưởng. Không những là không tưởng mà nó còn có nhiều độc hại. Cái Đại hội 12 này nếu như người ta hiểu ra được như thế, nếu người ta bỏ những thứ ấy thì không còn đảng cộng sản nữa thì mới có thể đưa dân tộc phát triển đúng hướng chứ còn cứ bám lấy những thứ ấy thì chỉ có đưa cả dân tộc này vào một hệ thống lệ thuộc vào Tàu thôi.
“Mặc dù tiếp thu ý kiến của ông Lý Quang Diệu trên vấn đề hội nhập và phát triển cũng như chuyển đổi kinh tế, nhưng công cụ quản lý thành công của một nhà nước pháp quyền qua đóng góp của ông vẫn không được Việt Nam áp dụng” -  TS Lê Đăng Doanh chia sẻ: “Kiến nghị của ông Lý Quang Diệu cho đến nay chưa được thực hiện một cách có hiêu quả. Thí dụ như chuyện bộ máy nhà nước trọng dụng người tài. Thí dụ như xây dựng bộ máy công khai minh bạch. Thí dụ như xây dựng bộ máy không có tham nhũng, không dám tham nhũng, không cần tham nhũng và không thể tham nhũng! Tất cả những điều đó chúng ta chưa làm được và tôi nghĩ đấy là điều mà ông Lý Quang Diệu cũng tiếc và cá nhân tôi cũng rất tiếc cho đất nước của mình.
Ông Lý Quang Diệu được cộng đồng thế giới ngưỡng mộ, người dân Singapore tiếc thương có lẽ từ tư cách, tài năng và lòng yêu thương mảnh đất mà ông góp công đầu tạo dựng. Ông mất đi nhưng vẫn còn để lại những bài học mà nhiều nước đang học dở dang nhất là Việt Nam nơi từng được ông trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm thành công của mình.
Mặc Lâm/RFA
-------------

25 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 05:35 24 tháng 3, 2015

    Thưa ông Lý Quang Diệu,
    Những điều ông nói,mấy ông cầm quyền VN biết hết,nhưng sẽ không bao giờ áp dụng.Lý do ?-Nếu cho bầu cử tự do thì mấy ông mất ghế.Mà mất ghế thì làm sao chặt cây bán được ?-Đơn giãn thế thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Tịnh phải để chữ cây trong ngoặc kép mới rộng nghĩa!

      Xóa
    2. Đảng CSVN việc gì phải học Sing, cho nên không vị lãnh đạo nào thèm nghe và học theo Sing?!.
      Bởi đảng CSVN là nhất rồi. Nào là "Mặt trời chân lý", "Vầng trời đông", "Đỉnh cao trí tuệ", rồi nhất nữa là "CN Mác-Lê vô địch muôn năm, quang vinh muôn năm"...

      Xóa
    3. Hi hi . ..hi. . nếu làm theo lời khuyên, chia sẻ chân tình của bác LQD thì các đ/c công sản hổng tham nhũng được ! mà không tham nhũng thì còn đâu là CNXH ??? Bác LQD giỏi mà còn ngây thơ ! đỉnh cao ngọn cỏ Hà Nội, mấy ổng mời Bác sang VN tư vấn, tư véo . .. chỉ có ông 6 Dân là chân thành, còn lũ . .. cộng . . . tất cả tài sản của Dân, của QG vào túi quan ta, thì chúng hổng nghe theo Bác Diệu đâu ! không bao giờ ! nghe ông để mà .. . làm người trong sạch, liêm khiết à ???

      Xóa
    4. Nguoi ta lanh dao dat nuoc dua dan toc ho den vinh quang cuong thinh .Con DCSVN thi dua dan den dau ? chang biet het the ki nay di toi chua... Vay ma tu suong bao ND phai ton trong tu cho dinh cao .THat khon nang .tham nhung doc ac ..Den Cay xanh trong trong thanh Pho .Ma cung ko tha Quyet xe thit chia that la toi te .gia mang ...,That nhung nguoi nao ngu moi bao ve cho cai che do Quai thai Nay.hai Dan hai Nuoc

      Xóa
  2. Ai tham nhũng bị ông Diệu cắt cu thẳng thừng! Ông ta không đĩ miệng như ở VN.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Lý Quang Diệu mất toàn dân Singapore tiếc thương. Thủ nghĩ một ông trong tứ trụ triều đình VN chết máy ai khóc nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói thế chung chung quá .Tôi đang mong hàng ngày kẻ đã không cho chúng tôi nổ súng trong trận chiến GẠC MA ( NGÀY 14/3/1988) .Lịch sử chống xâm lược của dân tộc VIỆT NAM nói chung QĐND HQND VIỆT NAM nói riêng chưa bao giờ đau đớn như thế . Trong vòng chưa đế 30 phút đơn vị của chúng tôi đã phải hy sinh 64 CB CS chìm 3 tàu vân tải lớn , mất 3 đảo : GẠC MA , CO LIN , LEN ĐAO kẻ không cho chúng tôi bắn là LÊ ĐƯC ANH dưới sj bảo trợ của ĐỔ MƯỜI và NGUYỄN VĂN LINH . Chính vì công lao đó nên tâij đai hội 7 ĐCSVN , MƯỜI lên TBT , ANH lên CTN . Đây là một điều sỹ nhục cho dân tộc VIỆT NAM của chúng ta .Hai thằng chó chết đó mà tắt thở ,những người lính CCB đơn vị tôi sẽ tổ chức ăn mừng !

      Xóa
  4. Tôi tin là nước Việt mình không thiếu những nhân tài tầm cỡ cụ Lí Quang Diệu. Nhưng mà (lại nhưng mà) với thể chế do đảng ta lãnh đạo, lại xách quần chạy theo rờ mông các cụ Mác Lê... có tài bằng mười cụ Lí thì cũng chết om toi. Không chừng cụ Lý ở trong đảng ta đã bị bỏ tù rục xương lâu rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở ta,
      Có tài phải vướng tai ương
      Một là ở ẩn hai đường vào lao
      Đảo chao như Nguyễn Hữu Đang
      Có tài có đức được giam Hỏa lò
      Suốt đời chẳng được ăn no
      Lò mò bắt nhái về kho ăn dần
      Một lòng một dạ dấn thân
      Thực dân xét xử nhưng tha tại tòa
      Vì rằng bụng dạ còn non
      Nên lỡ chót dại chống Tây thôi mà
      Hữu Đang vì nhỏ nó tha
      Nhưng ông vẫn quyết theo ta đuổi thù
      Nước nhà độc lập vui chung
      Ông bị khép tội không cùng đường đi
      Đến khi ra khỏi lao tù
      Cuộc đời đơn lẻ không xu tiêu xài
      Thôi thì sai đã sửa rồi
      Trước khi nhắm mắt được ngồi mâm cơm
      Dù rằng lấy lại tiếng thơm
      Nhưng sao cay đắng sớm hôm một đời.


      Xóa
  5. Tiếc nhỉ, ông từng mơ ước có một đất nước như VN, có tiềm năng, có dân số, có vị trí chiến lược, có những người thông minh ham học hỏi để ông thỏa trí đua tài khác với Sinhgapore nhỏ bé, ít dân và không có tài nguyên.

    Trả lờiXóa
  6. Ông này có lãnh đạo nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác không mà ca ngợi dữ vậy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân dân Sing không đi, mà giành thắng lợi rực rỡ.

      Xóa
  7. Còn cái điều 4 với quan điểm lưu manh ngoan cố "bỏ điều 4 là tự sát"(cố đấm ăn xôi) thì những lời góp ý như ông Lý quang Diệu với đảng csVN chỉ như đàn gảy tai trâu, nước đổ đầu vịt.

    Trả lờiXóa
  8. Ngày trước ông ấy chỉ mơ Sing được như Saigon thôi, hic hic. Lãnh đạo có thực học thôi chứ chả mong Tài chi thì dân cũng được nhờ phúc rồi

    Trả lờiXóa
  9. Thưa hương hồn ông Lý Quang Diệu, thưa TS Lê Đăng doanh...Về cơ bản "đảng ta" không tin ai nên chọn người "đảng" tin để lãnh đạo đất nước . vì thế những nhân tài bị xếp xó hoặc tìm tương lai ở nước ngoài. Gần đây một vị lãnh đạo được một ma cô làm tham mưu, mưu kế chỉ đủ sức thôn tính quyền lực từ tay đám gọi là tri thức ngu ngơ. Nhưng sau khi thôn tính được ma cô cũng không biết làm gì cho đất nước phồn thịnh, dân chủ và minh bạch để đưa đất nước tiến lên. Bởi nếu minh bạch, dân chủ thì chính những kẻ ma cô cũng bị nhân dân đào thải. do đó những ai thấp thỏm mừng vui hãy chờ xem hồi sau.Một đất nước mà chuyển quyền lực từ người này cho người khác cùng môtip thì định mong gì? chỉ khi nào có dân chủ thật sự, người dân được tôn trọng thật sự thì mới mong ...

    Trả lờiXóa
  10. Điều khác biệt cơ bản của Singapore so với Việt Nam trong việc chống tham nhũng là: không có kiểm điểm, không có đảng viên do BCT, Ban BT quản lý. Tất cả đều làm theo luật. Còn của ta, qua nhiều vụ tham nhũng lồ lộ ra như vụ Trần Văn Truyền nguyên tổng thanh tra Chính phủ, với những tài sản bất minh mà đảng phải kiểm tra tới trên nửa năm mới kết luận rồi kỷ luật ...cảnh cáo. Một chủ thuyết trên mây mà cứ bám lấy hỏi làm sao không nghèo.

    Trả lờiXóa
  11. Những nhà lãnh đạo cộng sản VN, chỉ mượn danh nghĩa chủ nghĩa Mác - Lê mà mưu cầu danh vọng bản thân, lợi ích gia đình dòng họ, chứ có làm gì theo nghĩa chủ nghĩa Mác - Lê, mặc dù nghĩa chủ nghĩa Mác - Lê đã lạc hậu lỗi thời, một XHCN thiên đường cộng sản là không tưởng.

    Trả lờiXóa
  12. Nói thẳng thắn thì Singapore phát triển thấn kỳ
    được như ngày nay là nhờ tàI lãnh đạo độc tái
    nhưng kiệt xuất và sáng suốt của LQD.
    Thế nhưng,ngay bây giơ người dần Singapore
    có quyền được hưỏng một nền dân chủ xứng
    đáng hơn,chứ không phải dân chủ nữa với như
    hiện nay vì tính gia truởng mà ông ta chịu ảnh
    huởng mạnh của Nho giáo
    LQD.có chổ đứng cao nhất trong lịch sử Sing.
    song thời đôc tài CẦN THIẾT,đúng lúc đó của
    ông LQD.đã qua rồi.
    Đáng tiếc nhất là NĐDiệm.của VN,.nhà độc tài
    duy nhất trong bộ 3 nhà độc tài Á châu cùng thời
    (gồm Tưởng Giới Thạch,Lý Quang Diệu và Phác
    Chánh Hy) thất bại vi KHẮC TINH = CsVN.qúa
    cuồng tín với chủ nghĩa Mác !

    Trả lờiXóa
  13. Với hệ thống chính trị và quản lý nhà nước rối rắm , các ban nghành chồng chéo lên nhau , rồi các ban nganhf cục sở nào cũng có 4-8 phó thì chỉ tạo ra tham nhũng và đất nước còn mạt vận . Nó giống như biển bùn bầy nhày sẽ gimf chết bất kỳ ai muốn thay đổi nó .

    Muốn VN phát triển nhanh .Theo tôi đầu tiên phải cải cách lại hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nước gọn nhẹ và PHẢI MINH BẠCH . Cái này thì bất kỳ ông cán bộ ngu ngốc đến mấy của đảng cs VN cũng biết . Nhưng họ không thể làm hoặc là không muốn làm thôi .

    Nhìn đảng cs VN chọn những người có cá tính dung hòa , giáo điều và lú lẫn như bác Mạnh hay bác Trọng làm người đứng đầu đảng thì biết rõ là họ không muốn thay đổi cơ cấu và tổ trức lại hệ thống chính trị và quản lý nhà nước rồi .!.

    Cứ yên tâm 100 , 200 năm , 300 năm có khi 1000 năm nữa dân mình sẽ sung sướng như dân Singgapo !!!

    Trả lờiXóa
  14. Cụ là người có gốc Trung Hoa
    Nhưng Cụ không thờ ma ngài Mác
    Không khoác lác ba hoa chủ nghĩa
    Không viển vông mắc chông Tàu cộng
    Thương đảo nghèo, dân khổ lầm than
    Có tấm lòng, trí tuệ siêu cao
    Đảo sư tử tự hào về Cụ
    Đứng tầm cao nhưng không gào thét
    Không "muôn năm" như Việt Trung Triều
    Không giống nước ta chết hóa thần
    Không hoành tráng lăng to nhà tưởng
    Cụ thương từng nhành cây ngọn cỏ
    Đảo màu cua chết thành đảo xanh
    Nghĩ tủi cho dân lành nước Việt
    Kiếm đâu ra được người vì nước
    Bằng nửa Cụ thôi cũng đủ rồi



    Trả lờiXóa
  15. Cần phải nghiên cứu một cách nhiêm túc

    Trả lờiXóa
  16. Ông Lý nói: "Vietnam bị trói buộc bởi ý thức hệ", diễn giải ra là: "Các ông đừng theo CNCS mới tung cánh chim tìm về tổ ấm!".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất đúng!
      Phải thừa nhận ông Lý Quang Diệu nói rất đúng. "Vietnam bị trói buộc bởi ý thức hệ". Ngẫm thấy buồn và hối tiếc về nhân thức của một thời mù mờ!
      Nếu cứ theo đường lối Việt Minh (1941-1945) thì Việt Nam cũng không thua kém ai.Nhưng, khốn nỗi có thằng Tàu Cộng (hơn nghìn năm trước là Tàu Hán) nó to chềnh ềnh năm bên sườn và giành Độc lập sau Việt Nam (ta 2/9/1945, Tàu Cộng 01/10/1949) lại có âm mưu vượt ta và muốn đứng trước Việt Nam, làm bá chủ thế giới. Nên Tàu Cộng và Mao quyết phá và buộc ta phải theo Tàu Cộng. Không cho Việt Nam thoát Tàu Cộng! Các vị cứ tự ngẫm lại coi. Có đúng thế không ?
      Bởi thế, từ sau Đại hội 2 của Đảng CS Đông Dương (2-1951), đường lối Việt Nam là Nặng giai cấp và Ý thức hệ, Nhẹ Dân tộc và thiếu tính Người". Cho nên ông Lý Quang Diệu nói chí phải. Có thể nghĩ, bản chất của chủ nghĩa cộng sản là "Nặng Giai cấp và Ý thức hệ, Nhẹ Dân tộc và thiếu Tính Người"!
      Ngẫm thời gian đã qua mà sợ!

      Xóa