Đời sống của đồng bào các dân tộc vùng biên giới còn nghèo nàn, khó khăn |
Khi chính
sách, pháp luật của Nhà nước không đến được với đồng bào, đồng bào
sống khó khăn, nhận thức thấp thì kẻ xấu sẽ lợi dụng...
Trung tướng Bế Xuân Trường – Phó Tổng tham mưu
trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã nhấn mạnh điều này khi cho ý
kiến về các tờ trình của Chính phủ về Đề án thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính dưới cấp
tỉnh tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/3.
Theo tờ trình của Chính phủ, có 4 đề án trình
ra Thường vụ Quốc hội gồm: Thành lập thị xã Đông Triều (tỉnh Quảng Ninh);
thành lập Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam); nâng cấp Thị xã Bắc Kạn lên
thành phố Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) và thành lập mới huyện Ia H'Drai (tỉnh Kon
Tum) từ việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sa Thầy.
Nhất trí với trình của Chính phủ và báo cáo thẩm
tra, Trung tướng Bế Xuân Trường nhận định, Tây Nguyên có vị trí chiến lược
quan trọng, từ đó Đảng và Nhà nước đã có nhiều đề án về Tây Nguyên, xây dựng
thế trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới.
“Nhìn vào thực tiễn có những vấn đề hết sức bất cập:
Tại sao giải phóng 40 năm nay, dọc tuyến biên giới giáp Campuchia, ta
không đưa được dân ra giáp biên giới để xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân
nói chung, biên phòng vùng biên nói riêng, bảo vệ biên giới?
Trung tướng Bế Xuân Trường |
Ta có các dự án di dân ra biên giới, nhưng thực tế bây
giờ không còn nổi 10%. Chúng ta đặt vấn đề là xây dựng thế trận bảo
vệ chủ quyền biên giới, nhưng bây giờ lại không có dân. Tính bình quân
thì mỗi chiến sĩ biên phòng quản lý hơn 1km biên giới thì làm sao quản nổi?
Phải có sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trong đó dân và
biên phòng làm nòng cốt, thì ta chưa làm được”, Tướng Trường nói.
Trung tướng Bế Xuân Trường: "Khi chính sách,
pháp luật của Nhà nước không đến được với đồng bào, đồng bào sống
khó khăn, nhận thức thấp thì kẻ xấu, các thế lực thù địch sẽ lợi
dụng".
Trung tướng Bế Xuân Trường lưu ý, nếu không có
sự đầu tư của Nhà nước và các nguồn lực khác của xã hội thì các
huyện vùng sâu, vùng xa “muôn thủa” không phát triển được, đồng thời
cho biết: “Khi tôi nói chuyện với các cụ lão thành cách mạng ở Tây
Nguyên thì rất được ủng hộ. Tôi nói một câu chuyện là, Phun-rô ở đâu?
Xin lỗi các cụ là nó ở chính ngay trong trái tim của người dân tộc
thiểu số Tây Nguyên. Khi chính sách, pháp luật của Nhà nước không đến
được với đồng bào, đồng bào sống khó khăn, nhận thức thấp thì kẻ
xấu, các thế lực thù địch sẽ lợi dụng.
Nếu chúng ta đầu tư một cách đồng bộ, cả hệ
thống chính trị vào cuộc tạo ra sự bứt phá ở Tây Nguyên và các địa
phương khác thì bà con dân tộc thiểu số sẽ tin Đảng, theo Đảng. Nhưng
mà không làm được câu chuyện này, chắc chắn các thế lực thù địch
sẽ lôi kéo và sẽ tái diễn những vấn đề phức tạp”.
Trung tướng Bế Xuân Trường cho rằng, việc điều
chỉnh địa giới hành chính của huyện Sa Thầy để thành lập thêm huyện
mới (Ia H'Drai) là hoàn toàn hợp lý, bởi nhìn ở góc độ quốc phòng,
an ninh thì huyện Sa Thầy hiện nay quá rộng, cần phải tách ra để đầu
tư hạ tầng, xây dựng chính trị mạnh lên. Hiện nay, Binh đoàn 15 làm nòng cốt
tại địa bàn cũng giữ được 2.000 dân, nhưng muốn nhân rộng mô hình này thì
cần có đề xuất xây dựng cơ sở, đấu tranh quốc phòng, từng bước di dân ra,
phải vào cuộc đầu tư đồng bộ điện, đường, trường, trạm.
“Vừa qua một số mô hình đưa ra không có điện, không
có nước nước thì làm sao người ta ở được. Như thế là lãng phí nguồn lực, bà
con người ta cũng mất niềm tin”, Tướng Trường cho hay.
Do kích động, một số đồng bào đã vượt biên
sang Campuchia
Đồng quan điểm, ông KSor Phước – Chủ tịch Hội
đồng Dân tộc của Quốc hội chia sẻ, Ia H'Drai có vị trí này có vị trí vô
cùng quan trọng, trước đây cả một lực lượng lớn của ta ở đây, khi địch rút quân
cũng chú ý đến vùng này.
Ông KSor Phước lưu ý, khi thành lập huyện Ia
H'Drai thì tỉnh cần chú trọng bảo vệ rừng Morai (vì đây là rừng
nguyên sinh), đồng thời có một số loại quặng, nên cần lường trước
các hiểm họa “di dân tự do”, tránh tranh chấp và tăng cường đại đoàn
kết dân tộc, phải làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn lúc chưa chia
tách.
Nhấn mạnh đây là vị trí chiến lược tại khu
vực Tây Nguyên, ông Nguyễn Kim Khoa – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An
ninh của Quốc hội chỉ rõ, huyện Sa Thầy chiếm nửa biên giới với Campuchia,
nằm trong lõi phát triển của 3 nước, vừa có vị trí phát triển kinh tế và quốc
phòng an ninh. Vì vậy, tách 2 huyện vừa đảm bảo chính sách dân tộc, đây là
vùng khó khăn nhất của Tây Nguyên. Muốn giữ đoàn kết dân tộc, để đồng bào bảo
vệ biên giới, cần phải đảm bảo nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân.
"Do kích động, một số đồng bào đang vượt biên
sang Campuchia nên phải đảm bảo quản lý và phát triển kinh tế. Tách ra sẽ xây
dựng được hệ thống chính trị, phát triển kinh tế tốt hơn, từ đó đảm bảo an ninh
quốc phòng ổn định hơn", ông Khoa nói.
Ngọc Quang/GDVN
------------
Trung tướng Bế Xuân Trường: "Khi chính sách, pháp luật của Nhà nước không đến được với đồng bào, đồng bào sống khó khăn, nhận thức thấp thì kẻ xấu, các thế lực thù địch sẽ lợi dụng"?
Trả lờiXóaÔng nói vậy, những người có nhận thức bình thường sẽ thấy ngay ông và đồng chí chính là thế lực thù địch đấy! Vì các người như ông đã làm ra cái sự "chính sách, pháp luật của Nhà nước không đến được với đồng bào, đồng bào sống khó khăn, nhận thức thấp"!
Cứ nói ra là dở hơi!
Bao tiền thuế của nhân dân , tài nguyên quốc gia chạy hết vào nhà các quan tham nhũng, lợi ích nhóm , trông nhà cửa và tài sản của các quan như cung vua , phủ chúa . Hỏi còn đâu ra tiền để đầu tư cho các dự án phát triển phúc lợi XH , và hỗ trợ đồng bào vùng khó khăn nơi biên giới hải đảo . Đừng vội đổ cho các thế lực thù địch lôi kéo đồng bào vùng biên giới dderr chống phá nhà nước . Mà chính là giặc ( nội xâm , là bọn quan tham nhũng, lợi ích nhóm ) liên kết với nhau làm mất lòng tin của nhân dân , nguyên nhân chính là những kẻ đang chống phá đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaTin tham khảo:
Trả lờiXóaNhững phụ nữ Nhật Bản làm bán thời gian kiếm được chưa tới 1 triệu Yen mỗi năm (khoảng 8.274 USD; gần 178.000.000 VNĐ), dưới con mắt của sở thuế, họ vẫn bị liệt vào dạng nghèo, phụ thuộc vào chồng, nên không phải đóng thuế thu nhập.
Và khi "kẻ xấu lợi dụng" thì công an sẽ được lợi... he... he...
Trả lờiXóaĐừng quen thói "đổ thừa" quan Trường ạ !
Trả lờiXóaChính thói "đồ thừa" là lý do nhà nước CS.này không
chịu trách nhiệm gì cả sau khi đã gây ra bao hậu qủa
nghiêm trọng cho nước và dân VN.ta đến nay.
Khi dân mất niềm tin thì vấn đề là phải tìm cách gây lại
niềm tin cho dân chúng,chứ không thề đồ thừa rồi chạy
tội dễ dàng như thế được !
Muốn gây lại niềm tin thì phải chấm dứt tham nhũng và
nhất là phải tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật (nếu phù
hợp với Hiến Pháp),theo đó nhân dân phải được hường
mọi quyền hiến định gồm cả dân quyền và nhân quyền
như tự do ứng cử và bầu cử,tự do ngôn luận v.v.
Phai noi lai cho dung : Khi nguoi dan mat long tin vao bon xau, ho se tin vao nguoi tot hon
Trả lờiXóaThế bọn tham nhũng có bị coi là "kẻ xấu" kẻ xấu không ông? Hay ông cho rằng chúng là những người "tốt thấp"?!
Trả lờiXóa