Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Tại sao chỉ 'Quản lý', không 'Kiến tạo' ?

Thẳng thắn nhìn lại bộ máy hiện nay, nhận thức về quản lý chưa thay đổi, 'tư duy cai trị' vẫn còn nặng nề, thì không thể nói đến xây dựng một nhà nước kiến tạo, phục vụ người dân bằng những chính sách hiệu quả.
“Bộ máy nhà nước không phục vụ dân, không phục vụ doanh nghiệp thì phục vụ ai, đấy là cái quan trọng. Tại sao người ta nói một 'nhà nước kiến tạo' thay vì 'nhà nước quản lý', quản lý hiểu tôi phải quản lý anh, tôi là cấp trên tôi quản lý anh, ngược lại anh phải phục vụ cho doanh nghiệp, phục vụ người dân, anh phải thay đổi tư duy, một công chức không phải đứng ra để hành dân…”, Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh đã phát biểu như vậy trên VietNamNet.
Trong đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức hiện nay có được bao nhiêu người hiểu được như vậy?
Chắc chắn là không nhiều người. Ngược lại, gần như đa số đều nhận thức rằng, cán bộ, công chức là có quyền hành, là quản lý, là ban phát, là bắt buộc người dân phải xin mới cho. Tư duy làm người bề trên đó được thể hiện qua nhiều hình thức, ví dụ như đơn của công dân gửi cơ quan chính quyền, đều phải ghi “Đơn xin…”. Tại sao lại phải “xin” mà không “yêu cầu”, “đề nghị”?
Điều Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói ra quá dễ hiểu nhưng rất khó thực hiện. Bởi vì, ngay trong chính đội ngũ cán bộ công chức chưa thay đổi được nhận thức, chưa thay đổi từ tư duy quản lý sang tư duy phục vụ, chưa thay đổi từ một nhà nước kiến tạo thay vì nhà nước quản lý như Bộ trưởng đòi hỏi.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh lấy Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản ra để làm ví dụ điển hình cho mô hình quốc gia kiến tạo - đó là tạo ra môi trường và chính sách để cho DN phát triển, không can dự nhiều công việc của DN. Các quốc gia này tuy không có nhiều tài nguyên, nhưng giàu có là vì họ đã xây dựng được một hệ thống sản xuất ra nhiều chính sách phục vụ người dân và DN hiệu quả.
Vậy thì do đâu để có được những chính sách đó? Xin trả lời ngay là do con người.
Bộ máy nhà nước không cồng kềnh chỉ là một tiêu chí quan trọng. Bộ máy đó không có tham nhũng hoặc hạn chế được tham nhũng là một tiêu chí quan trọng. Nhưng quan trọng hơn, bộ máy đó tập trung được lực lượng có năng lực tạo ra được chính sách tốt đẹp nhất phục vụ và phát triển đất nước.
Việt Nam chưa có những tập doàn, doanh nghiệp có thương hiệu tầm cỡ toàn cầu như Hàn Quốc, Nhật Bản. Có phải vì con người Việt Nam không thông minh hay còn vì lý do khác?
Thẳng thắn nhìn lại bộ máy hiện nay, nhận thức về quản lý chưa thay đổi, tư duy cai trị vẫn còn nặng nề, thì không thể nói đến xây dựng một nhà nước kiến tạo, phục vụ người dân bằng những chính sách hiệu quả.
Sẽ không có một quốc gia giàu mạnh nếu không có một nhà nước kiến tạo thay cho một nhà nước quản lý.
Lê Thanh Phong/LĐO
----------------

4 nhận xét:

  1. "Nhà nước quản lý"? Dân ta bị khổ gấp đôi - phải làm tớ của thằng ngu!

    Trả lờiXóa
  2. Phải "quản lý" thì đcsVN mới có được những tinh tú như Trần Văn Truyền, Hồ Xuân Mãn, Lông Đức Mạnh v.v.

    Trả lờiXóa
  3. "Quản lý" nhưng chỉ quản lí theo kiểu để tạo cơ hội tham nhũng chứ có phải quản lí minh bạch , quản trị thông minh-hiện đại đâu? Mà chẳng có chế tài nào đủ mạnh để bắt buộc phải thế cả, vậy nên họ tha hồ tự tung tự tác.

    Trả lờiXóa
  4. kìến tạo phải có tầm nhìn ...lãnh đạo phần đông là bổ túc với tại chức không ...lấy đâu ra tầm nhìn ..thêm cái chủ nghĩa thúi mác lê làm cho tất cả nhìn về ...phương bắc để lạy sụp, rồi nhìn vaò trong nhà để xem còn thiếu món gì cho sang bằng đồng chí bên cạnh v.v... nên chỉ quản lý theo cơ chế xin cho để còn ăn ...còn cái gì không quản được thì cấm ...

    mà điều 4 HP thì bảo đảm cho họ cơ chế không tiền đố mày làm nên, không học vẫn làm cha người ta ...

    Trả lờiXóa