Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

"Chúng ta đang đi mà ‘không biết đi đâu’!"

“Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thổ lộ tâm tư cá nhân như vậy tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức.
Quẩn quanh chuyện cải cách
“Việt Nam đã và đang làm nhiều để cải cách thể chế như cải cách doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, xây dựng pháp luật… nhưng có vẻ chưa đủ nên ta lại tiếp tục cải cách thể chế”, ông Dũng nhận xét.
Ông bổ sung thêm: “Tôi có cảm giác ở đâu đó vẫn thiếu cái gì đó khiến ta thấy chưa đúng, chưa đủ, chưa yên tâm, thấy vẫn cần phải đổi mới tiếp. Vậy bản chất cốt lõi là gì để chúng ta tìm được chìa khóa để cởi bỏ được, nếu không cứ cải cách lặp đi lặp lại mãi, làm mất cơ hội và thời gian của cả đất nước, nền kinh tế”.
Theo Thứ trưởng Dũng, bản chất thể chế là các quy định, thể lệ, luật chơi mà nhà nước đưa ra làm công cụ để giám sát, kiểm tra, và rồi điều chỉnh các quy định đó khi thấy không phù hợp.
“Nhưng tôi e ngại việc là chúng ta đang lạm phát các quy định, rồi quay lại điều chỉnh”.
Ông ví von, cuộc sống đang là dòng chảy, thì Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế.
Ông Dũng đặt câu hỏi: “Như thế có phải là cải cách không? Tất cả câu chuyện như vậy ta phải nhìn như thế nào?”. Và ông tự trả lời: “Chứ cá nhân tôi thấy, nếu dòng chảy đang tốt thì chúng ta phải hướng cho dòng chảy đúng chỗ nhanh hơn, mạnh hơn, thế mới là cải cách. Chứ không thể tư duy là bỏ đống đá vào, rồi thấy vướng, lại dỡ bỏ ra là cải cách”.
            Theo ông Dũng, không giống các quốc gia khác ngay từ đầu đã chọn được đường đi, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, nghĩa là trước đây đi theo một hướng, nhưng nay lại chuyển sang hướng khác.
Bên cạnh đó, với xuất phát điểm thấp, nguồn lực hạn chế nên nền kinh tế Việt Nam “có đặt thù riêng”. Làm sao để nền kinh tế này tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ tốt của thế giới mà các nước đi trước phải mất cả vài trăm năm để có.
“Chúng tôi thích những cái hay nhất của thế giới, những cái là quy luật khách quan, tự nhiên. Chúng ta phải đi theo là đúng. Nhưng Việt Nam cũng có những điều kiện riêng biệt, mà mà chúng ta phải hài hòa hóa. Cái này là cái gì?”, ông nói.
Không nên xem trọng chuyện "đặc thù"
Trả lời một phần những băn khoăn của Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nói: “Chúng ta hay nói Việt Nam ta khác, Việt Nam ta đặc thù. Theo tôi, chúng ta không nên nhấn mạnh điều đó, vì nếu chúng ta nhấn mạnh sự khác biệt, thì chúng ta đã tự đẩy ra ngoài lề trong quá trình toàn cầu hóa”.
“Nếu chúng ta đặc thù, thì chúng ta nên nắn chúng ta để đi vào dòng chung, đi theo chuẩn quốc tế”, ông Cung bổ sung thêm.
Ông giải thích, nhiều ý kiến cho Việt Nam là đặc thù, vì Việt Nam nghèo, vì có chiến tranh, vì chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trên thế giới không phải chỉ Việt Nam mới có những điểm này. Hơn nữa, chiến tranh đã qua 40 năm, chuyển đổi kinh tế cũng được 30 năm.
Những năm 60 của thế kỷ trước, ông Cung nói, Việt Nam cũng tương tự như Hàn Quốc. Sang đến thập kỷ 80, Hàn Quốc đã bước vào giai đoạn hai của quá trình phát triển, trong khi Việt Nam ở giai đoạn một.
“Giờ họ đã bước sang giai đoạn 3; còn ta vẫn ở giai đoạn 1”, ông Cung nói. “Đó chính là sự khác biệt của họ và ta. Vì thế, cần nhấn mạnh vào sự khác biệt này để ta thay đổi, chứ không phải nhấn mạnh mãi những sự khác biệt để du di cho đổi mới.”
Ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam chỉ ra hàng loạt các vấn đề hiện nay như nền kinh tế chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường cạnh tranh, thiếu sáng tạo trong kinh doanh, tăng trưởng chậm đối với khu vực doanh nghiệp nói chung, và các nhóm lợi ích có quan hệ với giới chức quyền lực giàu có nhanh nhờ có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường.
Theo giáo sư Jeong Ho Kim, Trường Chính sách và quản lý công Hàn Quốc, diễn giả chính tại hội thảo, Chính phủ Hàn Quốc đã có hàng loạt các thay đổi để có được nền kinh tế thị trường ngày nay, làm quốc gia này trở nên thịnh vượng.
Chính phủ bày tỏ thái độ tiêu cực với các chaebol ( gọi chung các tập đoàn lớn của Hàn Quốc nằm dưới sự điều khiển của một gia tộc- PV) và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ cũng gỡ bỏ các luật lệ bảo hộ các ngành công nghiệp công ích như vận tải, và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do; tăng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển; và tăng phúc lợi xã hội.
Ông Kim cho biết, để đạt được sự thịnh vượng, Hàn Quốc phát triển dựa ba trụ cột của nước họ là chính trị đa nguyên, xã hội dân sự, và kinh tế dựa vào ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức và sáng tạo cao.(NVTO)
-------------

31 nhận xét:

  1. Thì tổng bí nói rồi , chưa chắc hết thế kỷ này đã có thiên đường xã nghĩa nửa mà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi, CSVN đang đi đến chổ mà 100 năm sau chưa chắc đã đến

      Xóa
    2. Yên chí đi, 100 năm sau sẽ có thiên đường xã hội chủ nghĩa, nhưng lúc đó thiên đường này nằm dưới Đại thiên đường của tư bản chủ nghĩa

      Xóa
    3. Đã là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương mà đến bay giờ còn đổ lỗi cho vì chiến tranh nên Việt Nam kém phát triển.Thằng này nên cho ra quét chùa đi là vừa. Chiến tranh đã lùi xa 40 năm rồi, từng đó thời gian thì Hàn quốc từ một đất nước bị tàn phá đã vương lên tốp 10 thế giới về kinh tế.
      Chính vì những thằng Ngu như thế này làm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nên mới tham mưu những chính sách kinh tế ngu dốt cho một lũ cũng ngu dốt ở chính phủ nên Viêt Nam mới tụt hậu và không định hướng được là đi đâu về đâu.
      Tụi này giống như một lũ thầy bói mù xem voi đó mà!!!

      Xóa
    4. cuộc sống đang là dòng chảy, thì Nhà nước đưa ra quy định để đổ đá và be đắp làm tắc nghẽn dòng chảy. Khi thấy sai rồi, nhà nước bỏ đá đi, thì gọi là cải cách, hay đổi mới thể chế.

      đảng trì trệ thì chỉ biết làm thế thôi, đứa nào ngu bu theo thì ... hưởng xái

      Xóa
    5. 100 năm sau Việt Nam sẽ Bá Chủ Thế Giới. Vì khi đó Trái Đất không còn ai sinh sống nữa. Họ đã đi sang các hành tinh khác để sống. Còn Việt Nam dưới sự dẫn dắt của các Đỉnh cao trí tuệ vẫn loay hoay định hướng XHCN.

      Xóa
    6. Bạn ND 19:46.
      100 triệu năm mới đúng hơn.

      Xóa
    7. Cái đảng cs chỉ có khả năng duy nhất là dùng bạo lực dã man để cướp chính quyền, rồi cướp của qua cải cách ruộng đất, đánh đập tư sản v.v. Còn xây dựng xã hội nhân ái, năn minh và tiến bộ thì họ hoàn toàn không có tư cách, khả năng và trình độ. Đã bao nhiêu thập niên định hướng xhcn, rồi vẫn chả biết đi đâu.
      Chúng ta phải hiểu cho đúng ý của tbt Trọng là thành phần lãnh đạo đảng cùng gia đình của họ đã sống từ lâu trên thiên đàng cs, còn đám dân "bần cố nông" thì phải kiên nhẫn xây dựng xhcn vài trăm năm nữa !!!

      Xóa
  2. Cứ như bị xỉn quắc cần câu nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Ông KIM ơi, theo 3 cột trụ nhà ông thì chúng tôi không theo được đâu. Muốn theo các ông thì chúng tôi phải phá nhà ra làm lại. Mà cái tội "phá nhà" là tội cực lớn - có mà đi tù mọt thân! Bởi vì đa nguyên là tội chết! Xã hội dân sự là tội chết! (Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc trốc tận rễ mà!) - chớ xui dại phá cái ĐẶC THÙ bao la vĩ đại!!!! Dân V.N.chớ dại mà đi theo bọn TƯ BẢN RẪY CHẾT(!) đã có ĐẢNG VĨ ĐẠI TÀI TÌNH VÀ SÁNG SUỐT RỒI !!!

    Trả lờiXóa
  4. Buồn cho hệ thống giáo dục, cơ quan tuyên truyền (phát thanh truyền hình, báo chí từ TU đến địa phương) toàn theo kiểu ăn theo, nói theo đuôi mà không biết khi nào bỏ đi được, đài TU nói thế nào thì đài tỉnh, huyện, phường xã nói theo y như thế, lãnh đạo cấp cao của đảng nhà nước nói thế nào thì bọn bộ sậu cấp dưới nói theo (sảm phẩm từ tư duy tuyên truyền cộng sản), hệ thống giáo dục cũng vậy. Tóm lại toàn lũ ăn theo nói leo nhằm cầu lợi cá nhân, coi ý đảng luôn đúng bất chấp lòng dân ra sao. Việc ông thứ trưởng nói theo ông bộ trưởng, ông này lại nói theo ông TTg, trên nói thế nào , dưới nhại theo thế đó, "quẩn quanh câu chữ có khác gì đâu?".
    Cách đây 20 năm, ông thày giáo dạy bộ môn KTCT-LSĐ lớp tôi học, khi giảng bài ông thường than phiền với học sinh về cái đuôi định hướng XHCN mà đảng đề ra, ông bảo phải nhìn thấy cái XNCH ở mãi tít đằng xa kia thì nói đính hướng được chứ, đằng này bản thân ông là tiến sỹ triết học cũng chẳng hiểu CNXH nó như thế nào, mô hình ra sao? mà chỉ giảng theo giáo trình để được dạy và lấy lương.
    Tôi thấy qua 20 năm rồi nay ông bộ trưởng, rồi thứ trưởng lại nói y như vậy, liệu 20 năm tiếp theo nữa lúc đó mới bỏ được đuôi XHCN, lúc đó tôi chỉ muốn nhất thể hóa quan chức của đảng với chính quyền, nhất thể hóa quan chức chính quyền với dân thường như ông cha ta thời PK vẫn làm, như các nước đang thực hiện, khôi phục hoàn toàn đầy đủ vị thế của KTTN, xóa bỏ thu hẹp khối KTNN là chủ đạo, tự do ngôn luận, hội họp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu lịch sử VN không gắn liền với lịch sử thế giới thì lịch sử VN chỉ viết vài dòng là h̀́ết , do vậy , những cái mà thế giới đã đi qua thì sớm muộn VN cũng sẽ phải bước qua , không có đường vòng , đường tắt ! " Đặc thù " là cái gì ??? là tấm màn che đi sự ngu dốt , bảo thủ , kiêu ngạo . Đi tìm lối thoát mà để cho xẩm đẩn đường thì khó tránh khỏi thảm họa .

      Xóa
  5. Còn chế độ đảng trị , lối đi cho VN mà do ĐCS cầm quyền chỉ còn lối duy nhất , là đi vào bụi cây xấu hổ .

    Trả lờiXóa
  6. "Đi mà không biết đi đâu ư" / sao lạ vậy ? => Đi xuống vực thẳm,đi xuống hố,chứ đi đâu bây giờ !!!

    Trả lờiXóa
  7. "Từng bước, từng bước thầm...
    Khi người yêu không đến!
    Tuổi xuân buồn lặng câm!
    Đi trong chiều mưa hoang!
    Đời biết ai thương mình?... "

    "Từng bước, từng bước thầm...
    Đi mà không biết hướng?
    Tuổi đông già lặng câm!
    Đi trong màn đêm tối!
    Gặp thằng đi tắt đón đầu!*"

    (*) thằng ăn cướp đất.

    Trả lờiXóa
  8. Ông Dũng nói "Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được" lvậy là ông không nhớ tiến lên CNXH là con đường mà Đảng và Bác Hồđã chọn cho nhân ta sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "bền vững" chỉ sự "tĩnh" mà ông ta nói về sự "động"? Oái oăm.

      Xóa
  9. Khi còn sống, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra một trong những điều nguy hiểm tệ hại nhất. Đó là những cán bộ của đảng CS vừa đưọc phân công nắm chính sách, lại chính những người đó lại được giao cho trách nhiệm điều hành việc kinh doanh các tổng công ty và công ty kinh doanh của Nhà nước. Đó là cái nguy cơ “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lý do chính làm cho cả nền kinh tế và nền tài chính hỗn loạn.

    Trả lờiXóa
  10. Thật là nẫu cả ruột khi thấy trên sân khấu chính trị nước nhà, đảng CS vẫn cứ vừa đá bóng vừa thổi còi, không giống ai. Đảng nắm tuốt, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, ngôn luận, kinh doanh, thanh tra, kiểm tra. Thảm họa của dân tộc chính là ở đây.

    Trả lờiXóa
  11. Đi về nơi vô tăm vô tích, đem về một vật vô danh!

    Trả lờiXóa
  12. Ông thứ trưởng này chẳng lẽ không đủ trí khôn để nhận ra một sự thật đau lòng (chỉ đau lòng đối với những người Việt chân chính thôi!), là: "Chúng ta" đang đi theo Trung quốc!
    Chẳng lẽ không ai thấy tất cả mọi thứ ở VN ngày nay đều làm "dập khuôn" theo TQ? Từ chính trị cho đến kinh tế...để rồi "hòa tan" vào cái nước đông dân nhất thế giới này!

    Trả lờiXóa
  13. Giờ đúng là thời kỳ quanh co,trốn tránh...về hệ tư tưởng nhất: nhắc đến giặc xâm lược hiện hữu mà cứ phải tránh nói tên cụ thể là " giặc Tàu" ,nói đến cách làm KT mà cú phải loanh quanh " không biết đi đâu" , các ông biết tỏng hết là chỉ có nền KT thị trường của CNTB là đúng nhất. Hóa ra, tự các ông trói lẫn nhau. Đó cũng là sụ xa rời nhấn dân, dân chúng tôi cứ thẳng thắn hóa ra lại đơn giản hoen nhireuf: chúng tôi gọi đúng tên theo bản chất sự việc.

    Trả lờiXóa
  14. "Đi" là "đi" đâu? Trên lưng oằn một cục nợ khổng lồ. Chỉ có nước nằm ẹp! Lạm thu tiền của dân ư? Tự ăn thịt mình...

    Trả lờiXóa
  15. "Đi về đâu hỡi em?
    Khi trong lòng không chút nắng?
    Giấc mơ đời xa vắng..."

    Trả lờiXóa
  16. Các bạn yên tâm đi ! con đường Đảng ta đã chọn cho dân tộc là hoàn toàn đúng đắn , nếu 100 năm nữa không tiến lên CNXH Thì 1000 Năm , 10000 năm nhất định chúng ta sẽ thực hiện được CNXH .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trương Minh Tịnhlúc 01:58 16 tháng 3, 2015

      Cho dù 10 ngàn năm cũng không được.Vì nó không có và không thể có.Chuyện tưỡng tượng.Karl Marx (khi cuối đời) đã nói: "Sorry,tôi lầm lẫn"....kia mà !
      Mấy ông Trọng,Sang,Dũng v.v.....thừa biết là xạo.Nhưng vẫn mượn nó để kiếm tiền.Để ăn trên ngồi trước.Ghế dát vàng.Nhà cẫn kim cương.
      Một lũ khốn nạn khốn kiếp bất lương !

      Xóa
    2. Cuối đời, Marx luôn dằn vặt "Ich habe mich geirrt?" (Mình đã sai lầm). Và chêt trong khốn cùng tại London.
      Marx, cũng như 1 "ông" VN khác, dù vậy vẫn bị người ta lợi dụng hình ảnh của họ, để tranh giành quyền tiền.

      Xóa
  17. Họ cứ kêu gào "hòa nhập chứ không hòa tan" , nhưng lại chính họ đang "hòa tan" vào cái mối quan hệ vớ vẩn với TQ để mưu cầu trục lợi cá nhân và phe cánh.

    Trả lờiXóa
  18. "Chúng ta đang đi mà ‘không biết đi đâu’!" - Xuống hố cả nút (XHCN) rồi thì chỉ đi quanh đáy hố chứ còn biết đi đâu nữa .

    Trả lờiXóa
  19. Giai đoạn bế tắc của lãnh đạo quen dựa dẫm vào nước ngoài để thị uy dân chúng . Một TQ đang loạn , cái XHCN TQ dẫn đến tương tàn huynh đệ đồng chí cũng là một báo hiệu cho một VN kế tiếp .

    Thấy nhưng không thể tránh , hết cách gỡ , đành chịu chết . Muốn thoát phải bỏ XHCN , phải tam quyền phân lập hẳn hoi . Tức là đừng nói láo , đừng mặt dày nguỵ biện , đừng cứng đầu , trong khi cả một thế giới tự do tư bản đang chìa tay sẵn sàng giúp đỡ mình .

    Mở mắt cho kỷ để thấy mình đang chọn và đi theo con đường tư bản . Còn hơn đi xiên xẹo trên trên con đường đến đích tư bản vì tự ái mà bị sa vào vực thẳm tử vong .

    Trả lờiXóa
  20. Thế thì chúng ta chỉ đang "đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?!"

    Trả lờiXóa