* BÙI VĂN BỒNG
Từ chỗ tự vẽ ra “Đường lưỡi bò”,
rồi liên tiếp gây ra tranh chấp các vùng biển có mỏ dầu của các nước láng giềng
trên biển Đông, lấy cớ đó kêu gọi các nước “Gác tranh chấp cùng khai thác”
trong chiến thuật “Ba bước lấn tới”,
mới đây Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc”.
Quả thật, với tiền tề 'chủ quyền của ta', Trung Quốc
chủ động khai thác và tự chủ khai thác hoàn toàn không bài xích hợp tác khai
thác hoặc cùng khai thác với các nước khác. Đặc biệt là khu vực giàu dầu khí ở
phía giữa và nam Biển Đông, chỉ có hợp tác mới có thể ép đối thủ đến trước bàn
đàm phán, cuối cùng thực hiện cùng khai thác” – thủ đoạn đang làm hiện nay của
Trung Quốc.
Đối với những khu vực có tranh chấp lớn (thực tế là
TQ cố tình tạp ra tranh chấp để đòi hỏi lợi ích vô lý), độ nhạy cảm
cao, có thể có ý thức liên kết với các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác khai
thác.
Ai cũng nhớ rõ: Tháng 5-2014, Trung Quốc cho giàn
khoan 981 xâm phạm vùng lãnh hải gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Lúc đó, đã
có nhiều thông tin cảnh báo rằng: Việt Nam phải xem chừng Trường Sa. Quả
nhiên, giàn khoan 981 đã thực hiện mục tiêu “một mũi tên trúng 2 con chim”.
Trung Quốc đã kéo dư luận quốc tế và ở Việt Nam chỉ nhằm vào giàn khoan 981, để
bơm cát, bồi trức đảo đá nhân tạo Gạc Ma và bãi đá ngầm Chữ Thập để xây dựng
sân bay quân sự trên quần đảo Hoàng Sa. Nhưng khi ấy, Việt Nam đã không hề lên tiếng về hành
động có tính toán chiến lược này.
>> Trung Quốc bồi đắp đảo Gạc Ma gấp 200 lần – RFI ; Doanh nghiệp
>> Trung Quốc âm mưu lập ‘chuỗi phong thủ bán nguyệt’…
>> Trung Quốc bồi đắp đảo Gạc Ma gấp 200 lần – RFI ; Doanh nghiệp
>> Trung Quốc âm mưu lập ‘chuỗi phong thủ bán nguyệt’…
Hình ảnh đồ họa về cái gọi là
"Tàu sân bay không bao giờ chìm" ở Gạc Ma,
hòn đảo chủ quyền của Việt
Nam (Trung Quốc đánh chiếm 14-3-1988)
|
Trong khi đó, với giàn khoan 981, Trung Quốc đặt ra
hai ý đồ: 1- ‘Ngụy trang, đánh lạc hướng’, ‘Dương đông kích Tây’, tập trung dư
luận, sự chú ý về giàn khoan 981 để rảnh tay ‘cải tạo đảo Gạc Ma, bãi đá Chữ
Thập’; đồng thời thăm dò dầu khí vùng nước sâu Hoàng Sa. 2 – Nếu Việt Nam
nổ súng phản công tại giàn khoan 981 thì Trung Quốc lấy cớ tấn công đánh chiếm
đảo Trường Sa Lớn.
Ngày 12-5-2014, trên nhiều trang mạng đã tiết lộ: Hiện
nay nhiều tàu chiến Trung Quốc, 17 tàu hỏa tiễn, 20 tàu đổ bộ đang tập trung
phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Hơn 1000 Lính Trung Quốc đã xuống các tàu đổ bộ. Tin trên mạng viễn thông cũng cho biết: Qua cuộc
điện đàm SAT-COM của Trung Quốc, họ đã được lệnh tấn công CHIẾM LUÔN ĐẢO TRƯỜNG
SA LỚN CỦA VIỆT NAM nếu trường hợp có tiếng súng xảy ra tại giàn khoan. Hải
quân và tàu đổ bộ Trung Quốc đang âm mưu, tìm cớ tấn công. Tại giàn khoan, hiện 10-5-2014 có khoảng 79 các tàu Tuần Duyên & Kiểm Ngư Trung Quốc, cùng
3 tàu chiến, máy bay trực thăng, máy may tiêm kích từ Hải Nam bay ra KHIÊU
KHÍCH các tàu của Cảnh Sát Biển của Việt Nam. Nếu Việt Nam ‘khai hỏa’ thì Trung Quốc sẽ đổ bộ chiếm
luôn các đảo Trường Sa của Việt Nam , đặc biệt là đảo Trường Sa Lớn.
Sau đó 5 tháng, trên trang mạng tuanvietnam.net có
đăng bài “Gác tranh chấp, cùng khai thác
của Trung Quốc”, dẫn lại bài của tác giả Dương Danh Huy, đăng trên NghiêncuuBienDong
ngày 21-10-1010. Phi lộ đầu bài viết, tác giả nêu: “Gần đây, chủ trương
"gác tranh chấp, cùng khai thác" được Trung Quốc nhấn mạnh nhiều lần
như một sáng kiến mang tính xây dựng trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông
vẫn đang căng thẳng. Xét đến tính phức tạp và khó tìm lối ra hiện tại đối với
tranh chấp Biển Đông, giải pháp này có thể chấp nhận được nếu các bên cùng
"gác tranh chấp, cùng khai thác "một cách công bằng”…
Những lời gọi là "phi lộ" trên đây rất cần
phải xem lại. Như: "sáng kiến mang tính xây dựng", rồi thì "có
thể chấp nhận được...một cách công bằng". Với Trung Quốc, nhìn từ trong
bản chất âm mưu, động cơ, ý định chiến lược trong các vụ tranh chấp Biển Đông
đừng mất công nói đến cái ý thức "xây dựng", sự "công
bằng" với các nước trong khu vực, cả với nhiều nước khác trên thế giới...
Trong bài viết, tác giả đã dẫn liệu, phân tích: Tại
hội thảo quốc tế với chủ đề "Biển Đông: tăng cường hợp tác vì an ninh và
phát triển trong khu vực" ở Hà Nội ngày 26-27/11/2009, GS Ji Guoxing của
Đại học Jiaotong, Thượng Hải, nguyên giám đốc bộ môn Châu Á - Thái Bình Dương
của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Thượng Hải, nhắc lại chủ trương "gác
tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc. GS Ji Guoxing cụ thể hoá bằng
cách đề nghị Việt Nam và Trung Quốc bàn về khả năng cùng khai thác bãi Tư
Chính, một khu vực nằm hoàn toàn bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ
lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa vốn
đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền.
Nhìn lại 5 năm trước, tại buổi họp báo ở Hà Nội ngày
6/1/2010, Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường cũng đề nghị chủ trương "gác
tranh chấp, cùng khai thác". Rằng: "Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã
nêu ra một sáng kiến mang tính xây dựng, đó là gác lại tranh chấp, cùng nhau
khai thác", và đề nghị rằng Việt Nam và Trung Quốc nên tạm gác lại
tranh chấp, đợi điều kiện chín muồi.
Thực ra, chủ trương "Gác tranh chấp, cùng khai thác"
được Trung Quốc chính thức đề nghị lần đầu tiên tại chuyến thăm Nhật, ngày
25/10/1978, Thủ Tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nói với Thủ Tướng Nhật Takeo
Fukuda trong văn cảnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Shenkaku (tên Nhật) /Điếu
Ngư Đài (tên Trung Quốc) giữa Nhật và Trung Quốc. Điều đáng lưu ý là
Shenkaku/Điếu Ngư Đài và vùng biển lân cận nằm dưới sự kiểm soát của Nhật, và
vùng biển này gần Nhật và Đài Loan hơn Trung Quốc, cho nên Nhật có nhiều khả
năng để đơn phương khai thác vùng biển này hơn Trung Quốc. Vì vậy, đề nghị của
Trung Quốc để khai thác chung vùng biển này là một đề nghị nằm trong chủ đích
lấn chiếm Biển Đông, có lợi cho Trung Quốc hơn là có tính xây dựng cho cả Trung
Quốc và Nhật. Cho tới nay, Nhật luôn luôn khước từ tất cả các đề nghị của Trung
Quốc để khai thác vùng biển lân cận đảo này.
Cũng với con bài “cây gậy và củ cà rốt” này, hồi tháng
6/1986, Đặng Tiểu Bình đề nghị với Phó Tổng Thống Philippines Salvador Laurel
rằng Trung Quốc và Philippines nên gác tranh chấp Trường Sa, "không nên để
vấn đề này cản trở tình hữu nghị của Trung Quốc với Philippines và các nước
khác". Tiếp đến, tháng 4/1988, Đặng Tiểu Bình lại đề nghị với Tổng Thống
Philippines Corazon Aquino, "Xét quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta,
chúng ta có thể tạm gác vấn đề này và tiếp cận theo hướng khai thác
chung".
Thế giới vẫn chưa quên sự kiện cồn sóng Biển Đông, vào
đầu năm 1988 Trung Quốc chiếm đóng những bãi cạn Đá Chữ Thập, Châu Viên, Gaven,
Huy Gơ và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa và vào tháng 4/1988 máu của các chiến
sĩ Việt Nam còn chưa tan hết trên biển Trường Sa sau khi Trung Quốc tấn công Việt
Nam để chiếm Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao ngày 14/3/1988 và chiếm được Gạc Ma. Đây
là một thí dụ cho thấy rõ sự từng bước lấn sân bằng đánh, đàm, dụ dỗ không có giới
hạn của Trung Quốc. Vùng biển-đảo thuộc chủ quyền các nước trong khu vực đang
yên lành, Trung Quốc gây ra tranh chấp rồi đưa ra cái gọi là "gác tranh chấp, cùng khai thác".
Như vậy, cái gọi là sáng kiến "gác tranh chấp,
cùng khai thác" của chính phủ Đặng Tiểu Bình cho tranh chấp Trường Sa
không phải do "có tính xây dựng" mà là để phục vụ mục đích đối trọng
với các nước để từng bước chiếm đoạt hẳn. Chiến lược "3 bước lấn tới"
của Trung Quốc là xông vào vùng chủ quyền lãnh hải của nước láng giềng, nước
tiếp cận, gây tranh chấp, rồi đàm phán song phương "gác lại
tranh chấp, cùng khai thác", cuối cùng là độc chiếm luôn.
Trung tâm hành chính Thành phố Tam Sa do Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) |
Dựa theo cái ‘đường lưỡi bò” tự vẽ, tự đơn phương công
bố chính thức lần đầu tiên ra thế giới ngày 7-5-2009, không có ý kiến chấp nhận
nào của bên thứ 2 hoặc thứ 3, Trung Quốc muốn biến vùng biển thuộc vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và các nước liên quan từng bước đi
từ tranh chấp, đến “gác tranh chấp cùng khai thác” rồi cuối cùng sẽ “ẵm” luôn
trọn gói.
Quả nhiên, với chiêu thức thâm độc nhưng khá lộ liễu
này của chiến lược "3 bước lấn tới", Trung Quốc lăm le Khu
vực 9 lô dầu khí từ lâu, nhân sự kiện QH Việt Nam thông qua Luật biển, TQ đã
kêu gọi mời thầu thăm dò khai thác hòng cố tình gây ra tranh chấp để rồi đi đến
bước tiếp theo yêu cầu Việt Nam “gác tranh chấp, cùng khai thác”, làm cái
nền, cái cớ để tiến tớii dùng “lưỡi bò” liếm hết luôn.
Khu vực này nằm
hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam . Bản đồ
công bố trên website của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) cho
thấy cả 9 lô mỏ dầu mà Trung Quốc đang mời chào thăm dò, khai thác đều nằm
trong vùng biển thuộc “đường lưỡi bò” nằm trong mưu đồ tính toán đầy tham vọng có
tính chiến lược của Trung Quốc. Các lô mỏ dầu này nằm ngoài khơi bờ biển miền
Trung của Việt Nam ,
trải rộng hơn 160.000 km 2. Rìa phía tây của một số lô mỏ dầu nằm cách bờ biển
Việt Nam không đầy 80 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế, có nơi chỉ cách đất liền 30-50 hải lý, nằm
trong vùng nội thủy và thềm lục địa của Việt Nam.
Việc tuyên bố mời thầu cho thấy một bước đi mới trong
nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố quyền chủ quyền tại vùng biển này. Thâm
hiểm, gian dối, phản trắc, dễ nuốt lời, lấy “Hữu hảo để chen ngang hứa hão”
vẫn là bản chất có từ trong máu Đại Hán từ xa xưa. “Gác tranh chấp, cùng khai
thác” rất phi lý lại là con bài đưa dần các nước vào tròng, bằng hung hăng đe
dọa kết hợp với dụ dỗ, lấn dần. Bắc Kinh đang tìm mọi cách lật lọng để đạt cho
kỳ được mục đích của tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối
với các đảo trong biển Đông và các vùng biển lân cận; có quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất
của những vùng biển này” (?!).
Ý đồ này của Trung Quốc đã có từ lâu, rõ nhất là sự
trắng trợn trong vụ giàn khoan 981 và cải tại đảo Gạc Ma thành sân bay quân sự,
đưa cả dân ra ở đó, mở ‘Khu du lịch Gạ Ma’. Tháng 7, giàn khoan 981 của Trung
Quốc ‘hoàn thành kế hoạch’ rút về. Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung
Quốc ngày 8 tháng 8 đăng bài viết nhan đề "Bành Nguyên Chính: Biển Đông là
trọng điểm khai khác dầu khí mới của ta (Trung Quốc)" xuyên tạc về chủ
quyền Biển Đông, phản ánh lòng tham cả chủ quyền và tài nguyên cũng như thủ
đoạn thâm độc của Trung Quốc. Tác giả Bành Nguyên Chính là phó chủ tịch kiêm
tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc. Bài viết cho biết: “Hiện
nay Trung Quốc đã hoàn thành lựa chọn địa chỉ xây dựng (trái phép) hải đăng ở 5
đảo, đá ngầm vùng biển Tây Sa”. Theo luận điệu của bài viết: “Ở Biển Đông, cạnh
tranh dầu khí những năm gần đây ngày càng gay gắt, làm thể nào để bảo vệ quyền
thăm dò dầu khí vùng biển Trung Quốc trở thành vấn đề quan trọng không thể tránh
khỏi”.
"Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNPC) và CNOOC
khoan thành công ở Hoàng Sa (đây là hành dộng trái phép của Bắc
Kinh-PV), cho thấy các công ty dầu khí của Trung Quốc có khả năng tiến hanh
thăm dò, khai thác nước sâu độc lập, điều kiện phá vỡ bế tắc khu vực tranh chấp
đã có”.
Tờ báo này ‘đề xuất’ rằng: “Nhà nước (Trung Quốc) cần
hỗ trợ trên các phương diện chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, như đưa ra
chính sách ưu đãi khai thác Biển Đông trên các phương diện như vốn đăng ký, thu
thuế, thuế quan và tài chính, thiết lập quỹ khai thác rủi ro Biển Đông có tính
chất quỹ giá trị chủ quyền, đưa ra chính sách phát triển ngành nghề hỗ trợ cần
thiết, để cho khai thác Biển Đông nhanh chóng tiến triển, tạo được quy
mô".
Rõ ràng, từ việc đẩy vấn đề theo hướng tranh chấp, để làm
đà đi đến “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng vẫn nhằm đích cuối cùng là
xâm chiếm. Đó chỉ là các nấc thang mà Trung Quốc đang leo dần. Với mưu đồ tham
vọng bá quyền từ lâu đời của Trung Quốc, lúc nào cũng lăm le bành trướng xuống
phương Nam, lấn chiếm Biển Đông sẽ không bao giờ có "sáng kiến mang tính
xây dựng", và cái gọi là “công bằng” với các nước ASEAN có lãnh hải Biển
Đông. Việt Nam và các nước ‘cùng cảnh’ trong khu vực đừng mất cảnh giác mắc mưu
Tung Quốc để sau này khỏi phải gánh hậu họa do sự thiếu kiên quyết, do những
bước đi, sự nhu nhược nhân nhượng do mềm yếu thiếu bản lĩnh không cứu vãn nổi.
Mới đây, dựa
theo câu hỏi của Tân Văn Xã (China News Service) - hãng tin chính thức thứ hai
tại Trung Quốc sau Tân Hoa Xã - theo đó phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi
đá và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu một sự thay đổi trong
chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và thậm chí đối với cả các láng
giềng, ông Vương Nghị đã tại khẳng định là chính sách Trung Quốc không thay
đổi.
>> Bắc Kinh phát hành phi pháp sách “Thành phố Tam Sa – Trung Quốc”
Đặc biệt mới đây, thách thức công khai và trắng trợn nhất: Tại cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định : Biển Đông là “nhà” và là “sân” của Trung Quốc.
>> Bắc Kinh phát hành phi pháp sách “Thành phố Tam Sa – Trung Quốc”
Đặc biệt mới đây, thách thức công khai và trắng trợn nhất: Tại cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định : Biển Đông là “nhà” và là “sân” của Trung Quốc.
Rõ ràng, cho đến nay,
mưu đồ và hành động của Trung Quốc ngày càng lộ rõ. Trung Quốc đang ‘hợp pháp
hóa’ và dồn sức xây dựng ‘hiện đại hóa’ cái gọi lag “Thành phố Tam Sa”.
Tam Sa là một thành phố được Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà
nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần
đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là
quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa)
cùng vùng biển xung quanh. Theo phân cấp hành chính của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, Tam Sa là một địa cấp thị (thành phố cấp địa khu) thuộc
tỉnh Hải Nam và
có chính quyền nhân dân đặt tại đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh
Hưng).
Theo chính phủ Trung Quốc, việc thành lập thành phố
Tam Sa sẽ giúp tăng cường hơn nữa khả năng quản lý, khả năng phát triển và kiến
thiết của quốc gia này đối với những hòn đảo và các vùng nước xung quanh các
quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Trường Sa, bảo vệ môi
trường biển trong vùng biển Đông. Thực chất, Trung Quốc đang nỗ lực
để “cái lưỡi bò” liếm hết Biển Đông.
BVB
----------------
Mối quan hệ VN-TQ, từ bao đời nay luôn được người việt quan tâm sâu sắc, sử sách Đại Việt đã ghi rõ nhà Minh TQ đã hung tàn đối với người việt như thế nào, phá tất cả những thành quả của 2 triều Lý-Trần cùng nhân dân ta xây dựng qua hơn 400 năm, sau còn dung dưỡng tàn dư nhà Mạc ở Cao Bằng gây rối nhằm không cho nhà Lê mạnh lên. gạ gẫm ép buộc tàn dư nhà Mạc dâng đất Cao Bằng cho nhà Minh, mà mãi về sau ta mới thương lượng đòi lại được.
Trả lờiXóaCòn thời đại HCM?, bỏ qua lấn chiếm lãnh thổ ở Lạng sơn, Quảng ninh bằng việc gúp xây dựng đường sắt hữu nghị, đến như Lê đức Thọ trưởng ban tổ chức TU thời ấy còn nói: "bạn (TQ) gúp ta giải phóng Hoàng Sa thì trước sau gì cũng trả lại cho ta!", có phải mê muội hay là tên bán nước trá hình? nâng đỡ cho LĐA lên bộ trưởng QP, chủ tịch nước, đến bây giờ Phùng tượng đái nói lấy lòng TQ rất thô kệch, tâm tư việc người việt không thích TQ liền sau đó bị ném đá tơi bời trên mạng, là tên Việt gian bán nước trá hình chứ còn gì nữa, tổng lú không dám hé miệng tới nủa từ vụ giàn khoan 981, dung dưỡng, nhu nhược gián tiếp bán nước không sai tý nào.
trong khi đó BCT làm gì nhi?
Trả lờiXóaMai là 14/3 rồi. Nhìn cái lưỡi bò tham lam ngu dốt, lãnh đạo bắc kinh không nghĩ thế giới họ nhổ vào mặt chứ không riêng dân VN hay Phi. Thế kỉ 21 rồi mà như thuở hồng hoang vậy.
Trả lờiXóaĐọc bài này của Đại tá mới thấy TQ kéo giàn khoan, di dời quanh quẩn là "Tương kế tựu kế". Mục đích chính của chúng vẫn là Gạc Ma, tạo thế lâu dài chiếm gon Trường Sa. Vậy mà Bộ trưởng QP PQT: 1 là ngu, vô trách nhiệm, nhát gan, sợ đụng chạm ; 2 là nhu nhược; 3 là ăn phải bã Tàu, ...Thật chán!
Trả lờiXóaĐả đảo Trung Quốc xâm lược.
Trả lờiXóaPhải đả đảo cả bọn thân TQ nữa bạn ạ!
XóaRoi cai bay ma My giang o bien dong se sap xuong. Cuoc chien o bien dong se bat dau cho su tan ra cua Trung quoc ( thuc chat la mot thang phat xit moi ). Chi can VN hoac Phi khai hoa thi luc luong cua phuong Tay dang em san duoi long bien se trut lua len dau bon Tau
Trả lờiXóaBạn đang ngủ mơ hay đang dựa dẫm đây bạn ơi?
XóaCác loa tuyên truyền thường giải thích với người dân về việc không nổ súng tại Gạc Ma rằng : “ ta phải kiềm chế , tránh khiêu khích TQ “ .
Trả lờiXóaKhi TQ cắt cáp , bắn chết ngư dân trên biển , đặt giàn khoan 981 , người ta nói cần kiềm chế , tránh mắc mưu đối phương , thậm chí khi giàn khoan rút đi , ông Trọng nhảy lên tuyên bố : “ Chúng ta đã thắng “ . Thắng cái gì , kiềm chế cái gì khi bao sinh mạng chiến sỹ và người dân đã chết cho các ông ngồi đó rung đùi “ Kiềm chế “ .
Để gió cuốn đi
Khi tàu HQ-505 " phi " lên đảo Cô Lin để trở thành pháo đài thì bọn Tàu có dám vào đâu , chứng tỏ là Gạc Ma mất theo đúng " kế hoạch " từ trước ? 64 tay súng mà được lệnh đánh thì sức mấy thằng Tàu liếm được . Tụi nó bán đứng bộ đội mình rồi .
XóaLính 78 .
Cái lưỡi bò
Trả lờiXóaCái lưỡi bò đang liếm vào lãnh hải quê hương
liếm vào nỗi đau của những dòng sông hiền hòa yêu biển
bò là gì nhỉ?
loại động vật ngoan hiền, gần gũi
loại động vật thật thà, chân chất
loại động vật đem lại sức kéo, sức cày
là người bạn đông hành với nhừng nhà nông
bò không biết tham lam, không hề bành trướng
khoái khẩu của bò là cỏ xanh và nước ngọt
không biết tự bao giờ
bò bỗng nhiên trở chứng
muốn “gặm” thuyền bè và thèm “xơi” nước biển
bò tung hoành như đoàn tàu chiến
bò từ phương Bắc bò xuống phương Nam
bò từ Bru Nây bò sang Mã Lai
bò từ In Do bò sang Phi Lip
bò hành quân trên khắp đại dương
liếm vào những mỏ dầu còn chìm sâu trong biển cả
liếm vaò những thứ mà trước đây không phải của bò
ôi! làm sao định nghĩa được giống bò phương Bắc?
(Phùng Hiệu - Wb Hội Nhà văn Tp HCM)
Là con bò đên! Nó còn dám húc chết hàng nghìn đồng loại ở Thiên An Môn!
XóaTQ cho GK 981 thăm dò dầu khí thỏa sức, mặc cho VN "Cực lực phản đối" (quen mồm); TQ "tương kế tựu kế" bồi cát, tạo nền, mở rộng đảo Gạc Ma rộng gấp 200 lần. Xong việc, nó rút.
Trả lờiXóaThế mà TBT NPT khuyếch trương Chiến thắng của đảng CSVN. Ha...ha..Nó sợ đảng CSVN lắm, nó sợ "đấu tranh mềm dẻo, khôn khéo" nó buộc phải rút...!! Khụ...khụ..ọc ọc ọc..Khạc!