Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Một số ý kiến về QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG

                                                        Ảnh minh họa 
* TÔ VĂN TRƯỜNG
Từ xưa đến nay, yếu tố quan trọng nhất trong xây dựng và phát triển của đất nước chính là con người.  Con người sinh ra thể chế và thể chế lại tạo nên con người. Đây là mối quan hệ nhân quả. Đất nước ta, lúc nào cũng có nhiều người hiền tài, tuy nhiên từng thời kỳ, từng lúc mà nguồn hiền tài đó được khơi ra như thế nào.
Lịch sử nước ta có ông Tô Hiến Thành là vị quan minh triết, được Vua Lý Anh Tông ủy quyền phò ấn chúa. Khi ông đau yếu luôn có Vũ Tá Đường gần gũi chăm sóc, thuốc thang bên mình. Khi Tô Hiến Thành lâm chung, triều đình hỏi ai có thể thay ông,  Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá vì đất nước cần người tài giỏi, có tâm để giúp nước chứ không phải là người gần gũi, quen hầu hạ mình. Tấm gương về biết trọng dụng hiền tài của Tô Hiến Thành được lưu danh mãi trong lịch sử.
Năm 2015, nước ta tổ chức đại hội Đảng các cấp để tiến tới đại hội Đảng toàn quốc theo kế hoạch vào đầu năm 2016. Ngoài việc góp ý cho các Văn kiện của đại hội Đảng, một vấn đề được nhiều giới trong xã hội quan tâm đó là công tác nhân sự.
Quy hoạch cán bộ hiểu theo nghĩa là làm các việc  cần thiết để có  những người đủ điều kiện  thay thế những người rời vị trí hiện nay (vì mọi lý do). Một quy hoạch đích thực như vậy nằm ngay trong hoạt động thường xuyên của bộ máy. Cấp ủy thông qua một danh sách cán bộ được quy hoạch là việc cần, nhưng không được cấm hoặc hạn chế quyền dân chủ của đảng viên trong ứng cử, đề cử và  bầu cử.
Theo Điều lệ Đảng, cấp ủy cũ  có trách nhiệm và có quyền giới thiệu với đại hội danh sách các chức danh cần bầu, nhưng  không có quyền  vi phạm quyền bầu cử của các đại biểu đại hội. Trong Quy chế mới đưa ra về bầu cử trong Đảng (Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành trung ương Đảng) có một số  quy định hạn chế quyền ứng cử, đề cử, bầu cử không đúng với Điều lệ Đảng.
Điều 13 về ứng cử, đề cử (trích Quy chế)
1.     Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cập nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử, không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
2.     Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử , không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.
3.     Ở các hội nghị của ban chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử, không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Bình luận
Theo quy chế bầu cử nêu trên, một cấp ủy viên ứng cử hoặc  đề cử nhân sự nhưng bị thiểu số khi cấp ủy biểu quyết danh sách bầu cử thì không được nêu lại đề xuất của mình trước Đại hội, dù đây là phát biểu có tổ chức. Điều lệ Đảng hiện hành quy định tại Điều 9, khoản 5: “Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền xem xét ý kiến đó, không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.”
Như vậy, ý kiến  của đảng viên về lựa chọn nhân sự khi bị thiểu số không được quyền bảo lưu và nêu ra ở cấp cao hơn. Vô hình trung, Quy chế bầu cử đã tước bỏ quyền bảo lưu ý kiến của đảng viên quy định trong Điều lệ Đảng. 
Điều 16 quy định về số dư và danh sách bầu cử (trích Quy chế)
1.Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử cấp ủy và ban thường vụ cấp ủy phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự cấp ủy và ban thường vụ có số dư từ 10% - 15%...
5.Trường hợp cần bầu lấy số lượng 1 người thì danh sách bầu cử là 2 người ; bầu lấy số lượng 2 người thì danh sách bầu cử là 3 người; bầu lấy số lượng từ  3 người trở lên thì danh sách danh sách bầu cử có số dư tối đa không quá 1/3 số lượng cần bầu.   
Bình luận
          Quy chế bầu cử khống chế số dư trong danh sách bầu cử thường được giải thích là để tránh sự phân tán trong kết quả bầu cử. Điều đó không quan trọng bằng yêu cầu bảo đảm dân chủ trong việc ứng cử, đề cử và có hình thức tranh cử để các đại biểu có cơ sở suy xét, cân nhắc khi bỏ phiếu.
Ban chấp hành Trung ương quy định khống chế số dư trong danh sách bầu cử là vượt quyền Đại hội vì Điều lệ Đảng hiện hành nêu rõ ở khoản 2, Điều 9 :”Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên” và khoản 3 Điều 12 ghi rõ ”Danh sách bầu cử do đại hội thảo luận và biểu quyết”.
Điều 19 Bầu cấp ủy  (trích Quy chế)
4.     Đoàn chủ tịch tổng hợp danh sách những người ứng cử, được đề cử, đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo đại hội xem xét, quyết định. Lấy phiếu xin ý kiến của đại hội đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử (nếu cần).
Bình luận
Quy định “nếu cần” mà không làm rõ trường hợp nào được coi là cần, thì dễ bị áp dụng tùy tiện.
Việc lấy phiếu xin ý kiến chỉ đặt ra đối với các trường hợp ứng cử, được đề cử; trong khi đó Điều 16 của Quy chế bầu cử quy định tại khoản 2 “Danh sách ứng cử viên do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị)”. Như vậy, có sự phân biệt đối xử giữa những người được cấp ủy triệu tập đại hội đưa vào danh sách ứng cử viên với những người tự ứng cử, được đề cử tại đại hội. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong bầu cử bị vi phạm khi các ứng cử viên trong danh sách bầu cử có vị thế khác nhau.
Riêng về quy định quyền của Bộ Chính trị/Ban thường vụ quyết định danh sách quy hoạch, nếu kèm theo đó là quy định chỉ người trong quy hoạch mới được quyền ứng cử, có nghĩa là Bộ Chính trị/Ban thường vụ quyết định người được ứng cử là trái hoàn toàn  với Điều lệ Đảng.
Quy định Bộ Chính trị/Ban thường vụ quản lý cán bộ nhưng một khi ban chấp hành đã bỏ phiếu đa số thì Bộ Chính trị/Ban thường vụ không có quyền làm trái. 
Đại hội đảng bộ các cấp hoặc Đại hội Đảng toàn quốc có vị trí cao hơn so với các hội nghị cấp ủy cả về chức năng, trách nhiệm và quyền hạn. Quy định cấp ủy viên là đại biểu của đại hội không được thực hiện quyền bầu cử hoặc thể hiện quan điểm của mình khác với nghị quyết của cấp ủy là bất hợp lý. Ứng cử và để cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp là quyền của đại biểu trong đại hội và của đảng viên.  Không thể quy định rằng đại biểu đại hội không được phép phát biểu ý kiến riêng của mình hoặc biểu quyết khác với những kiến nghị đã được đa số trong cấp ủy biểu quyết tán thành.
Thay cho lời kết
Hồ Chí Minh đã nhận xét rất chí lý "Trong các ngành hoạt động của chúng ta, nào chính trị, nào kinh tế, nào quân sự, văn hoá, không thiếu những người có năng lực, có sáng kiến. Nhưng vì cách lãnh đạo của ta còn kém, thói quan liêu còn nồng cho nên có những người như thế cũng bị dìm xuống, không được cất nhắc. Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh đạo".
Ngày xưa “Chúa sáng có tôi hiền”, ngày nay cũng vậy. Muốn có giống nòi tốt, những hạt nhân để quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước thì phải đổi mới cơ chế bầu cử, cơ chế nhân sự, có tranh cử thực sự.
Người dân biết rằng một khi động chạm đến lợi ích thì nhiều người sẵn sàng xét lại cả định lý Pythagore và đưa những luật lệ nằm ngoài tầm kiểm soát của lý trí. Điều lệ khẳng định Đại hội Đảng toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất. Đã là cơ quan lãnh đạo cao nhất thì không có bất cứ cơ quan nào khác quy định cho nó phải làm gì. 
Tin rằng các đại hội Đảng bộ các cấp sẽ thực hiện dân chủ trong bầu cử Ban chấp hành Đảng bộ và các chức danh lãnh đạo qua bầu cử, đặc biệt là đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc khóa 12 sẽ sáng suốt thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đưa ra hàng loạt vấn đề đáng bàn và làm rõ để lựa chọn những  người xứng đáng vào Ban chấp hành trung ương Đảng  khóa 12.
TVT (Tác giả gửi BVB)
------------- 

35 nhận xét:

  1. Nguyễn Hoàng Lamlúc 20:38 24 tháng 3, 2015

    Tôi đã nghe nhiều người nói về sự mất dân chủ trong quy chế bầu cử, đọc bài viết này càng hiểu rõ hơn nguyên nhân vì sao các lớp lãnh đạo tiếp theo thường yếu kém hơn lớp trước do phần lớn là "hôn nhân cận huyết". Làm thế nào để Trung ương lắng nghe tiếp thu các ý kiến phản biện xác đáng sửa lại quy chế mâu thuẫn với Điều lệ đảng là trách nhiệm của đảng viên

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã nát rồi mà góp ý để là gì, góp ý ai nghe. Hãy để cho nó tự chết đi cho dân đỡ khổ.

      Xóa
    2. Mình không quan tâm đến cái đảng này.

      Tôi quan tâm là khi nào, lãnh đạo của họ RA LỆNH cho quốc hội: Xóa bỏ điều 4 hiến pháp!. Khi đó cái đảng này, không còn NGỒI XỔM trên luật pháp nữa!

      Xóa
    3. Tôi không hiểu sao tác giả TVT.lại
      quan tâm đến cái gọi là "quy chế
      bầu cử trong đảng",dù tôi đồng ý
      với nhiều bài viết kháccủa ông.
      Đảng bầu đảng cử ai là việc riêng
      của đảng,chẳng có gì đáng phải
      bận tâm cho bằng người dân bầu
      cử tự do và dân chủ vì làm được
      như thế thì chính quyền mới có
      chính danh là họ được nhân dân
      uỷ thác để điều hành đất nước !

      Xóa
    4. chẳng ý kiến ý cò nào mà "cuốc gật" chấp nhận, bởi mục đích cái quy chế đảng cử bắt dân phải bầu là cái giúp cho "lãnh đạo tiệt đối và toàn Riện" có thế thì mới đảm bảo cho một mình một chợ múa gậy vườn hoang một cách dễ dàng theo Điều 4 hiếp pháp do đảng soạn ra.

      Xóa
    5. Dao sắc mấy cũng không bao giờ tự gọt nổi chuôi, huống hồ dao nhụt như chì nướng.
      Còn điều 4 hiếp pháp thì những góp ý kiến nghị chỉ là nước đổ lá môn.

      Xóa
  2. Danh sách quy hoạch cán bộ kiểu áp đặt này thì nếu không cùng cạ với mình thì phải mạnh vì gạo bạo vì tiền. Cứ nhìn bản mặt số vị lãnh đạo phát biểu luôn phải cầm giấy đọc sẵn kể cả khi nói mấy lời cám ơn đủ thấy năng lưc của chính khách.

    Trả lờiXóa
  3. Trong đảng mà còn mất dân chủ như thế, nói chi xã hội không loạn mới lạ. Thủ đô chặt cây cảnh không thèm hỏi dân, tham nhũng công khai trước bàn dân thiên hạ còn ngụy biện. Đất nước có cả rừng luật nhưng lại xử theo luật rừng chung quy do hậu quả cách đào tạo quy hoạch kiểu "bỏ túi" con người mà ra cả thôi.

    Trả lờiXóa

  4. BÌNH LUẬN CHÍNH TRỊ

    Hiện nay bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam tựa vào điểm tựa nào vững chắc nhất ?
    - Dựa vào chủ nghĩa Mác thì hiện nay không phổ biến không thực dụng ….
    - Dựa vào dân : Mất uy tín do Quốc nan tham nhũng
    - Dựa vào Chủ nghĩa tư bản là đa đảng thì đảng x khống chế
    - Dựa vào kinh tế thị trường XHCN : Có nhiều tham nhũng
    - Dựa vào Trí tuệ : Thiển năng trí tuệ : Phá cả cây xanh Hà Nội
    - Dựa vào Trung Quốc thì Mất nước
    - Dựa vào Mỹ thì Họ không thật lòng
    - Dựa vào Nga thì họ chỉ muốn bán vũ khí

    Dựa vào Tổ tiên người Việt là chỗ dựa duy nhất và vững chắc nhất , kể cả về kinh tế , văn hóa và chinh trị Quân sự . Người dân Việt Nam có thể không nghe ai chứ đối với Tổ tiên người Việt thì người dân dăm dắp nghe theo ngần như tuyệt đối và đi theo truyền thống của dân tộc Việt Nam là Tốt nhất : Lấy dân làm gốc , lấy Tổ tiên làm đầu ? Đó là chủ nghĩa dân tộc Việt .

    Biết tình hình này Tổ tiên người Việt đã đang chọn lựa người Hiền tài cho đất nước , Trong tết nguyên Đán là chọn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng : Nhưng ông ta không thật lòng , không vượt được qua cám dỗ của vật chất …Như vậy là bỏ mất cơ hội ngàn năm : Hiện nay Tổ tiên người Việt đang khẩn trương lựa chọn người Hiền tài đứng đầu đất nước : Theo cụ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm thì ngoài tháng 6/2015 mới có Thiên Tử xuất hiện : Tiên sinh ức trai Nguyễn Trãi cũng nói như vậy : Mong sao đất nước Việt Nam được hiển vinh từ đây ? Điềm trời đã định , ai cũng mong việc này sẽ đến .

    Trả lờiXóa
  5. Không chỉ riêng những đại biều đại hội là cấp ủy viên bị thiểu số khi biểu quyết ở cấp ủy mà ngay cả những đại biểu thuộc diện đa số tán thành khi biểu quyết ở cấp ủy, nhưng ra đại hội qua thảo luận, tranh luận... cũng có thể và hoàn toàn có quyền thay đổi chính kiến để tiếp cận chân lý, không bảo thủ, u mê... Đó chính là quy luật phát triển trong quá trình nhận thức của mỗi người, không thể kìm hãm, gò ép bằng những biệp pháp cứng nhắc, thiếu dân chủ.

    Trả lờiXóa
  6. Ứng cử và để cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp là quyền của đại biểu trong đại hội và của đảng viên. Vì vậy không thể coi danh sách ứng cử, đề cử của các đại biểu (ngoài danh sách do cấp ủy triệu tập đại hội chuẩn bị) chỉ là danh sách phụ. Quy định như vậy là phân biệt đối xử, không tôn trọng quyền bầu cử của các đại biểu, vi phạm nguyên tắc dân chủ, bình đẳng trong bầu cử tại đại hội; không đề cao được trách nhiệm của đại biểu, gây tâm lý ỷ lại vào sự chuẩn bị nhân sự của cấp ủy, dẫn đến bầu theo cảm tính.
    Mặt khác quy định này sẽ triệt tiêu luôn ý định ứng cử của những người nằm ngoài danh sách do cấp ủy cũ chuẩn bị, hoặc nếu có ai đề cử thì cũng kiên quyết xin rút vì cho rằng mình không thể có cơ hội trúng cử vì chỉ là danh sách “phụ”. Quy định như vậy về hình thức là để thực hiện nguyên tắc “tập trung” nhưng thực chất sẽ trở thành biện pháp để gạt bỏ những người có đủ đức, tài và được nhiều người tín nhiệm nhưng không “được lòng”đa số thành viên cấp ủy (mà trên thực tế không phải cấp ủy nào cũng thật sự trong sạch, vững mạnh và cũng không phải ý kiến của đa số lúc nào cũng đúng).
    Để đảm bảo thật sự dân chủ và phát huy trí tuệ tập thể của đại hội, cấp ủy triệu tập đại hội có thể chuẩn bị trước danh sách bầu cấp ủy mới, nhưng Đoàn chủ tịch không công bố trước mà cứ để các đại biểu tự ứng cử và đề cử, sau đó nếu thấy cần sẽ đề cử bổ sung theo danh sách cấp ủy cũ chuẩn bị.
    HTT

    Trả lờiXóa
  7. Qui định về đề cử và ứng cử chuẩn bị cho ĐH XII hết sức "phản dân chủ".
    Còn về Quốc hội thì ta chẳng giống ai, ngoài mấy nước, có thể như Cuba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Lào. "Đảng lãnh đạo thì đảng phải chọn người để thực hiện đúng chủ trương, nghị quyết của đảng" (Vì vậy nên anh nào nói trái tai BCT đều bị loại ra trong khóa sau). Muốn dân chủ hóa thực sự thì phải thay đổi hàng loạt vấn đề, kể cả Điều Lệ đảng và Hiến Pháp mới được thông quan 2013. Còn thay đổi một số điều như qui chế thì cũng chỉ là phần ngọn.
    NC

    Trả lờiXóa
  8. giờ này mà vẫn có người tin vào đảng có dân chủ ..hay đơn giản vào đảng thì ...chả trách VN thụt lùi mãi ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn có người tin đấy. Học sinh đương nhiên là có xu hướng tin vào những gì bị dạy dưới mái trường XHCN!
      Rời khỏi đó, họ mới bắt đầu có nhận định riêng.

      Xóa
  9. Nguyễn Thành Sơnlúc 01:39 25 tháng 3, 2015

    1/ Ngay cả công tác quy hoạch mà hiện nay đảng đang "thống nhất lãnh đạo" là một ngụy biện, học mót của láng giềng, không phù hợp với qui luật vận động khách quan trong biện chứng của Mác. Cách tốt nhất vẫn là tranh cử, thi cử công khai, hoặc bầu cử dân chủ. Bầu bán theo qui hoạch là đi ngược với nguyên tắc "dân chủ (trước), tập chung (sau)" của Lê Nin.
    2/ Liên quan đến các chức danh/chức vụ phải bầu cử thì phải theo nguyên tắc cơ bản của bầu cử là tự do, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các nguyên tắc khác không có khái niệm trong bầu cử dân chủ. Ở các nước có nền dân chủ thực sự (real democracy) để bầu ra chỉ 1 tổng thống nhưng vẫn chấp nhận hàng chục ứng cử viên. Về mặt toán học, hoàn toàn cho phép tính ra được số ứng cử viên để chỉ cần bầu một lần là "chụm", nhưng điều đó lại phủ nhận tính dân chủ của bầu cử, vì vậy, người ta vẫn chấp nhận bầu theo vòng 1, vòng 2, thậm trí vòng 3 (loại dần những người có số phiếu ít nhất) để cho việc bầu đi tới tận cùng của dân chủ.
    3/Vấn đề cũng cần cân nhắc nữa là giữa "đảng" và "nhà nước", thực thể nào quan trọng hơn. Cả Lên Nin và HCM đều coi trọng nhà nước hơn đảng. Lê Nin là người sáng lập ra đảng bôn sê vích, nhưng chưa bao giờ ký tến là chủ tịch hay bí thư của đảng CSLX cả. Lên Nin chỉ ký với danh nghĩa "chủ tịch hội đồng dân ủy" (tựa như Thủ tướng chính phủ). Stalin cũng vậy, trong văn khố của ĐCSLX, người ta chỉ tìm thấy duy nhất có một lần Stalin ký dưới chức danh "bí thư thứ nhất" và trên thực tế, ông chỉ kiêm làm và ký khi cần thiết với chức danh đơn giản chỉ là "secretary" của đảng như những secretaries khác trong ban thư ký (secretariat) của ĐCSLX. Sau này ta cứ dịch từ tiếng Nga qua tiếng Tầu nên "thư ký" thành "bí thư", "ban thư ký" thành "ban bí thư" để cho "oai" là chính, chứ không đúng nghĩa theo cách hiểu của người sáng lập.
    4/ Việc coi "bộ chính trị" là cơ quan cao nhất của đảng cũng không đúng. Dưới thời Lên Nin, bên cạnh "ủy ban về công tác chính trị" (mà ta đã nâng cấp gọi là "bộ chính trị" bây giờ) còn có 1 "ủy ban về công tác tổ chức" (mà ta lại hạ cấp thành "ban tổ chức"). Lê Nin coi hai ủy ban ("bộ") này là ngang nhau.
    5/ Nhiều mệnh đề chính của chủ nghĩa Mác- Lenin đã bị "tam sao thất bản" ở Việt Nam ngay từ khi còn ít người giỏi tiếng Nga, phải tham khảo qua tiếng Tầu. Sau này, (sau vụ Beria) đến thời Khơ rúp xốp cũng chỉ khiêm tốn đóng vai "bí thư thứ nhất". Sang thời Brezonhev lại đổi hẳn ra "tổng bí thư" để đặt Hội đồng bộ trưởng (Hội đồng dân ủy ngày xưa thời Lenin) và quốc hội (Xô viết tối cao) xuống "chiếu dưới" thấp hơn nhiều là không đúng như quan điểm của Lê Nin trong "bàn về nhà nước" vv...
    NTS.

    Trả lờiXóa
  10. Công việc định hướng nhân sự là một công việc rất cấp bách và rất quan trọng trong bối cảnh của xã hội chúng ta.

    1. Hiền, tài là nguyên khí của đất nước. Ai cũng biết vậy, nhưng hiền, tài được định nghĩa như thế nào ? Và thế nào là đúng...vì con biết nịnh cha, mẹ là con ngoan?

    Thực ra, xã hội của chúng ta cũng chưa thoát được tư tưởng trọng tình cảm cá nhân, cả nể, né tránh vì cho rằng ko có sự hoàn thiện ở trên đời vì chúng ta xuất phát điểm tro ng cần lao, khổ ải và chắt chiu lượm nhặt mọi sự ủng hộ của bạn bè năm châu. Do vậy mọi sự cố gắng chỉ nhìn lên và nhìn cái kề cận để so sánh mà khẳng định tốt xấu.
    Trên thực tế, đứng ở lăng kính khác của sự phát triển, người Việt khom lưng quá so với năng lực của bản thân hoặc ngược lại - quá tự cao tự đại, phách lối vô cớ và thiếu giáo dục.
    Chúng ta không nên quá cầu toàn và quá khiên cưỡng. Hãy dũng cảm và tin tưởng trao quyền cho lớp trẻ đã được tiếp cận với học thức tiên tiến nhặt bằng chung của đa số quốc gia phát triển, thực hiện ước mơ công nghiệp hoá nền kinh tế nước nhà.
    Muốn đột phá việc thực hiện kết quả học tập vào thực tế để tạo ra một bức tranh mới về sự hoàn thiện, chúng ta lớp đi trước cần trao lại cho thế hệ tiếp nối một môi trường đủ sạch và tinh khiết để thực hiện giấc mơ " tư duy tinh giản và tư duy sáng tạo".

    2. Đã là vì tiến bộ chúng ta nên áp dụng những nguyên tắc cơ bản về tư duy - như quy luật đồng nhất, quy luật không mâu thuẫn, quy luật triệt Tam.

    Người dân chỉ hy vọng người lãnh đạo sáng suốt, cầm cân nẩy mực chính xác từ tư duy lãnh đạo vì bản sắc dân tộc, vì cơm no sao ấm của mỗi gia đình. Trật tự trên ra trên dưới ra dưới dễ hiểu dễ thực hiện.

    Khi chúng ta đã có định hướng đúng- các phương pháp triển khai tư duy tinh gọn và sáng tạo sẽ dễ thực hiện đúng. Người Việt chúng ta không thiếu người đủ khả năng làm những công việc đó.
    DPL

    Trả lờiXóa
  11. Nhiều người có cảm giác cần đề phòng bàn tay của TQ vào công tác nhân sự của nước ta. Bàn tay ngoại ban đã thâm nhập vào khắp nơi. Tạm thời có thể nó chưa cần chiếm đất ta song các phá hoại của nó nguy hiểm không kém. Từ nửa thế kỷ trước, kéo nhau lên đồi núi, xa nguồn tài nguyên xa người tiêu dùng để xây nhà máy thép. Toàn bộ ngành mía đường VN bây giờ coi như vất đi và ngay chuyện đốn cây ở HN chưa gì đảm bảo là không có phá hoại ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TQ nó có dịp mua gỗ sưa giá "hợp lý"

      Xóa
  12. Mấy chục năm nằm trong đảng, tôi nhận thấy công tác tổ chức cán bộ của đảng càng ngày càng tệ hại. Hầu hết cán bộ được gọi là bầu cử, đề bạt thực chất là ban tặng. Anh nào có trình độ buôn vua giỏi, anh đó có chức quyền. Vì thế, cán bộ cấp huyện cấp xã, cấp tỉnh nhiều nơi là những băng nhóm cánh hẩu. Ở mỗi cấp đều có một nhóm người đích thị là vua, họ có quyền ban phát chức tước cho kẻ mà họ cho là ngoan, biết điều. Hậu quả của chuyện này là không riêng ông bí thư huyện ủy, tỉnh ủy, mà tổng bí thư của đảng khi được đưa lên ngôi đều bộc lộ sự yếu kém, làm trò cười cho thiên hạ, làm cho đất nước bị trọng thương lần này đến lần khác.

    Trả lờiXóa
  13. Mấy ông lãnh đạo ĐCS giờ có tài năng đức độ gì đâu mà lo được cho đoảng? Chức vụ thì mua từ bé đến lớn, học hành bằng cấp cũng mua tuốt , đâu có vì sự tồn vong của đoảng chỉ vì cái túi tham lam vô độ thôi. Với đoảng của họ mà còn thế với dân thì đâu có cần , chính tay phó ban Tuyên huấn Long của Hà nội đã nói trắng phớ ra thế rồi. Họ dùng CA-QĐ chỉ để bảo vệ cho lợi ích cá nhân họ , phe cánh họ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  14. Phân tích đánh giá của TÔ VĂN TRƯỜNG đối với qui chế 244 do TRONG LÚ kí ban hành ngày 9/6/2014 là chính xác Tôi hiện đang là BTĐU của một đơn vị LLVT cũng đã phát biểu diều đó . Nhưng theo tôi xét cả quá trình từ khi làm TBT của TRỌNG LÚ đến nay . TRỌNG LÚ đã thua BA DŨNG 2-0(HỘI NGHỊ TƯ6 TƯ7) ,mục đích TRỌNG phải kí QC244 là để loại DŨNG ra khỏi cuộc chơi quyền lực , nhằm đưa phái thân TRỌNG (DUY Ý CHÍ ,BẢO THỦ , GIÁO ĐIỀU , THÂN TÀU KHỰA ) vào BCT khóa 12 tới . QC244 so với QC220 do MẠNH RĂNG CHẮC C...DÀI kí năm 2009 nó độc tài hơn nhiều . Gần 200 UVTW ĐCSVN vì họ đều có phần trong đó cả họ không dám ý kiến đâu góp ý với chúng nó cũng bằng thừa

    Trả lờiXóa
  15. Nhìn ảnh rất chối . Mấy bà áo đỏ quần vàng , không biết trong là mầu gì . Yêu đảng đến thế là cùng .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bên trong là:" Không có gì..." cả đen lẩn bóng .

      Xóa
    2. Nếu hai mẹ này yêu chế độ quá, suy ra bên trong là" búa niềm"!
      (Bảo Trâu)

      Xóa
  16. Đừng mong hảo huyền! sự thay đổi. Nhưng việc cần nói phải nói. Vì đó là chân lý.
    Chỉ có sự dốt nát -lọc lừa - mị dân thì Đ này mới tồn tại được. Đó cũng là chân lý!
    Thay đổi để mất tiền - quyền à! Rằng NGU mới mong điều đó. Đó là chân lý!
    Túm lại cái Đ này chỉ lo cho nó chứ chẳng vì dân tộc và đó cũng là chân lý nốt. Ôi thôi , mong gì Bác Trường!!!!

    Trả lờiXóa
  17. Thực tế là sau khi cướp chính quyền Trần Trọng Kim, đảng này chẳng làm gì ra hồn ngoài việc vinh thân phì gia của bộ phận không nhỏ!
    Đất nước đang ở đáy của thế giới mà vẫn tự sướng "tự hào", "phát triển", "đi lên"...?
    Không hiểu nổi!!!
    Thiếu trí tuệ!

    Trả lờiXóa
  18. Nhóm lợi ích đang thâu tóm mọi quyền lực , họ chỉ tạo dân chủ hình thức nhằm che đậy bản chất của một chế độ đảng trị đã lỗi thời , họ không cần dân chủ , không cần dân bàn . Họ có quyền ban phát các chức tước nếu người nào biết nghe lời , và ngoan ngoãn phụng sự họ , người tài giỏi thì bị trù dập đẩy họ ra ngoài , bọn quan chức giỏi nịnh bợ được cân nhắc xếp các vị trí trọng trách . Từ đó tệ tham nhũng , chạy chức chạy quyền , loại cán bộ công chức bằng thật nhưng học giả , sáng cắp ô đi , chiều cắp ô về . Sau bao. năm hô hào đổi mới công tác cán bộ các cấp , trọng dụng hiền tài . Nhưng sau các nhiệm kỳ đại hội đảng các cấp thì đội ngũ cán bộ lại càng thiếu năng lực ( không có tâm , không có tầm ) , nặng về bè cánh và nhóm lợi ích . Kinh tế của đất nước kém phát triển tụt hậu so với các nước Lào , CămPhuChia đạo xã hội ngày càng xuống cấp , chủ quyền biên giới hải đảo bị giặc phương bắc xâm lấn . Nếu còn chế độ đảng trị , và nền dân chủ hình thức thì đất nước Việt Nam , và dân tộc Việt Nam cũng chỉ là nước nhược tiểu mà thôi .

    Trả lờiXóa
  19. Hồi chúng tôi là còn hình ông Ăng-ghen mà? Nay đâu rồi? Bị đá đít à? Lý do?
    Nên hồi đó mới có chuyện anh du kích khi kết nạp đảng Lao động VN dõng dạc:
    - Thưa ba thằng Tây theo phe ta!

    Trả lờiXóa
  20. Cứ bầu cử giả dối , hình thức như xã hội VN hiện nay như bầu quốc hội , hội đồng ND hay các cơ quan của đảng v.v.v.Theo tôi tốt nhất là KHÔNG TỔ CHỨC BẤT KỲ CUỘC BẦU CỬ NÀO NỮA . Làm như vậy đỡ tốn tiền và thời gian của nhân dân !!!

    Mất tiền để tổ trức bầu cử phải mang lại lợi ích gì chứ !!!. Tôi thấy lợi ích duy nhất của bầu cử ở VN hiện nay là Đảng CS VN muốn đánh lừa nhân dân thế giới rằng VN là nước dân chủ , vẫn có bầu bán như mọi nước .

    Trả lờiXóa
  21. Bài viết chững chạc thẳng thắn xây dựng mong đến tai những người có quyền bỏ phiếu trong đảng

    Trả lờiXóa
  22. Tôi hoan nghênh ý kiến này : "Cứ bầu cử giả dối , hình thức như xã hội VN hiện nay như bầu quốc hội , hội đồng ND hay các cơ quan của đảng v.v.v.Theo tôi tốt nhất là KHÔNG TỔ CHỨC BẤT KỲ CUỘC BẦU CỬ NÀO NỮA . Làm như vậy đỡ tốn tiền và thời gian của nhân dân !!!

    Trả lờiXóa
  23. Các nơi chuân bị đại hội đảng cơ sở theo quy chế hướng dẫn của trung ương thì với những con người được chỉ định sẵn thì còn hòng gì ở đại hội đảng toàn quốc nữa nhỉ?

    Trả lờiXóa
  24. Đảng cử dân bàu hay trung ương cũ đề cử người mới bàu cứ thế tiến lên

    Trả lờiXóa
  25. Đại hội chỉ là hình thức thôi.Ông Tô Huy Rứa đang đi đại hội từ cấp tỉnh đó.TW cũng thế thôi , bàn làm gì? Các vị còm đa phần là ĐV chắc đang mong một ĐH dan chủ , minh bạch cứ chờ xem.

    Trả lờiXóa
  26. HÌNH THÁI XÃ HỘI HIỆN NAY THỰC CHẤT LÀ PHONG KIẾN TẬP QUYỀN. BÀU LÁ HÌNH THỨC, CHÍNH THỨC LÀ BÁN CHỨC , MUA QUYỀN

    Trả lờiXóa