Điều Việt Nam
cần là có một ý chí cải tổ mạnh mẽ, và Việt Nam cũng đang thực hiện cải cách
hành chính một cách tích cực. “Hãy làm Chính phủ của các bạn bớt cồng kềnh” –
Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Victoria Kwakwa nói tại buổi
thuyết trình về kinh nghiệm phát triển tại Học viện Chính sách và Phát triển
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 11/3.
Trong bài phát biểu, bà Victoria đã chỉ ra mối liên hệ quan trọng
giữa chính sách công và tăng trưởng. Các nước Đông Á đã sử dụng nhiều chính
sách khác nhau để đạt được ba khía cạnh trong tăng trưởng, đó là tích lũy, phân
bổ và tăng hiệu suất.
Có
được điều này là nhờ thúc đẩy cải cách thể chế và chính sách, thúc đẩy cạnh
tranh, tăng cường tích lũy vốn tài sản và vốn con người, và thực hiện tự do hóa.
Các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, HongKong, Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…) đã
tăng trưởng nhanh hơn các nền kinh tế khác trong khu vực trong giai đoạn
1965-1990, thể hiện ở các mặt sau: Tăng trưởng nhanh và bền vững; Giảm bất bình
đẳng về thu nhập; Chuyển dịch dân số nhanh; Cải thiện mạnh mẽ phúc lợi xã
hội; Tăng trưởng nông nghiệp và năng suất nông nghiệp tăng nhanh; Tăng trưởng
xuất khẩu nhanh; Đầu tư tư nhân và tiết kiệm trong nước ở mức cao; Vốn
nguồn nhân lực tăng nhanh; Công nghiệp hóa hiệu quả.
Bà đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ trong
tăng trưởng kinh tế, tập trung vào Cách thức Chính phủ thể hiện vai trò của mình
như: Chính phủ can thiệp một cách có hệ thống thông qua nhiều kênh khác nhau để
thúc đẩy phát triển; Chính phủ sử dụng các chính sách, từ chính sách theo định
hướng thị trường đến chỉ đạo của nhà nước.
Và các kết quả đạt được từ những nước này là: Hạn chế
thâm hụt ngân sách; kiềm chế lạm phát; ổn định lãi suất.
Để
đạt được các kết quả trên, các nước đã thực hiện các biện pháp bao gồm: Tiết
kiệm và đầu tư hiệu quả; đầu tư vào vốn nhân lực; sử dụng các chính sách thúc
đẩy xuất khẩu; thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp có chọn lọc; nâng
cao năng lực phục vụ của công chức nhà nước; nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh
đạo.
Bà Victoria
đã nhấn mạnh rất nhiều đến vai trò lãnh đạo của Chính phủ, quyết tâm cải cách
của Chính phủ. Theo đó, để có được những chính sách công tốt Chính phủ cần phải
hiểu rõ về vai trò của mình, định nghĩa rõ ràng về vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của mình. Chính phủ phải biết lắng nghe và đưa ra các quyết sách đúng đắn.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần hạn chế tối thiểu sự bóp
méo bằng cách cung cấp và làm việc với số liệu, dữ liệu chuẩn, đưa ra các minh
chứng thật. Ngoài ra, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực đối với nguồn
nhân sự là vô cùng cần thiết. Đội ngũ làm việc phải được trang bị đầy đủ kiến
thức, kỹ năng, sự hiệu biết và năng lực làm việc trong một môi trường cạnh
tranh toàn cầu.
Bà Victoria cũng đánh giá Việt Nam có rất nhiều chính
sách tốt, hoạch định chính sách rất tốt (ví dụ một loạt luật quan trọng mà MPI
mới ban hành bao gồm Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu, Luật hợp tác công - tư,
vv, đây là các Luật được đánh giá rất cao và có giá trị).
Tuy nhiên thách thức mà Việt Nam gặp phải
chính là vấn đề về thực thi chính sách. Cái khó của việc thực thi chính sách là
sự hợp tác, thống nhất của các bộ, ban, ngành, đơn vị liên quan. Làm thế nào để
không có sự chồng chéo hay đối kháng về thủ tục, quy định giữa các cơ quan này.
Chính vì thế bà chia sẻ là khi hoạch định cũng như khi thực thi chính sách cần
có sự hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan này.
Đặc biệt, các quy định, thủ tục cần được đơn giản hóa
tối đa, tránh sự phức tạp và phiền toái, gây khó hiểu hay khó thực hiện với
người thực thi chính sách.
Ngoài ra, khi chính sách được ban hành, cần phải có sự
giám sát chặt chẽ việc thực thi, phải có các báo cáo, đánh giá từ các đơn vị
liên quan, đặc biệt là phải có những đóng góp ý kiến, phản hồi từ người dân.
Nói tóm lại, việc hoạch định chính sách ở Việt Nam đã tốt rồi,
nhưng việc thực thi chính sách cần phải làm tốt hơn nữa. Hãy đơn giản hóa các
quy định, thủ tục, và có một cơ chế giám sát việc thực thi thật tốt.
Về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển các
ngành công nghiệp, theo bà Victoria
sự lãnh đạo của Chính phủ đối với một số ngành công nghiệp vẫn rất cần thiết.
Chính phủ vẫn có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ và định hướng các ngành
công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh chủ trương và
tìm cách giúp đỡ đẩy mạnh sự phối hợp, hợp tác và đối tác giữa khu vực công và
khu vực tư. Điểm mấu chốt là làm thế nào để Chính phủ có thể thúc đẩy mối quan
hệ giữa hai khu vực công- tư này một cách hiệu quả nhất.
Giải thích cho tình trạng dịch vụ công kém hiệu quả ở
Việt Nam , bà Victoria cũng chia sẻ rằng trong suốt quá trình làm việc
ở Việt Nam bà đánh giá Chính
phủ Việt Nam
có rất nhiều người giỏi, năng lực tốt. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức Nhà nước lại
quá cồng kềnh, chính vì sự cồng kềnh đó mà Việt Nam không có đủ nguồn tài lực
để đầu tư hiểu quả vào phát triển nhân sự, và tiền lương trả cho công chức,
viên chức còn quá thấp. Điều này dẫn đến họ không có động lực làm việc, và
không có kết quả làm việc hiệu quả như mong muốn.
Bà nhấn mạnh rằng, cải cách hành chính thật sự là một
thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, chứ không chỉ đối với Việt Nam . Bởi để cải
cách hành chính hiệu quả khá tốn kém. Vì vậy có lẽ điều Việt Nam cần là có một
ý chí cải tổ mạnh mẽ và thúc đẩy tiến trình một cách từ từ, khó có thể nóng vội
trong chuyện này, và Việt Nam cũng đang thực hiện cải cách hành chính một cách
tích cực. “Hãy làm Chính phủ của các bạn bớt cồng kềnh” – là thông điệp mà bà
muốn chia sẻ.
Liên quan đến đề nghị về bình luận thực trạng phân bổ
nguồn lực ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị, bà cho biết khi nói đến
nguồn lực là tập trung đến nguồn lực công và nguồn lực tư. Và Chính phủ nên có
vai trò trong cả hai loại nguồn lực này.
Bà nhấn mạnh đến nguồn lực tài chính, đây là một nguồn
lực có thể nói là hạn chế ở Việt Nam, và nói đến nguồn lực tài chính là nói đến
khu vực tài chính, cần phải có một hệ thống tài chính chính thức trong việc
điều động các nguồn lực tài chính. Chính phủ có vai trò trung gian trong việc
điều động các nguồn lực tài chính. Chính phủ cần tạo nên một khung thể chế
thống nhất, đồng thời thực hiện việc tư nhân hóa và dành ưu tiên đối với từng
khu vực lựa chọn cụ thể.
Bà nhận xét Việt Nam đã làm rất tốt trong việc sử dụng
một số nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực công, và đạt được nhiều kết quả quan
trọng về các lĩnh vực giáo dục, y tế, giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh đó Việt Nam vẫn gặp
phải một số thách thức trong việc làm thế nào để có thể huy động, phân bổ và sử
dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.
N.A/Tuần VN
--------------
Thưa bà Victoria,
Trả lờiXóaNhững điều bà nói ai cũng biết.Nhưng khổ nỗi là "cái bình Cọng-Sản" đó.Chính nó cãn trở và làm khổ 90 triệu dân chúng tôi.Bà nói giúp dùm chúng tôi làm sao mà dẹp cái độc đảng đi.Tôi cam đoan với bà là nếu có Dân chủ,VN chúng tôi không thua thằng Tây nào hết.
Vai trò của Chính phủ không thể phát huy khi mà lực lượng lãnh đạo toàn diện vẫn ngồi trên vai , chắc ý bà Victoria muốn nói đến " bộ máy cồng kềnh " đang đè nặng đôi vai Chính phủ ? kinh tế VN chỉ cần ngồi chờ cho kinh tế các nước tụt hậu là coi như đã tiến ! Kể cả đến cuối thế kỷ này cũng chờ ! Cho nó đúng với tinh thần của " định hướng XHCN " .
Trả lờiXóaTin đáng lưu ý!
Trả lờiXóaChánh án tòa án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình, trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 13/3, nói rằng chưa có căn cứ kháng nghị vụ tử tù Hồ Duy Hải?
Có vẻ như họ quyết giết chết Hồ Duy Hải?
Cạn Nhân & Nghĩa!
XóaChất vấn và trả lời chất vấn tại Phiên họp UBTV Quốc hội sáng 13-03-2015 có gì lạ ? Trước hết, thành phần sẽ trả lời chất vấn 100% là Tướng Công an (Viện trưởng Viện Kiếm Sát NDTC Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình, Thượng tướng Thứ trưởng BCA...) nên nhiều người mất niềm tin về sự minh bạch của phiên chất vấn; ai cũng nhận ra và biết ngay kết quả trả lời sẽ không khách quan, đúng bản chất sự thật. Điều chắc chắn, dân chúng nhìn rất rõ cả ba ông (về hình thức là ở 3 cơ quan riêng biệt) nhưng sẽ sự bao che cho nhau, không làm rõ được sự thật có tội hay không có tôi của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng...!
Thứ nữa. nói là giám sát nhưng Đoàn giám sát chỉ xem và kiểm tra hồ sơ (không gặp luật sư, nhân chứng, nghe ý kiến gia đình, và người tù...) thì nói làm gì sự giám sát cho tốn thời gian và tiền thuế của dân đóng nuôi các ông.
Vì thế, Chánh án Tòa án NDTC ông Trương Hòa Bình trả lời chất vấn vòng vo, tam quốc, ăn không nên đọi, nói không rành lời... có lúc trả lời chất vấn mà như giọng nói của lãnh đạo đảng với BTV Quốc hội.
Xem ra ông Trương Hòa Bình làm công an có thâm niên nên trả lời chất vất không còn Nhân Nghĩa làm Người. Nói quanh co, bao che, ghế để "ăn cướp có giấy phép" là chủ yếu!
Buồn cho một chính thể quốc gia mà ngành tư pháp Một (CA) trong Ba (VKS,TA,.CA) là dzây! Bao giờ có pháp quyền dân sự đây ?
Thế mà Mục "Dân hỏi, BT trả lời " trên VTV chỉ giỏi thanh minh và ngụy biện, rất xuôi chiều và chủ yếu để khỏa lấp, mị dân, nói như vẹt, làm như bọ chét. Chắc BT cho VTV đậm tiền...boa!
XóaBà Victoria Kwakwa có biết câu "Đàn gảy tai trâu" của dân VN?
Trả lờiXóaThưa Bà Victoria KwaKwa!
Trả lờiXóaĐề nghị bà thực tế một chút khi bảo mấy thằng tép riu cải tổ CP.
Theo tôi bà nên dẹp loạn tham nhũng ở cái WB ở VN đi.
Nếu bà không biết, tôi xin chỉ cho bà thấy: Các DA thủy lợi do WB tài trợ do 3 thằng lũng đoạn.
- WB: do thằng C, chuyên gia TL quyết định 1/3 việc chọn thầu. Sân sau thằng này là các nhà thầu ngoài Bắc như Công ty CP công nghiệp VNI và nhiều nhà thầu khác đang thiết kế, thi công rất nhiều công trình ở ĐBSCL.
- Ban CPO cũng dành quyền kiểm soát 1/3 dự án.
- Phần còn lại là Ban khu vực hay địa phương.
Nếu không đạt được thỏa thuận chia 3 này thì thằng C nó điều vốn cho DA khác.
Nói thẳng với bà: Các DA TL ở ĐBSCL việc đấu thầu chỉ là hình thức, tất cả các nhà thầu đều đã được lựa chọn trước khi ghi KH vốn đấy bà./.
Bà Kwakwa:
Trả lờiXóa- Tôi bắt nhịp bài "Phát triển" mà sao các ông bà VN không hát theo vậy?
- Chả thấy bà đưa phong bì gì sất? Chúng tôi mắc cười quá! He he!