Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

VÌ SAO NÔNG DÂN KHÔNG NGÓC ĐẦU LÊN ĐƯỢC ?

* TÔ VĂN TRƯỜNG
            Nếu ví nền kinh tế quốc dân của Việt Nam là một con tàu, thì nông nghiệp chính là cái thân tàu chịu tải trọng toàn bộ, các ngành khác được xem là máy, bánh lái, chân vịt, boong v.v... tất cả những cơ phận có tính năng chấp hành ấy chỉ vận hành hữu hiệu khi lộ trình hải hành đúng hướng nhờ vào một vật cỏn con ... đó là cái la bàn chuẩn hướng! Chuẩn hướng cho hải đồ của riêng con tàu của mình . Có ai ra khơi mà chỉ chăm chăm ... đi theo những con tàu khác như kiểu “thuyền đua thì lái cũng đua, con cóc nó nhảy thì con cua cũng bò” !
           Nếu nhìn rộng hơn, thì la bàn không chịu tác động của con người. Cái chính định hướng phát triển phải là bánh lái con tàu và “Người cầm lái”. Con người lái tàu không xác định rõ đích đi/điểm đến, mù mờ về mục tiêu, bàn mãi vẫn chưa thông  (ví dụ như kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa) thì sẽ rất khó đưa đến vinh quang .
Trong cái khẩu hiệu “tam nông” ở Việt Nam (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) đang được quảng bá rầm rộ, ta thấy ... quả là  “nông”, nông choèn, nông nổi và vô tiền khoáng hậu! Những điều kiện cho an sinh xã hội – “an cư lạc nghiệp” ở nông thôn và người nông dân là những lỗ hổng khổng lồ . 
            Ấn Độ đã từng có một ngôi sao sáng cho nền nông nghiệp nước này. Đó là bà Thủ tướng Indira Gandhi đã đắc cử rạng rỡ suốt mấy nhiệm kỳ nhờ công cuộc “cách mạng Xanh” (Xanh = trồng trọt) với khẩu hiệu “ăn no, mặc ấm”  từ 1966 đến 1977 . Và, bỗng bà bị hụt phiếu bầu ở khóa 1977-1980 do vẫn duy trì khẩu hiệu “ăn no, mặc ấm” khi nông dân Ấn Độ đã đủ no và ấm rồi (!) – giống như khẩu hiệu “xóa đói, giảm nghèo” ở ta . Sau đó, bà Gandhi đã ra tái tranh cử và thắng đẹp vào khóa 1980 với cái đích “cách mạng Trắng” (Trắng = sữa chống suy dinh dưỡng) và khẩu hiệu phấn đấu để “ăn ngon, mặc đẹp” rất thức thời vì khi đó tuyệt đại đa số nông dân Ấn Độ đã ở mức trung lưu rồi .
            Chả riêng gì nông nghiệp mà trên bình diện xã hội cũng vậy thôi. Các quốc gia giàu mạnh trên thế giới ngày nay họ phát triển vững vàng được là nhờ cái đích giữ ổn định mức trung lưu toàn dân, khuyến khích và mở ra cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người làm giàu chính đáng theo khả năng của mình .
Chúng ta coi nông dân là gì? Thực chất, họ là lực lượng chủ lực trong tất cả các mặt trận, kể cả trong chiến tranh và thời bình. Trong chiến tranh, nông dân là hậu phương, con em họ (chủ yếu) là những người lính bảo vệ tổ quốc, họ hy sinh tính mạng, tài sản (phá nhà làm chướng ngại vật thời chống Pháp và bảo vệ, che chở lãnh đạo trong vùng tạm chiếm…). Trong thời bình, họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, giúp đất nước vẻ vang, nhờ thành tựu xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp.
Do vậy, khi tổng kết nguyên nhân thành công của đổi mới trong nông nghiệp, nhiều người chỉ nói nhờ đổi mới với Chỉ thị 100 và Khoán 10, cởi trói (Nhưng ai trói để phải cởi chưa có lời giải), song có lẽ người cụ thể hóa chính sách đổi mới chính là người nông dân.
Vì sao nông dân không ngóc đầu lên được ? Bởi vì nông dân Việt Nam có 6 nỗi khổ nhất so với các tầng lớp khác trong xã hội. Một là hứng chịu thiên tai nhiều nhất do ở những vùng nguy cơ cao bởi các tác động xấu của thiên nhiên. Hai là họ được hưởng ít nhất các dịch vụ công như giao thông, truyền thông văn hóa xã hội. Ba là họ được hưởng ít nhất sự chăm lo của nhà nước về giáo dục và y tế nên tỷ lệ ít chữ và ốm yếu là cao nhất. Bốn là do năng suất lao động thấp và thiếu vốn, thiếu thông tin thị trường, không được đào tạo để trở thành nông dân  chuyên nghiệp nên luôn luôn bị thiệt thòi bị ăn chặn từ vườn , ruộng, bến bãi  ra đến chợ luôn vật lộn trong cái vòng luẩn quẩn được mùa mất giá và được giá, mất mùa. Năm là mặc dù không đủ ăn nhưng họ vẫn phải nai lưng đóng thuế nuôi tầng lớp quan chức đông như ruồi và làm nhiệm vụ an ninh lương thực cho cả thế giới!? Sáu là sự bất công và thiếu công bằng với người nông dân. Ví dụ: Người thành phố được làm đường đến tận cửa nhà và họ còn chiếm luôn cả vỉa hè do Nhà nước làm, còn nông dân phải tự bỏ tiền làm đường thôn, xã, còn đôi chỗ được ưu tiên thì cũng là “Nhà nước và Nhân dân” cùng làm. Tương tự như vậy, bất công trong xây dựng mạng lưới điện, nước sinh hoạt (nông dân cũng phải tự bỏ tiền, hoặc phần lớn). Hỏi nông dân, chắc 100% số họ không muốn con cái họ làm nông dân, nhưng họ phải làm vì không có con đường khác thôi.
            Sự bất công với nông nghiệp còn thể hiện ở điểm đầu tư của Nhà nước nhiều khi dựa vào đóng góp của nông nghiệp trong GDP. Nên nhớ rằng nông nghiệp đâu phải ngành kinh tế đơn thuần. Đó là ngành kinh tế song mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc, đảm bảo an sinh và ổn định xã hội, nền tảng cho phát triển các ngành kinh tế khác.
Về mặt chính sách nông nghiệp  thì hầu như ta đều làm theo sau Trung Quốc, nhiều chính sách chắp vá và khó có tính khả thi. Có người nhận xét rất chí lý chính sách của nhà nước đẹp như hạt gạo để trong lọ thủy tinh mà nông dân chúng em thì đứng ở bên ngoài. 
Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp cần định lượng bằng giá trị, lấy lợi nhuận làm thước đo và thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước bằng pháp luật. Như vậy, quy hoạch kinh tế - xã hội tổng thể, trong đó có quy hoạch “tam nông” là bài toán quan trọng nhất cần sớm có lời giải. Mặc dù đâu đâu cũng thấy người ta nói đến “quy hoạch” và cũng bức xúc về vấn đề quy hoạch. Trong lĩnh vực nông nghiệp, điều này càng thể hiện rõ, khi mà có vẻ như chúng ta chỉ nói nhiều mà chưa thực sự có những biện pháp cụ thể.
Về Qui hoạch, có 3 vấn đề chưa làm tốt: i) Tách rời các qui hoạch nông lâm, thủy sản, trong khi có nhiều sự chống lấn về diện tích, hoặc thay đổi theo thời gian, nếu chúng ta chỉ có một bản qui hoạch tổng thể chắc sẽ sẽ tốt hơn; ii) Quan điểm qui hoạch chưa phù hợp.  Chủ yếu dựa theo khả năng, chưa theo định hướng thị trường.  Qui hoạch ngắn hạn và mới chỉ quan tâm đến qui hoạch mà không quan tâm đến giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch; iii) Quan điểm coi trọng số lượng thể hiện rõ trong nhiều qui hoạch (mục tiêu năng suất, số lượng, định hướng xuất khẩu đứng  thứ hạng cao…) nhưng không rõ sự bất hợp lý trong phân chia lợi ích của cả chuỗi giá trị, nhất là quyền lợi của người nông dân vv...  
Về lĩnh vực trồng trọt cũng làm không tốt, nhiều khi dựa vào chỉ đạo của cấp trên. Thí dụ phát triển cao su, khi lãnh đạo nói cần phát triển 1 triệu ha cao su thì quy hoạch đáp ứng ngay yêu cầu. Thái Nguyên muốn xây dựng vùng chè Ô long và chè xanh đặc sản thì có ngay quy hoạch vùng trồng chè Ô long,  mặc dù về mặt chuyên môn thì đất có độ cao nhỏ hơn 600m  không đáp ứng yêu cầu sinh thái của giống chè trồng để lấy nguyên liệu chế biến chè ô long.
            Quan điểm đất đai là của nhà nước đã được hiểu đất đai là của những người đại diện cho nhà nước, vậy thì trong nhiệm kỳ của mình, người đại diện đó có quyền xử dụng đất đai đó theo ý mình.  Rừng phòng hộ của chúng ta, đất canh tác của nông dân đã và đang rơi vào tay tư nhân theo mục đích phi nông nghiệp, và người dân được đền bù với giá bèo bọt, và bán lại sau khi đã tân trang với giá mà nông dân không thể mua nổi.
Nhiều nhà khoa học có chung nhận định quyền sử dụng đất là một thứ quyền tài sản, nên nó là hàng hóa, dù là hàng hóa đặc biệt, phải được tự do trao đổi trên thị trường theo pháp luật. Vì thế bất kỳ ai, kể cả nhà nước, không có quyền “thu hồi đất” của người dân, vì bất cứ mục đích nào, mà phải mua quyền sử dụng đất. Tại sao khi đất đai cho nhà đầu tư (chủ tư bản) thuê để xây dựng khu công nghiệp hay sân golf, nay nếu nhà nước cần để xây dựng đường xá, thì phải thương lượng mua lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư theo giá thị trường, còn đối với nông dân thì nhà nước lại “thu hồi đất nông nghiệp” của họ? Và áp đặt “giá đền bù” sát giá thị trường mà không phải là mua theo giá thị trường?
Trong thực tế, vấn đề đất đai chưa bao giờ thật sự bình yên, càng ngày càng bộc lộ nhiều mâu thuẩn xung đột gay gắt, thậm chí có đổ máu. Theo Tổng thanh tra chính phủ thì có đến trên 70% các vụ khiếu kiện là về đất đai. Hầu như tháng nào cũng có những đoàn người biểu tình đòi ruộng đất, ao vườn, mà chính quyền các cấp là những người bị tố cáo và lên án, những đoàn biểu tình đó từ nhiều địa phương trong cả nước, nhưng báo chí chính thống của chúng ta không nói đến.
Vụ ông Đoàn  Văn Vươn ở Tiên Lãng có 17 người thuộc các cấp chính quyền cơ sở, bị mất chức, như vậy chắc chắn họ có tội, người nặng người nhẹ, và họ nhanh chóng được thay thế bằng những người khác, nhưng nạn nhân chính, ông Vươn, cũng bị ngồi tù, như vậy, bên nguyên và bên bị đều bị dính tới pháp đình. Dân gian gọi đó là cách giải quyết hòa cả làng, người nước ngoài gọi đó là cách giải quyết như đuôi con cá. Vụ bà Ba Sương, sau một thời gian dài bà bị xử oan, mất hết, thế rồi bà được trắng án, nhưng không ai trong số những người làm hại bà bị xử trí cả, vậy thì đất đai ở Cần Thơ ai sẽ được xử dụng đây?
Nông dân thời nào cũng khổ. Nông dân chính là linh hồn của đất Việt, là cái gốc của sự tồn tại và phát triển của đất nước. Một sự tồn tại tự nhiên thú vị: trái đất hai phần ba là nước (Nhà thơ Xuân Diệu gọi đó là nước mắt vì nó mặn ). Cơ thể con người hai phần ba cũng là nước. Dân số Việt Nam cũng lại hai phần ba huyết thống là nông dân. Linh hồn của dân tộc Việt có lẽ cũng lại hai phần ba là linh hồn nông dân. Con số hai phần ba kỳ lạ này, thời nào cũng khổ nhất, quả thực ám ảnh không ít người có trách nhiệm quản lý điều hành đất nước nếu thực sự coi dân làm gốc!
T.V.T (Tác giả gửi BVB)
-------------

35 nhận xét:

  1. Vì nông dân "được" đảng quang vinh lãnh đạo,"được" các đỉnh cao trí tuệ điều hành kinh tế,"được" thấm nhuần chủ nghĩa 2 ông râu xồm

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đã đọc nhiều bài viết về nông dân, có thể nói đây là một trong các bài hay đáng suy ngẫm. Nông dân ở đâu, thời nào cũng khổ so với mặt bằng chung của xã hôi nhưng thời của Việt Nam ta nông dân là khổ nhất. Ngoài 6 nỗi khổ trong bài viết này, nông dân còn nỗi khổ nữa là "thấp cổ bé họng" gặp nhiều oan trái không biết kêu ai.

    Trả lờiXóa
  3. Nước ta có nền văn hóa lúa nước , ngoài nhưng cái hay cũng không tránh khỏi nếp suy nghĩ tiểu nông. Lãnh đạo mà cố hữu với tư duy không ra khỏi lũy tre làng thì suốt đời nông dân vẫn khổ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lãnh đạo là hoạn lợn, cai phu đồn điền cao su v.v... thì lấy đâu là tư duy xa hơn luỹ tre làng hả bác ?

      Xóa
  4. Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây của TBKTSG ông bộ trưởng bộ nông nghiệp Cao Đức Phát than vãn về nỗi khổ của nông dân là rất chuẩn xác nhưng ông quên vai trò trách nhiệm của mình là bộ trưởng đã không làm tròn nhiệm vụ mà nhà nước và người dân giao phó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra trong vai trò là BT bộ nông nghiệp và PTNT ông Cao đức Phát đã không làm tròn trách nhiệm của mình nhưng suy cho cùng , trong cái thể chế này thì có đến 10 thậm chí 100 ông Cao đức Phát cũng " botay.com " ! Cái gốc của vấn đề là những người đang mang danh " lực lượng lãnh đạo toàn diện , tuyệt đối " cái đất nước này giống như kiểu " cái đầu thì nhỏ nhưng lại phải đội cái mũ quá to " nên chẳng còn thấy cái gì phía trước , loay hoay với các khẩu hiệu " định hướng ... tầm nhìn đến ...! " . Và vì vậy " đ/c lãnh đạo to nhất " đã phải lên giọng " 6 câu vọng cổ " : đến cuối thế kỷ này ( 21 ) chắc gì Việt nam đã có CNXH hoàn thiện ( đại ý như vậy ) !!! Cứ gì riêng vấn đề " tam nông " , mà cả một nền kinh tế đất nước được vân hành theo kiểu " gà mù ăn quẩn cối xay " ! Cứ gì người nông dân " không ngóc đầu lên được " như Ts Tô văn Trường đã viết , mà là người dân Việt Nam biết lúc nào " ngóc đầu lên được " . Nếu có " ngóc lên được " hoặc là có " sánh vai cùng năm châu bốn biển " thì cũng chỉ là cái lũ quan chức - đảng viên tham nhũng - ăn cắp , lũ " cá mập " , nhóm lợi ích , nhóm " đại gia " kiếm sự giàu sang bằng mồ hôi nước mắt thâm chí là máu của những người lao động ngèo - lương thiện ! Thế đấy .

      Xóa
    2. Thằng cha Sinh (mà không Xinh) Hói cũng "than trời than đất" mà không ý thức rằng những kẻ như hắn đã gây nên tình trạng thê thảm của VN hiện nay!

      Xóa
  5. Sao lại 2 ông râu xồm, 3 ông chứ nhỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Cơ chế CNXH đả tạo ra Nông Dân DỖM vì thật sự anh không làm chủ trên mảnh ruộng của mình - Cả gia đình nhiều khẩu lại ít ruộng - Từ làm đât gieo trồng chăm bón thuỷ lợi & thu hoạch - cái gì anh cũng phải thuê - Hạt lúa đến mùa lại rẻ mạt - Đời sống không có ngành nghề phụ chỉ bám vào mấy sào ruộng thì làm sao sống đi lên được - Lúa vô rồi lại lúa ra nhà anh vẫn trống ngồi trông mong sự đời giai giẵn năm này qua năm khác - Khổ vẫn hoàn khổ .
    Muốn đưa ngành NN phát triễn cần Nông Dân làm chủ thật sự mảnh ruộng của mình không phải như bây giờ vẫn là ruộng của HTX - Không bán không chuyển nhượng được- ít ruông nhưng phải cố bám vào ruộng để sống thì chỉ sống lây lất mà thôi .
    Phải tạo điều kiện cho Nông Dân lập Đồn Điền - Trang Trại của mình từng bước phát triễn lớn - Nông Dân có thể bán và mua để tạo trang trái nuôi trồng lớn - làm chủ mọi mặt không thụ động như hiên nay cái gì cũng do HTX - Nhưng HTX chỉ là cha chung không ai khóc mà thôi .
    Nhà nước phải có kế hoạc Di Dân để điều hoà vùng nhiều ruộng có Nông Dân canh tác Đồn điền cao su để dân làm chủ trồng trọt phát triễn -
    Nghiêm cấm Chính Quyền tự ý quy hoạch để lấy ruộng của dân giao cho Nước Ngoài trưng dụng lâu năm xem như bán rẻ - Nông Dân thật sự lại không có ruộng cày -
    Phải Động viên mở mang các ngành nghề chế biến nông sản có đủ dùng - đảm bảo chất lượng dư sức cạnh tranh xuất khẩu -
    Còn nhiều ý kiến xây dựng để đưa ngành NN đi lên - Nhưng nhà nước phải phá rào mới thực hiện được .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng còn tồn tại thì những điều bác muốn không bao giờ trở thành hiện thực

      Xóa
  7. Câu hỏi tác giả bài viết đặt ra rất dễ trả lời: Trong xã hội ta người nông dân là tâng lớp dưới cùng. Họ chỉ có mỗi một "nhiệm vụ" (hay "nghĩa vụ") là làm ra của cải để "nộp" lên trên, từ xã, huyện, tỉnh và "trên" nữa, để nuôi một "bầy sâu" khổng lồ, tiêu biểu như Dương Chí Dũng, Trần Văn Truyền, Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Hòa Bình (Chân dung quyền lực)...và các đồng chí chưa "bị lộ" khác. Vậy làm sao họ ngóc đầu lên được? Đoàn Văn Vương muốn "ngóc đầu" lên thì bị vào tù vì "chống người thi hành công vụ", mà "công vụ" đó theo kết luận của thủ tướng là "trái đạo lý và trái luật pháp"! Trong xã hội ta bây giờ trắng đen lẫn lộn, phải trái lẫn lộn, nhưng TBT Nguyễn Phú Trọng bắt dân ta phải duy trì vĩnh viễn tình trạng này để xây dựng CNXH!!!

    Trả lờiXóa
  8. Một bài viết cũ :

    • BẠN ĐỌC
    Hãy công bằng với nông dân
    24/05/2008 02:30 GMT+7 http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20080524/hay-cong-bang-voi-nong-dan/259248.html





    TT - Đọc bức thư của anh nông dân Lê Văn Lam gửi Thủ tướng (Tuổi Trẻ ngày 19-5) tôi rất cảm động. Cảnh cơ cực của anh Lê Văn Lam giống như người chị, người anh của tôi đang ở Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) - vùng kháng chiến ác liệt trước đây, chịu nhiều hi sinh gian khổ…

    Người nông dân gửi thư cho Thủ tướng
    Tôi có suy nghĩ, mạo muội phân tích và đưa ra giải pháp như sau:
    Người nông dân nghèo vì thu nhập thấp. Nhưng tại sao thu nhập thấp? Vì thiếu khoa học kỹ thuật, năng suất thấp, đầu ra khó khăn và bị kiềm giữ giá. Ai có thể giúp người nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật để có năng suất cao, giúp đầu ra được dễ dàng và sản phẩm có giá cao? Câu trả lời là: chỉ có Nhà nước và Hiệp hội Lương thực VN.

    Nhiều năm qua, Nhà nước đã cố gắng giúp nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật để tăng năng suất nhưng cũng còn hạn chế.
    Vừa qua, vì nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực nên Nhà nước khống chế và hạn chế chỉ tiêu xuất khẩu. Quyết định của Nhà nước là đúng nhưng làm cho đời sống người nông dân thêm khó khăn hơn bởi các doanh nghiệp đã nhân cơ hội Nhà nước chủ trương ngưng xuất khẩu để mua lúa với giá thấp như nông dân Lê Văn Lam đã nói. Như vậy, trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia chỉ một mình người nông dân gánh chịu là chưa công bằng!
    Theo tôi, Nhà nước và Hiệp hội Lương thực VN phải mở rộng thị trường, tìm thị trường tốt để xuất khẩu lương thực. Không nên hạn chế chỉ tiêu xuất khẩu. Việc bảo đảm an ninh lương thực giao cho Cục Dự trữ quốc gia thực hiện theo đề án được duyệt. Cục Dự trữ quốc gia thực hiện dự trữ một cơ số lương thực cho dân số cả nước đủ dùng từ một đến hai năm và có nhiệm vụ điều hòa lương thực trong các vùng miền, không để xảy ra khan hiếm cục bộ. Cả gạo xuất khẩu cũng như gạo dự trữ đều phải mua theo giá thị trường, sòng phẳng với nông dân. Theo tôi, nếu làm được như vậy người nông dân mới đỡ khổ và hưởng được sự công bằng.
    Nguyễn Thu Giang (ls.thugiang@...)

    Trả lờiXóa
  9. Tiền tham nhũng không ăn chơi hết : chính là Qũy của đảng x và nhà nước x , chính phủ x : đến nay đã có hàng chục tỷ Đô la : Để cả ở nước ngoài và trong nước : Đất đai dự chữ của Đảng x là đất có vị trí đắc địa hàng chục vạn ha : Cướp của dân từ đất 2 lúa ? nay để cỏ mọc chờ cơ hội và bán dần thành quỹ đen , Đất rừng có hàng triệu ha , không chia cho nhân dân sản xuất để xóa nghèo bền vững , để hoang hóa hoạc lấy cớ giao cho nông lâm trường kém hiệu quả ? khoáng sản thì có ý đồ khai thác chung với TQ , bảo vệ Tổ Quốc thì vừa phản đối vừa lùi : chúng xây 5 cột cờ ở 5 đảo gần đất liền gọi là cột cờ tiền tiêu chủ quyền : Để công nhận giám tiếp đường lưỡi bò ở biển đông gián tiếp cho Trung Quốc ( lễ khởi công có bộ trưởng Đinh La Thăng tham gia ) ….. Giao thông thì để tai nạn , người chết nhiều như nước ta đang có chiến tranh , chết nhiều hơn cả I-RẮC hiện nay . tiền tham nhũng Của ngành giao thông gần 2 tỷ đô la , khi bị phát hiện thì gọi là tiền tích kiệm . Cô giáo không còn là mẹ hiền, lương không còn là từ mẫu . chợ ma túy công khai như trốn không người . Học sinh đánh nhau không nhìn thấy tương lai của Đất nước …. Nợ lần trồng chất , đầu tư dàn trải m tham nhũng thành Quốc nạn .
    Dân đánh nhau trong dịp tết nhập viên hơn 6000 người chết 15 người , Lễ hội văn hóa thành lễ hội cướp: Vụ án Huyền Như : Cán bộ ngân hàng tham nhũng khoảng 4 nghìn tỷ đồng, tương đương 1 triệu người dân uống nước lã đi làm 1 năm mới làm ra số tiền này , nếu trừ ăn uống và chi phí sinh hoạt thì phải làm mất 4 năm : kết án chung thân …

    Trả lờiXóa
  10. …: oan khiên này của 9o triệu người dân thì không ai đứng ra bảo vệ . Chánh án Tòa tối cao Trương Hòa Bình tuyên bố ở nước Việt Nam này : Chỉ có 1 vụ án oan sai duy nhất là vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc giang ( do tội phạm tự thú ) là bị oan thôi , còn kháng nghị vụ khác đều chưa có căn cứ : Tại Quốc hội ngày 13.5/2015 . vì có công như vậy : Nay Trương Hòa Bình đang Được chui sâu leo cao vào bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam khóa 12 để tiếp tục thống trị nhân dân ta lâu dài ? Nêu không kể xiết

    Đã chứng minh đảng x và nhà nước x , chính phủ x đang thắng lợi ròn rã ?

    2,Là : đảng x và nhà nước x , chính phủ x hiện nay đang ra sức ngăn cản sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước ta bằng mọi thủ đoạn , ngăn cản đường lối của Đảng cộng sản và pháp luật , Hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam không đến được với cuôc sống thực tế sát sườn của nhân dân : Bằng cách sử dụng luật rừng , mua quan bán chức , bán đảng , bán chế độ , bán việc làm , bán khoáng sản , bán lao động , bán người ,bán danh dự , bán đất , thậm trí là bán Nước , Ngăn cản việc bảo vệ Tổ Quốc … bằng công thức :đường lối của Đảng cộng sản và pháp luật , Hiến pháp của nhà nước CHXHCN Việt Nam một đằng, chúng lừa dân dối Đảng hành một lẻo : Duy trùi tham nhũng ổn định , duy trùi tội ác ổn định đối với nhân dân viêt Nam . Coi kẻ thù là bạn tốt . duy trùi lượng dân oan rất lớn , hòng lợi dụng dùng cho các cuộc biểu tình lật đổ chính quyền trong tương lai .Duy trùi quan chức tham nhũng và có tội ác với dân được thăng quan tiễn chức trước đại hội Đảng và bầu cử toàn quốc : Hòng duy trùi chế độ Thái thượng hoàng …

    Trả lờiXóa
  11. Bao giờ nông dân hết khổ ? trả lời : Bao giờ không còn nông dân nữa ! Ở các nước tiên tiến họ không có nông dân , các chủ nhân đất đai họ theo dõi mùa màng , sâu bệnh , khô hạn , độ ẩm bằng ảnh chụp từ vệ tinh ! Tất cả mọi thông tin về sản phẩm trong lúc thu hoạch đều hiện trên vi tính trong máy liên hợp , mặc comlê đeo càvạt cưỡi máy bay hoặc ôtô đi thăm đồng ! Giấc mơ viễn tưởng ? hoàn toàn không , nếu lãnh đạo VN quyết tâm thì nông nghiệp VN cũng không khác gì nông nghiệp các nước , nhưng trước tiên là phải ít nghị quyết nhiều hành động .

    Trả lờiXóa
  12. Để người dân bớt khổ thì ngay từ bây giờ phải coi trọng công tác nhân sự đại hội đảng khóa 12 sắp đến ần có quy chế thực sự dân chủ chọn được người tài ra giúp nước chứ không phải chỉ luẩn quẩn trong số đã chọn sẵn cùng ê kíp của mình

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác quả là lạc quan,cha nội nào lên rồi củng rứa cả thôi.Chỉ có đảng khác lên thì may ra

      Xóa
    2. Nói cho chuẩn "chỉ có đa nguyên đa đảng thì may ra"

      Xóa
  13. Ca dao có câu "Ai ơi bưng bát cơm đầy"...để ghi nhận và tri ân những người làm ra hạt gạo nuôi nước nuôi dân nhưng họ lại là tầng lớp bị bóc lột nhiều nhất , chịu nhiều bất công nhất. Nhà nước , quan chức biết rõ nguyên nhân nhưng vì sao chưa có giải pháp thiết thực để nông dân bớt khổ. Mong sao đủ ăn, đủ măc rồi mới đến an no mặc đẹp vì nhiều vùng sâu, vùng xa trẻ em còn thiếu ăn và quần áo ấm

    Trả lờiXóa
  14. Bài viết rất hay. Nhưng còn thiếu vài chi tiết ; Nông thôn và nông dân
    còn là chỗ dựa cho cấc ngành khác khi gặp khó khăn (thất nhiệp chỉ còn
    biết dựa vào Nông nghiệp, nông dân). Nông thôn và nông dân còn là "đối
    tượng boc lột" của chính quyền cơ sở và các ngành khác-rõ nhất là thương nghiệp, mà điển hình là các Công ti xuất khẩu gạo của Nhà Nước.

    Trả lờiXóa
  15. Dat nuoc con khong ngoc dau len duoc thi noi gi toi nong dan. Khi dat nuoc phat trien cong ngiep hoa va dich vu, nong dan se la thieu so va tro thanh dia chu thi ho moi kha len duoc. Vay la phai cho toi cuoi the ki nay neu khong co dot pha gi

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết quá hay. Nông dân Việt Nam thời nào cũng khổ bởi vì Việt Nam từ xưa đến nay chưa bao giờ được sống dưới một chế độ dân chủ thực sự.

    Trả lờiXóa
  17. Bài viết của tác giả TVT vừa tổng quan vừa có chiều sâu. Nếu ai chỉ có một chút tâm với nước nhà thì đọc mấy bài này cũng đủ cho họ biết lần ra đường lớn để đi rồi.
    Có một vấn đề rất khó hiểu, là cũng thấy có khá nhiều dự án đầu tư vào cái gọi là:” production chain” để hỗ trợ người nông dân từ đồng ruộng đến tận người tiêu dùng. Nhưng rồi bao năm qua cũng không đưa ra được một phương cách gì sáng sủa hơn cho họ cả. Mặt khác, không hiểu sao tình cảnh bây giờ còn thê thảm hơn, vì có vẻ như người nông dân đang mất cả các kỹ năng cũng như sự chủ động của mình trong hoạt động nông nghiệp. Chăn nuôi thì ngoài phụ thuộc con giống còn phụ thuộc hết vào thức ăn công nghiệp.
    Có nhiều gia đình nông dân nuôi con gì cũng lỗ vì bệnh dịch, vì thức ăn đắt, không nuôi bằng rau bèo cám gạo v.v. như ngày xưa vì giống nó chỉ quen ăn thức ăn công nghiệp thôi. Còn cây trồng thì phụ thuộc vào phân bón hóa chất. Tất cả đều phải mua trong khi họ có thể tự làm phân bón và tự chế biến thức ăn.Vậy lỗ là phải. Chết là phải thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. những dự án đầu tư đó ..chạy vào túi quan hết tồi kết quả là khối cậu ấm cô chiêu ...di du học đấy ...
      cao hơn tí thì để dành xây ngài vàng ...

      Xóa
  18. Còn chế độ đảng trị, thì cuộc sống của người nông dân , nông thôn Việt Nam còn vất vả khó khăn đói kém . Các quan tham nhũng cùng các doanh nghiệp sân sau, hình thành nhóm lợi ích để cướp đất của người nông dân , làm giàu cho cá nhân, và gia đình họ . Thực sự người nông dân không làm chủ về đất đai( đất đai do nhà nước quản lý , nhưng thực tế hiện nay quyền định đoạt về đất đai ở VN , do một nhóm quyền lực thâu tóm ) . Người nông dân không có quyền gì trong XH , không bao giờ ngóc đầu lên được , và là tầng lớp bị trị , và bị bóc lột . Cái đói , cái nghèo , và lạc hậu , luôn đồng hành xuốt cuộc đời người nông dân Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  19. nông dân ngóc đầu lên là đụng ...ghế của quan rồi ...

    Trả lờiXóa
  20. "Ngóc" làm sao được, bác Trường ơi! Sung sướng , no đủ, rồi sung mãn...mới ngóc được; còn nông dân xứ ta đói kém, thiếu thốn, làm hết sức ...ngóc sao được?! Hà...hà....

    Trả lờiXóa
  21. Vì đang bị những kẻ có chỉ số IQ cực thấp đè đầu cưỡi cổ!

    Trả lờiXóa
  22. Trương Văn Đànlúc 06:26 17 tháng 3, 2015

    Người nông dân đã được giúp gì, cần giúp gì cho nông dân? Câu hỏi đó đang xoáy sâu vào tâm can nhiều người. Nhưng nó vẫn hoàn toàn bế tắc. Người nông dân hôm nay đã hơn hẳn người nông dân ngày xưa rất nhiều. Cuộc sống của họ cũng đã khác rất nhiều. Xong nghề nông ở nước ta sau này sẽ như thế nào?
    Nông dân đã được biết đến giống mới, thuốc trừ sâu, phân hoá học và bây giờ có cả phân hữu cơ, phân vi sinh, thuốc kích thích... Nhưng nó làm bằng cái gì? Mức độc hại ra làm sao. Sử dụng nó như thế nào? Tại sao phải dùng nó, dùng như thế nào cho phù hợp... Không hề nông dân nào biết.
    Ngày còn bé, tôi mặc quần đùi đi phun thuốc trừ sâu cho lúa. Khi vừa lên bờ, dưa lê vừa bón thuốc sâu, tôi và mọi người vẫn ăn ngon lành mà không ai sao cả. Nghe bố mẹ nói " thiếu lân, thiếu vôi thì thôi trồng lạc" tôi và mọi người đều chẳng hề hiểu tại sao?
    Người nông dân đã được hô hào thực hiện theo các phong trào :
    Văn hoá cuộc sống mới; Sinh đẻ có kế hoạch; Thâm canh, tăng vụ tăng năng suất; Mô hình nông thôn văn hoá và môi trường; Đổi mới mô hình sản xuất và canh tác; Có nước mương về ruộng thậm chí đã cứng hoá kênh mương; Dồn điền đổi thửa vv...
    Các chương trình trên đã gặt hái nhiều kết quả. Tuy rằng kết quả có khác nhau. Tôi nhận thấy sinh đẻ có kế hoạch là có kết quả cao nhất. Thậm trí nhiều nông dân bây giờ chỉ muốn đẻ có 1 con.
    Hầu hết con em nông dân đều ý thức được vào các trường đại học để thoát lý khỏi nông nghiệp. Dù trường công, trường tư hay cao đẳng, trung cấp đều được miễn là không phải trở về quê làm nông nghiệp...
    (còn tiếp)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Văn Đànlúc 06:28 17 tháng 3, 2015

      (tiếp) ... Phần còn lại, nam thì đi nghĩa vụ quân sự, đi làm thợ xây dựng, đào mỏ khai khoáng, đi làm bảo vệ....Nữ thì đi chạy bàn, ô sin, buôn bán vặt....Ai cũng tìm mọi cách thoát khỏi nghề nông.
      Các kỹ sư, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành nông nghiệp, học xong. Tất cả cố tìm kiếm một việc làm nào đó dù đúng nghề hay không miễn là không phải trở lại quê. Số ít phải về quê thì tìm mọi cách xoay sở với công việc riêng của mình với cách thức manh mún, nhỏ lẻ.
      Vậy lực lương lao động cốt lõi (lao động chính) trong nông dân bây giờ là ai? Trình độ của họ thế nào? Khả năng hấp thụ và truyền đạt... Mong muốn lớn nhất của người nông dân là được có dự án về để nhận tiền đền bù đất nông nghiệp và chi tiêu cho ngay nhu cầu trước mắt như xây nhà, mua xe. Cái công việc nhà nông đã trở thành bắt buộc chứ chẳng ai yêu thích gì. Họ thực sự là những mảnh đời manh mún, trí thức ít, nghèo khó, và văn hoá "bờ ruộng". Họ chẳng biết làm thế nào cho tốt hơn những gì của người trước để lại (bằng kinh nghiệm truyền miệng và bây giờ có một vài chương trình giúp nhà nông trên ti vi). Lao động nghề nông và sự gian nan, khổ ải chẳng khác gì lao động khổ sai.
      Tại sao như vậy?
      Người nông dân biết cây lúa, cây khoai. Nhưng hầu hết họ chưa bao giờ có khái niệm và hiẻu biết rằng tại sao nó ra lá, đâm bông, nó cần nước, cần phân, cần những gì vào khi nào, cần để làm gì? Cây nào cần lân, cây nào cần kali, cần vào thời điểm nào? Tại sao lại phải cần đến nó?... Ai đã dạy cho họ trong khi đó khoa học công nghệ đang phát triển phừng phừng.
      Tôi nhớ thời cùng các bạn nửa buổi đi học, nửa buổi đi làm nông. Thế mà môn kỹ thuật nông nghiệp không giở sách hay " quay phim" thì chỉ có một vài người điểm trên trung bình một tẹo. Khoá tôi học hơn bốn trăm học sinh chỉ được cỡ khoảng hơn ba mươi người đi học tiếp. Phần còn lại ở nhà làm ruộng. Vậy họ sẽ làm như thế nào?
      Bây giờ học sinh hầu như không phải đi làm như học sinh ngày xưa. Các em đều lao vào học để di thoát ly. Phần còn lại không thoát ly được phải ở nhà biết làm sao đây? Chúng ta không thể tô vẽ tình yêu quê hương, tổ quốc để giữ các em ở lại được. Chúng ta không thể giáo điều hô khẩu hiệu để có nếp sống văn minh cho nông dân.
      Nếu như họ hiểu được cây lúa, cây khoai, con lợn con gà, thuốc sâu, thuốc bọ...họ sẽ yêu nó hơn, thích thú với nó hơn, gắn chặt với nó hơn. Quan tâm đến họ là biết lý giải cho họ về khoa học thường thức, về kỹ thuật đơn thuần để họ thao tác được chuẩn xác hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. Lý giải cho họ về văn hoá nông thôn và những điều cấp thiết, những yếu tố và giá trị con người. Hãy làm ngay những việc này sau khi họ thôi học văn hoá để họ bước vào đời...
      (còn tiếp)

      Xóa
    2. Trương Văn Đànlúc 06:29 17 tháng 3, 2015

      (tiếp)... Chúng ta đã bao giờ nghĩ đến việc đào tạo nhà nông lành nghề, kỹ năng nhà nông cho họ chưa? Tai sao chúng ta không tổ chức các trường, các lớp đào tạo nghiêm túc các kiến thức này ngay tại quê hương của họ. Tại sao chúng ta không miễn phí và có học bổng cho họ theo mức phấn đấu và năng lực học tập. Tại sao chỉ hoãn, chậm nghĩa vụ quân sự cho sinh viên lại không thể hoãn cho họ khi họ tham gia học tập để lấy một nghề nghiệp cho đời? Bất công quá không?
      Chúng ta đang quá nhiều thầy mà rất khó kiếm thợ lành nghề. Chúng ta đang giáo điều để chỉ biết kêu gào không hề biết hành động. Thử hỏi cho toàn bộ những nông dân và những người sắp sửa là nông dân thi môn kỹ thuật nông nghiệp ( phổ thông) xem có ai vượt qua điểm 5 hay không? Biết bao nhiêu kỹ sư, cử nhân ngành nông nghiệp đang thất nghiệp.? Sao không tận dụng để giải quyết việc này. Hành trang vào đời của người nông dân là gì trong xã hội ngày nay? Như thế có phải là tội ác, có phải đang nâng cao khoảng cách giai cấp không? Cho họ con cá hay cho họ cần câu? Cho họ vay tiền để tiêu, cho bò để thịt hay cho học cuộc đời?
      Quan tâm đến người nông dân là phải như thành hoàng làng, như ông tổ nghề. Thì họ mới yêu nghề, họ mới có tự trọng ngành nghề và thực sự khi đó họ mới phát huy được khả năng của họ. Chúng ta hãy thử tư duy sâu hơn nữa và hãy tạo một mô hình chuẩn, cho thực nghiệm thật nghiêm túc tại những vùng miền ít ảnh hưởng bởi đô thị và sự khao khát được đền bù đất nông nghiệp xem sao để đánh giá trung thực về ý nghĩa của vấn đê này.
      Suy tư thì còn nhiều, viết mãi cũng không hết. Song chỉ xin tất cả chúng ta đừng hô hào mà không biết làm thế nào cho nông dân được tận hưởng. Ủng hộ, chia sẻ với bài viết về nông dân của anh Tô Văn Trường xin có đôi lời bộc bạch như trên.

      Xóa
    3. Nguyễn Ngọc Kínhlúc 14:16 17 tháng 3, 2015

      Ý kiến của Anh Đàn có đôi chỗ nói hơi quá, không đúng:
      Đoạn 2- Nông dân được biết đến giống mới..... Không hề nông dân nào biết. Các giống mới đưa vào sản xuất, trước đó đã Khảo nghiệm sản xuất trên diện rộng trên các thửa ruộng của nông dân, cóa mời họ đến tham quan đầu bờ...nên họ đều được biết.Mặt khác các công ty giống muốn bán được giống thì họ đều phải có đội ngũ kỹ thuật kết hợp khuyến nông nói rõ lai lịch, ưu nhược điểm của giống và xuống các địa bàn hướng dẫn kỹ thuật. Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón cũng vậy, nông dân đều được biết đến/ tiếp cận qua kênh khuyến nông và các đơn vị cung cấp vật tư. Chả thế mà nông dân biết độc hại của một số thuốc BVTV cấm mà vẫn lén lút mua dùng vì cho năng suất cao, biết một loại thuốc BVTV được sử dụng nhưng phải kết thúc phun thuốc trước lúc thu hoạch một số ngày( tùy theo loại thuốc) nhưng vẫn phun bất kể thời gian. Hơn thế họ trồng một vạt rau không phun thuốc BVTV để cho gia đình, còn ruộng rau để bán thì bất chấp tất cả...., họ biết chứ!
      - Đoạn sau: Tại sao Như vậy? Người nông dân biết cây lúa....phát triển phừng phừng
      Mỗi xã hiện nay có một biên chế khuyến nông, họ là cán bộ trung cấp nông lâm ngư, chính họ là thày giáo bản địa cho nông dân của xã mình và là người cầm tay chỉ việc cho nông dân. Bởi vậy những kiến thức phổ thông nhất họ cần truyền đạt cho nông dân. Vấn đề ở chỗ có bao nhiêu% làm tốt chức năng khuyến nông và có bao nhiêu % nông dân bảo thủ không chịu tiếp thu Tiến bộ kỹ thuật. Và v/đ là ở chỗ Nhà nước đã có chính sách gì để cho cử nhân, kỹ sư về xã an cư lạc nghiệp để nâng cao trình độ cho nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển sản xuất.

      Xóa
  23. Nguyễn Đăng Lươnglúc 06:32 17 tháng 3, 2015

    Xin luận bàn thêm đôi chút về bài viết nông dân của TVT :
    “Ai ơi, bưng bát cơm đầy ; dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”, đó là lời răn, là lời sám hối khúc triết và rất đỗi chân thành mỗi khi đưa miếng cơm lên miệng . Lời răn đã có tự muôn đời, lời dạy của tổ tông . Kẻ nào quên nhãng điều đó đi đều là hạng vô liêm sỉ hoặc là … mất dạy vì đã được dạy mà không nghe theo !
    Từ áp bức : ÁP (áp đặt điều mà người ta không muốn) + BỨC (bức bách người ta phải tuân theo) và quy luật : ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh ! Biết vậy mà sao vẫn ÁP và BỨC ?!
    Từ NƯỚC trong từ vựng tiếng Việt là từ siêu việt nhất trong vốn ngôn từ của tất cả các chủng tộc khác trên thế giới . Người Việt tiếp nhận nền văn hóa Trung Hoa cả ngàn năm và trong Hán tự vốn đã có sẵn từ xa xưa chữ QUỐC để chỉ cho quốc gia . Vậy mà người Việt chỉ nhất mực dùng từ NƯỚC (nước ta, nước VN, nước Thụy Sỹ v.v…) . Các ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng La Tinh thì gọi là ĐẤT (the land) – có đất mà không có nước thì tuyệt nhiên không thể có sự sồng ! Bởi vậy, cho nên ngày nay người ta mới xăm soi tới từng hành tinh trong vũ trụ để … tìm nước, là tiên đề của sự sống mà người Việt đã thấu triệt cả ngàn năm nay rồi ! Một từ vựng rạng rỡ và hiện đại hơn tất cả !
    NĐL

    Trả lờiXóa
  24. Tác giả phải nói rõ là nông dân Việt nhé, còn nông dân như mỹ thì kiếm sơ sơ có 200.000 đô 1 năm thôi/gia đình thôi. Ở VN nông dân là gốc, phải hi sinh, gốc nên các quan lấy làm thớt, dân nói thế rồi. Khổ quá thì phụ nữ đi làm osin, nam thì làm cu li gọi chung cho sang là xuất khẩu lao động cho nước ngoài, cũng phải đóng hàng ngàn đô mới được đi. Hên thì trả được nợ, có ít vốn, xui thì tán gia bại sản, muôn nẻo thảm cảnh viết mãi không hết đâu.. huhu

    Trả lờiXóa
  25. VÌ SAO NÔNG DÂN KHÔNG NGÓC ĐẦU LÊN ĐƯỢC?
    Vì không có điều kiện tham nhũng. Hỏi cái gì mà nghiêm túc thế? Thế thì chết à?
    (Hói Hùng)

    Trả lờiXóa