Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Phản động (!?)

* CAO HUY HUÂN
Năm 2010, khi chuẩn bị giấy tờ đi du học, tôi hay vào các diễn đàn dành cho du học sinh ở nước ngoài để tham khảo thủ tục giấy tờ cũng như sinh hoạt của du học sinh. Các diễn đàn đó có một số thành viên vừa tích cực vừa cực đoan bình phẩm về tình hình chính trị xã hội trong nước. Lúc đó tôi chỉ như một sinh viên bình thường, chẳng quan tâm đến chính trị, và cũng chẳng muốn đả động đến làm gì.
Một số thành viên tích cực thì đưa ra những tin tức xác đáng về tình hình trong nước cũng như kêu gọi người dân biết đứng lên đấu tranh cho lẽ phải (một dạng tuyên truyền), còn số khác rất manh động, cực đoan và thậm chí hơi ngông cuồng trên các diễn đàn đó. Họ hay bình phẩm hoặc viết bài có nội dung phê phán chính phủ trong nước một cách rất mạnh bạo.
                                 >>  Ai là phản động?  
Điều đáng nói là có những sự việc được bịa ra hoặc phóng đại để nhằm mục đích tuyên truyền hiệu quả hơn. Nhưng vô tình họ không biết đó là hình thức sai lầm của tuyên truyền. Họ đa phần là người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, nhưng lại dõng dạc tuyên bố những điều trong nước, rồi còn bịa đặt phóng đại, chẳng khác nào múa rìu qua mắt thợ trước những người đang sinh sống trong nước. Dĩ nhiên những cái bịa đặt đó không hề mang lại tính hiệu quả trong tuyên truyền, chỉ làm cho tình hình thêm căng thẳng và uy tín của những nhà hoạt động chính trị bên ngoài Việt Nam thêm suy giảm.
Theo bản thân tôi, chính trị là cái gì đó vừa đơn giản vừa phức tạp. Phức tạp ở chỗ nó đòi hỏi nhiều yếu tố, kỹ năng, tài năng, khả năng, kinh nghiệm và cả sự khéo léo. Đơn giản ở chỗ chỉ cần mọi hành động và quyết định đều dựa trên lợi ích chung của người dân làm đầu. Khi đọc những lời mang tính cực đoan kia, tôi rất bức xúc. Bởi vì từ nhỏ, lúc nào trong tâm trí tôi, nước Việt Nam thân yêu luôn hòa bình. Những gì tôi biết lúc ấy, đó là đất nước Việt Nam luôn bị trả đũa kinh tế bởi “đế quốc Mỹ”. Rằng Việt Nam được sự giúp đỡ nhiều từ Trung Quốc. Là do đâu? Là do chính sách bưng bít thông tin từ bên ngoài và tuyên truyền mỵ dân từ bên trong.
Hình ảnh nước Mỹ được khắc họa trên TV và báo chí là hình ảnh của một quốc gia hiếu chiến, luôn thích can thiệp vào nội bộ của các quốc gia khác. Hình ảnh đó ở một khía cạnh khác là một nước Mỹ mất đoàn kết, thường xuyên biểu tình xung đột, thường xuyên bắn giết chết chóc. Tuy nhiên, vì có người thân sinh sống ở nước Mỹ, tôi cũng phần nào hiểu được những hình ảnh xấu xí đó đã bị biên tập cường điệu hóa nhằm hạ thấp thể chế của nước Mỹ và ca ngợi thể chế của quốc gia. Thời đó, tôi đã từng biện hộ bảo vệ cho thể chế trong nước, bởi vì tôi chưa hiểu hết thế giới bên ngoài kia tươi đẹp biết bao. Có thể nói, đã có thời người dân trong nước cứ sống trong ảo tưởng về một quốc gia phồn vinh hòa bình như người dân Bắc Triều Tiên hiện đang ảo tưởng về thể chế độc tài của Kim Jong Un. Chúng ta không đến mức như vậy, chúng ta hiện nay đã cởi mở hơn với thế giới, mặc dù cũng còn rất nhiều hạn chế và còn chưa minh bạch nhiều vấn đề.
Người trẻ chúng tôi, thông thường ít khi quan tâm đến chính trị. Thanh niên trong nước chắc chắn ít khi đem chuyện chính trị ra bàn tán, và người trẻ gốc Việt ở nước ngoài thì đa phần xa rời tình hình trong nước vì nhiều yếu tố. Hôm nay, những câu chữ tôi viết chắc chắn là rất cũ, cũ còn hơn năm 1975, và nhiều người khi đọc đến sẽ nhanh chóng cười khẩy và nói: “Có gì mới đâu? Vớ vẩn!” Nhưng quả thật những cái vớ vẩn này tôi nghĩ là rất cần thiết, cần thiết cho thế hệ sinh sau đẻ muộn, ít quan tâm đến các thể chế và cũng ít khi có sự so sánh giữa xã hội trong nước và ở Mỹ.
Khi còn ở trong nước, nước Mỹ trong tâm trí tôi là một quốc gia hung hăng và đầy bất ổn. Thế nhưng khi chứng kiến tận mắt, tôi nhìn thấy sự hiền hòa của người dân Mỹ. Chính phủ chăm lo cho đời sống của người già, người thất nghiệp, cho những bà mẹ đơn thân. Trẻ em được bảo vệ hàng đầu, không có chuyện bị bóc lột sức lao động hay lạm dụng. Ngay cả vật nuôi cũng được bảo vệ chứ không có chuyện thành đặc sản trên bàn nhậu.
Nước Việt Nam luôn được khắc họa là một quốc gia hòa bình và không có xung đột nội bộ. Vậy nhưng xã hội ngày càng nguy hiểm. Giao thông nguy hiểm. Sinh hoạt thường nhật cũng nguy hiểm. Ăn cũng nguy hiểm và thậm chí nghe điện thoại cũng có khi mất cả tay. Muốn làm việc với nhà nước phải chuẩn bị phong bì. Người già chẳng được chăm lo, trẻ em bị bỏ mặc. Đến bệnh viện thì bị đối xử như tôi mọi. Có lẽ nào tình trạng này lại được xem là sự yên bình phồn vinh của một quốc gia?
Một người bạn có mẹ là cán bộ nhà nước ở Hà Nội cho tôi biết, những vị trí chủ chốt trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam đều do Trung Quốc chỉ định. Trong khi gần như cả thế giới tẩy chay chính sách bành trướng hung hăng của Trung Quốc thì đài truyền hình trong nước hàng ngày vẫn chiếu phim Trung Quốc, báo chí vẫn đưa tin về Trung Quốc như thể Việt Nam là một phần thuộc Trung Quốc và vì vậy Việt Nam phải am hiểu về tình hình xã hội Trung Quốc.
Phản động, đó là hai từ dùng ám chỉ những người tham gia vạch rõ những sai trái của thể chế hiện tại trong nước. Đã có thời tôi từng dùng hai từ phản động để ám chỉ những cá nhân đang hằng ngày nêu lên những điều sai trái của chính phủ trong nước. Bản thân tôi càng hiểu rõ, ở nước ngoài, có những người hoạt động chính trị chân chính và những người hoạt động cực đoan. Khi đồng ý hợp tác với VOA, tôi đã xem cơ quan này là một cơ quan thông tin minh bạch và chân chính, là nơi thể hiện tiếng nói đại diện cho những người vì lẽ phải, vì sự thay đổi tích cực. Cũng xin cảm ơn VOA đã là cầu nối đưa những tâm tư suy nghĩ của một người trẻ như tôi đến được với hàng triệu người Việt trên toàn thế giới. Chắc chắn sẽ còn nhiều bạn trẻ trong nước gọi tôi là phản động như tôi đã từng gọi những người khác như vậy. Nhưng hy vọng, các bạn trẻ ấy sẽ nhanh chóng hiểu được vấn đề đang theo chiều hướng nào, để hai từ “phản động” không còn dùng để ám chỉ những người như chúng tôi.
C.H.H/VOA
------------

22 nhận xét:

  1. Một sản phẩm trong hàng triệu sản phẩm của nền giáo dục (nô dịch) XHCN, may mà phản tỉnh khi còn đang trẻ, dân chúng tôi ở trong nước không biết đọc báo nào của đảng để có thông tin đáng tin cậy, bởi vậy đọc báo lề trái trên mạng còn được com thoải mái không hạn chế, sướng chưa!, ra quán nước chè ngoài đường chém gió mỏi tay chuyện thời sự vỉ hè, mấy tay CA chìm lởn vởn quanh đấy nghe rõ cả, biết hết nhưng không dám nói, dám đụng, bởi chúng tôi toàn nói sự thật.

    Trả lờiXóa
  2. Sinh viên Việt Nam theo kinh nghiệm của tôi đều bị sock khi bước vào tuổi khoảng 25. Cái tuổi chính thức bắt đầu nhận thức được sự tương phản rất lớn giữa phát ngôn với hành động, giữa những lời nói tại quốc hội và hiện thực xã hội. Thêm một hai tuổi, thanh niên VN dễ dàng nhận ra những người lớn hơn mình khoảng 25 tới 30 tuổi đầy tài năng nhưng cuộc đời được đánh giá là không thành đạt. Ở tuổi 30 dễ dàng nhìn ra những người cống hiến cho quốc gia hơn 30 năm về hưu chính là bàn tay trắng và hơn ba triệu đồng tiền lương, không nhà và cái bảo hiểm y tế chấn đoán láo.
    Rồi hãy nhìn những vị như bí thư tỉnh, chủ tịch tỉnh, đại biểu quốc hội, tổng thanh tra về hưu ra sao? Quá dễ để cho thanh niên VN ngồi tách bạch, một bên là cống hiến, một bên là leo lên con thuyền tài lộc quyền lực.
    Một đảng tại VN, chính phủ tại VN hiện nay không có hình, không có danh và đang điều hành quốc gia bằng lợi ích và công an. Đừng trách dân chúng thủ sẵn riêng cho mình như mua vàng, mua ngoại tệ khi không còn cái ngân hàng nhà nước nào mà không dính lầy hàng tháng, hàng năm.
    Điều tệ hại nhất là họ lại đang kêu gọi thế hệ trẻ đứng lên cống hiến. VN đã đang thất bại trong hòa hợp dân tộc, hiện nay họ thậm chí còn gặp vấn đề hòa hợp thế hệ.
    Nếu luật pháp không cải thiện trong tình hình quốc gia ngày càng mỏ cửa, gia nhập các tổ chức quốc tế, thị trường quốc tế mới. Nếu vẫn còn tình trạng tao nói, mày nghe hay bộ chính trị đã quyết và quốc hội phải im miệng thì đừng trách giới trẻ một chân đặt ở nước ngoài một đi không trở lại.

    Trả lờiXóa
  3. Ở vn, khi chúng ta mê muội, ngu dốt tin mọi điều từ chính quyền thì chúng ta là người dân "yêu nước", khi chúng ta có nhiều kiến thức hơn, nhìn nhận rõ hơn những yếu kém của hệ thống thống trị và dũng cảm lên tiếng chúng ta thaafnh "kẻ phản động"

    Trả lờiXóa
  4. Ăn gian nói dối LÀ phản động // Bán nước LÀ phản động // tham nhũng LÀ phản động // ngu ngốc,tham quyền cố vị LÀ phản động vân vân và vân vân...!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng, rất ngược đời, chính những kẻ có chức có quyền tham nhũng, nhu nhược trước giặc ngoại xâm, ăn gian nói dối, khoác áo đảng nhưng phản dân hại nước, khi bị ai tố cáo, phản ứng thì chúng nó có quyền áp đặt, quy chụp người trung thực, người tốt là "phản động"- hốt liền, nhốt ngay. Thực chất, suy cho cùng chính lũ chúng nó mới là 'thế lực thù địch' của đảng và nhân dân, chúng đang 'tự diễn biến' phá nát uy tín đảng, phá nát chế độ.!!

      Xóa
  5. Tôi yêu hai chữ PHẢN ĐỘNG bởi vì tôi là người có kiến thức và biết phân biệt đúng sai, dối trá, bỉ ổi.

    Trả lờiXóa
  6. Ông Thái Văn Kiềm 16:18 nói hay,đồng ý 100% !

    Trả lờiXóa
  7. Người Phương Tây họ sống rất hiền hòa, vị tha (giúp người giúp đời) bởi tâm niệm "Chúng ta đều là con của Chúa".
    Còn chúng ta hiện nay, khi cứ bị gò ép phải tôn thờ băng Lương Sơn Bạc Đỏ, chúng ta đang là thứ gì vậy?
    (Thầy giáo Trà Vinh)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta là cái thứ giống như " nữa người nữa ngượm " ấy mà . Thế hệ chúng ta như bị ̣đui và đầu óc mê muội bị xỏ mũi dẩn đi mà không biết đi tới đâu , cũng may không phải chờ đợi quá lâu nữa để cả dân tộc ta mở to con mắt ra sau năm 20 . " Chúng ta " , những người đang sống , về sau này con cháu ,sẽ gọi là thế hệ là thế hệ hèn , đui mù , ngu ngơ, vì hầu hết không là PHẢN ĐỘNG . Rất rõ ràng , không còn lâu nữa , ngay cã con nít cũng sẽ hiểu danh từ phản động của ngày nay , nghĩa là gì .Lúc ấy , đối với tổ tiên , chúng ta lại là , phản động .

      Xóa
  8. Cán bộ đứng đầu công an và kiếm sát , tòa án : Chính là những kẻ báo kê cho công an tra tấn và đánh người dân chứ còn ai nữa : Người âm đã chấm cả rồi ?đây là cái ý của TQ để CHÚNG được lên chức ? trong đó có cả cán bộ ở Quốc hội nữa ? Vì tại sao , nay gần hết khóa rồi mới chất vấn người đứng đầu điều tra là Lê Qúy Vương : Việc tra trán nhục hình ép cung đã nhiều năm nay ? Một trò khỉ!
    Họ triệt báo người cao tuổi có công chống tham nhũng, mà chống tham nhũng bị coi là "phan dộng" chứ còn gì nữa. Họ chuyên dùng trò đẩy người xuống ao cướp công xong rồi giả vờ cứu để kể công
    Hiện nay : Nhà tướng Phan Như Thạch và một người nữa ở đà nẵng chỉ là dỡ máI và cửa , lam can lấy lệ thôi : Qua đại hội đảng có khi lại sửa chữa đẹp hơn : lòi ra cái bộ mặt thật của cán bộ chính quyền thân TQ

    Trả lờiXóa
  9. Thực ra,nhà nước CS.rất sành sỏi về kỹ thuật kết tội
    hay gieo tiếng xấu cho người dân nào dám phê phán
    họ hay không tán thành việc họ trị dân bằng cách lấy
    ngay những tính chất của họ gán hết cho người dân
    đó hay cho những đối thủ chính trị của họ.
    Vì nhiều qúa nên chỉ xin tạm kể ra vài ví dụ :
    -CS.phản động nhất nên họ gán cho người dân nào
    dám chê họ là tên phản động nhưng thực ra,chính
    họ mới là phản động nhất vì họ cản trở sự tiến hoá
    và phát triển của xã hội,của đất nước.
    -Chế độ CS.rất giỏi về kềm kẹp,đàn áp người dân
    vừa tinh vi vưà trắng trợn hơn gấp ngàn lần chế độ
    cũ ở miền Nam trước 1975.
    -Quốc hội nước nào cũng vậy cũng bao gồm nhiều
    thành phần : thân chính,đối lập và độc lập nhưng họ
    lại mồm năm miệng mười chưởi QH.cũ miền Nam
    toàn là gia nô (thân chinh).Bây giờ thì những người
    thân cộng trước 1975 như HNNhuận,DVBa v.v. mới
    nhận ra họ đã mắc mưu nhà nước CS.khi đánh phá
    VNCH.trong Quóc Hội đó vì QH.hiện thời thì dân biểu
    gia nô chiếm tỷ lệ kinh khủng hơn nhiều đến 99%. .
    V.v. và v.v.kể cả ngày không hết !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiểu viết, văn phong này là của Công Sơn, không ai khác. Có điều, Comt này nói đúng như ông Thái Văn Kiềm trên đây: Ai làm hại đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, ai đi ngược đường lối, quan điểm vì dân vì nước của đảng, lối sống, cách sống không phải của g/c vô sản, kẻ đó là phản động! Đừng cố tình đổ vấy cho người khác để tránh tội của mình!

      Xóa
    2. Không phải Congson đâu. Bạn này tôi biết là không chịu kéo thanh ngang ở dưới cho trọn ô còm, cứ gõ phần chỉ hiện ra.
      Congson hình như tiêu rồi.

      Xóa
  10. Theo ông Ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông : “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước không có tài khoản trên mạng xã hội, những trang đó đều là mạo danh, nội dung đăng tải không phải chính thống” .
    Như vậy vì là mạo danh , nên các trang Web mang tên lãnh đạo cần phải bị loại bỏ và bị truy nguyên nguồn gốc từ đâu phát tán .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi chả bao giờ đọc các trang này .Các ông ấy là người thật , nói còn chẳng đáng tin nữa là trang Web . Cứ các trang lề dân tôi đọc cho mở mang đầu óc .

      Xóa
  11. " phản động " một từ ngữ đáng kinh khiếp , người nào bị tròng vào đầu cái từ ấy thì xem như đời mình tới hồi khốn nạn ! Và chế độ này rất hào phóng ban phát cho bất cứ ai , trong hay ngoài nước , nếu không nghe không ủng hộ không làm theo đường lối tối tăm , thậm chí phi nghĩa ... Và như ta chứng kiến bọn phản động biểu tình chống giàn khoan TQ bị nhà nước phá tan tành đấy thôi !

    Trả lờiXóa
  12. Đi theo bạn xấu, chơi với toàn bạn xấu, rồi lại than vãn sao mà cuộc đời xấu thế

    Trả lờiXóa
  13. Nếu nói về XHCN thì các nước văn mình tân tiến họ đã làm rồi. Còn nước ta thì đảng nói'' đến hết thế kỷ này vẫn đi chưa đến''....!!!!...và ''ta đi nhưng không biết đi đâu....''!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì chúng đi trong đêm, mang bì thư tới nhà sếp đỏ của chúng...

      Xóa
  14. Suy cho cùng, chính nước Mỹ và các nước tiên tiến trên Thế giới đã có CNXH từ lâu rồi. Vì học có nền Dân chủ thực sự như (lý tuyết) CNXH, họ lại có nhiều chính sách bảo trợ xã hội, lo cho người nghèo, người thất nghiệp, các chính sách công bằng rất được lòng dân.

    Trả lờiXóa
  15. Phản Động?

    Phản động: ngược chuyển động
    Ngược quy luật tự nhiên
    Và chỉ những thằng điên
    Mới điên làm điều ấy.

    Vậy mà mà thế đấy
    Tiến sĩ ấy, giáo sư
    Mà vẫn cứ khư khư
    Ôm những thứ vứt bỏ.

    Độc tài thế giới bỏ
    Mác Lê ngó ngàng đâu
    Vậy mà vẫn cắm đầu
    Ngu lâu hay cơ hội?

    Trả lờiXóa