Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Như thế nào mới gọi là giám sát của nhân dân?

“Trong các chương trình giám sát tôi đều đưa ra kết luận và được cơ quan nhà nước quan tâm. Sau khi có kết luận các cơ quan sẽ kiểm tra, như vậy mới đúng là giám sát của nhân dân” – ông Ksor Phước nói.
Thảo luận về dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân vào chiều 16/3, các vấn đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra như: Tính pháp lý của các đoàn giám sát thế nào? Có quyền đưa ra kết luận, ban hành nghị quyết sau giám sát không? Có quyền buộc tổ chức, cá nhân bị giám sát buộc phải thi hành không?...
Ông Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, khái niệm về giám sát và giám sát tối cao của Quốc hội không có gì mâu thuẫn. Bởi đã giám sát tối cao thì chỉ Quốc hội mới có quyền thực hiện, còn giám sát của đại biểu Quốc hội không thể gọi là giám sát tối cao, vì đại biểu không thể thay cho Quốc hội được.
Ông Đào Trọng Thi cũng đề nghị cần thận trọng khi quy định giám sát những nội dung liên quan đến bí mật quốc gia, bởi nếu cung cấp tất cả bí mật nhà nước cho đại biểu khi giám sát sẽ rất nguy hiểm. Làm như thế sẽ không còn là bí mật nhà nước nữa. Ngay cả với cán bộ cấp cao của nhà nước cũng chỉ được tiếp cận ở mức nào đó thôi. Theo ông Thi, mặc dù đại biểu Quốc hội do dân bầu, nhưng cũng không nhất thiết phải giao cho họ quyền lực lớn như vậy, và chỉ nên cân nhắc giao ở một mức nào đó khi muốn tiếp cận các bí mật nhà nước.
Liên quan đến tính pháp lý của hoạt động giám sát, ông Thi bày tỏ quan ngại, nếu không quy định cẩn thận thì một đại biểu Quốc hội cũng được quyền “ra lệnh” cho tất cả các cơ quan nhà nước, gây tác hại rất lớn trong xã hội.
Ngoài Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội được quyền ra nghị quyết, theo ông Thi, đối với giám sát của các Ủy ban của Quốc hội chỉ nên dừng lại ở mức ra kiến nghị và các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm trả lời, hoặc cũng có thể ra quy định, yêu cầu các cơ quan đó buộc phải có cơ chế giải quyết các kiến nghị đưa ra trong hoạt động giám sát.
Cũng liên quan đến vấn đề tài liệu mật, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, quá trình giám sát hay chất vấn giám sát cũng thường động đến việc này. Chẳng hạn như dự án sân bay Long Thành, khi đề cập đến mối quan hệ giữa sây bay A với sân bay B cũng là liên quan đến bí mật của Bộ Quốc phòng. Ông Ksor Phước đề nghị luật chỉ nên quy định rằng các cơ quan chỉ được cung cấp những thông tin được phép cung cấp theo quy định của pháp luật.
Đối với tính pháp lý, theo Chủ tịch Hội đồng dân tộc, cần quy định các cơ quan giám sát có quyền đưa ra kết luận. “Trong các chương trình giám sát tôi đều đưa ra kết luận và được các cơ quan nhà nước quan tâm. Chính phủ cũng quan tâm đến kết luận của đoàn giám sát. Sau khi có kết luận các cơ quan sẽ kiểm tra, như vậy mới đúng là giám sát của nhân dân” – ông Ksor Phước nói.
Sau 3 lần thực hiện giám sát chuyên đề, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết, kết quả từ hoạt động giám sát thu được rất lớn, góp phần hoàn thiện cho các dự án luật vì ban soạn thảo xây dựng không đáp ứng được yêu cầu, địa phương chuẩn bị cũng rất sơ sài. Tuy nhiên, ông Giàu cũng thẳng thắn chỉ ra rằng, vì có thể trong luật chưa quy định rõ ràng nên số lượng thành viên đoàn giám sát tham gia chưa thường xuyên. Do số lượng đại biểu tham gia giám sát quyết định đến chất lượng giám sát nên cần phải quy định rõ điều này trong luật.
Cùng đề cập đến vấn đề trách nhiệm của đại biểu giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, có nhiều trường hợp không chấp hành đúng thành phần, buổi đi buổi vắng, không đi cũng không báo cáo, hỏi tới thì bảo bận. Ông Sơn đề nghị quy định trong luật, nếu đại biểu vắng phải báo cáo đầy đủ, nếu vắng dài ngày phải bố trí người khác thay thế.
“Đến một tỉnh giám sát mà chỉ có một ông đại biểu Quốc hội với một ông nữa là hai. Cuộc giám sát như vậy không có uy, không đúng mục đích, yêu cầu đề ra. Luật cần quy định trách nhiệm của đại biểu phải tham gia từ đầu đến cuối, nếu vắng phải báo cáo thay thế, nếu không chấp hành thì cuối năm kiểm điểm đánh giá” – ông Sơn đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị luật cần quy định rằng, nếu đoàn đại biểu Quốc hội đến giám sát, phải có kết luận, ra yêu cầu kiến nghị với cấp có thẩm quyền. Tùy theo mức độ sự việc mà có thể vừa yêu cầu vừa kiến nghị, nhưng đã giám sát phải có kết luận và đoàn giám sát phải chịu trách nhiệm với kết luận của mình.
Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn luật lần này phải quy định làm sao sau khi có kiến nghị của đoàn giám sát thì bên kia phải làm thế nào, thậm chí nếu không làm thì sẽ thế nào...
“Điều nhân dân quan tâm nhất là hiệu lực giám sát. Giám sát gì? Ở đâu cũng vừa phải thôi nhưng quan trọng là phải có hiệu quả. Đừng có tham quá. Sức đến đâu làm đến đấy, miễn là mang lại lợi ích cho dân” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
                 Thành Nam/Infonet
---------------

5 nhận xét:

  1. Tin buồn: ông CongSon bệnh đã trở nên rất nặng, đang nhập bệnh viện Nha Trang. Chúng ta có thể sắp mất đi một tay bình luận kiểu AQ...

    Trả lờiXóa
  2. "...Đừng có tham quá. Sức đến đâu làm đến đấy, miễn là mang lại lợi ích cho dân” – Chủ tịch Quốc hội lưu ý.
    Nhưng đối với việc tham nhũng thì sức có thừa, 200% đấy, anh Hói nhỉ?!

    Trả lờiXóa
  3. "Sức đến đâu làm đến đấy"? Biết "sức" các cha cụ thể ra làm sao? Nhưng có vẻ người dân nói các cha làm gì có "sức"?!
    Cha Hói này sao cứ ăn nói như dở hơi? Đến bao giờ mới hết phọt phẹt như khỉ vậy?

    Trả lờiXóa
  4. Ong Phuoc va ong Hung tu cho minh chinh la nhan dan ma dung ra cac ong chi la dai dien cho dan ve mat hinh thuc thoi. Quoc hoi cac ong giong het dang va nha nuoc nay thi dai dien cho ai nhi ?

    Trả lờiXóa
  5. Chỉ ở VN hiện nay mới có những thằng con coi mình không phải là "nhân dân"! Chúng là quái thai!

    Trả lờiXóa