Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Sự "lặng sóng" đáng suy nghĩ

Hình ảnh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở quần đảo Trường Sa - Việt Nam. Ảnh: TL
* NGUYỄN VĨNH
Việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép ở các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam được giới quan sát quân sự thế giới cho là hành vi “hiếu chiến”, “mở rộng tiền đồn” trên biển Đông. Tuy nhiên, dư luận Việt Nam xem ra vẫn “lặng sóng” trước thông tin này.
Cách đây một năm, sự việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc hạ đặt trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ dưới nhiều hình thức, từ truyền thông cho đến biểu tình trên đường phố tại Việt Nam. Khái niệm “biểu tình” chống Trung Quốc lần đầu tiên được dùng chính thức.
Những phản ứng của người dân vào thời điểm đó được coi là chính đáng để thể hiện lòng yêu nước, sự căm phẫn trước hành vi ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế, chủ quyền lãnh thổ nước láng giềng của Trung Quốc. Có thể nói, tại Việt Nam lúc đó, thông điệp của người dân đã phần nào gặp gỡ thông điệp chính thức của các chính khách, tiếng nói ngoại giao chính thức tạo nên sức lan tỏa lớn và tính hiệu quả ít nhiều có thể cảm nhận được.
Một năm trôi qua, những hình ảnh và ấn tượng về các cuộc biểu tình tỏ bày cảm xúc yêu nước của đại chúng vẫn còn đó, nhưng điều lạ lùng là, trước câu chuyện thời sự – Trung Quốc xây đảo “tiền đồn” trên quần đảo Trường Sa - người dân trong nước đã không có phản ứng gì, mặc dù, xét về tính chất nghiêm trọng của sự việc, thì việc xây đảo lần này không kém phần nghiêm trọng so với câu chuyện giàn khoan.
Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản ứng “cực lực phản đối” với phía Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên, cái tình cảm, thái độ bày tỏ chính kiến công khai của dân chúng đã không mảy may bùng phát.
Điều đó nhìn trên khía cạnh trị an xã hội thì có vẻ tốt, song nó tiềm ẩn một sự nguy hiểm khó lường. Người dân phải chăng đã không còn quan tâm và thấy cần phải thể hiện chính kiến rõ ràng trước những sự biến liên quan đến chủ quyền đất nước?
Điều gì đã thúc đẩy, dẫn tới tâm lý đó?
Trao đổi trên Vietnamnet, Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, khoa Quan hệ quốc tế Trường ĐH KHXH&NV thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, đưa ra nhận định về khả năng “quân sự hóa” biển Đông của chiến lược xây đảo nhân tạo: “Tác động quân sự (của đảo nhân tạo) có thể là thì tương lai, nhưng tác động tâm lý của nó thì ảnh hưởng ngay hiện tại… Đòn tâm lý này sẽ có những kết quả nhất định, nhưng hiệu quả hay là hậu quả thì vẫn còn quá sớm để có câu trả lời.”
Có phải người dân không nhận ra/ không được biết những thông tin cơ bản liên quan đến “đòn tâm lý” quá quen thuộc từ phía Trung Quốc, hay có điều gì đó gần như sự lãnh đạm đối với cách thức mà Nhà nước Việt Nam tiếp nhận thái độ và tiếng nói từ người dân trong những sự kiện liên quan đến chủ quyền quốc gia trước đây, cụ thể là vấn đề chủ quyền quốc gia đặt trong mối tương quan với phía Trung Quốc?
Đã đến lúc cần phải giải mã cho được nguyên nhân và hậu quả về sự lặng im đáng sợ đó.
N.V/ Thoibao KTSG
---------------

7 nhận xét:

  1. Đã bán cho nó rồi thì nói gì nữa chứ?

    Trả lờiXóa
  2. Có thái độ để rồi bị đi tù " Ngu gì "

    Trả lờiXóa
  3. Che do nay lay su 'on dinh' lam dau. No luon ne tranh moi su thach thuc ca o ben trong lan ben ngoai nham duy tri su ton tai cua no

    Trả lờiXóa
  4. "Em" bây giờ yếu ớt, hết hơi lắm rồi... "Anh" muốn nàm gì thì nàm...

    Trả lờiXóa
  5. Bán đâu ?
    Mỹ - Trung hợp tác xây các trạm thu phí đường biển và đường không,thôi thì mặc kệ chúng.Sau khi thu phí thì bề nào nó cũng phải không chút đỉnh,chứ cản phá nó thì biên giới sao mà ổn,gà bí của dân nó cứ qua bắt trộm thì chịu sao mà thấu.
    Không có MỸ giúp thì Trung quốc làm sao mà chiếm Hoàng Sa và nấy chỏm đá Trường Sa.Không có MỸ đầu tư và tiêu thụ hàng Trung quốc thì Trung quốc làm gì mà giàu như hôm nay,khong Có Nhật bản thì sao mà Trung quốc có nền công nghiệp hơi tiên tiến như hiện giờ....
    Hãy nói lên sự thật về quan hệ của HỌ.

    Trả lờiXóa
  6. Nhưng bạn ơi, "cây muốn lặng mà gió chẳng đừng" thì "đảng, nhà nước lo" kiểu gì đây?

    TQ, Trung hoa, Tàu... muôn chúng vẫn là chúng mà thôi - 1000 năm bắc thuộc cũ vẫn còn đó, 1000 năm tiếp theo sẽ là gì, đi về đâu - có kẻ nói vì "lời nguyên địa lý" gì đó - láo khoét !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi biết thì "lời nguyền địa lý" là dịch từ
      "tyranny of geography",nghĩa là sự khống chế
      về địa lý của 1 nước lớn (như Tàu) trên 1 nước
      yêú hơn (như VN) ở bên cạnh (lân bang).
      Nhưng dùng nó để biện hộ cho sự nhu nhược
      của nưóc mình trong phương cách đối phó là
      không những thiếu hiểu biết về mối tương quan
      chính trị quốc tế mà còn tạo nguy cơ thần phục
      và dẫn đến mất nước.

      Xóa