Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Sáng nay (13/3), Lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma - những người đã anh dũng hy sinh trong công cuộc bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ của Tổ quốc - do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức diễn ra.
Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở Cam Ranh, Khánh Hòa lúc 9h30 ngày 13/3.

9h30, nghi thức quan trọng nhất của buổi lễ chính thức diễn ra. Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đại diện các bộ, ban ngành và lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đặt viên đá đầu tiên tại bắc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa để xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma

Tổng Biên tập Báo Dân trí trao 505 triệu đồng - số tiền bạn đọc Dân trí ủng hộ Chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa"

9h, BTC mời các đơn vị hảo tâm, các doanh nghiệp lên sân khấu để trao tiền hỗ trợ chương trình xây dựng Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma. Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí - ông Phạm Huy Hoàn - đã trao đến ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam số tiền 505.000.000 đồng do bạn đọc báo Dân trí đóng góp cho chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa".

9h5,
9h5, ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, lên phát biểu tại buổi lễ, tưởng nhớ và tri ân tinh thần quật cường của các chiến sĩ hải quân đã anh dũng bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988. Ông Thắng khẳng định, cán bộ và  nhân dân tỉnh Khánh Hòa vịnh dự khi địa phương được lựa chọn là nơi xây dựng tượng đài các chiến sĩ Gạc Ma. Thời gian qua Khánh Hòa đã phối hợp nhịp nhàng với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong quá trình chuẩn bị và thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp để công trình được đúng tiến độ.
8h45, BTC cho biết, từ tháng 7/2014, khi Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, đã có hàng chục kiến trúc sư, kỹ sư của nhiều tổ chức, cá nhân cả nước đăng ký, đi thực tế, gửi đồ án dự thi… Có 24 phương án tham gia cuộc thi thiết kế, tất cả được ví là sự kết tinh của lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc.
BTC đã mời đến tác giả của 2 phương án được bình chọn nhiều nhất, đó là tác giả với tác phẩm “Những người nằm lại phía chân trời” và đại diện nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu kiến trúc - Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM với chủ đề “Hành trình khát vọng”. Các tác giả chia sẻ về ý nghĩa của tác phẩm thiết kế với nội dung trọng tâm là “Vòng tròn bất tử” của các chiến sĩ Gạc Ma cùng tinh thần bất khuất, dũng cảm của các chiến sĩ Hải quân đã ngã xuống vì biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

“Khi con đi có hình hài thể xác, khi về chỉ có tấm huy chương!”
Ông Phạm Huy Hoàn - Tổng Biên tập báo Dân trí (bìa trái) - dự lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.

8h40, những ca từ của ca khúc "Gần lắm Trường Sa" vang lên, dù quen thuộc nhưng vẫn nghẹn ngào xúc động.
8h20, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đến từ Hà Tĩnh - cựu binh Gạc Ma; mẹ Nguyễn Thị Hằng, mẹ liệt sĩ Hoàng Ánh Đông đến từ Quảng Trị; em Đinh Mỹ Lệ đến từ TPHCM, là con liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, quê Ninh Bình; được mời lên sân khấu giao lưu.
“Khi con đi có hình hài thể xác, khi về chỉ có một tấm huy chương!”
Anh Thảo thuật lại: “Sáng 14/3/1988, tôi và các đồng đội nhận lệnh vào đảo cắm cờ. Tổ tôi có 5 người và 2 khẩu AK vận chuyển vật liệu vào Gạc Ma xây dựng. 6h ngày 14/3, 3 tàu Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và bao vây chúng tôi. Sau một chốc lát, quân Trung Quốc xông vào, dùng lê đánh chúng tôi nhưng chúng tôi kiên quyết giữ cờ và đánh bật được quân Trung Quốc ra khỏi đảo. Sau đó, một loạt đạn nã vào phía anh em chúng tôi. Tàu HQ604 bị chìm, đồng đội tôi hy sinh rất nhiều”. 
Giữa tháng 3/1988, các tàu HQ-505, HQ- 604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và công binh E83 được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ. Chiều tối ngày 13/3, tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 thẳng tiến đến Len Đao. Và cuộc hải chiến khốc liệt đã xảy ra từ sáng 14/3…
“Điều trăn trở lớn nhất của tôi cũng như của hàng triệu người, của các gia đình liệt sĩ là mong muốn sẽ có ngày đưa được hài cốt các anh về đất liền”, anh Thảo trăn trở chia sẻ.  

Anh Thảo tâm sự, đồng đội anh sau khi trở về từ trận hải chiến đã gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhờ Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” nên cũng vơi bớt khó khăn. 
Tại chương trình giao lưu, mẹ Nguyễn Thị Hằng nức nở khóc: “Con mẹ ra đi ở chuyến tàu sau nhưng con mẹ muốn bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ biển đảo. Mẹ rất đau lòng vì con ra đi có hình hài, thể xác nhưng khi về chỉ có một tấm huy chương!”.
Cùng chung nỗi đau mất người thân với mẹ Hằng, em Lệ kể, ba em hy sinh khi em mới 14 tháng tuổi. Cả tuổi thơ em, hình ảnh của ba chỉ hiện lên qua lời kể của mẹ, của bà...

Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (bìa trái) - tới dự buổi lễ

Ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam (bìa trái) - tới dự buổi lễ.

8h05, ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - phát biểu khai mạc Lễ đặt viên đá xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma: 
“Cuộc chiến không cân sức diễn ra khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam không hề có vũ khí trong tay đã đứng thành vòng tròn để lấy thân mình bảo vệ chủ quyền của đất nước, quyết tâm giữ và cắm lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma. 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt.
Để tỏ lòng thành kính và biết ơn các anh hùng liệt sĩ Hải quân, góp phần giáo dục bồi đắp lòng yêu nước, ý chí bất khuất, quật cường của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thống nhất với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng một Khu Tưởng niệm “Chiến sĩ Gạc Ma ” trên bờ biển tỉnh Khánh Hòa để ghi công 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14/3/1988 trong trận chiến bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây cũng là nguyện vọng của thân nhân các anh hùng liệt sĩ hy sinh ở Đảo Gạc Ma, các đoàn viên công đoàn, ngư dân, cựu chiến binh và chiến sĩ hải quân, nhân dân Việt Nam yêu nước, đồng thời góp thêm một công trình văn hóa, điểm tham quan giáo dục truyền thống ở bờ biển Nha Trang”.
7h50, các đại biểu được xem một phóng sự ngắn về biển đảo Việt Nam; về việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá để ngư dân có thể giúp nhau khi đánh bắt trên biển; Giới tiệu về hoạt động “Tấm lưới nghĩa tình” giúp đỡ ngư dân vừa đánh bắt vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Để tri ân những người lính đã ngã xuống để bảo vệ đảo đá Gạc Ma, Trường Sa (1988), những tử sĩ Hoàng Sa (1974), đồng thời chia sẻ những mất mát, giảm bớt những khó khăn của cuộc sống với những gia đình liệt sĩ Trường Sa, tử sĩ Hoàng Sa; vinh danh tinh thần yêu nước cháy bỏng và niềm tự hào dân tộc trường tồn của những con người bất tử ấy, từ tháng 3/2014, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Báo Lao động, Quỹ Tấm lòng vàng Lao động đã phát động chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Một năm sau khi phát động chương trình với nhiều hoạt động tích cực, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đã huy động được sự đóng góp cả tinh thần lẫn vật chất của cán bộ công nhân viên chức lao động và nhân dân toàn quốc, các nhà hảo tâm, các cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua đó đã hỗ trợ được cho cho thân nhân các gia đình liệt sĩ, các cựu binh Gạc Ma, thân nhân các gia đình tử sĩ Hoàng Sa với các việc cụ thể như xây nhà tình nghĩa, hỗ trợ khó khăn, tạo việc làm....

7h40, sau ca khúc “Nơi đảo xa” hào hùng, xúc động, buổi lễ bắt đầu đi vào các chương trình chính thức. Mở đầu buổi lễ, BTC giới thiệu biển đảo - một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc. Trong lịch sử thăng trầm của dân tộc, một phần máu thịt này của đất mẹ đã phải chịu nhiều cảnh trầm luân, luôn là nỗi khắc khoải, thương mong của người dân đất Việt.
Cách  đây 27 năm, ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong một cuộc chiến không cân sức để bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và anh dũng hy sinh. Họ đã nằm lại mãi mãi nơi đáy biển sâu.
Những người con nước Việt ngã xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc, đã đi vào bất tử trong lịch sử dân tộc. Cũng chừng ấy thời gian, những người cha, mẹ, người thân của các anh mỏi mòn trong đau thương, chờ mong...
BTC giới thiệu các đại biểu về tham dự lễ đặt đá Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, có sự góp mặt của ông Đặng Ngọc Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; ông Nguyễn Huy Anh - Vụ trưởng Vụ Văn phòng Chính phủ; ông Đoàn Công Huynh - Vụ trưởng Bộ TT&TT; ông Nguyễn Anh Tuấn - Bí thư TƯ Đoàn TNCS HCM; ông Lê Thanh Quang - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa. Về phía Báo Dân trí có ông Phạm Huy Hoàn - Tổng biên tập Báo Dân trí - cũng đến dự buổi lễ.
Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Thiêng liêng ngày đặt viên đá đầu tiên Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma
Các đại biểu, thân nhân các liệt sĩ từ khắp mọi miền đất nước về dự lễ đặt đá Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

Phác họa công trình Hành trình khát vọng.

Phác họa công trình Hành trình khát vọng.
6h45, ghi nhận của PV Dân trí, thời tiết tại Công viên Biển Đông, bán đảo Cam Ranh - địa điểm xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma - khá thuận lợi khi có nắng, gió nhẹ xuất hiện vào sáng sớm. Từ rất sớm, đông đảo các vị đại biểu từ các bộ, ban ngành TƯ cũng như lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã về dự buổi lễ.
Đến dự lễ còn có các chiến sĩ đã chiến đấu trong trận hải chiến Gạc Ma năm 1988, các thân nhân gia đình liệt sĩ hy sinh trong trận hải chiến Gạc Ma; lãnh đạo Hải quân vùng 3 và 4 (Đà Nẵng, Khánh Hòa), Lực lượng Cảnh sát biển, lãnh đạo đơn vị Công binh F83 (đơn vị có các sĩ quan, chiến sĩ hy sinh tại Gạc Ma năm 1988) và hàng trăm công nhân lao động tỉnh Khánh Hoà, chiến sĩ vùng 4 Hải quân.
Tượng đài của tác phẩm 
Tượng đài của tác phẩm “Những người nằm lại ở phía chân trời”
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma được xây dựng trên vùng đất rộng 2,5 ha; thuộc bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà. Trước đó, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ LĐ-TB&XH, TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức thi tuyển chọn thiết kế Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Sau khi triển khai thực hiện đã có 43 tổ chức, cá nhân đăng ký nhận thông báo và yêu cầu thiết kế tham gia cuộc thi. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã cấp 2 ha đất tại Khu Du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (đại lộ Nguyễn Tất Thành) để làm nơi xây dựng.
Tượng đài của tác phẩm 
Tượng đài của tác phẩm 
Thời tiết khá thuận lợi trong ngày đặt viên đá đầu tiên xây dựng Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.
Tính đến ngày 31/10/2014, Ban Tổ chức cuộc thi đã nhận được hơn 100 bản vẽ, 15 mô hình, 25 bộ thuyết minh và đĩa CD mô phỏng công trình của 25 đơn vị, tập thể và cá nhân đăng ký tham gia dự thi. Trong đó: Khu vực Phía Nam có 19 tổ chức, cá nhân; Phía Bắc có 6 tổ chức, cá nhân. Đồng tuyển chọn, Ban giám khảo, Ban tổ chức đã lựa chọn tác phẩm “Hành trình khát vọng” và tượng đài của tác phẩm “Những người nằm lại ở phía chân trời” để thực hiện dự án Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma.
Thông cáo báo chí củaTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát đi cho biết, sự kiện ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm đảo Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ và chịu nhiều tổn thất, hy sinh. Trong trận chiến, thiệt hại của Việt Nam bao gồm 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 64 chiến sĩ đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Đã tròn 27 năm kể từ ngày trận hải chiến nổ ra, nhân dân Việt Nam vẫn khắc khoải tưởng nhớ, hướng về các anh hùng liệt sĩ hy sinh đã hòa máu xương vào biển cả, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Bài và ảnh: Viết Hảo/Dân trí

14 nhận xét:

  1. Nhung viec can phai lam thi chinh the nay toan lam theo kieu ' vuot duoi ' mang tinh doi pho. Vi vay dat nuoc luon de tuot mat loi the va co hoi. Du sao cung hoan nghenh, co con hon khong

    Trả lờiXóa
  2. 7 ngày sau sự kiện Gạc Ma năm 1988, con gái liệt sĩ Trần Đức Thông chưa biết tin bố hy sinh nên vẫn viết thư cho ông. Lá thư vĩnh viễn không có người nhận.

    Trả lờiXóa
  3. Rình rang , màu mè , kệch cỡm , tốn kém . Phối cảnh khu tưởng niệm giống như khu vui chơi giải trí , rộng tới 2,5 ha , rộng hơn cả đảo thật . Những bức ảnh rất phản cảm ( Cờ hoa , biển hiệu , ca hát ….. ) , một điều rất kỳ lạ là các quan chức tỏ vẻ ..…….Mừng ra mặt , có lẽ vì vì “ Trúng “ được hợp đồng to , nhiều hơn là biểu lộ sự tri ân với các chiến sỹ đã hy sinh .

    Ông Tùng Hãy thôi kiểu trả lời đánh lạc hướng nhân dân kiểu này : “ Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển nhưng tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của các anh sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt . “
    Ôm cờ để chết , và không được bắn trả sao lại gọi là “ mưu trí “ , họ có gì trong tay để tự vệ mà mưu trí , họ đã chết oan uổng một đời .

    Đừng dài dòng . Hãy trả lời nhân dân : Ai , Kẻ nào đã ra lệnh không được bắn trả , ai tước súng của họ . Và vì sao trong bao năm qua nhà nước không hề đặt vấn đề đưa hài cốt của họ về đây an táng , mà lập mộ gió thế này .
    Rồi đây không biết có xảy ra chuyện ăn cắp tiền xây khu tưởng niệm này , như đã từng xảy ra với chương trình “ Góp đá xây trường sa “ hay không ?

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  4. Một việc làm quá muộn, mãi 27 năm sau mới làm, chắc là được tụi Tàu cộng cho phép mới được làm.
    Trong khi người dân tự tổ chức tưởng niệm Gạc Ma, Hoàng sa những năm trước thì CSVN lại cho tụi công an côn đồ đến phá đám!

    Trả lờiXóa
  5. Thế còn Hoàng sa thì sao? CSVN có làm khu tưởng niệm cho các chiến sĩ VNCH không? Chắc là không chịu làm vì vẫn cho đó là tụi ngụy. Vả lại hồi đó còn nói T

    Trả lờiXóa
  6. Thế có làm khu tưởng niệm cho các liệt sĩ VNCH không?
    Khó quá các đồng chí nhỉ, bọn VNCH đâu có cùng đồng chí với ta đâu mà tưởng niệm

    Trả lờiXóa
  7. Tôi xin ý kiến: Đài tưởng niệm các chiến binh hy sinh vì sự nghiệp Bảo vệ Tổ Quốc VN cần làm 2 tấm bia. 1 tấm ghi danh sách các chiến binh VNCH hy sinh năm 1974 và 1 tấm ghi danh sách các quân nhân VNDCCH năm 1988.
    Đây là Nhân dân Bách Việt và Tổ Quốc Đại Việt ghi công chứ không phải xã hội ghi công do đó trên đầu 2 bia không gắn cờ hay quốc huy mà, hoặc là Bông sen, hoặc là Trống đồng.

    Trả lờiXóa
  8. Có gì phấn khởi đâu mà mấy bố trong hình cười nhăn nhở vậy?
    Đúng ra, phải đặt tên là "Bia ô nhục"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bia thảm họa do Gián điệp Tàu gây nên"; "Bia nỗi nhục, đau thương của Hải quân Việt Nam"

      Xóa
  9. Con mất cha , vợ mất chồng , đất đai của ông cha bị giặc cướp , tưởng niệm cái gì ? đừng ầm ĩ thái quá làm cho vết thương của dân tộc thêm nhức nhối . Vụ Gạc Ma không thể gọi là chiến bại vì có chiến đâu mà bại ? bộ đội tay không bị nó bắn như bắn gà , mưu trí nào ? dũng cảm đâu ? anh hùng gì ? một thất bại toàn diện ! Sau 27 năm suy nghĩ , người ta đang biến một thất bại thành . . . . . bất tử !

    Trả lờiXóa
  10. Đặt luôn cả viên đá ghi lại tội ác của Lê Đức Anh,kẻ đã ra lệnh cấm nổ súng,dâng sinh mạng của các anh và các đảo cho bọn Tàu khựa

    Trả lờiXóa
  11. tai sao dang bai lai nguoc thoi gian kho doc qua

    Trả lờiXóa
  12. Mấy cái lão lãnh đạo không thể quên cái biển chức danh để trước mặt . Mẹ chúng mày , đi xây mả , mà cứ như đi trảy hội .

    Trả lờiXóa
  13. Làm luôn tưởng niệm KHU VŨNG ÁNG MẤT VỀ TRUNG QUỐC cho xong !!!

    Trả lờiXóa