Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Ông Lý Quang Diệu: ‘Không thể sống bằng cái bát đi ăn xin’

“Thế giới không nợ chúng ta sinh kế. Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”, trong cuốn hồi ký Bí quyết hóa rồng do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2001, ông Lý Quang Diệu đã kể lại câu chuyện ông thuyết phục cấp dưới của mình “không chìa bát ăn xin” và làm cách nào để Singapore “sinh tồn không nội địa”.
Năm 1965, sau khi độc lập, Singapore đối mặt với một tương lai ảm đạm, tình thế nguy ngập mà không có kim chỉ nam dẫn tới đích kế tiếp.
Ông Lý Quang Diệu viết: “Chúng tôi đã đối mặt với những xung đột ghê gớm mà cơ hội tồn tại là vô vọng. Singapore không phải là một đất nước tự nhiên, mà là một đất nước do con người tạo nên, một trạm mậu dịch mà người Anh đã phát triển thành một điểm nút trong một đế quốc có biển khắp thế giới. Chúng tôi thừa hưởng một hòn đảo mà không có phần nội địa, một trái tim không thể xác”.
Tài sản lớn nhất, quý giá nhất mà Singapore có được, theo ông Lý Quang Diệu là “sự tín nhiệm và lòng tin cậy của nhân dân”. Một tài sản quý giá khác là người dân cần cù, tiết kiệm và ham học hỏi. Chính vì vậy, không được để lãng phí niềm tin vừa mới giành được này do cai trị tồi và tham nhũng.
“Vào ngày 9.8.1965, tôi bắt đầu một cuộc hành trình trên một con đường không rõ rệt đến một nơi không được biết với nỗi lo to lớn”, ông hồi tưởng lại.
Trong cuốn hồi ký này, ông Lý Quang Diệu kể, sau khi vật lộn với khó khăn của tình trạng thất nhiệp kể từ khi nắm chính quyền vào năm 1959, tất cả những thành viên trong nội các, đều biết rằng cách duy nhất để tồn tại là phải tiến hành công nghiệp hóa. “Chúng tôi đã đi đến cái giới hạn cuối cùng của mậu dịch tái xuất khẩu. Viễn cảnh là một cuộc suy thoái xa hơn”.
Đang đứng trước những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nổi, nhưng ông thuyết phục mọi người không nên có một tinh thần phụ thuộc vào viện trợ vì “phụ thuộc vào viện trợ nuôi dưỡng ý thức phụ thuộc chứ không phải là một tinh thần tự lực”.
Thậm chí trước khi bắt đầu cuộc thương lượng về viện trợ của Anh, ông Lý Quang Diệu phát biểu tại nghị viện vào ngày 9.9.1967: “Nếu chúng ta bắt tay xây dựng đất nước bằng óc thông minh và tấm lòng tận tụy thì sẽ có một Singapore lớn mạnh hơn nữa và tự lực hơn về kinh tế sau khi các căn cứ bị cắt giảm”.
Sau đó, ông tuyên bố trước toàn dân: “Nếu chúng tôi là một xã hội yếu đuối, hẳn chúng tôi sẽ diệt vong. Một xã hội yếu đuối sẽ bỏ phiếu cho những người hứa hẹn một lối thoát nhân nhượng, khi sự thật đã không xảy ra điều đó. Singapore không nhận bất kỳ cái gì miễn phí, thậm chí chi trả ngay cả nguồn nước chúng tôi sử dụng…Sẽ có một trung tâm công nghiệp, giao dịch và thương mại hoạt động mạnh mẽ và nhộn nhịp sau khi người Anh ra đi”.
Ông tin tưởng chắc chắn rằng niềm tin và ý chí của người dân là yếu tố quyết định sự sinh tồn của Singapore.
“Tôi đã tường thuật chi tiết bằng cách nào mà Singapore đã phát triển từ một ngôi làng với 120 ngư dân vào năm 1819 thành một thủ phủ có hai triệu dân sinh sống. Triết lý là phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn và tốt hơn bất kỳ ai khác, hoặc là chịu diệt vong”, ông nhấn mạnh.
Sau nhiều năm với phương pháp thử sai, Singapore rút ra được một kết luận rằng niềm hy vọng lớn nhất của Singapore nằm ở chính các công ty đa quốc gia Mỹ. Các công ty đa quốc gia của Mỹ mang đến công nghệ cao, hoạt động ở quy mô rộng lớn và tạo ra nhiều việc làm. Họ có uy tín và niềm tin. Họ tin rằng chính phủ của họ sẽ dừng lại ở Đông Nam Á và như vậy công việc kinh doanh không bị quốc hữu quá hoặc tổn thất do chiến tranh.
“Dần dần tôi hình thành nên những ý tưởng mới và đề ra một chiến lược có hai hướng để khắc phục thế bất lợi của chúng tôi”, ông bật mí trong hồi ký.
Hướng đầu tiên là thực hiện chiến thuật “nhảy khu vực”, như người Do Thái từng làm. Do các nước láng giềng quyết định đứng ngoài cuộc để rũ bỏ bớt sự ràng buộc với Singapore, buộc Singapore phải liên kết với thế giới đã phát triển như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản; thu hút các nhà kinh doanh của họ đặt cơ sở sản xuất tại Singgapore và xuất khẩu sản phẩm sang các nước phát triển.
Ông Lý Quang Diệu nói các lãnh tụ Thế giới thứ ba tin vào học thuyết về sự bóc lột của chủ nghĩa thực dân mới, nhưng ông thì không lấy gì làm ấn tượng cho lắm.
“Chúng tôi có những vấn đề thực tiễn cần giải quyết và cũng không có đủ các điều kiện để bị bắt làm tín đồ của bất kỳ học thuyết hay giáo điều nào…Nếu các công ty đa quốc gia có thể cung cấp việc làm cho lực lượng lao động và dạy họ các kỹ năng ứng dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật cũng như bí quyết quản lý, chúng tôi sẽ chào mời họ”, ông bày tỏ quan điểm.
Hướng thứ hai trong chiến lược của ông là tạo ra một ốc đảo Thế giới thứ nhất trong địa hạt Thế giới thứ ba. Theo đó, nếu Singapore có thể kiến tạo những tiêu chuẩn Thế giới thứ nhất đối với nền an ninh cá nhân và cộng đồng cũng như đối với nền y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông, vận chuyển và dịch vụ, nó sẽ trở thành mảnh đất dừng chân của các doanh nghiệp, kỹ sư, nhà quản lý và những nhà chuyên môn trong khu vực. Điều này có nghĩa là Singapore phải đào tạo được lực lượng lao động và trang bị cho họ nhằm cung cấp những dịch vụ tiêu chuẩn Thế giới thứ nhất.
“Chúng tôi có một nguyên lý chỉ đạo đơn giản cho sự sinh tồn, đó là đất nước Singapore phải cần lao hơn, được tổ chức tốt hơn và làm việc hiệu quả hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Nếu chúng tôi chỉ ngang bằng với các nước láng giềng, không có lý do nào các doanh nghiệp phải xây dựng cơ sở tại đây. Chúng tôi phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư hoạt động thành công và thu về lợi nhuận trên đất nước này cho dù chúng tôi thiếu nguồn tài nguyên thiên nhiên và một thị trường nội địa”, ông viết.
Một ví dụ nhỏ là để khắc phục sự nghi ngờ của các nhà đầu tư từ các nước tiên tiến về chất lượng lao động, ông đã yêu cầu người nhật, Đức, Pháp và Hà Lan thành lập những trung tâm tại Singapore và cho họ tự tiến cử ra những người giảng dạy để đào tạo thợ máy giỏi. Một số trung tâm được chính phủ tài trợ, số khác được thành lập liên kết. Singapore cũng đã chọn những sinh viên xuất sắc hàng đầu tư những nhóm học viên ưu tú nhất mỗi năm và gởi họ đến các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Ý, Nhật Bản.
“Nếu tôi phải chọn một từ để giải thích lý do thành công của Singapore, đó chính là niềm tin. Chính yếu tố này khuyến khích những nhà đầu tư ngoại quốc xây dựng các xưởng và nhà máy máy sản xuất tại đây”.
Theo ông Lý Quang Diệu, chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Singapore xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp các khu công nghiệp đã được quy hoạch chu đáo, góp vốn cổ phần vào các ngành công nghiệp, hỗ trợ tài chính và đẩy mạnh xuất khẩu. Quan trọng nhất là hình thành mối quan hệ lao động tốt cùng với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định và những yếu tố nền tảng có thể giúp doanh nghiệp tư nhân hoạt động mang lại hiệu quả cao. Cuối cùng, doanh nghiệp Singapore đã tìm thấy nội địa mới của mình ở Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản.
Ông Lý Quang Diệu thừa nhận mình chưa bao giờ là tù nhân của bất kỳ học thuyết nào. “Những gì dẫn dắt tôi chính là lý luận và thực tiễn. Thử nghiệm đầy cam go mà tôi đã áp dụng cho mỗi lý luận hay kế hoạch là, nó có hoạt động tốt không? Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những năm đương nhiệm của tôi. Nếu kế hoạch này không thực tế, hoặc cho ra kết quả tệ hại thì tôi sẽ không tiếp tục phí nhiều thời gian và tiền của cho nó. Hầu như tôi không bao giờ phạm sai lầm lần thứ hai và cố học hỏi qua những sai lầm mà người khác đã mắc phải”.
Trong cuốn hồi ký này, ông Lý Quang Diệu cũng chia sẻ, trong thời gian đương nhiệm, ông sớm phát hiện ra rằng ít có rắc rối nào mà chính phủ ông gặp phải lại chưa được các chính phủ khác gặp phải và giải quyết. Do vậy, ông thực hiện một chuyến đi thực tế xem chính phủ nào đã gặp phải khó khăn mà chính phủ ông đang phải đương đầu, cách họ giải quyết vấn đề và đã thành công ra sao. Dù đó là việc xây dựng một sân bay mới hay thay đổi phương pháp giảng dạy thì cũng sẽ gửi một đội ngũ viên chức ở những quốc gia đã làm tốt việc này để học hỏi và nghiên cứu.
“Tôi thích bám vào vai những người đã đi trước chúng tôi”, ông Lý Quang Diệu thừa nhận trong cuốn hồi ký.
Đình Long (lược trích)/Motthegioi
---------------

18 nhận xét:

  1. Thế mà VN thì luôn trong tâm thái "đi ăn xin". Muốn biết cụ thể xin hãy hỏi chuyện ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia KT đã một thời chuyên cắp cặp đi ...ăn xin thời bao cấp. Bây giờ ông 3X vẫn đang đi "xin" nhưng Úc nó không cho nữa. Nhục mà không thấy ngượng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tối qua xem TV thời sự thấy 3X nói cười luyên thuyên, lại nghĩ chuyến đi ăn xin sang Úc thấy ôi mặt quá, đây là dịp tốt để phe Lú phản công xem còn luyên thuyên chém gió nữa không?

      Xóa
    2. Người đời nói, đó là kiểu cười "dô diên thúi"!

      Xóa
  2. Ông này có được ướp xáp, xây lăng không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông ta là luật sư (có bằng thật), là Thủ Tướng đầu tiên của Singapore và ông ta cũng không phải là lãnh tụ của lũ bầy đàn cọng sản, cho nên ông và chính dân ông không cần làm trò nhố nhăn như ướp xác, xây lăng.
      Sự kính trọng đối với Ông luôn luôn ở trong lòng những người dân không cần phải tư xưng, tự sướng như "cha già dân tộc"?
      Híc

      Xóa
    2. "Tôi đâu phải củ cải để muối ăn dần..."

      Xóa
  3. Các quan cộng sản khi mới nhận chức , dù cái chức đó là to hay bé , là cao hay nhỏ ... Nhưng họ đã có tư tưởng hẹp hòi cá nhân , cố bằng mọi cách vơ vét , đục khoét , chộm cắp tiền thuế của dân , tài nguyên quốc gia về phục vụ cuộc sống cá nhân và gia đình họ. Như các ông hoàng coi dân chúng chỉ là kẻ nô dịch , đó là bản chất của các quan tham cộng sản , như vậy bao giời nhân dân mới hưởng nền dân chủ , đất nước mới phát triển và không phụ thuộc vào một thế lực bành chướng nào .

    Trả lờiXóa
  4. Nói thì thì nói,phải công nhận sự khôn ngoan và
    tầm nhìn bao quát mà sâu sắc của ông LQD.
    Trong khi đa số những lãnh tụ thế giới thứ 3 tỏ
    ra mê say thậm chí điên khùng vì chủ nghĩa CS.
    thì LQD.tìm ra con đường độc lập cho Singapore
    bằng cách "núp bóng" sức mạnh quân sự của
    Mỹ để ra sức phát triển Sing.về kinh tế,sau khi
    đã làm tê liệt đảng CS.Sing.rất mạnh lúc đó.
    Thế nhưng,Singpapore lúc này cần phải phát triển
    về dân chủ vì chủ nghĩa CS.đã thất bại về lý luận
    lẫn thực tiễn,không còn là mối đe doạ cho Sing.
    như trước nữa.Độc tài chỉ được biện minh bởi
    một lý do duy nhất là phải chống lại một độc tài
    khác đáng sợ hơn ngàn lần,đó là độc tài CS.
    Tiếc là LQD.chịu ảnh hưởng Nho giáo nặng nề,
    chứ không phải như ô.Kim Đại Trọng của Hàn
    qua những gì 2 ông viết ra.Trong khi KĐT.chủ
    trương "dân chủ là định mệnh của châu Á" thì
    LQD.cho "văn hoá là định mệnh của châu Á".
    Ở chổ này,LQD,không tiến bộ như KĐT.

    Trả lờiXóa
  5. Nguồn gốc thành công của Singapo là đây: "Ông Lý Quang Diệu thừa nhận mình chưa bao giờ là tù nhân của bất kỳ học thuyết nào. “Những gì dẫn dắt tôi chính là lý luận và thực tiễn. Thử nghiệm đầy cam go mà tôi đã áp dụng cho mỗi lý luận hay kế hoạch là, nó có hoạt động tốt không? Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những năm đương nhiệm của tôi."
    Người CSVN cũng từng được "dạy": Thực tiễn là thước đo của chân lý!
    Có lẽ giờ đây, cái "thước đo" đó đã bị ...biến dạng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Diệu nhìn thấy cái sai của người khác để tránh , còn VN ôm cái sai của người khác về biến nó thành cái sai của mình và khoe là ĐỔI MỚI !

      Ngỗng Bắc Kinh

      Xóa
  6. Quân giỏi tướng tài - Người ta
    Quân ngu tướng đần ( đã đần đã ngu lại còn tham lam) - xứ lừa

    Trả lờiXóa
  7. Một đât nước trị vì cả một bầy Vua thì chỉ nghỉ đến lợi nhuận chung chi mà thôi - Nghỉ cách vun quén tư lợi - Để giãi quyết một vấn đề hệ trọng thì trống đánh xuôi kèn thổi ngược - nói thật không ra thể thống gì - Còn DCSVN Trị vì thì Đất Nược mãi tụt hậu mà thôi .
    Một đất Nước nghèo mà phải nuôi 2 cơ chế - Nuôi Đảng - nuôi chính quyền thì Dân mỗi ngay mỗng còng lưng - Đảng thì béo phì - Chính quyền ngậm miệng ăn tiền - Dân chỉ có con đường chết .

    Trả lờiXóa
  8. Ngượng gì chứ ! nhục nhã gì chứ ! chứ trâu bò sao ? // nó có ngượng đâu - có nhục nhã đâu !

    Trả lờiXóa
  9. 1 người ăn xin ở thành phố mang tên Bác, 1 ngày có thể kiếm 500.000 đ là ít nhất. Hết ngày "làm việc", người đó thay đồ đẹp, đi uống bia lon.
    Hãy cân nhắc trước hình ảnh "đau khổ" của họ.

    Trả lờiXóa
  10. Tony Abbott cắt viện trợ nước ngoài để bảo vệ 11 tỉ $. Trong chuyến thăm Việt PM của Tony Abbott, ông nói.
    "Nếu bạn không có nhà kinh tế trong nước của bạn theo thứ tự, nó rất khó để trở thành một người bạn tốt và là hàng xóm ở nước ngoài, 'Abbott cho biết trong cuộc họp báo chung


    Tony Abbott (bên phải) tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, hôm thứ tư.Ảnh: Mike Bowers được bảo trợ
    Tony Abbott đã bảo vệ quyết định của chính phủ cắt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài của Australia bằng 11 tỷ USD tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. và Abbott np nói với báo chí sau một buổi lễ chính thức, nơi các cựu ký giả "Tuyên bố về việc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện" giữa hai nước với các bộ trưởng ngoại giao, Julie Bishop.
    Khi được hỏi liệu ông có thấy xấu hổ để giải thích ngân sách viện trợ của Úc giảm đến 11 tỷ USD, ông Dũng, Abbott cho biết Australia đã thực hiện "giảm khiêm tốn" nhưng đó viện trợ còn lại sẽ tập trung vào các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam .
    "Hãy nhìn xem, rõ ràng là điều quan trọng đối với tất cả các nước để đảm bảo rằng nhà điều hành kinh tế trong nước của họ là theo thứ tự, bởi vì nếu bạn không có nhà điều hành kinh tế trong nước của bạn theo thứ tự, nó rất khó để trở thành một người bạn tốt và là hàng xóm ở nước ngoài," Abbott nói .
    Abbott cho biết điều quan trọng cần nhớ là "mục đích" của viện trợ là để các nước tiếp nhận viện trợ có vốn để sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế , xóa đói giảm nghèo,ông nói rằng, "mục tiêu viện trợ không phải là để tạo ra một mối quan hệ phụ thuộc lâu dài, (không phải là để nước được viện trợ sẵn ăn, quen thói nhờ vả, sống dựa vào người khác, mục tiêu của viện trợ là để đảm bảo rằng các quốc gia được giúp đỡ để phát triển đến mức mà họ không cần trợ giúp nữa ".
    "Và rõ ràng là sự tăng trưởng kinh tế rất mạnh mẽ mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt dưới sự quản lý kinh tế của Thủ tướng Dũng, có nghĩa là sự cần thiết cho các loại hình viện trợ sẽ được ít hơn và ít hơn như những năm đi vào."
    Ông Dũng, người đã được nghe qua một người phiên dịch và nở một nụ cười nhỏ đáp lễ phản ứng của Abbott, ông Dũng phớt lờ từ chối trả lời các câu hỏi hướng vào ông ta mà hỏi nếu ông có liên quan tới việc cắt giảm viện trợ đối với người Việt.
    Úc đã cho khoảng $ 140 triệu viện trợ cho Việt Nam trong ngân sách 2014/15.
    Tờ khai khẳng định của Úc thương mại, an ninh, giáo dục và các mối quan hệ văn hóa Việt Nam.

    Đối tác xuyên Thái Bình Dương: một hướng dẫn đến các vấn đề gây tranh cãi nhất
    Đọc thêm
    Phát biểu qua một thông dịch, ông Dũng nói việc khai báo sẽ "tăng cường" quan hệ giữa hai nước và làm tài liệu tham khảo đặc biệt đến giáo dục và các lĩnh vực nông nghiệp, cũng như tăng cường hợp tác trong các hoạt động an ninh và quốc phòng.
    Đứng đầu trong số những mối quan tâm là tự do hàng hải ở Biển Đông và một thỏa thuận để "kiềm chế và tránh bất cứ điều gì mà có thể làm nóng căng thẳng trong khu vực".
    Abbott cho biết mối quan hệ Úc-Việt đã đi "từ sức mạnh đến sức mạnh" và sẽ được tăng cường bởi các đối tác xuyên Thái Bình Dương, mà vẫn còn đang đàm phán.
    "Chúng tôi đã phát triển thịnh vượng cả trong hòa bình trong 40 năm qua vì sự ổn định mà khu vực của chúng tôi đã được hưởng, và bất cứ điều gì mà hủy hoại sự ổn định là một cái gì đó chúng ta sẽ cùng có phàn nàn và cùng làm việc để đảm bảo không xảy ra", ông nói.

    Trả lờiXóa

  11. FacebookTwitterPinterest
    Một cuộc biểu tình chống lại chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Canberra hôm thứ Tư. Ảnh: Mick Tsikas / AAP
    Đoàn Thủ tướng Dũng đã gặp những người biểu tình đòi quyền con người đến Tòa nhà Quốc hội vào sáng thứ Tư. Những người biểu tình, phần lớn trong số họ là Việt- Quốc tịch Úc, công bố báo cáo của tháng này của báo cáo viên đặc biệt của LHQ về các quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, trong đó chỉ ra rằng "phạm vi của quyền tự do tôn giáo và niềm tin vẫn còn rất hạn chế và không an toàn" tại Việt Nam .
    Báo cáo viên đặc biệt, Heiner Bielefeldt, cho biết Việt Nam đã vi phạm các điều khoản của chuyến thăm của ông cho phép ông tiếp xúc bí mật và không được giám sát với người dân, nói rằng một số người muốn ông gặp đã bị "đe dọa, thẩm vấn của cảnh sát và thậm chí tổn thương vật lý" trước và sau chuyến viếng thăm của ông.
    Việt Nam không hỗ trợ báo cáo.

    Trả lờiXóa
  12. Ông Lý Quang Diệu thừa nhận mình chưa bao giờ là tù nhân của bất kỳ học thuyết nào. “Những gì dẫn dắt tôi chính là lý luận và thực tiễn. Thử nghiệm đầy cam go mà tôi đã áp dụng cho mỗi lý luận hay kế hoạch là, nó có hoạt động tốt không? Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt những năm đương nhiệm của tôi. Nếu kế hoạch này không thực tế, hoặc cho ra kết quả tệ hại thì tôi sẽ không tiếp tục phí nhiều thời gian và tiền của cho nó. Hầu như tôi không bao giờ phạm sai lầm lần thứ hai và cố học hỏi qua những sai lầm mà người khác đã mắc phải”. Singapore phát triển; Việt Nam lại khẳng định trong hiến pháp 2013 lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí MInh là kim chỉ nam...Không toi mới là lạ!

    Trả lờiXóa
  13. Ông ơi... Nếu đi ăn xin bằng chuyên cơ, rất dể lồm động lòng Phương Tây "ỡ trên thế giới" đó ông...
    (P/S: Những kẻ đi vay, mang tiếng cho tập thể, luôn đòi %. Ít nhất 10%!)

    Trả lờiXóa