Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Ai bảo Chính quyền Hà Nội chậm, trì trệ ?

Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn " hành là… chính"! Việc “nhanh nhảu” trong vụ “hạ sát” tới  mấy cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách “nhanh nhẹn” chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn…/Cái gì, chứ lấy đất của dân và lạm của công thì …nhanh lắm!/.
Chiến dịch chặt cây xanh ồ ạt ở Hà Nội mới bị lãnh đạo thành phố quyết định đình lại là một 'tổn thất' với thủ đô, vừa thể hiện 'lỗi chính' của cơ quan chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo thành phố về quy hoạch cảnh quan, cây xanh đô thị của Hà Nội, theo ý kiến trong giới kiến trúc sư từ Hà Nội.
Các nhà quản lý cần rút kinh nghiệm không để việc thiết kế ý tưởng đặt vào tay một cơ quan thực thi, chẳng hạn như Sở Xây dựng, trong khi đến lượt mình, Sở này lại giao việc thực thi quy hoạch về cây xanh cho một công ty 'kinh doanh' chuyên quan tâm tới triển khai số lượng trồng cây xanh mới, vẫn theo các ý kiến.
                            >> Người Hà Nội biểu tình phản đối ….
Trao đổi với BBC hôm 20/3/2015, kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói: "Đây là một sự tổn hại rất đáng tiếc và Hà Nội phải rút kinh nghiệm việc này...Việc ấy đã phải đình lại rồi và đấy phải coi là một bài học cho tất cả...Chủ tịch Thành phố để xảy ra việc như thế cũng là việc đáng tiếc."
Khi được hỏi nếu đây là một quyết định chưa hợp lý, dẫn đến tổn thất cho không gian xanh của Hà Nội, thì việc xử lý hậu quả cần tiến hành ra sao, ông Nguyễn Trực Luyện nói thêm: "Tất nhiên cây mà trồng vào mà nó còn bé thì làm sao mà nó có thể to và nó có bóng mát như cây lớn được. Cho nên cái chính là cũng phải vài ba chục năm nữa thì may ra mới có hiệu quả tương đương được. Thế còn bây giờ đương nhiên nó không thể nào thay thế cho cái cũ được," - ông Luyện nêu quan điểm.
'Lỗi chính' ở ai?
Cũng hôm thứ Sáu, một kiến trúc sư khác nói với BBC về điều mà ông cho là có 'lỗi chính' thuộc về khâu tham mưu, tư vấn cho thiết kế ý tưởng, điều hành quy hoạch cho lãnh đạo Hà Nội và đặt vấn đề cơ quan nào phải chịu trách nhiệm trong chiến dịch 'chặt cây xanh' hàng loạt và quy mô lớn cấp tập, nhưng bất thành vừa rồi.
Kiến trúc sư Nguyễn Thúc Hoàng, nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói: "Hiện nay chức năng của Kiến trúc sư trưởng là Sở Kiến trúc & Quy hoạch, đứng về góc độ Sở Kiến trúc & Quy hoạch, đó là cái cũng có trách nhiệm trong vấn đề này. Bởi vì riêng về chuyện cây xanh đô thị, nó cũng quan trọng không khác gì kiến trúc, vì nó là một trong các thành phần hỗ trợ cho kiến trúc đô thị. Mà trong quy hoạch cũng có những cái ấn định về vấn đề này, cho nên Sở Kiến trúc & Quy hoạch phải chịu trách nhiệm chính về vấn đề này. Khi giải quyết chuyện đầu tư thế nào, thiết kế thế nào, trồng cái gì, Sở đó phải có chỉ đạo, giúp cho Thành phố chỉ đạo việc đó. Chứ còn Sở Xây dựng chỉ làm nhiệm vụ thực thi, chứ Sở Xây dựng không chịu trách nhiệm về ý tưởng. Ý tưởng cây xanh, môi trường đô thị v.v... nằm trong kiến trúc quy hoạch. Cho nên không có Kiến trúc sư trưởng, nhưng vai trò của Kiến trúc sư trưởng nằm trong Sở Kiến trúc & Quy hoạch hiện nay," - ông Nguyễn Thúc Hoàng nói với BBC.
'Bài học thời Pháp.
Kiến trúc sư Nguyễn Trực Luyện nói với BBC về việc Hà Nội có thể vẫn phải học hỏi các nhà quy hoạch cảnh quan của Pháp khi thiết kế cảnh quan, cây xanh cho thành phố dù ở thời thuộc Đông Dương trong quá khứ.
Cựu Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói: "Người Pháp người ta trồng, thì cũng trồng tùy theo từng tuyến phố, và chọn từng loại cây một. Chủ yếu nhất với họ, cây bóng mát là chủ yếu. Ngày xưa khi họ sang, họ thấy xứ của mình nóng thì họ chọn cây có tán rộng để che nắng. Tôi thấy họ làm rất hợp lý, nhờ thế nó tạo cho Hà Nội có dáng rất đặc biệt, mà người ta vẫn khen Hà Nội là cây xanh tốt. Nói thực là sau này mình cũng không giữ được như người Pháp nữa, bởi vì người Pháp người ta trồng trong những phố nội đô, về sau mình phát triển ra ngoại ô, ngoại vi nhiều hơn, cây cũng không trồng theo đúng từng cây phố có loại cây riêng mà nó cũng có hỗn tạp...Cây xanh có vai trò rất lớn, nó làm cho khí hậu mát mẻ đi, nó cung cấp ốc xi cho con người. Cho nên cây xanh rất quan trọng đối với đời sống đô thị. Đã nói đến đô thị tức là nói đến toàn bê-tông, nhựa đường, nó tản nhiệt nhiều lắm. Cho nên phải dùng cây xanh để giảm bớt bức xạ nhiệt đi nhiều," - ông Luyện nhân dịp này nói về tác dụng của cây xanh ở đô thị.
'Chặt cây, lấp hồ'
Hôm thứ Sáu, kiến trúc sư Nguyễn Thúc Hoàng nêu quan điểm cho rằng Việt Nam cần 'rút kinh nghiệm' để tránh lặp lại vụ chặt cây mới đây, cũng như việc đã từng xảy ra vài năm gần đây, khi thành phố để xảy ra việc 'san lấp, ao hồ', thu hẹp diện tích mặt nước đô thị lấy chỗ cho xây dựng mặt bằng gây bất lợi cho môi sinh.
Nguyên Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nói: "Trước đây mình bị một khuyết điểm khá lớn đó là lấp các hồ ao trong thành phố để mà lấy đất xây nhà cửa, các dự án. Cái đấy làm cho thành phố giảm mặt nước rất nhiều, cho nên là nhiệt độ không khí cũng tăng lên. Còn trong mấy năm vừa qua, một số khu đô thị mới, một số hồ cũ đã được giữ lại và bắt đầu cũng hoàn thiện cho tốt hơn. Tôi cho cái đó thành phố làm là tốt, còn bây giờ cũng không lấp ao hồ nữa. Chỉ có cái là hiện nay làm thế nào để giữ được mực nước vệ sinh là cái quan trọng. Thứ hai mức nước ở trong các hồ đó cũng phải đảm bảo thì nó mới giữ được độ sạch mặt nước, thì nó mới đảm bảo vi khí hậu được tốt."
Về vấn đề cây xanh ở Hà Nội, kiến trúc sư Thúc Hoàng nhân dịp này nêu thêm một vấn đề: "Đứng ở góc độ thẩm mỹ, hiện nay cây cối ở đô thị... chưa thấy một ý tưởng gì rõ ràng, phố nào cây gì, để cho mang cái như một cái nhận biết để cho nó có đặc thù, chứ không phải phố nào cũng trồng cây giống nhau hoặc là cứ mỗi phố trồng 'lung tung' như hiện nay. Hiện nay, về ý tưởng trồng cây xanh ở Hà Nội, hoặc nói chung các thành phố khác lại càng chưa rõ. Trong kiến trúc, chúng tôi rất thích ý tưởng về vấn đề cây xanh, chứ không phải là cứ trồng theo kiểu bạ đâu trồng đấy mà chỉ đạt được bóng mát hoặc vấn đề là rễ rồi thì là khỏi đổ thế thôi. Chỉ mới quan tâm đến việc đó thì chưa đủ, mà phải quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ nữa, mà đồng thời có những nhận biết về đô thị. Thí dụ như có những phố hoa sữa, rồi phố hoa phượng, rồi phố cây sấu... thì các phố có những cái đặc thù, ngày xưa đẹp nhất thời Pháp là phố Lò Đúc, các cây rất đẹp," - cựu Phó Chủ tịch Hội kiến trúc sư Việt Nam nói thêm với BBC.
(BBC)
---------------
 ... Phá hoại có tổ chức ?
…  Việc “nhanh nhảu” trong vụ “hạ sát” tới  2000 cây xanh, chỉ trong có vài ngày, chứng tỏ các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội có khả năng xử lý công việc một cách “nhanh nhẹn” chứ không trì trệ như người dân lâu nay vẫn phàn nàn.
Chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là trì trệ, chậm chạp và độ chuyên nghiệp, năng động thì thua xa các thành phố khác như Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng… Bộ máy làm việc của các cấp chính quyền Hà Nội cực kỳ quan liêu, mang nặng tư duy thời bao cấp và đối với dân thì luôn " hành là… chính"!
Tuy nhiên, trong vụ "thảm sát" cây xanh có tổ chức này, thì các cơ quan chức năng liên quan đến "dự án thay cũ đổi mới cây xanh" lại thể hiện một động thái nhanh, quyết liệt, mạnh mẽ và cả… âm thầm.
Chỉ trong một thời gian ngắn mà lực lượng chỉnh trang đô thị đã “chặt phăng” khoảng 2.000 cây, trong đó có rất nhiều cây cổ thụ, cây có giá trị.
Lực lượng này làm việc nhiệt tình chưa từng thấy, làm việc cả ngày lẫn đêm, làm việc dưới áp lực cao (trong tình trạng vừa làm vừa nghe dân chửi).
Điều này cho thấy các lực lượng chỉnh trang đô thị của thành phố cũng “không phải hạng vừa”. Chỉ có điều lâu nay chưa có cơ hội thể hiện!
Vụ chặt 6.700 cây xanh nếu không bị người dân và dư luận chặn lại thì có thể coi là một cuộc “thảm sát” cây chưa từng thấy ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, chỉ riêng việc đã chặt phăng 2.000 gốc cây cũng đủ đưa Hà Nội lên “đầu bảng” trong việc chặt phá cây xanh trong cả nước.
Trong buổi họp báo chiều ngày 20/3, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã thông báo việc ngừng chặt phá cây xanh nhưng lại né tránh tất cả các câu hỏi liên quan đến việc quy trách nhiệm. Lúc này, các cơ quan báo chí mới lôi ra thông tin là chính quyền thành phố chịu “sức ép” từ các nhà tài trợ nên phải khẩn trương làm.
Qua sự khẩn trương và mạnh mẽ lần này, người dân cứ thầm ước ao: Giá mà từ trước đến nay, “các anh ấy” cũng chịu khó thế này thì bộ mặt đô thị Hà Nội đâu có đến nỗi “nguệch ngoạc” như bây giờ.­!
Người ta không thể không đặt dấu hỏi là tại sao họ lại thảm sát cây "thần tốc" đến vậy. Và trong vụ thay cây này, ai sẽ là người … bán được lắm cây nhất?
Cây xanh, nếu là cây trong vườn nhà anh, thì chặt hạ thế nào là tùy. Nhưng cây trong ngoài đường, bằng tiền thuế của dân từ bao đời nay, là bóng mát, là giữ môi trường, là tạo cảnh quan… thì muốn làm gì cũng phải suy nghĩ, nghiên cứu cho thấu đáo. Còn như cái ông quan chức nào đó, mở miệng ra bảo "chính quyền làm không cần phải hỏi dân", thì cũng nên cho ông này đi nơi khác. Sao lại có thứ quan chức ăn nói hồ đồ đến vậy?
Có rất nhiều khuất tất trong vụ chặt hạ cây xanh này. Chúng ta hoan nghênh tinh thần thẳng thắn của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, và rất mong ông Chủ tịch cho điều tra làm rõ trách nhiệm của những tập thể, cá nhân trong vụ " thảm sát" cây này.
Điều người dân muốn được biết một cách minh bạch là: Ai là người ký duyệt cho vụ thảm sát cây này? Trước đó, đã có nghiên cứu khoa học nào về việc thay cây này chưa? Một việc lớn đến như vậy mà tới Chủ tịch còn không biết, vậy phải chăng Phó Chủ tịch đã lộng quyền? Số tiền phải bỏ ra thay cây là bao nhiêu? Và số cây này được mua từ đâu? Và cuối cùng là số gỗ của 6.700 cây (nếu được chặt sạch theo đúng kế hoạch) thì sẽ sử dụng thế nào? Bán cho ai?
Và trước những hậu quả đã trông thấy, phải coi đây là một cuộc "phá hoại tài sản, phá hoại môi trường có tổ chức".
Nguyễn Như Phong/(PetroTimes)
-------------

53 nhận xét:

  1. Mùa xuân là Tết chặt cây
    Làm cho Hà nội ngày càng trọc hơn

    Trả lờiXóa
  2. Chặt đúng QUY TRÌNH

    Trả lờiXóa
  3. Nguyễn Tháo Thểlúc 11:39 21 tháng 3, 2015

    Một lũ cậy chức cậy quyền tham lam khốn nạn! Khoác áo đảng,cờ và khẩu hiệu đỏ choét, nhưng đầu chỉ nghĩ đến túi riêng, miệng thì lúc nào cũng gào thét: "Trong sạch, vững mạnh, vì nước vì dân" ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. That ra lu CS lanh dao da so la tham lam va doc tai ko phai no nguden muc an cuc ko biet thoi dau ..Nhung vi bon no muon DUC TUONG DAI >XAY DUNG .CHAC CAY>V,,V. mot dich la de rut ruot. don de ban chia chac cho nhau thoi ko co gi la chung tu ca...vien du li do du la vo li hay vo van .cac Bac ko thay sao ? ko 1 lanh dao nao can ngan Chi co nhan dan va bao chi len tieng thoi Sao Ke ca QH cung cam luon Sao Vi se co phan nen IM

      Xóa
    2. Khẳng địch kế hoạch chặt hạ 6700 cây xanh là 'chủ trương đúng đắn của thành phố', phó chủ tịch Hà Nội cho rằng sở dĩ người dân không đồng tình là do 'sự nôn nóng của các nhà tài trợ'.

      Trước câu hỏi dồn dập của phóng viên tại cuộc họp báo chiều 20/3, vị phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng khẳng định sẽ 'nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm', sau đó vội vàng tháo chạy khỏi cuộc họp báo.

      Theo một công văn được tiết lộ, 'nhà tài trợ' kế hoạch chặt cây xanh chính là sở CA Hà Nội cùng một số doanh nghiệp có thế lực khác.

      Xóa
    3. Bọn UBND Tp Hà Nội này cùng một duộc với bọn dư lợn viên, bọn DLV thí phá hoại môi trường hòa bình còn tụi ủa ban này thi phá hoại môi trường xanh của thành phố.
      Chúng nó không biết trồng được một cây xà cừ như thế phải mất đến 60 năm, Hà nội trồng từ những năm 55- 60.
      Bây giờ một lũ ngu đi phá hoại môi trường giữa ban ngày ban mặt như thế thật đúng là lũ cướp ngày!!!

      Xóa
    4. Lại ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long thì tuyên bố chặt cây không cần hỏi ý dân. Ông Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng thì đổ lỗi cho... nhà tài trợ. Thậm chí khi UBND thành phố Hà Nội tổ chức cuộc họp báo để giải đáp thắc mắc và lấy ý kiến của dân, thì toàn bộ 21 câu hỏi của các phóng viên cũng không được trả lời! Cho đến nay toàn bộ sự việc vẫn còn rất nhiều uẩn khúc, không chút minh bạch.
      SAO HÀ NỘI CÀNG NGÀY CÀNG KHỐN NẠN THẾ NHỈ? ĐẾN HỒI CÁO CHUNG CỦA CHÚNG MÀY RỒI SAO MÀ LẠI VỘI VÀNG THẾ?

      Xóa
    5. Đây là do lãnh đạo Hà Nội biết rất rõ người dân sẽ phản đối việc này. Chính quyền ký lệnh lúc nào thì người dân không biết nhưng khi các cây bắt đầu bị đốn hạ trước mắt thì sẽ lập tức có làn sóng lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Vì vậy các quan cần phải cho người chặt thật mau, đặt người dân vào cái thế "sự việc đã rồi". Đến lúc kêu gọi dừng lại được thì cũng đã có 1 số lượng đáng kể cây bị chặt, tạm đủ cho các quan ăn chia!

      Xóa
    6. chính quyền Hà Nội làm việc rất tùy tiện, độc đoán, và coi thường người dân, coi thường cả báo chí! Nhưng lại rất biết nghe lời những nhà tài trợ!

      Xóa
    7. Đây là những câu hỏi của GS Ngô Bảo Châu hỏi tụi UBND HN khi chúng nói là chặt cây để duy tu, bảo trì:
      1a. Tại sao từ trước đến nay công ty công viên cây xanh vẫn thực hiện duy tu bảo trì mà không cần chiến dịch chặt cây?

      1b. Tại sao nhiều cây cao, thẳng, khoẻ mạnh cũng bị chặt?

      1c. Có ở đâu, nơi nào, khi nào người ta duy tu bảo trì cây xanh bằng cách chặt cây hàng loạt hay không?

      Xóa
    8. Bọn lãnh đạo Hà nội làm gì cũng ngu, bây giờ lại đi chặt cây đang xanh tốt như thế để trồng cây mới.
      Chúng không sang Mã Lai mà học, thủ đô Cualalumpur là một thành phố trong vườn cây.
      Chúng nó có sang nhưng chủ yếu học thì ít mà đi mua đồ giá rẻ thì nhiều. Lại còn vênh mặt lên là VN làm gì cũng giỏi nhất.
      LÀM SẠCH MÔI TRƯỜNG XANH CŨNG GIỎI NHẤT!

      Xóa
    9. Chưa có dự án nào gặp sự phản ánh dữ dội của dư luận như vậy, rất may TP đã rút lại. Chưa có đánh giá ba vấn đề về môi trường, cảnh quan đô thị, tác động xã hội. Việc chặt bỏ cây xanh ở đường Nguyễn Trãi đã làm vội, giờ chặt bỏ hàng loạt mà không giải quyết đồng bộ, nghiên cứu kỹ lưỡng. Xin hỏi đã chặt bao nhiêu cây, kể cả ở đường Nguyễn Trãi. Ai chịu trách nhiệm chính?
      Tên Nguyễn Thế Thảo! thế mà tên này có bằng kiến trúc sư đó, chắc là mua bằng dỏm.

      Xóa
    10. Ai thẩm định cây sâu mọt để chặt, đã tiến hành như thế nào mà xác định được cây sâu mọt trong thời gian ngắn. Ai quyết định việc chặt? Tại sao không trồng ở phố không có cây, mà chặt bỏ thay thế trên phố Nguyễn Chí Thanh? Việc xin ý kiến của người dân mặt phố có đúng luật hay không, mà cây xanh thuộc toàn thành phố?

      Xóa
    11. Quyết định việc chặt cây do Phó Chủ tịch TP Nguyễn Quốc Hùng ký, vậy có chịu trách nhiệm hay không?
      Đúng ra tên Hùng này phải bị kỷ luật, thậm chí là ra tòa vì tàn phá môi trường gây hiệu quả nghiêm trọng!

      Xóa
    12. 21 câu hỏi của phóng viên các báo không được giải đáp. Mặc dù các phóng viên dự họp đề nghị ông Hùng trả lời nhưng ông này không trả lời và xin kết thúc cuộc họp.
      Coi thường dư luận đến thế là cùng. Cũng có thể do trình độ ngu dốt nên không dám trả lời và không biết cách trả lời

      Xóa
    13. Làn sóng phản đối kế hoạch chặt hạ cây xanh của dư luận thủ đô nóng đến nỗi, thành phố đã phải điều một lực lượng cảnh sát hùng hậu chưa từng có, để đảm bảo an ninh trật tự bên ngoài trụ sở, trước khi cuộc họp báo diễn ra. Đối diện trụ sở UBND thành phố, nhiều người dân giương biển phán đối việc chặt hạ cây xanh.

      Trái với mong đợi của báo chí và dư luận, cuộc họp báo chỉ diễn ra… 1 chiều. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, người chủ trì cuộc họp, để cho các phóng viên hỏi thoải mái, nêu ra mọi thắc mắc nhưng ông… không trả lời một câu hỏi nào.

      CÓ CẢ MỘT ĐÁM DƯ LỢN VIÊN ĐỨNG BÊN NGOÀI NỮA, SẴN SÀNG YỂM TRỢ BÁC HÙNG RÚT CHẠY HOẶC PHÁ ĐÁM KHI DÂN TRƯƠNG BIỂU NGỮ PHẢN ĐỐI

      Xóa
    14. Trong một động thái để xoa dịu sự bức xúc của dư luận, ngay trong đêm 19-3, Công ty công viên cây xanh Hà Nội vội vã tiến hành treo 150 tấm biển “trưng cầu dân ý” lên những cây xanh nằm trong kế hoạch chặt hạ để lấy ý kiến người dân.

      Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, muốn “bình thường hóa” vấn đề này bằng cách cho rằng, 150 cây được treo biển… không liên quan gì đến dự án chặt và thay thế 6.700 cây (?); và đây là hoạt động mà công ty vẫn làm hàng năm, nhưng do dư luận đang mong muốn được minh bạch thông tin nên công ty tiến hành công khai để người dân biết.

      Ông quên mất rằng nếu làm bình thường thì tại sao không làm vào ban ngày, mà các nhân viên của quý công ty lại phải thức để treo vội hơn 100 tấm biển ngay trong đêm. Và nếu những cây này cũng không phải cây nằm trong “dự án chặt hạ nói trên” thì việc “hỏi ý kiến dân” vào thời điểm này phải chăng là để lập lờ hai vụ việc.

      Xóa
    15. Trả lời báo chí, Phó Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long khẳng định rằng, “không cần hỏi dân”. Cái gì cũng phải hỏi ý kiến hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân. Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì...

      Là một phó ban tuyên giáo của thành phố lớn, một đảng viên lâu năm, ông Long rõ ràng đã nhầm lẫn khái niệm “hỏi dân”. Hỏi ở đây không phải đơn thuần là hỏi ý kiến có đồng ý hay không.

      Hỏi dân chính là để cho “dân biết” (bằng cách công khai, minh bạch, cung cấp thông tin đầy đủ về các kế hoạch, các chủ trương chính sách lớn), để cho “dân bàn” (tôn trọng và lắng nghe ý kiến nhân dân), để cho “dân làm” (tham gia công việc của đất nước, của địa phương) và dân còn phải được “kiểm tra”.

      Trong trường hợp này, dân chỉ "biết" khi hàng loạt cây xanh đã ngã gục.

      Xóa
    16. Chỉ có chặt thằng này mới không phải hỏi dân

      Xóa
  4. Cây xanh là tài sản vô giá đối với cân bằng môi trường cho con người, nói riêng về Hà nội thì nhờ có cây xanh đã tạo cho bề mặt của thành phố những nét đáng yêu và thơ mộng. Thật đáng tiếc chúng ta phải mất nhiều chục năm để có được "tài sản" cây xanh như hện tại.. thế nhưng vì mối lợi.. hàng bao nhiêu ngàn tỷ công quĩ bị mang ra sử dụng cho việc tàn phá cây xanh hy hữu này? Bao nhiêu tỷ sẽ chạy vào túi quan tham ? nói thật nếu có Bao Công thì thế nào UNDN thành phố Hà nội đều bị trảm vì cái tội còn vắng mặt " Tham nhũng có tổ chức"

    Trả lờiXóa
  5. Nguoi Phap ho de lai biet bao cong trinh,van hoa,bao kien truc co xua tao nen mot net dep co kinh cho HA NOI.Con cs thi chi biet pha hoai dat nuoc ,tu kinh te,giao duc,xay dung,vv...ke hoach chat cay deu co su tinh toan het roi,cay chat xong da co nhung tay dau nau go cho san roi ,cay moi mua o dau?vo tui may ong bao nhieu da biet het roi,dung co gia bo cam diec...

    Trả lờiXóa
  6. Hà Nội thành Hà lội
    Nay chặt hết cây đi
    Hà lội thành Hà trọc
    Bụi bặm và ô nhiễm
    Bệnh tật, ung thư
    Chia chung
    Quan cũng như dân
    Có chừa ai
    Hà trọc thành Hà ung
    Chạy đâu cho thoát
    Á á...

    Trả lờiXóa
  7. Thật không ngờ có một trình độ quá ngu như vậy trong giới lãnh đạo, lãnh chúa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng nói chúng ngu! Không ngu đâu, khôn lắm, nhưng quá tham!

      Xóa
  8. Chính quyền HN và các cơ quan công quyền HN quan liêu, cửa quyền và trì trệ là phải. Bởi vì váo được đó là phải THÂN, THẾ hoặc tính tiền gói chứ đâu phải phong bì. Đến các UB mới thấy cảnh “ngồi chơi xơi nước”, thế nhưng nếu từ sau 3g chiều mà đến là bị ngấm nguýt, có khi bị hách là: sao giờ này mới đến, vì họ đã khăn gói chuẩn bị tếch rồi. Tất cả đã thành ý thức hệ rồi.
    Xuân này ca hát:
    “Xuân này ta hạ đốn cây/ Làm cho Hà Nội hết ngay hè xanh” - đổi ý thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh lại cho đúng chỉ đạo !?

    Trả lờiXóa
  9. Những kẻ tự tiện vào rừng, lợi dụng nơi vắng vẻ không có người để lẻn lút chặt hạ cây bất hợp pháp thì người ta gọi là "lâm tặc". Nhưng ở đây, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó CTUBND Hà Nội thì chiến dịch chặt hạ cây lần này là "đúng chủ trương, đúng quy trình", thì gọi là gì nhỉ?
    Người ta có chủ trương hoàn chỉnh và “ đúng quy trình” như vậy thì không thể xếp vào các loại “tặc” được.
    Chiến dịch thanh toán 6.700 cây xanh lần này có rất nhiều cái lợi:
    1. Số cây sau khi đốn hạ, sẽ bán cho những ai, giá bao nhiêu, lợi
    nhuận chia chác thế nào đã được tính toán kỹ. Như vậy là có nguồn thu lớn không thể bỏ qua.
    2. Tiền chi phí từ trồng mới, bảo dưỡng cây…sẽ giải quyết công ăn
    việc làm cho nhiều người.
    3. Những người môi giới bán cây sẽ được hưởng một khoản hoa
    hồng.
    4. Bên mua cây sẽ được hưởng khoản chênh lệch giá, do hai bên
    “ thỏa thuận” với nhau.
    Không thể nói ông Chủ tịch Hà Nội cho lệnh dừng chặt cây là
    “ nhanh nhạy và kịp thời” được. Ngay từ khi cây mới bị chặt, khi nhiều người dân bức xúc và phản ứng thì người ta đã trả lời là “hầu hết người dân đồng tình”. Không biết họ căn cứ vào đâu mà nói như vậy? Chỉ đến khi do áp lực báo chí và nhân dân thì mới buộc họ gượng ép phải dừng mà thôi. Như vậy là quá trễ. Hàng ngàn cây “vô tội” đã bị “thảm sát” không thương xót.
    Ông Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nói
    “việc này không cần ý kiến của người dân” thì bị người dân hiểu sai. Ý của ông Long là những gì liên quan đến lợi ích nhóm, đến chia chác ….thì không thể hỏi dân được.
    Người ta thường lợi dụng “chủ trương” để ….kiếm chác. Năm 2005, cơn bão số 9 thổi qua Miền Đông Nam bộ, gây một số thiệt hại cho nhà nước và nhân dân. Rừng sao đặc dụng tại xã Sơn Bình, huyện Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu được trồng năm 1981, bị gãy đổ 5 cây. Ông Nguyễn Đăng Tuấn, Trưởng Công an xã Sơn Bình, kết hợp với cán bộ Trạm Kiểm lâm lập tờ trình xin “ thanh lý” 5 cây gãy đổ do bão ấy. Khi có chủ trương của cấp trên cho thanh lý, mấy ông này ngoài 5 cây được thanh lý nói trên , họ đã “ thảm sát” thêm 15 cây khác. Họ chọn những cây lớn nhất, có đường kính khoảng 35- 40cm để chặt hạ. Họ thuê xe lớn vào rừng sao chở cả đêm. Khi bị dân phát hiện và báo cáo cấp trên, thì mấy ông bên Trạm Kiểm lâm chỉ bị …khiển trách. Còn ông Tuấn, Trưởng CA xã thì được chuyển công tác sang làm …Kiểm tra đảng . Trước đó, năm 1989, khi sao mới to bằng bắp chân, có người chặt hạ ba cây thì bị phạt 15 triệu đồng và tù 3 năm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyen-the-thao muon duoc "vinh danh" vi da~ "nhanh-nhay va kip-thoi` " khong?

      Xóa
  10. Thế sao nghe nói " Hà Nội không vội được đâu" nhanh tắp lự ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  11. Trương Minh Tịnhlúc 13:10 21 tháng 3, 2015

    Giết ! Giết nữa ! Bàn tay không phút nghỉ.
    Cho ruộng đồng xanh tốt thuế mau xong.
    Cho Đảng quang vinh cùng nhịp bước chung lòng.
    Thờ Mao Chủ Tịch. Thờ Stalin bất điệt.

    Cái gì chứ chặt,chém,đâm,giết,phá...thì Cọng-Sản giỏi lắm.
    Tàn sát cây cũng là để "cúng Mao Chủ Tịch". Thuồng thực phẫm độc hại qua chưa đủ.Phải chặt cây cho nó hết oxy đễ thở,chết mới lẹ.

    Trả lờiXóa
  12. 3X về chắc Nghị Phạm đi đứt,vụ này phải làm đến nơi.

    Trả lờiXóa
  13. Bác Hồ: "Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Nhưng Quang Nghị, Thế Thảo: "Mùa xuân chặt phá cây sưa/ Biểu tình mặc kệ, xin thưa ...túi đầy!".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. có nhiều cây ghi tên rồi, đình chùa miếu mao di tích chỗ nào chả có tên treo cây.

      Xóa
  14. Phạm Quang Nghị, đéo có tài tí nào, thích giải quyết 'khâu oai', ăn nói như ngậm hột thị, như dân xứ Nghệ thường nói: "Ăn không nên đọi, nói không nên lời", nhưng có Lê Khả Phiêu che chắn vì huyếnh quê choa, lại khéo nịnh Nguyễn Phú Trọng.
    Đồ bỏ! Tay này mà lên TBT chắc đát nước mạt vận!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tay nào cũng thế chứ chả riêng gì tôn sĩ nghị nhà ta

      Xóa
    2. Thành tích nghèo nàn chẳng có gì , thăng tiến giống hệt con đường tổng Trọng . Ăn nói nông cạn , hàm hồ : “ Dân bây giờ toàn ỷ nại nhà nước “ , xã giao kém cỏi ( Sang thăm Mỹ nhưng lai phát biểu : “cảm ơn các bạn bè cánh tả và nhân dân Mỹ đã kiên trì ủng hộ và giúp đỡ cách mạng và nhân dân ta trong những năm tháng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước “ ) . Thăm xã giao , nhưng tặng người ta vật kỷ niệm làm xúc phạm người ( Ông John Mc Cain ) .
      Tâm vừa yếu vừa thiếu chẳng bõ bù tài .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  15. - Có một số cây sưa rất có giá, theo 1 người HN cho biết, nằm ở góc đường Hoàng Hoa Thám, trong công viên Bách Thảo gần Phủ Thủ tướng. Mấy cây sưa này theo tính toán của đám sưa tặc thì có giá mỗi cây phải trên 300 tỷ VNĐ.
    - Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam chi tiêu một năm gần 100 triệu USD, theo một văn bản về công khai ngân sách của Bộ Tài Chính nước này.

    Trả lờiXóa
  16. Tưng bừng Hà Nội chặt cây
    "Mùa xuân có lộc...ta đầy túi luôn"
    Vàng tâm - lòng đen như mun !

    Trả lờiXóa
  17. Lại thêm một chủ trương lớn của đảng.Như trước đây đảng phá nát đình,chùa...
    Đảng đã phá cái gì thì hầu như không thể phục hồi
    Nhìn mấy gốc cây bị chặt,chỉ có cái lũ máu lạnh mới không đau lòng

    Trả lờiXóa
  18. Việc ngu xuẩn như thế này mà chúng vẫn làm ! chúng là con giun hay con dế gì đó chứ đâu phải con người !!!

    Trả lờiXóa
  19. Tôi sinh ra và lớn lên trên đất Thủ đô , hiện đang sống ở Châu Âu , cả tuần nay đọc tin HN chặt cây mà thấy đau đớn cho nơi mình chôn nhau cắt rốn . Không một Thủ đô nào trên thế giới có chiến dịch triệt hạ cây xanh tàn bạo như HN , ở đây việc chặt cây trên đường phố là một quyết định khó khăn , những cây to ,cao thì họ cắt bớt cành đi , đến mùa xuân cây ra nhiều mầm tạo tán rất đẹp và an toàn khi mưa bão . Theo tôi nếu có thay thì cũng phải chia ra nhiều giai đoạn chứ không thể thẳng tay càn quét theo kiểu " vườn không nhà trống " thế này . Trong vụ này có nhiều điều không minh bạch ? nếu người dân ở đây họ hỏi tôi HN của anh có gì , tôi sẽ trả lời họ ra sao ? chắc sẽ là bê tông , dây điện , tắc đường , nắng bụi mưa úng ! Dân ở đây họ đi tận Ma chu Pích chu ở Pê Ru du lịch , không ai đến cái thành phố chỉ để nhìn . . . bê tông ! Ôi Hà Nội của tôi trong ký ức thật đáng yêu còn bây giờ thật đáng thương . Cực lực phản đối chiến dịch triệt hạ cây xanh trên đường phố Hà Nội , dù chỉ là một cây .

    Người Hà Nội phương xa .

    Trả lờiXóa
  20. Tư duy nông cạn, chỉ vì cá nhân, nhưng lại có quyền ngụy biện.
    Không gì phá hoại đất nước nhanh bằng sự ngu dốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không "nông cạn" đâu. Vì những kẻ đó làm gì có "tư duy"!
      Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.

      Xóa
  21. Ước gì mấy cái cây củng có linh hồn,hoá thành ma cây vặn cổ cái thằng kí lệnh này.
    Có tin nói đại gia Phạm Nhật Vượng giật dây vụ này,nếu đúng như vậy thì kêu gọi mọi người tẩy chay cái tập đoàn của hắn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. PCT HN nói sai về các DN tài trợ, báo vexpress có bài:
      Nhà tài trợ: Chúng tôi không góp tiền để chặt cây xanh Hà Nội
      http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/nha-tai-tro-chung-toi-khong-gop-tien-de-chat-cay-xanh-ha-noi-3160613.html

      Xóa
  22. Luật thủ đô đã có hiệu lực thi hành , việc HN có chủ trương chặt phá , tàn sát 6700 cây xanh . Trước phản ứng của công luận , sự phẫn nộ của nhân dân thủ đô và nhân dân cả nước, về hành động coi thường pháp luật của một bộ phận lãnh đạo thủ đô HN , về hành vi vi phạm luật thủ đô , phá hoại cảnh quan , môi trường đô thị . Yêu cầu ông Phạm Quang Nghị bí thư thành ủy , ông Nguyễn Thế Thảo chủ tịch UBND thành phố HN , phải trả lời 21 câu hỏi của các nhà báo , và công khai cho nhân dân được biết về chủ trương triệt phá 6700 cây xanh ở HN vừa qua . Không đẩy trách nhiệm người đứng đầu phải chịu trách nhiệm chả lời sang ông giám đốc sở xây dựng thành phố .

    Trả lờiXóa
  23. Đấy là Hà nội bắt chước Sài gòn đấy.
    Mồ cha nó, có cái đất nước nào mà làm xe điện hầm ở dưới đất mà phải chặt trụi cây ở bên trên không?
    Một đất nước mà được lãnh đạo bởi lũ cán bộ vừa độc tài vừa thất học, trang bị bằng những bằng cấp giả mạo, thì toàn làm những việc không giống một con giáp nào hết !

    Trả lờiXóa
  24. Hà Nội không chỉ của những người có hộ khẩu Thủ đô, mà là biểu tượng của một Quốc gia. Ông Nghị, ông Thảo chẳng bao giờ có được cái phong thái, cái thanh lịch, cái tư duy sâu lắng của người Hà Nội đâu, mặc dù do "quy hoạch", hoặc bằng những trò ma quỷ nào đó mà các ông được điều về thủ đô làm "cha mẹ" dân Hà Nội chúng tôi. Các ông nhiều bằng nhưng ít chữ. Vì thế về tình thì các ông chưa cải tạo được cái tâm, về trí thì các ông vẫn còn thiếu cái tầm.

    Trả lờiXóa
  25. Đề nghị lập kỷ lục chặt cay của Hà Nội

    Trả lờiXóa
  26. Quý vị muốn gì? Muốn những người "cướp chính quyền" hành xử một cách nhân hậu và tích cực ư?
    Hôm qua. bác tôi đọc tựa trên báo Thanh Niên "Mỗi cán bộ tòa án [csVN] phải là biểu tượng của công lý", ông ấy phải bị sặc và phun ngụm trà đang ngậm trong miệng!
    Phản ứng rất tự nhiên của một người khi gặp phải tin cực sốc (cực kỳ láo khoét)!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại Tổng bí thư không nghe chánh án tòa án tối cao trả lời chất vấn đấy thôi. Nghe rồi thì ông ấy sẽ thấy công lý đang đâm chồi nảy lộc ở hàng trăm gốc cây trên đường phố Hà nội bị đôn hạ. tử hình oan rồi thì chỉ ngẩng lên nhìn trên trời tìm công lý, cây bị "tử hình" oan người dân tìm công lý ở vành khăn tang quấn quanh thân cây chưa bị chung số phận. Đất nước này, tổ quốc này của riêng những người như Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Quốc Hùng, .....sao? Công lý chỉ dành riêng cho ông chánh án sao? Cây bị bức hại, người bị chết oan. Cả hành pháp và tư pháp phải chăng đều là đao phủ? Đao phủ chặt cây thối gốc, chém kẻ tội đồ không ai thắc mắc. Đao phủ trảm cây tươi tốt, chém người vô tội thì trời tru đất diệt, không tránh khỏi luật nhân quả đâu.

      Xóa
  27. "Thủ đô... Hà Nội của ta... Là 1 bài ca... lem nhem!..."

    Trả lờiXóa
  28. Quê em Thanh Hóa lúc chặt cây người ta cũng nói hay lắm, họ vẽ ra một tương lai sáng lạn lắm...Tuy nhiên sau khi chặt hạ xong cây lấy gỗ xong đào tận gốc trốc tận rễ rồi thì họ bỏ cái lỗ toang hoác ra cho trời bêu cả mấy năm trời. Nhà dân bị nắng nóng quá không chịu được phải mua cây về trồng, mất cả trên triệu bạc mỗi cây (lúc đó tiền đang có giá lắm, nếu ở thời điểm hiện nay thì giá mỗi cây trồng mới không dưới 3 triệu) khi cây sống và phát triển thì chúng đến cướp công người dân, ghi sổ về thanh toán với nhà nước lấy tiền trồng cây.
    Gặp những khu phố dân "cùn" không chịu bỏ tiền mua cây giống và thuê người trồng coi như phố đó không có cây xanh...Tới nay phong trào thay đổi cây bóng mát đã thực hiện 10 năm rồi nhưng nhiều phố chính như Lê Hoàn, Lê Hữu Lập, Nguyễn Trãi, Trần Phú. Minh Khai Bà Triệu v v trước đây cây cối um tùm, giờ đây trống huơ trống hốc chẳng có cây nào. Chỉ có những phố mà 2 bên toàn là trụ sở cơ quan nhà nước thì được Công ty Môi trường trồng cây sao đen, đến nay đã phát triển xanh tốt trông cũng mát mắt.
    Rõ ràng là nói hay cày dở.

    Trả lờiXóa