Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Nhật, Trung Quốc tranh ảnh hưởng tại Việt Nam


Cả Nhật và Trung Quốc đều yểm trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam với các khoản tín dụng lớn lao nhằm lôi kéo về phe mình cái nước nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược quan trọng.
Theo một bản tin phân tích trên báo tài chính Wall Street Journal hôm Thứ Sáu, cả Trung Quốc cũng như Nhật Bản đều có những dự án đầu tư sản xuất kỹ nghệ tại Việt Nam, lợi dụng tầng lớp lao động trẻ tuổi và giá rẻ ở nước này. Bên cạnh đó, cả Bắc Kinh và Toky cũng cung cấp những khoản tín dụng lớn lao, yểm trợ cho Việt Nam phát triển hạ tầng cơ sở qua các dự án cầu đường, thủy điện, nhiệt điện.
Theo nhận định của WSJ, vị trí chiến lược của Việt Nam nằm trên đường hải lộ bận rộn nhất thế giới qua Biển Đông, nơi mà dầu khí và hàng hóa vận chuyển lên hàng ngàn tỷ đô la mỗi năm, đóng một vai trò chính yếu.
Tuy nhiên, theo nguồn tin trên, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam bị cái vụ giàn khoan HD981 mà Bắc Kinh mang xuống cắm ở phía nam quần đảo Hoàng Sa hồi giữa năm ngoái đã là một trở ngại đáng nói. Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với quần đảo này dù hiện đang bị Trung Quốc chiếm giữ.
Sau khi giàn khoan rút đi, đến nay, Bắc Kinh cố gắng xoa dịu Hà Nội với các khoản tín dụng nhằm thúc đẩy mối quan hệ thắm thiết trở lại như từng được lãnh tụ hai nước cam kết qua các bản tuyên bố chung mỗi lần gặp nhau.
Đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông ở Hà Nội 
do nhà thầu Trung Quốc thi công, 
bị kêu ca đội vốn gần gấp đôi và chậm chạp. 
Làm thế nào chiến thuật của Trung Quốc đạt được kết quả chính trị tại Việt Nam, người ta đang chờ xem chúng ra sao trong những ngày tháng trước mặt, khi đang có một đối thủ khác của họ cũng rất tích cực hậu thuẫn nhiều mặt cho Việt Nam.
Trên thực tế, Nhật Bản, những năm gần đây, đã cung cấp tín dụng ưu đãi và viện trợ không hoàn lại nhiều nhất cho Việt Nam, hơn hẳn tất cả các nước khác. Năm 2014, Nhật cam kết cấp cho Việt Nam 1.8 tỷ USD tín dụng phát triển, xây nhà ga mới cho phi trường Nội Bài tại Hà Nội cũng như một xa lộ dẫn đến thủ đô.
Trung quốc thì cũng gia tăng nhanh chóng các khoản tín dụng cho Việt Nam, cấp tín dụng và kỹ thuật để Việt Nam thực hiện một số dự án nhiệt điện. Tuy nhiên, chính giới và doanh nghiệp của Việt Nam đã nhiều lần phàn nàn về phẩm chất tồi tệ, dễ hư hỏng của các nhà máy điện mà Trung Quốc xây dựng. Đồng thời cũng rất nhiều lời phàn nàn về chuyện các nhà thầu Trung Quốc mang đủ mọi loại nhân công sang thực hiện dự án mà trên nguyên tắc, họ chỉ được mang tới các chuyên viên cao cấp.
Sau vụ giàn khoan HD981, rất nhiều lời kêu gọi cảnh giác với sự tùy thuộc quá sâu vào Trung Quốc về mọi mặt, từ thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng và các dự án xây dựng hạ tầng, kỹ nghệ.
“Các vấn đề chính trị thời gian gần đây trong mối quan hệ với Trung Quốc đã thúc đẩy chúng tôi phải đa phương hóa.” Đỗ Thắng Hải, thứ trưởng Thương Mại và Công Nghệ của Việt Nam cho hay gần đây, theo WSJ.
Không riêng gì Việt Nam phải suy nghĩ lại về các dòng tiền đầu tư của Trung Quốc. Chính phủ mới của Sri Lanka tháng này đã dừng một dự án xây dựng trị giá 1.4 tỷ USD ở thủ đô Colombo, tỏ vẻ nghi ngờ quyết định của chính phủ tiền nhiệm. Indonesia cũng phàn nàn về phẩm chất các nhà máy điện được Trung Quốc xây dựng. Myanmar cũng mở cửa rộng đón dầu tư tây phương, phần nào cũng có ý giảm thiểu các dòng tiền đầu tư đến từ Bắc kinh.
Trong khi Myanmar dừng một dự án thủy điện trị giá 3.6 tỷ USD do Trung Quốc xây dựng, chính phủ Nhật Bản xóa cho Myanmar những khoản nợ lớn trước đây, đồng thời cung cấp thêm các khoản tín dụng mới.
Hiện nay, Bắc Kinh đang thành lập một thứ ngân hàng tín dụng phát triển mới cho Á Châu như một thách thức với Tokyo mà từ thập niên 1960 đến nay, cung cấp rất nhiều tín dụng phát triển cho khu vực qua Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB).
Nhật Bản lên tiếng, giống như Hoa Kỳ, chỉ trích rằng Ngân Hàng Đầu Tư Phát Triển Hạ tầng Á Châu (Asia Infrastructure Investment Bank) do Bắc Kinh hậu thuẫn sẽ cho vay bừa bãi để tạo ảnh hưởng mà không chú ý bao nhiêu đến chuyện bảo vệ môi trường và các vấn đề an toàn quan trọng khác.
Theo giới chuyên viên nhận định, tín dụng phát triển của Trung Quốc sẽ gia tăng lên tương đương với Nhật Bản cho khu vực.
Cho tới những năm cuối thập niên 2000, Nhật, Âu Châu và Hoa Kỳ đóng vai trò chính xây dựng các nhà máy điện tại Việt Nam. Từ đó, các công ty quốc doanh Trung Quốc thay thế với những đơn thầu giá rẻ và tín dụng ưu đãi từ Bắc Kinh, có thể chỉ bằng một phần ba giá thầu của các nước khác.
Các nhà thầu Trung quốc đã xây dựng một số nhà máy điện tại Việt Nam với tổng công suất 19,000MW từ năm 2007 đến nay, theo ước tính của công ty Nhật Mitsubishi.
Nhiều nhà máy điện do nhà thầu Trung Quốc xây dựng không đạt phẩm chất hoặc hoạt động bên dưới công suất thiết kế, theo lời ông Nguyễn Quốc Trương, một chuyên viên nghiên cứu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư CSVN.
Theo WSJ, hiện Nhật Bản nhìn thấy Việt Nam cẩn thận đối với tín dụng của Trung Quốc vì thấy chúng không hẳn là cơ hội tốt.
“Hiện có thêm nhiều ý kiến (kêu gọi Việt Nam) độc lập nhiều hơn với Trung Quốc.” Đại sứ Nhật tại Hà Nội Hiroshi Fukuda nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông cho hay Tokyo đang nỗ lực tăng cường mối quan hệ ngoại giao với Hà Nội. (TN)/Người Việt
-------------

9 nhận xét:

  1. Cái khoảng cho vay tín dụng một cách dễ dãi của trung quốc, thật ra là một cách làm cho VN dấn sâu vào cảnh nợ nần, đến lúc nào đó trả không được, thì Tq sẽ áp lực qua cách siết nợ bằng những áp buộc về chính trị.
    Hỡi những người lãnh đạo VN còn tỉnh táo, hãy nói không với bọn trung cộng !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể nói không được ! Khoản hoa hồng lên tới 20-30% mà TS Lê Đăng Doanh có lần nhắc đến, có nước nào thay thế TQ được !

      Xóa
    2. "những người lãnh đạo VN còn tỉnh táo"? Đốt đuốc giữa ban ngày cũng đừng mong hiện nay.
      Có thể trong tương lai...

      Xóa
  2. Ngay ca bắc triều tiên gio cung so va muốn xa hẳn trung cộng.nhìn xem có nuoc nào chơi voi trung quốc mà kha lên được? Hây xem NHAT BAN người dân ho sống hiển hòa ý thức cộng đồng,ho đều giúp VN thuc lòng.Nhưng cs chỉ biết vay tien de về tham nhũng nên họ can than lắm.con trung cộng cho ta vay voi uu đãi roi sau đó trúng thầu các dự an lớn bé.Cac CONG TRÌNH CỦA TRUNG QUỐC LÀM ĐỀU I ẠCH VA ĐỘI VỐN LÊN MẤY LẦN VÀ ĐỀU KEM CHAT LƯỢNG,CHỉ Có CS LA LAO DAU VAO TRUNG QUỐC NHU CON THIÊU THÂN

    Trả lờiXóa
  3. Hoan hô Nhật - Đả đảo Trung Quốc ( đây là thằng quỉ đang nuôi mộng xâm chiếm toàn thế giới !!! (

    Trả lờiXóa
  4. Bàn mãi cũng thế thôi. Trung quốc họ không ngu để dân họ đói đem tiền cho Việt nam ăn không.Từ " đường lối cán bộ" của việt Nam, Họ tìm ra cách giải phương trình là: dùng gái và tiền+ quyền để nắm cổ mấy anh tham lam ngu ngốc, lần lần nắm an ninh và các phương tiện truyền thông .Những ai còn sáng suốt bình tĩnh nhìn từ trên xuống, từ Bắc vào Nam xem? Mấy anh ngốc nghếch thỏa mãn về gái, tiền, quyền thì đâu còn nhân dân đất nước trong lòng họ nữa. An ninh thì ngăn chặn, đàn áp người chống TQ, truyền thông thì tuyên truyền cho TQ một cách toàn diện triệt để hoặc ít ra là không hề đụng đến TQ thế thì Đất Việt Nam không vào tay TQ mới là lạ.

    Trả lờiXóa
  5. Nghe nói cả NB và TQ cùg " tranh nhau " yểm trợ kinh tế VN làm nhiều bạn đọc phổng mũi ! Bình tĩnh , phải nhìn nhận kỹ mục đích và động cơ " yểm trợ " của đối tác , không cẩn thận nó bắn vào mông đấy ! Trên thực tế giá cả của các công trình do TQ đầu tư cũng ngang ngửa với các nước chứ không rẻ hơn như người ta tuyên truyền , vì chất lượng kém , hiệu quả thấp , ngốn nhiều năng lượng cộng thêm khoản đội vốn thì cũng hòa cả làng , chẳng tiết kiệm được đồng nào cho ngân sách quốc gia , không giải quyết được công ăn việc làm cho người VN vì các dự án thuộc diện " cao cấp " nên toàn những " chuyên gia nước ngoài " mới có đủ " trình độ " đảm trách ! Đúng ra thì những vấn đề kinh tế do chính phủ quyết ̣định nhưng thật bất hạnh cho nhân dân VN vì có đảng lãnh đạo toàn diện ! Kinh tế VN như con trâu nhưng lại có sợi dây chính trị dắt mũi , kéo thì đi buộc thì đứng , người ta cũng thừa biết lời lãi thua thiệt bao nhiêu khi ký hợp đồng với TC nhưng tất cả là vì mục đích chính trị chứ không vì quyền lợi quốc gia .

    Trả lờiXóa
  6. Thật ra đối với thằng tầu
    Không nên quan hệ nó sâu
    Nó toàn làm trò diễn mặt
    Chỉ là ngoại giao không thôi

    Hàng hóa đồ của thằng tầu
    Trên thế giới chẳng giống ai
    Nhận nhiều thêm bệnh hoạn nhiều
    Tốt chỉ coi thị trường thôi

    Trả lờiXóa
  7. tỉu nà ma mấy thằng tàu chệt,từ thực phẩm,trái cây,hàng gia dụng cái gì nó cũng tẩm hóa chất độc hại,vậy chắc chắn trong tín dụng cũng có vi trùng" bành trướng",xuất phát điểm từ đi bán mấy củ lạc rang mà nay cái mồm to răng vẩu của nó ngoạm gần hết cả quả địa cầu,tâm địa thì tham lam,bẩn thỉu nhưng nói như chuông,16 chữ và 4 tốt rất nhiều tương liên, tương đồng,nhưng ko thấy nhắc đến tương nhau mùa xuân Kỷ Dậu ngày xưa,và biên giới 1979 nhỉ... cha tiên nhân đồ hủi tàu.

    Trả lờiXóa